Ví Dụ Về Cách Dùng Mạo Từ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hàm If Nâng Cao, Cách Dùng Và Ví Dụ Về Hàm If Nâng Cao.

Hàm IF nâng cao là hàm giúp kiểm tra đối chiếu với nhiều nhiều điều kiện và trả về kết quả tương ứng. Bằng cách kết hợp nhiều hàm IF lồng nhau, hoặc kết hợp hàm IF với hàm AND, OR khiến cho hàm IF thông thường có thể kiểm tra đối chiếu với nhiều điều kiện.

Trong bài viết này, Học Excel Cơ Bản sẽ giúp bạn tìm hiểu về cú pháp và cách kết hợp hàm IF với những hàm khác như hàm AND, OR,… để kiểm tra nhiều điều kiện.

1.Chức năng của hàm IF nâng cao trong Excel.

Hàm IF là một trong những hàm logic giúp người dùng kiểm tra một điều kiện nhất định và trả về giá trị mà bạn chỉ định nếu điều kiện là TRUE hoặc trả về một giá trị khác nếu điều kiện là FALSE.

Hàm IF nhiều điều kiện giúp ta tính toán, kiểm tra và đối chiếu nhiều điều kiện khác nhau và trả về kết quả tương ứng.

2.Cú pháp của hàm IF trong Excel.

Trong đó:

Logical_test (bắt buộc): Là một giá trị hay biểu thức logic trả về giá trị (đúng) hoặc (sai). Bắt buộc phải có. Đối với tham số này, bạn có thể chỉ rõ đó là ký tự, ngày tháng, con số hay bất cứ biểu thức so sánh nào.

Value_if_true (không bắt buộc): Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị hay nói cách khác là điều kiện thỏa mãn.

Value_if_false (không bắt buộc): Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị hay nói cách khác là điều kiện không thỏa mãn.

Trong một số trường hợp bài toán chứa nhiều điều kiện bạn cần sử dụng thêm hàm AND, OR để kết hợp nhiều điều kiện.

Bài toán có nhiều điều kiện, các điều kiện xảy ra đồng thời bạn cần sử dụng thêm hàm AND trong biểu thức điều kiện. Cú pháp hàm AND là: AND(logical1, logical2,…)

Bài toán có nhiều điều kiện, giá trị trả về chỉ cần thỏa mãn 1 trong các điều kiện bạn sử dụng thêm hàm OR trong biểu thức điều kiện. Cú pháp hàm OR: OR(logical1, logical2,..).Trong đó logical là các biểu thức điều kiện.

3.Hướng dẫn sử dụng hàm IF nâng cao.

3.1. Sử dụng hàm IF chỉ chứa 1 điều kiện cần xét.

Ví dụ: Đưa ra kết quả thi tuyển vào lớp 10 dựa vào kết quả thi 3 môn, nếu tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 24 thì học sinh thi đỗ, ngược lại thí sinh thi trượt.

Hình 1: Hàm IF nâng cao.

Vậy trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng hàm IF với điều kiện cơ bản nhất là nếu không đúng thì sai. Ở đây chúng ta sẽ gán cho hàm IF điều kiện là nếu tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 24 thì “Đỗ” còn tổng điểm nhỏ hơn 24 thì “Trượt”.

Trong đó:

“Đỗ”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.

“Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.

Sau khi nhập công thức cho ô I4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:

Hình 2: Hàm IF nâng cao.

3.2. Hàm IF nâng cao kết hợp hàm AND.

Thông thường với những yêu cầu thực tế bạn cần thỏa mãn nhiều điều kiện cùng lúc. Chính vì vậy bạn cần kết hợp hàm AND để đảm bảo các yếu tố điều kiện đều được đảm bảo.

Cú pháp của hàm AND: AND(logical1, logical2,…)

Trong đó logical1 và logical2 là 2 mệnh đề logic.

Kết quả trả về của hàm AND:

TRUE: Khi tất cả các mệnh đề logic đều đúng.

FALSE: Khi có một mệnh đề logic bất kì trong hàm bị sai.

Chúng ta thường đặt hàm AND trong biểu thức logic của hàm IF để xét điều kiện cho hàm IF.

Ví dụ: Đưa ra kết quả thi tuyển vào lớp 10 dựa vào kết quả thi 3 môn, điều kiện xét tuyển là nếu học sinh đỗ phải đạt tổng điểm 3 môn lớn hơn hoặc bằng 18 điểm và không có môn nào đạt điểm 0.

Trong đó:

“Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.

“Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.

Sau khi nhập công thức cho ô I4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:

Hình 4: Hàm IF nâng cao.

Chú ý: Hàm AND chỉ chả về kết quả TRUE khi tất cả các biểu thực logic bên trong đều được thỏa mãn.

3.3. Hàm IF nâng cao kết hợp hàm OR.

Cú pháp của hàm OR trong Excel: OR(logical1, logical2,…)

Trong đó logical1 và logical2 là 2 mệnh đề logic.

Kết quả trả về của hàm OR:.

TRUE: Khi có một mệnh đề logic bất kì trong hàm OR là đúng.

FALSE: Khi tất cả các mệnh đề bên trong hàm OR đều sai.

Bạn sử dụng kết hợp các hàm IF và hàm OR theo cách tương tự như với hàm AND ở trên.

Trong đó:

“Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.

“Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.

Sau khi nhập công thức cho ô E4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:

Hình 6: Hàm IF nâng cao.

3.4. Hàm IF nâng cao kết hợp hàm AND và hàm OR.

Trong trường hợp bạn phải đánh giá dữ liệu của mình dựa trên nhiều điều kiện, chúng ta sẽ phải sử dụng cả hai hàm AND và OR cùng một lúc.

Ở những ví dụ trên chúng ta đã nắm được cách sử dụng hàm IF kết hợp với hàm AND và hàm IF kết hợp với hàm OR. Nên ở phần này chúng ta chỉ cần kết hợp 2 hàm này lại để đặt điều kiện cho biểu thức logic sao cho khoa học phù hợp với yếu cầu thực tế của bài toán.

Hình 7: Hàm IF nâng cao.

Với điều kiện trên, ta có thể phân tích thành 2 điều kiện nhỏ:

Điều kiện 1 và điều kiện 2 ta viết bằng hàm AND, cuối cùng sử dụng hàm OR kết hợp 2 kiều kiện trên làm điều kiện kiểm tra logic trong hàm IF và cung cấp các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai). Kết quả là bạn sẽ nhận được công thức IF sau với nhiều điều kiện AND/OR:

Trong đó:

“Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.

“Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.

Sau khi nhập công thức cho ô E4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:

Hình 8: Hàm IF nâng cao.

3.5. Hàm IF lồng nhau.

=IF(C4<5,”Yếu”,IF(C4<6.5,”Trung Bình”,IF(C4<8,”Khá”,”Giỏi”)))

Với nhiều người, hàm IF lồng nhau có thể khó hiểu. Nhưng sẽ dễ hơn nếu bạn nhìn công thức hàm IF lồng nhau trên theo cách này:

= IF(C4<6.5,”Trung Bình”,

= IF(C4<8,”Khá”,”Giỏi”)))

Khi chúng ta lồng nhiều hàm IF, Excel sẽ ưu tiên hàm IF được viết trước, nếu hàm IF ở trước là đúng thì câu lệnh sẽ dừng những câu lệnh IF sau đó sẽ không được xét đến.

Sau khi nhập xong công thức cho ô D4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:

Hình 10: Hàm IF nâng cao.

Từ ví dụ trên, có thể thấy điều kiện quan trọng nhất sẽ được viết đầu tiên. Vì Excel sẽ kiểm tra điều kiện theo thứ tự xuất hiện trong công thức, và ngay khi một điều kiện được đáp ứng, điều kiện sau đó sẽ không được đánh giá.

Lưu ý khi sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel.

Như bạn vừa thấy, dùng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel không đòi hỏi phương pháp, công thức cao siêu. Để cải thiện công thức hàm IF lồng nhau và tránh những lỗi thông thường, hãy luôn nhớ những điều cơ bản sau:

Trong Excel 2016-2007, bạn có thể kết hợp 64 điều kiện. Trong các phiên bản cũ hơn từ Excel 2003 về trước, bạn có thể dùng tối đa 7 điều kiện.

Luôn nghĩ tới thứ tự các điều kiện trong công thức hàm IF lồng nhau – nếu điều kiện đầu tiên đúng, những điều kiện sau sẽ không được kiểm tra.

Nếu công thức của bạn có nhiều hơn 5 chức năng hàm IF, các công thức sau đây có thể sẽ tối ưu hơn.

Hàm IF không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Cũng giống như phần lớn những hàm khác, hàm IF được mặc định không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Điều này có nghĩa rằng các biểu thức logic có chứa ký tự không thể phân biệt được kiểu chữ hoa hay thường trong công thức hàm IF. Ví dụ khi so sánh một ô nào đó với “Hà Nội” thì hàm IF sẽ hiểu Hà Nội, hà nội, HÀ NỘI, … là như nhau.

Video hướng dẫn. Gợi ý học tập mở rộng.

Trọn bộ khoá học Excel cơ bản miễn phí: Học Excel cơ bản

Cách Dùng Mạo Từ A Và An

1. Danh từ đếm được và danh từ không đếm được – Danh từ đếm được là danh từ chỉ tên của những vật thể riêng lẻ, người, các sự việc mà ta có thể đếm được. Ví dụ: a cat (một con mèo) – three cats (ba con mèo) a secretary (một người thư ký) – four secretaries (bốn người thư ký) a plan (một kế hoạch) – two plan ( hai kế hoạch)

– Danh từ không đếm được là danh từ chỉ tên của các nguyên vật liệu, chất lỏng và những thứ khác mà chúng ta không thể thấy chúng ở trạng thái riêng lẻ từng cái một. Ví dụ: wool (len)- không dùng a wool, two wools water (nước – không dùng a water, three water weather (thời tiết) – không dùng a weather, four weathers energy (năng lượng) – không dùng an energy, several energies

2. Dùng a/an với danh từ đếm được số ít Chúng ta chỉ dùng a/an với danh từ đếm được số ít, chẳng hạn như a secretary ( một người thư ký), an office ( một văn phòng), không dùng a salt, an offices.

3. Cách dùng a và anA/an không bổ sung thêm thông tin cho danh từ phía sau nó, a/an chỉ là dạng không nhấn mạnh của từ one (một). A/an có những cách dùng sau:– Dùng a/an để nói về một người/vật. Ví dụ: There’s a police car outside. (Có một chiếc ô tô cảnh sát đậu bên ngoài.) My brother’s married to a doctor. (Anh trai tớ kết hôn với một bác sĩ.) Andy lives in an old house. (Andy sống trong một ngôi nhà cổ.)

– Chúng ta có thể dùng a/an khi muốn xác định hoặc phân loại người/vật về bản chất, nghề nghiệp, chức năng. Ví dụ: She’s a doctor. (Cô ấy là một bác sĩ.)A glider is a plane with no engine. ( Tàu lượn chính là một chiếc máy bay mà không có động cơ.) Don’t use your plate as an ashtray. (Đừng có dùng đĩa như là gạt tàn.)

– Dùng a/an khi muốn miêu tả người/vật. Ví dụ: She’s a nice person. (Cô ấy là một người tốt.) He’s got a friendly face. (Anh ta có khuôn mặt khá thân thiện.) That was a lovely evening. (Đó là một buổi tối tuyệt vời.) It’s an extremely hot day. (Hôm nay đúng là một ngày vô cùng nóng nực.)

4. Các trường hợp không thể lược bỏ a/an Chúng ta không lược bỏ a/an trong các câu phủ định, sau giới từ hoặc sau phân số. Ví dụ: A: Lend me your pen. (Cho tớ mượn bút của câu đi.) B: I haven’t got a pen. (Tớ làm gì có bút.)KHÔNG DÙNG: I haven’t got pen. You mustn’t go out without a coat. (Con không được ra ngoài mà không mặc áo khoác đâu đấy.)KHÔNG DÙNG: You mustn’t go out without coat. Three quarters of a pound. (3/4 pao).KHÔNG DÙNG: Three quarters of pound.

Chúng ta cũng không được lược bỏ a/an khi nói về nghề nghiệp của ai đó hoặc chức năng của vật gì đó. Ví dụ: She’s an engineer. (Cô ấy là một kỹ sư.)KHÔNG DÙNG: She’s engineer. I used my shoe as a hammer. (Tớ đã dùng giày như là một chiếc búa.)KHÔNG DÙNG: I used my shoe as hammer.

5. Các trường hợp không dùng a/an Ta thường không dùng a/an với tính từ đứng một mình (không có danh từ đi kèm phía sau). Ví dụ: It’s a good car. (Đó là một chiếc xe tốt đấy.) It’s good. (Nó tốt đấy.)KHÔNG DÙNG: It’s a good.

A/an cũng không được dùng với các từ chỉ sự sở hữu. Thay vào đó chúng ta có thể dùng cấu trúc a…. of + đại từ sở hữu. Ví dụ: He is a friend of mine. (Cậu ấy là bạn tôi.)KHÔNG DÙNG: He’s a my friend.

7. Phân biệt a và an Chúng ta thường không phát âm âm /ə/ trước một nguyên âm. Vì thế khi đứng trước 1 nguyên âm, mạo từ a (/ə/) phải chuyển thành an, chẳng hạn như a rabbit (một con thỏ), a lemon (một quả chanh), an elephant (một con voi), an orange (một quả cam).

Dùng a hay an được quyết định dựa vào phiên âm của từ, chứ không phải dựa theo cách viết. Chúng ta dùng an trước một từ có phiên âm bắt đầu bằng 1 phụ âm dù từ đó về chữ viết có bắt đầu bằng 1 phụ âm đi chăng nữa. Ví dụ:an hour /ən ˈaʊə(r)/ ( một tiếng)an MP /ən em ˈpiː/ (một nghị sĩ)

Và chúng ta dùng a trước một từ có phiên âm bắt đầu bằng một phụ âm, dù từ đó về mặt chữ viết có bắt đầu bằng một phụ âm đi chăng nữa. Ví dụ:a university /ə juːnɪˈvɜːsəti/ (một trường đại học)a one-pound coin /ə wʌn ˈpaʊnd kɔɪn/ (một đồng xu 1 pao)

Một số người thường dùng an, chứ không dùng a trước những từ bắt đầu bằng h và âm tiết đầu tiên không chứa trọng âm. Ví dụ.an hotel: một khách sạn (tuy nhiên a hotel vẫn được dùng phổ biến hơn).an historic occasion: một sự kiện lịch sử (tuy nhiên a historic occasion vẫn phổ biến hơn) Nhưng KHÔNG DÙNG an housewife vì từ này có trọng âm rơi vào âm tiết đầu.

A đôi khi được phát âm là /eɪ/ khi diễn tả sự ngập ngừng, do dự hoặc khi muốn nhấn mạnh vào từ phía sau nó, hoặc khi muốn làm nổi bật lên sự tương phản với mạo từ the. Ví dụ: I think I will have a (/eɪ/) – chocolate ice cream. (Tớ nghĩ tớ sẽ ăn …ừm… kem vị sô cô la.) It’s a (/eɪ/) reason, not the only reason. (Đó chỉ là 1 lý do thôi, chứ không phải là lý do duy nhất.)

Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Countifs Trong Excel Qua Ví Dụ

Hướng dẫn cách sử dụng hàm COUNTIFS trong Excel

Hàm COUNTIFS là hàm cơ bản nên bạn có thể sử dụng nó trong hầu hết các phiên bản Excel như Excel 2016, Excel 2013, Excel 2010, Excel 2007 và cả Excel cho MAC, iPhone, Android. Trong bài viết này mình sẽ sử dụng Excel 2016 để làm ví dụ, nếu bạn đang dùng phiên bản Excel khác thì cũng làm tương tự.

Cú pháp của hàm COUNTIFS

=COUNTIFS(criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2],…)

Các giá trị trong hàm COUNTIFS

criteria_range1: Vùng chọn đầu tiên cần thống kê. Đây là giá trị bắt buộc

criteria1: Điều kiện áp dụng cho vùng chọn criteria_range1. Giá trị này có thể là một số, tham chiếu ô, biểu thức hoặc văn bản. Đây là giá trị bắt buộc.

[criteria_range2, criteria2]: Các cặp vùng chọn và điều kiện bổ sung. Hàm COUNTIFS cho phép tối đa 127 cặp vùng chọn và điều kiện. Đây là giá trị tùy chọn.

Lưu ý khi sử dụng hàm COUNTIFS

Mỗi vùng chọn bổ sung (criteria_range2, criteria_range3,…) phải có cùng số hàng và cột với vùng chọn 1 (criteria_range1) và các vùng chọn không nhất thiết phải liền kề nhau.

Điều kiện áp dụng của mỗi vùng chọn sẽ được áp dụng cho một ô mỗi lần.

Nếu điều kiện của vùng chọn tham chiếu đến 1 ô trống thì hàm COUNTIFS coi ô trống là giá trị 0.

Trong hàm COUNTIFS, bạn có thể dùng các ký tự đại diện như dấu hỏi (?) thay cho bất kỳ ký tự đơn nào và dấu sao (*) thay cho bất kỳ chuỗi ký tự nào trong điều kiện. Khi bạn cần tìm 1 dấu chấm hỏi (?) hay dấu sao (*) thực thì hãy gõ dấu ngã (~) ở trước ký tự đó.

Để thực hành các ví dụ về hàm COUNTIFS chúng ta sẽ thực hành với bảng số liệu như sau

Ví dụ 1: Cách dùng hàm COUNTIFS với nhiều điều kiện

Để sử dụng công thức hàm COUNTIFS với nhiều điều kiện thì yêu cầu đặt ra là: Thống kê số lượng nhà cung cấp không bán được sản phẩm Samsung A5 nào.

Để giải bài toán này chúng ta sẽ có 2 điều kiện:

Điều kiện 1: Tìm số lượng nhà cung cấp bán sản phẩm Samsung A5

Dựa vào bảng đã cho thì ta sẽ có vùng chọn là C4:C13 và điều kiện là ” Samsung A5 “

Điều kiện 2: Tìm số lượng nhà cung cấp không bán được sản phẩm nào. Tức là số lượng bán bằng 0

Dựa vào bảng ta có vùng chọn là F4:F13 và điều kiện là ” 0 “

Dựa vào công thức hàm COUNTIFS và những phân tích ở trên ta sẽ có công thức tính như sau:

=COUNTIFS(C4:C13,”Samsung A5″,F4:F13,”0″)

Kết quả thống kê bằng 1. Bạn hoàn toàn có thể đếm bằng mắt thường để kiểm tra lại kết quả.

Ví dụ 2: Kết hợp hàm SUM, hàm COUNTIFS với hằng mảng

Trong nhiều trường hợp bạn sẽ phải kết hợp nhiều tiêu chí, khi đó công thức của bạn sẽ rất dài. Để công thức ngắn gọn hơn bạn hãy liệt kê tất cả các tiêu chí trong mảng, sau đó đưa mảng đó vào điều kiện của hàm COUNTIFS. Và để đếm tổng thì chỉ việc kết hợp hàm COUNTIFS với hàm SUM với công thức như sau:

=SUM(COUNTIFS(criteria_range,{“criteria1″,”criteria2″,”criteria3”,…}))

Áp dụng vào trong bảng tính ở trên, chúng ta sẽ đếm tổng số các sản phẩm không bán được và chưa thống kê được với công thức như sau:

=SUM(COUNTIFS(F4:F13,{“0″,”~?”}))

Và đây là kết quả

Ví dụ 3: Cách dùng hàm COUNTIFS với các ký tự đại diện

Như đã nói trong phần lý thuyết ở đầu bài, trong bảng tính Excel sẽ có lúc có những ô chứ ký tự đơn hoặc chuỗi ký tự. Và để thống kê các ô như vậy với hàm COUNTIFS bạn sẽ sử dụng các ký tự đại diện để đếm.

Dấu hỏi chấm (?) – đại diện cho bất kỳ ký tự đơn nào, sử dụng nó để đếm các ô bắt đầu hoặc kết thúc bằng một số ký tự nhất định.

Dấu sao (*) – đại diện cho bất kỳ chuỗi ký tự nào, bạn dùng nó để đếm ô chứa một từ cụ thể hoặc một ký tự trong ô.

Nếu muốn đếm các ô có chứa dấu hỏi chấm (?) hoặc dấu sao (*) thì bạn chỉ việc thêm dấu ngã (~) ở trước dấu hỏi chấm hoặc dấu sao.

Ví dụ chúng ta có bảng với các ký tự, chuỗi ký tự và số như hình dưới. Dựa vào đó chúng ta sẽ thống kê số lượng ô chứa ký tự đơn, ô chứa chuỗi ký tự và tìm dấu hỏi chấm, dấu sao thực.

Download bài tập về hàm COUNTIFS trong Excel

Cách Dùng A An The Zero &Amp; Lưu Ý Khi Dùng Mạo Từ

Chúng ta dùng các mạo từ A / AN khi người nghe không biết đích xác chúng ta muốn nói đến cái nào (không xác định). Còn mạo từ THE dùng khi cái mà ta muốn nói đến rõ ràng ai cũng biết (xác định).

Ví dụ: Tom sat down on a chair. (Tom ngồi xuống chiếc ghế) (không biết ghế nào)

Nhưng Tom sat down on the chair nearest the door. (Tom ngồi xuống chiếc ghế gần cửa nhất)

Ví dụ: Ann is looking for a job. (Ann đang tìm 1 việc làm) (không biết cụ thể đó là công việc gì)

Nhưng Did Ann get the job she applied for? (Ann có nhận được công việc mà cô ấy đã xin không?)

Ví dụ: There was a man talking to a woman outside my house. The man looked English but I think the woman was foreigner. (Bên ngoài nhà tôi có 1 người đàn ông đang nói chuyện với 1 phụ nữ. Người đàn ông trông có vẻ là người Anh, nhưng tôi nghĩ bà kia là người ngoại quốc)

AN là mạo từ không xác định. Chúng ta dùng “AN” khi đứng trước danh từ số ít bắt đầu bằng nguyên âm và 1 số từ bắt đầu là âm “h” câm

Ví dụ: an hour (1 tiếng), an apple (1 quả táo), an egg (1 quả trứng), an umbrella (1 cây dù), an orange (1 quả cam),…

A là mạo từ không xác định. Chúng ta dùng “A” đối với các trường hợp sau:

Đứng trước danh từ số ít bắt đầu bằng phụ âm và 1 số trường hợp đặc biệt bắt đầu là “u”, “y”

Ví dụ: a yard (1 cái sân), a uniform (1 bộ đồng phục), a year (1 năm), a dress (1 cái đầm), a pencil (1 cây bút chì),…

Dùng với các đơn vị phân số: ½ (a half), 1/5 (a one fifth),…

Dùng trong các cụm từ chỉ giá cả, tần suất, tỉ lệ: three times a week, 50 kilometers an hour, $10 a kilo,…

THE là mạo từ xác định. Các trường hợp sau đây chúng ta bắt buộc phải dùng “THE”:

Khi tình huống đã rõ ràng chúng ta muốn nói đến vật / người nào

Ví dụ: Can you turn off the light, please? (Bạn làm ơn tắt đèn đi được không?) (dĩ nhiên là đèn trong căn phòng này, ngay nơi đang diễn ra cuộc nói chuyện)

Ví dụ: We got to the airport just in time for our flight. (Chúng tôi đến sân bay vừa kịp giờ bay)

Ví dụ: I must go to the bank to change some money and then I’m going to the post office to buy some stamps. (Tôi phải đến ngân hàng để đổi ít tiền rồi sau đó ghé bưu điện mua vài con tem)

Ví dụ: John isn’t very well. He has gone to the doctor. (John không được khỏe lắm. Anh ta đã đi bác sĩ)

Khi danh từ là vật thể duy nhất, hoặc khi số lượng của thứ gì đó chỉ là một (so sánh nhất)

Ví dụ: The earth goes round the sun. (Trái đất quay xung quanh mặt trời)

Ví dụ: Paris is the capital of France. (Paris là thủ đô nước Pháp)

Ví dụ: We went to the most expensive restaurant in town. (Chúng tôi đã đi ăn tại nhà hàng sang trọng nhất trong thành phố)

Ví dụ: The only television programme he watches is the news. (Chương trình truyền hình duy nhất mà anh ta xem là tin tức)

Nói về một loại máy móc, phát minh nói chung, nhạc cụ

Ví dụ: When was the telephone invented? (Điện thoại được phát minh năm nào?)

Ví dụ: The bicycle is an excellent means of transport. (Xe đạp là phương tiện đi lại tuyệt vời)

Ví dụ: Can you play the guitar? (Bạn biết chơi ghi-ta không?)

THE + ADJECTIVE (tính từ) không có danh từ theo sau: chỉ 1 nhóm người (ý nghĩa luôn luôn ở số nhiều)

Ví dụ: Do you think the rich should pay more taxes? (Anh có cho rằng người giàu phải đóng thuế nhiều hơn không?)

