Thời Gian Và Cách Bảo Quản Sữa Mẹ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Vắt Và Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách

Làm ấm sữa bằng cách đặt bình vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa, không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

Cơ quan có đến 3 người nghỉ thai sản nên vừa sinh con được hơn 3 tháng là chị Trà, quận 2, TP HCM phải đi làm trở lại. Muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nên chị Trà chọn cách vắt sữa rồi bảo quản trong tủ lạnh nhờ bà nội ở nhà cho bé bú trong ngày.

“Lúc đầu bà nội bé kiên quyết không cho bé dùng sữa bảo quản lạnh vì sợ bé tiêu chảy, đòi cho bé ăn sữa công thức. Mình đã tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ nên cố thuyết phục bà, trộm vía sau một thời gian dùng bé tiêu hóa tốt, ít ốm vặt nên bà mới thôi cằn nhằn”, chị Trà tâm sự.

Công việc chính của chị Hòa, quận Bình Tân, TP HCM là ở nhà nội trợ và chăm con nhưng chị vẫn phải thường xuyên vắt sữa cho con bú. Mỗi ngày chị vắt 4-5 lần, mỗi lần khoảng 300ml.

“Bé chê ti mẹ ngắn nên không chịu bú. Lúc đầu mình cũng băn khoăn không biết làm sao, định cho bé bú sữa ngoài nhưng bầu vú nhiều sữa cứ cương tức. Sau nhờ cách vắt rồi cho vào túi đựng chuyên dụng để bảo quản lạnh nên bé vẫn được bú sữa mẹ đến tận 2 tuổi”, chị Hòa cho biết.

Theo các bác sĩ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, mẹ nên vắt sữa khi không có điều kiện gần con, cho con bú vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần. Vắt sữa giúp mẹ giúp mẹ dễ chịu, đỡ bị hiện tượng cương bầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.

Mẹ cần nắm vững những cách thức vắt sữa, bảo quản và sử dụng để đảm bảo nguồn sữa hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ.

Chuẩn bị trước khi vắt sữa

Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.

Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.

Các bước vắt sữa bằng tay

– Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.

– Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.

– Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.

– Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.

Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.

Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

– Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.

– Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.

– Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

– Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.

– Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

– Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.

Ngoài cách vắt sữa bằng tay ra, các bà mẹ có thể dùng phụ kiện hỗ trợ cho việc vắt sữa đó là máy hút sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy hút sữa, các bà mẹ cỏ thể mua các dòng máy: iMeidcare, fatzbaby, unimom….

Cách Vắt Và Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách

Với các mẹ không có nhiều thời gian cho con bú thì việc vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh là một điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngực mẹ không bị hiện tượng cương đầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, nhất là trong 6 tháng đầu đời. Cách vắt sữa: Chuẩn bị trước khi vắt sữa

Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.

Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.

Các bước vắt sữa bằng tay

– Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.

– Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.

– Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.

– Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.

Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.

Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

Thời gian bảo quản

Sữa mẹ sau khi đã được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng (khoảng 26-28ºC) là 6 giờ; nhiệt độ thấp hơn là 8-10 giờ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ. Trời nóng là dưới 1 giờ; dưới 20ºC không nên quá 2 giờ.

Nguyên nhân là vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.

Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.

Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.

Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ hai là bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.

Theo Bau

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Cách Bảo Quản Và Sử Dụng Sữa Mẹ

Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em thì sữa mẹ là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời, là tiêu chuẩn vàng về các chất dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ trong những năm đầu đời do đó việc cho bé bú sữa mẹ là cho bé một sự khởi đầu tốt đẹp.

Cho bé bú sữa mẹ đến 12 tháng tuổi

Ngay sau khi chào đời thì sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu tiên hoàn chỉnh đầy đủ dưỡng chất và thích hợp nhất cho trẻ vì trong sữa mẹ vừa có các yếu tố miễn dịch, chất kháng khuẩn giúp bé chồng lại các bệnh nhiễm trùng… làm tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra hàm lượng các chất dinh dưỡng như năng lượng, protein, vitamin, đường, chất béo, chất khoáng… có trong sữa mẹ hoàn toàn thích hợp với sự hấp thu cũng như đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển thể chất và trí não của bé mà không có một loại thức ăn hay các loại sữa công thức nào có thể thay thế được.

Do sữa mẹ có vai trò quan trọng với sự phát triển của bé đồng thời còn là sợi dây liên kết tình cảm mẹ con nên các bà mẹ không nên cho bé cai sữa mẹ trước 12 tháng tuổi. Tuy nhiên một khó khăn của các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ phải đối mặt là do một số lý do nào đó, trẻ không thể trực tiếp bú sữa mẹ và một giải pháp hữu hiệu được hầu hết các bà mẹ áp dụng là vắt sữa và bảo quản để có thể tiếp tục cho bé bú, các nhà khoa học đã chứng minh nếu được bảo quản đúng cách và tuân theo những nguyên tắc an toàn thì sữa mẹ hoàn toàn sử dụng được mà không mất các dưỡng chất cần thiết.

Nếu không thể cho bé bú trực tiếp thì bảo quản sữa để bé bú cũng là cách được nhiều bà mẹ áp dụng.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu tiên hoàn chỉnh đầy đủ dưỡng chất và thích hợp nhất cho trẻ.

Một số lời khuyên trong bảo quản sữa mẹ. Thời gian bảo quản sữa sau khi vắt:

Khi vắt sữa các bà mẹ có thể sử dụng tay hoặc máy vắt sữa. Tay phải rửa sạch trước khi vắt cũng như dụng cụ vắt sữa phải sạch.

Sữa sau khi vắt cần được chứa trong một bình sữa chuẩn bằng nhựa hay thuỷ tinh được khử trùng sạch sẽ.

Sữa mẹ sau khi vắt chứa trong bình đúng chuẩn, thời gian bao quản sữa như sau:

Ở nhiệt độ mát (khoảng 26 độ C) sữa mẹ có thể bảo quản trong 4 tiếng

Sữa mẹ sau khi vắt nên được bảo quản ngay trong nhiệt độ thấp trong tủ lạnh hoặc dùng đá lạnh/túi lạnh để bảo đảm sữa được bảo quản nhiệt độ thấp.

Trong hộp lạnh và túi giữ lạnh, bảo quản được 24 tiếng.

Trong tủ lạnh thì sữa có thể bảo quản trong khoảng 48 tiếng.

Trong ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ được bảo quản khoảng 2 tuần.

Khi sữa đã được làm lạnh thì bạn sẽ thấy trên bề mặt sữa có một lớp váng mỏng, điều này là hoàn toàn bình thường vì lớp váng mỏng này chính là lượng chất béo trong sữa nên chỉ cần trước khi làm ấm sữa bạn lắc đều bình để lớp chất béo này hoà trộn trong sữa.

Bú bình cũng là một giải pháp thích hợp với các bà mẹ bận rộn. Sử dụng sữa đông lạnh

Khi cần sử dụng lượng sữa đã được bảo quản lạnh, bạn nên lắc đều bình trước và sử dụng nước ấm ngâm bình để tăng nhiệt độ của sữa lên mức bình thường. Lưu ý:

Không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa vì nhiệt độ của lò vi sóng có thể làm mất đi một lượng dưỡng chất và làm phá huỷ phần nào các chất đề kháng có trong sữa

Nếu sữa sau khi đã được bảo quản lạnh đã làm ấm mà bé bú không hết vẫn còn thừa thì không nên bảo quản tiếp vì lúc này sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó nếu bé đã bú sữa được bảo quản một lần rồi, lượng sữa còn thừa dù ít hay nhiều thì bạn phải bỏ hết, không tái sử dụng lần tiếp theo.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Hút Sữa Mẹ Và Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cung cấp cho bé protein, sắt và canxi. Ngoài ra, sữa mẹ còn có thể giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại một số căn bệnh như: tiểu đường, hen suyễn hay béo phì. Vì thế hiện nay, rất nhiều bà mẹ đã lựa chọn phương pháp vắt sữa và bảo quản nhằm dự trữ sẵn nguồn dinh dưỡng quý giá cho con. Tuy nhiên, cách hút sữa như thế nào mới là đúng, không làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu?

Cần chuẩn bị gì trước khi vắt sữa?

Trước khi hút sữa mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà bông và nước.

Sử dụng nước ấm và dung dịch chuyên dụng để vệ sinh bình sữa và phễu chụp vú. Sau khi rửa xong, tráng lại một lần nữa bằng nước sạch và để khô tự nhiên hoặc lau khô bằng khăn mềm.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi tiến hành hút sữa bằng máy.

Tiến hành hút sữa khi bạn cảm thấy bầu ngực căng tức. Bạn có thể cho bé bú một bên, bên còn lại để hút sữa.

Có thể tập cho bé thói quen bú bình nếu bạn phải đi làm. Nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì trong quá trình bé bú sữa, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách hút sữa mẹ chuẩn và đảm bảo chất lượng

Cách hút sữa mẹ bằng tay

Với cách hút sữa mẹ bằng tay, mẹ cần rửa sạch tay trước khi tiến hành vắt sữa. Bước đầu tiên, hãy đặt một tay lên bầu ngực làm sao cho ngón cái và ngón trỏ nằm tại vị trí đối ngược nhau. Bước tiếp theo, nhẹ nhàng xoa nắn và ấn nhẹ lên phần bầu ngực bằng ngón cái. Đồng thời, ngón trỏ hơi kéo về phía trước một chút. Lưu ý không để các ngón tay trượt trên núm vú. Lặp lại động tác trên vài lần và luân phiên thay đổi vị trí ngón tay để kích thích các ống dẫn sữa.

Với bên vú còn lại, lặp lại động tác như trên, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng giữa các lần vắt sữa. Để hứng sữa vắt ra, hãy đặt một chiếc cốc có phần miệng rộng ngay dưới vú. Ngoài ra, bạn có thể đặt một bình nhỏ bên trong áo ngực để hứng các giọt chảy từ vú.

Cách hút sữa mẹ bằng máy vắt tay

Đối với cách hút sữa bằng máy vắt tay, mẹ có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn của máy hút sữa. Để đảm bảo việc hút sữa được diễn ra tốt hơn, bạn có thể sử dụng nước hoặc sữa mẹ để làm ẩm các cạnh ngoài của phễu chụp. Nên lựa chọn phễu chụp có kích thước phù hợp với bầu vú, phần phễu có thể bao quanh quầng vú và núm vú.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng loại có thiết kế nhanh và ngắn ở đầu hút vì thiết kế này mô phỏng tương đối giống với hành động mút chặt của bé. Sau khi sử dụng thành thạo và sữa về ổn định, bạn có thể chuyển sang những lần hút ổn định và lâu dài hơn.

Cách hút sữa mẹ bằng máy hút điện

Với cách hút sữa mẹ bằng máy hút điện, bạn cũng có thể dựa theo hướng dẫn sử dụng của máy để hút sữa. Tuy nhiên, lưu ý rằng máy hút điện bơm kép sẽ đem lại nhiều tiện lợi hơn bởi chúng giúp tăng lượng sữa và tiết kiệm được nhiều thời gian. Trước khi tiến hành hút sữa, mẹ có thể làm ẩm các cạnh bên ngoài mặt hút sữa nhằm giảm ma sát khi cọ xát với bầu ngực, đồng thời đảm bảo lực hút tốt.

Khi mới bắt đầu, mẹ hãy dùng lực hút vừa đủ để ngực tập làm quen, sau đó tăng dần lực hút khi sữa bắt đầu ra. Đặc biệt, nếu ngày hôm đó bạn cảm thấy mệt mỏi, có thể massage đầu ti nhẹ nhàng bằng cách vê nhẹ đầu ti cho tới khi cảm thấy đã có sữa về.

