Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Mất Ngủ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Chứng Mất Ngủ

Cứ vào mỗi đêm, bạn không tài nào nhắm mắt, nằm trăn trở mãi. Có thể bạn đang đang rơi vào tình trạng mất ngủ hay khó ngủ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay!

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc – hay thức dậy, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh dây, đầu óc không tập trung vào việc gì. Tình trạng mất ngủ thường gặp chủ yếu ở người có tuổi, những người mệt mỏi, đầu óc căng thẳng… