Thứ Tự Sử Dụng Aha Và Bha / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Thứ Tự Sử Dụng Mỹ Phẩm: Toner, Serum/Essence, Emulsion Và Cream

[adinserter block=”1″]

A. Tìm hiểu về toner/ serum/ essence/ emulsion/ cream

Bạn đang băn khoăn về 4 bước dưỡng trong một bộ dưỡng da? Bạn đã nhiều lần nghe đến toner, serum/essence, emulsion, cream nhưng không biết công dụng của chúng ra sao, thứ tự sử dụng như thế nào?

1. Nước hoa hồng toner có tác dụng gì?

Sau bước sữa rửa mặt, da bạn vẫn chưa hoàn toàn sạch và hơn thế còn có xu hướng bị khô đi (do srm làm mất nước trên da, nhiều bạn sau khi dùng srm xong thấy khô da và cần dùng các bước dưỡng da ngay là vì như thế); lúc này toner cùng lúc thực hiên 2 nhiệm vụ: một là tiếp tục làm sạch bã nhờn và bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông (điều mà srm không thể nào thực hiện đc đầy đủ, cho nên nếu lau toner bằng bông tẩy trang bạn sẽ thấy miếng bông hơi ngả màu); hai là cân bằng da giúp các bước dưỡng liền sau thẩm thấu vào da dễ dàng hơn.

Có 2 quan điểm đối với việc sử dụng nước hoa hồng, một là sử dụng với bông tẩy trang, hai là sử dụng bằng tay không. Cả hai cách này đều ok và mình thì không nghiêng về “phe” nào cả vì không có phạm trù đúng hay sai giữa 2 cách dùng này. Nó chỉ thể hiện việc quan điểm khác nhau giữa mọi người về việc sử dụng nước hoa hồng mà thôi.

Nhưng nếu được đưa ra lời khuyên thì mình cho rằng:-

Với da dầu, hỗn hợp dầu: hãy đề cao khả năng làm sạch sâu của nước hoa hồng (mà rõ ràng là toner cho da dầu/hh dầu nổi trội về khả năng làm sạch sâu hơn là khả năng cân bằng da, vì hầu hết chúng ở dạng lỏng gần như nước) và nên sử dụng với bông tẩy trang để chúng có thể phát huy chức năng làm sạch sâu một cách hiệu quả nhất (mặc dù cách này tốn kém hơn và chai toner có thể hết chỉ sau 4,5 tháng trong khi các bước dưỡng khác trong bộ dưỡng vẫn còn nhiều)

2. Tinh chất dưỡng Essence hay serum có công dụng gì?

Tuy tên gọi khác nhau nhưng chúng đều là tinh chất dưỡng, có thể coi là “tinh túy” của bất kì bộ dưỡng nào. Từ khóa của nó là DƯỠNG SÂU.

Essence/serum có tác dụng mạnh nhất trong các bước dưỡng da và không nên bỏ qua nếu bạn thực sự muốn bộ dưỡng phát huy tối đa hiệu quả. Từ trước đến giờ mình vẫn luôn khuyên các bạn nếu có điều kiện thì hãy đầu tư vào 1 bước serum “xịn” nhất có thể là vì thế, dù toner và emul chỉ là các dòng dưỡng bình thường thôi cũng ok (tất nhiên nếu có đk dùng trọn 1 bộ dưỡng vẫn tốt nhất nhưng nếu đk kinh tế k cho phép hoặc tùy nhu cầu của da thì có thể kết hợp chéo bộ và lúc này thông minh nhất là đầu tư hầu bao nhiều nhất cho essence/serum).

3. Sữa dưỡng cho da: Emulsion

Nhiều bạn đến mình cứ khăng khăng cần tìm kem dưỡng dùng ban ngày mặc dù chính bạn ấy cũng thừa nhận dùng kem dưỡng vào buổi sáng là vô cùng khó chịu vì làm da tiết dầu nhiều cứ bóng nhẫy hết cả lên. Khó chịu và nặng nề là vậy mà những thứ ăn sâu vào tiềm thức thì vẫn không thể thay đổi được, mình chỉ muốn các bạn suy nghĩ đơn giản ntn: thứ gì lỏng hơn, dễ thẩm thấu hơn thì chắc chắn sẽ nhẹ nhàng và dễ thở hơn với làn da, từ đó chắc chắn sẽ bớt tiết dầu và bớt mụn đó các bạn 🙂

4. Kem dưỡng da cream

B. Thứ tự dùng mỹ phẩm dưỡng da đúng cách

1.Thứ tự sử dụng mỹ phẩm cho da dầu

2. Thứ tự sử dụng mỹ phẩm dưỡng da cho da thường

Aha Và Bha Là Gì? Cách Lựa Chọn Và Sử Dụng Đúng Chuẩn

AHA và BHA là gì?

AHA và BHA được mệnh danh là bộ đôi “thần dược” dành cho những làn da mụn. Có những sản phẩm chỉ có AHA hoặc BHA, nhưng một số sản phẩm lại có cả 2 thành phần này. Vậy rốt cuộc chúng là gì?

AHA (Alpha Hydroxy Acid) là thành phần có nguồn gốc từ trái cây, hoặc các loại đường, sữa. Chất thông dụng nhất của AHA đó là Glycolic Acid có trong cây mía, Lactic Acid có trong sữa, Malic Acid trong trái táo, Tartaric Acid từ bưởi và Citric Acid từ cam hoặc chanh.

AHA có chủ yếu trong các sản phẩm mỹ phẩm trị mụn, dưỡng da và khả năng tái tạo lớp da trên bề mặt.

Nếu AHA chủ yếu dùng để trị mụn thì BHA lại nổi tiếng trong việc tẩy da chết và giảm viêm, kích ứng của da. Với thành phần là Salicylic Acid, BHA thâm nhập được vào sâu bên trong da, thúc đẩy làm bong các tế bào da chết, tạo điều kiện cho việc tái tạo tế bào da mới. BHA có công dụng phục hồi và trị được hầu hết các loại mụn ẩn sâu dưới da như mụn mủ, mụn trắng, mụn đầu đen và mụn ẩn.

Điểm giống và khác nhau giữa AHA và BHA là gì?

Bộ đôi AHa và BHA được biết đến với công dụng chung là điều trị mụn trên diện rộng. Bên cạnh đó, với liều lượng và nồng độ phù hợp, chúng còn có tác dụng dưỡng trắng, chống lão hóa, làm sạch thâm mụn, giúp da trắng sáng đều màu hơn.

Bản chất:

Về bản chất, AHA là một loại axit dạng nước có thể hòa tan được và hoạt động dễ dàng trong nước. Chúng có chức năng tác động chủ yếu trên bề mặt của da.

Còn BHA lại là một acid dạng dầu, chỉ tan trong dầu, khó tan hết trong nước. Có khả năng thấm tốt, hoạt động được sâu dưới lỗ chân lông, giải quyết các vấn đề có gốc rễ sâu của da.

Công dụng:

AHA có công dụng chủ yếu là tái tạo bề mặt của da, giúp làm trắng cho da. Đồng thời, AHA còn có khả năng chống lão hóa, trị thâm mụn, hỗ trợ điều trị các loại mụn đầu đen, mụn trắng cũng rất tốt.

BHA cũng có khả năng trị mụn và kìm hãm quá trình lão hóa da nhưng ở mức độ cao và sâu hơn. Chất này thẩm thấu vào sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, những chất có hại, tác nhân gây mụn, đánh bay mụn bọc, mụn ẩn, mụn nội tiết một cách dễ dàng.

Đối tượng sử dụng:

AHA thường dùng cho những làn da khô, da có nhiều mụn li ti, da bị tổn thương bởi mụn, da không đều màu. Đặc biệt, nếu bạn nào gặp các tình trạng mụn cám, mụn đầu trắng, da bị thâm mụn đang lão hóa thì AHA chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Trái ngược với AHA, BHA lại phù hợp với những cô nàng có làn da dầu. BHA giúp giải quyết các tình trạng lỗ chân lông tắc nghẽn do nhờn và da chết lâu ngày không được tẩy rửa hoặc tẩy lọc không hết. Người da dầu có nhiều mụn bọc, mụn ẩn, mụn lâu năm, mụn cứng đầu, khó giải quyết triệt để với da dầu.

Hướng dẫn điều trị các vấn đề về da với AHA và BHA

Cách chọn AHA:

Với các làn da khô thường thì bạn nên chọn các sản phẩm AHA có nồng độ từ 8 – 10%.

Với da khô nhạy cảm thì hãy chọn sản phẩm có 4 – 8% là AHA.

Khi sử dụng sản phẩm AHA, bạn nên để da thở khoảng 5 – 10 phút để ngấm AHA vào da, sau đó mới dùng tiếp các sản phẩm dưỡng da ở bước sau.

Khi dùng AHA nên tránh ánh đèn huỳnh quang

Chỉ nên dùng AHA vào buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất. nếu dùng vào buổi sáng thì nhớ sử dụng thêm kem chống nắng để bảo vệ da tốt nhất.

Cách chọn BHA:

Với da dầu và cực dầu: Chọn sản phẩm có chứa từ 2 – 4% BHA

Với da dầu nhạy cảm: Nên chọn sản phẩm có chứa từ 0.5 – 2% BHA.

Cách dùng BHA:

Sau khi thoa BHA lên mặt, hãy đợi khoảng 5 – 10 phút, sau đó mới thực hiện tiếp các bước chăm sóc phía sau.

Không nên dùng các sản phẩm BHA với sản phẩm chứa vitamin C cùng một lúc bởi chúng sẽ gây quá tải, kích ứng cho da, khiến da tổn thương, bong tróc.

Dù khi tìm hiểu AHA và BHA là gì, chúng có nhiều công dụng khác nhau. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạn có thể kết hợp sử dụng bộ đôi này cùng một lúc. Bởi BHA sẽ giúp đẩy mụn lên trên bề mặt. Sau khi nhân mụn đưa lên bề mặt và được loại bỏ thì bạn có thể sử dụng AHA để tái tạo, khôi phục lại bề mặt da, giải quyết các vấn đề mụn còn lại trên bề mặt.

Hướng dẫn làm đẹp da với AHA và BHA

Thông thường, ta sẽ sử dụng AHA để chăm sóc da ban đêm còn BHA chăm sóc da ban ngày.

Dưỡng da ban đêm:

Bước 1: Tẩy trang

Bước 2: Sử dụng sữa rửa mặt + Tẩy trang (1 – 2 lần/tuần)

Bước 3: Toner

Bước 4: Sản phẩm có chứa AHA

Bước 5: Dưỡng ẩm

Bước 6: Mặt nạ ngủ (1 – 2 lần/tuần)

Dưỡng da ban ngày:

Bước 1: Sữa rửa mặt

Bước 2: Toner

Bước 3: Sản phẩm có chứa BHA

Bước 4: Dưỡng ẩm

Bước 5: Kem chống nắng

So Sánh Aha Và Bha: Công Dụng Trị Mụn Và Cách Sử Dụng Đúng

AHA và BHA là hai chất nằm trong top key ingredient cần có cho da bên cạnh Vitamin C, Niacinamide hay Retinol,… Nghe thoáng qua thì 2 chất này có vẻ khá giống nhau và đều là acid. Nhưng thực tế thì chúng khác nhau rất rõ và phù hợp với từng loại da và vấn đề da khác nhau.

AHA là gì?

AHA còn gọi là Alpha Hydroxy Acid, là loại acids được dẫn xuất từ các thành phần tự nhiên như đường mía, sữa, nho,… AHA tan trong nước và các cấu tạo phân tử của nó khá nhỏ. AHA được khuyên dùng cho da khô, da lão hóa và da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời vì AHA là một chất hút ẩm từ môi trường và được chứng minh rằng sẽ giúp để cải thiện độ ẩm trong da.

BHA là gì?

BHA còn gọi là Beta Hydroxy Acid, là loại acid được chiết xuất từ cây Willow Bark. Khác với AHA, BHA tan trong dầu và đó là lý do giúp BHA đi sâu vào lỗ chân lông và đẩy chất bẩn, mụn lên nhiều hơn so với AHA. BHA cực kỳ hữu ích trong việc điều trị mụn.

Vậy bạn nên lựa chọn AHA hay BHA hay xài kết hợp?

Cái này chủ yếu dựa nhiều vào nhu cầu của mỗi người. Nếu bạn thấy da của bạn không đẹp, da không được mịn màng thì nên xài AHA hơn BHA và AHA giúp làm giảm thâm tốt hơn BHA. Còn nếu bạn thấy bạn bị mụn đầu đen, bít tắc lỗ chân lông nhiều thì nên xài BHA. Việc kết hợp cả 2 hay không thì ngoài việc nhu cầu còn phải xem tiếp tới vấn để da khỏe hay không để mà chịu một lúc 2 loại đặc trị.

Những ai nên dùng AHA/BHA?

AHA – Alpha Hydroxy Acid thích hợp với các loại da sau:

Da lão hoá

Da khô

Da không đều màu, tàn nhang

Da bị thô ráp

BHA – Beta Hydroxy Acid thích hợp với các loại da sau:

Da dầu

Da bị mụn

Da bị rối loạn sắc tố

Da có vết thâm, mụn

Cách sử dụng AHA/BHA hiệu quả

Để sử dụng AHA/BHA hiệu quả, ngoài lựa chọn đúng nồng độ thích hợp và độ pH hiệu quả thì thứ tự sử dụng sản phẩm cũng rất quan trọng. Các bạn hãy dùng các sản phẩm có chứa ít nhất 1% BHA ở độ pH vào tầm 3.5 – 3.7 thì BHA mới phát huy hiệu quả tối đa. Hiện tại BHA loại mạnh nhất với nồng độ 2% tuy nhiên bạn có thể kiếm dạng nhẹ hơn với tên gọi là Betaine Salicylate chủ yếu được dùng ở mỹ phẩm Hàn vì bên Hàn họ cấm chất Salicylic Acid.

Tương tự như BHA. Nếu bạn dùng sữa rửa mặt có chứa thành phần AHA thì thường sẽ bị trôi mất đi trước khi AHA có thể phát huy tác dụng. Và cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ, độ pH thì AHA mới hoạt động tốt, theo những nghiên cứu thì AHA làm việc tốt nhất ở nồng độ ít nhất là 4%, độ pH vào tầm 3.5 – 3.7. AHA cũng có 2 dạng phổ biến là Glycolic Acid và Lactic Acid. Lactic Acid ít kích ứng da hơn so với Glycolic Acid vì Lactic Acid có cấu trúc phân tử to hơn, tác dụng hơi chậm hơn và ít kích ứng hơn. Đó là lý do bạn có thể chọn bắt đầu xài với Lactic Acid trước thay vì xài ngay vào Glycolic Acid.

Về thứ tự sử dụng đối với độ pH có tính acid của AHA/BHA thì hầu hết các sản phẩm sẽ được sử dụng sau các bước làm sạch, nhưng trước bước dưỡng ẩm và tốt nhất là vào ban đêm. Bạn có thể dùng một lớp mỏng sản phẩm lên toàn bộ khuôn mặt hoặc chỉ bôi lên vùng da cần chữa trị.

Cách dành cho người mới tập xài AHA/BHA

Ngoài ra, bạn có thể bôi lên tầm 10 phút rồi rửa đi. AHA và BHA đều hoạt động nhưng khi rửa đi thì hoạt động sẽ nhẹ nên hơn hợp người mới xài. Có thể không cần đợi 20 – 30 phút mà chỉ đợi 5-10 phút rồi thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

AHA/BHA nên kết hợp với chất gì để phát huy công dụng tốt nhất?

AHA/BHA và Vitamin C: Vitamin C ở dạng L-Ascorbic Acid (LAA) hoạt động hiệu quả nhất ở pH 2.5 đến 3. Xuống thấp hơn vẫn được bởi vì AHA/BHA là acid mà acid thì tạo ra môi trường pH thấp. Điều đó giúp cho vitamin C phát huy tác dụng tốt nhất. Giúp bạn nhanh chóng sở hữu một làn da trắng sáng.

Một số sản phẩm Bevita muốn giới thiệu tới các bạn:

Gel dưỡng kiềm dầu Neostrata Oil Control Gel 30ml 8 PHA/AHA (thích hợp cho người mới sử dụng).

Gel trị mụn Neostrata Spot Treatment Gel 15g 2% BHA (dùng để chấm lên những nốt mụn).

Toner giảm dầu Neostrata Oily Skin Solution 8 AHA 100ml (dành cho người đã dùng quen với acid nồng độ cao).

AHA/BHA và Retinol: Retinol hoạt động tốt nhất ở pH khoảng 5.5-6, là pH chỉ hơi acid nhẹ thôi thế nhưng mà các loại acid như AHA/BHA thì pH thấp hơn 5.5 nhiều. Nếu sử dụng kết hợp da bạn có thể sẽ bị kích ứng, thậm chí là xảy ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Các lưu ý khi xài AHA/BHA

Có thể kết hợp thêm tẩy tế bào chết cơ học nhưng nên xem xét có cần thiết cho da bạn hay không?