Điều này giúp việc hút sữa trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn cảm thấy núm vú bị đau, căng tức, hãy chỉnh máy ở chế độ hút thấp hơn. Ngoài ra, khi bơm kép, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được vú bên nào có nhiều sữa hơn.

Một số kinh nghiệm về cách hút sữa và bảo quản

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Bạn có thể liên hệ với nhà sản xuất để yêu cầu đổi một chiếc phễu chụp nếu phễu chụp có sẵn không phù hợp với kích thước vú của bạn hoặc làm bạn cảm thấy khó chịu.

Khi tiến hành hút sữa, luôn nhớ rằng đầu hút phải nằm giữa tâm của ống phễu.

Làm ẩm phễu trước khi sử dụng sẽ giúp phễu chụp ôm khít núm vú hơn.

Để tiết kiệm thời gian, nên sử dụng loại máy hút đôi. Trong trường hợp bạn sử dụng máy hút đơn, luân phiên thay đổi giữa hai bên ngực trong quá trình hút sữa.

Cách hút sữa đúng phương pháp sẽ khiến bạn có cảm giác êm nhẹ như em bé đang bú. Còn nếu bạn cảm thấy đau rát hay bất cứ biểu hiện bất thường nào, dừng sử dụng sản phẩm và đến gặp bác sĩ.

Nên chuẩn bị một chiếc tủ lạnh mini để trữ sữa sau khi hút hoặc sử dụng loại hộp có nắp đậy kính để sữa giữ được giá trị dinh dưỡng.

Uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm, vitamin cần thiết để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.

Phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách

Thời gian và nhiệt độ bảo quản

Bên cạnh cách hút sữa, thời gian và nhiệt độ là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa mẹ sau khi hút. Vì vậy, nếu lựa chọn trữ sữa trong tủ đông, chị em nên lưu ý về thời gian và nhiệt độ như sau:

Sữa để ngoài phòng với nhiệt độ trên 26 độ C: Tối đa 1 giờ.

Sữa để trong phòng điều hòa với nhiệt độ dưới 26 độ C: Tối đa 6 giờ.

Sữa trữ trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ.

Sữa trữ trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ (với tủ lạnh có 1 cửa): Tối đa 2 tuần.

Sữa trữ trong ngăn đá tủ lạnh có cửa riêng (tủ lạnh 2 cửa): Tối đa 4 tháng.

Sữa trữ trong tủ lạnh chuyên dụng: Tối đa 6 tháng (trong ngăn đá).

Dụng cụ bảo quản

Chị em nên lựa chọn địa chỉ bán túi sữa, bình sữa và máy hút có uy tín trên thị trường. Tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý cách vệ sinh và chất liệu cho đồ đựng sữa như sau:

Chỉ nên sử dụng bịch trữ sữa 1 lần để tránh làm lây lan vi khuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Sử dụng bút lông dầu (loại không lem) để ghi ngày, tháng hút sữa lên bịch. Điều này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp chị em nắm được thời hạn sử dụng của sữa, tránh để lãng phí.

Một số lưu ý về cách hút sữa và bảo quản sữa mẹ sau khi hút

Với sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết thì phải bỏ đi ngay, không nên tái sử dụng.

Không pha lẫn sữa thừa với sữa mới vắt.

Không nên lắc bình sữa rã đông, tránh xảy ra tình trạng rã đông nhanh trong nước sôi.

Việc thay đổi đột ngột nhiệt độ hay lắc mạnh sẽ làm thay đổi tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ. Điều này khiến chất lượng sữa không còn được đảm bảo, mặc dù vẫn còn lợi ích dinh dưỡng nhưng lúc này sữa đã mất đi lợi ích bảo vệ (kháng thể) cho trẻ nhỏ.

Nuôi trẻ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho các bà mẹ trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc các bé yêu. Tin rằng, với những chia sẻ về cách hút sữa và bảo quản nguồn sữa sẽ giúp việc cho con bú không còn là nỗi ám ảnh đối với nhiều bà mẹ nữa.