Ví dụ: That man over there is collecting for the blind. (Người đàn ông ở đằng kia đang quyên góp tiền giúp người mù)

THE + tính từ chỉ quốc tịch khi muốn ám chỉ người dân nói chung của quốc gia đó

Ví dụ: The French are famous for their food. (Người Pháp nổi tiếng về các món ăn của họ)

Khi danh từ là tên những quốc gia có chữ “republic”, “union”, “states”, “kingdom”: The United Kingdom (Vương quốc Anh), The Republic of Ireland (Cộng hòa Ireland),…

Khi danh từ là tên các quần đảo, vùng miền, rặng núi, đại dương, biển, sông, kênh: the Bahamas islands (quần đảo Bahamas), the Middle East (vùng Trung Đông), the South of Spain (miền Nam Tây Ban Nha), the Andes (dãy núi Andes), the Amazon (sông Amazon), the Panama Canal (kênh Panama), the Indian Ocean (Ấn Độ Dương),…

Mạo từ THE + tên của các nơi như khách sạn, nhà hàng, nhà hát, viện bảo tàng, các công trình kiến trúc hoặc trước tên các tờ báo: the Hilton Hotel, The National Theatre, the Bombay Restaurant, the British Museum, the Great Wall of China (Vạn lý trường thành Trung Quốc), the Tower of London (Tháp Luân Đôn), the Times, the Washington Post,…

Chúng ta thường nói the cinema, the theatre, the radio nhưng television (không có “the”)

Ví dụ: We went to the cinema last night. (Tối hôm qua chúng tôi đi xem phim)

Ví dụ: I heard that news on the radio. (Tôi nghe tin đó trên đài)

Ví dụ: We often watch television. (Chúng tôi thường xem ti vi)

NHƯNG: Can you turn off the television, please? (= the television set) (ti vi bạn đang xem)

(Bạn làm ơn tắt giùm ti vi được không?)

Đây là mạo từ rỗng. Một số trường hợp KHÔNG dùng mạo từ rỗng:

Danh từ số nhiều, có nghĩa chung.

Danh từ không đếm được, có nghĩa chung.

Danh từ riêng, tính từ sở hữu (his/her/ their,…)

Các phương tiện đi lại (by train, by plane…)

Trước các ngôn ngữ.

Đứng trước danh từ số nhiều, danh từ không đếm được.

Trước tên các bữa ăn: breakfast (ăn sáng), lunch (ăn trưa), dinner (ăn tối). Tuy nhiên dùng “a” khi có tính từ đứng trước tên bữa ăn và bên cạnh đó chúng ta có “A MEAL” (bữa ăn)

Ví dụ: What did you have for breakfast? (Bạn đã ăn gì trong bữa điểm tâm?)

Ví dụ: Thank you. That was a very nice lunch. (Xin cảm ơn. Thật là 1 bữa ăn trưa rất thú vị)

Ví dụ: We had a meal in a restaurant. (Chúng tôi đã dùng bữa tại 1 nhà hàng)

Danh từ là tên lục địa, quốc gia, tiểu bang, tên đường, thành phố/thị trấn/làng mạc, ngọn núi riêng lẻ, tên hồ: South America (Nam Mỹ), Japan (Nhật Bản), Glasgow (city), Mount Everest (núi Everest), Lake Superior (hồ),…

Sau sở hữu cách: his wallet (ví của anh ấy) (not his the wallet) NHƯNG the boy’s father = the father of the boy (ba của chàng trai)

Danh từ ở dạng số nhiều hoặc không đếm được nhưng mang nghĩa chung chung, tổng quát, không riêng trường hợp nào.

Ví dụ: I like flowers. (Tôi thích hoa) hoặc I don’t like films. (Tôi chẳng thích phim)

Điền a, an, the thích hợp vào chỗ trống

1) Could you close……..door, please?

2) We live in………….small flat near …….. cenntre of the city.

3) Have you finished chúng tôi I lent you last week?

4) We went out chúng tôi last night…………restaurant we went to was excellent.

5) Did……….police find……….person who stole your bicycle?

6) This is a nice house. Has it got…………garden?

7) Would you like………apple?

8) This morning I had ………boiled egg and toast for breakfast.

9) There is no need to buy any milk. ……….milkman brings it every morning.

10) I saw……….accident this morning. chúng tôi crashed into ………wall. ………..driver of chúng tôi was not hurt chúng tôi was quite badly injured.

11) I’m not very hungry. I chúng tôi breakfast.

12) John chúng tôi person I talked to at the party.

13) What is………..highest mountain in……….world?

14) It was…………beautiful day. chúng tôi shone brightly in……….sky.

15) Can you turn ………….television down, please?

1) the 2) a / the 3) the 4) a / The 5) the / the 6) a

7) an 8) a 9) The 10) an / A / a / The / the / the 11) a

12) the 13) the / the 14) a / The / the 15) the

Ngữ Pháp –