Ví dụ: Bạn còn trẻ cỡ 17-18 tuổi, da chưa quá lão hóa, quá trình thay da còn tốt, bạn ít bị stress, ở nơi sạch sẽ, mát mẻ ít bụi thì tế bào chết ít bị ứ đọng hơn nên việc xài tẩy tế bào chết cơ học là không cần thiết. Việc xài 1 loại tẩy tế bào chết cơ học đúng sẽ giúp lấy đi tế bào chết tốt hơn vì AHA chỉ giúp làm lỏng các liên kết giữa tế bào trên bề mặt da, giúp nó dễ rơi ra thì tẩy tế bào chết cơ học sẽ giúp nó rớt ra hẳn luôn.

Để nhận tư vấn chi tiết về cách trị mụn, cách dưỡng da khi bị mụn từ chuyên gia hoặc có nhu cầu mua mỹ phẩm, xin vui lòng liên hệ:

Bevita Spa & Cosmetic: 401/24 Lê Văn Thọ, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Hotline: 0931.179.116 – 0938.039.555 – 0938.479.555

Web: chúng tôi – FB: facebook.com/BevitaVietnam/

Bevita.vn

5 Sai Lầm Thường Gặp Khi Sử Dụng Aha/Bha

BHA và AHA là hoạt chất tẩy da chết hóa học được sử dụng nhiều trong những năm gần đây. Ngoài việc giảm dầu nhờn, chống lão hóa, tẩy da chết hóa học còn giúp các bước dưỡng sau đó hấp thu tốt hơn vào da. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn gặp sai lầm khi dùng AHA và BHA hàng ngày.

Không patch test trước khi sử dụng

Bạn phải patch test dưới cằm trước khi sử dụng nếu da bạn nhạy cảm. Nếu da bạn dễ kích ứng, việc kiểm tra này nên làm để xem bạn có hợp với sản phẩm không trước khi sử dụng, nhất là với các loại acid dùng để tẩy da chết. Nơi kiểm tra tốt nhất là phần mặt gần tai hoặc dưới cằm. Phần da ở các vùng này tương tự với da mặt, nhưng thường được che khuất nên nếu có kích ứng thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến vẻ ngoài của bạn. Bạn vẫn cần phải sử dụng theo chỉ dẫn trên sản phẩm. Hãy chờ 24 giờ và nếu không có phản ứng tiêu cực, bạn có thể dùng sản phẩm thường xuyên cho cả khuôn mặt.

Khi acid hoạt động, cảm giác nóng châm chích thường xảy ra, nhưng sẽ dịu dần đi ngay. Nếu bạn chọn đúng nồng độ cho da bạn, sẽ không có kích ứng xảy ra.

Không dùng kem chống nắng khi dùng AHA/BHA

Các chất tẩy da chết khi dùng thường xuyên sẽ làm da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng. Các chất tẩy da chết hóa học dạng leave-on chỉ nên dùng vào buổi tối để tránh da bị yếu đi cũng như tận dụng thời gian sửa chữa vào ban đêm của da để tăng cường hiệu quả. Dùng kem chống nắng với chỉ số SPF thích hợp để bảo vệ da bạn khi ra ngoài vào ban ngày sẽ góp phần đảm bảo da có được hiệu quả từ AHA/BHA mà vẫn khỏe.

Dùng sai độ acid dành cho da

Tùy vào làn da, bạn nên chọn nồng độ phần trăm phù hợp. Trong khi nhiều người sẽ chọn nồng độ cao vì nghĩ như thế sẽ cho kết quả tốt hơn, nhưng có thể nó sẽ làm cho da bạn nhạy cảm hơn bình thường. Ví dụ như Obagi Exfoderm Forte dành cho da dầu có 6% glycolic acid và 4% lactic acid tẩy da chết sâu và làm làn da mềm mại hơn, nhưng với những làn da khô, nhạy cảm hơn thì sẽ hợp với bản Exfoderm thường chứa 6% phytic acid.

Nếu bạn chọn không hợp nồng độ thì kích ứng dễ xảy ra, hoặc bạn sẽ thấy hiệu quả trên da không đạt được mong muốn, gây hiểu nhầm về chất lượng của sản phẩm cũng như việc bạn hợp hay không hợp với AHA/BHA.

Dùng sai độ pH của AHA/BHA

Không dùng sản phẩm theo chỉ định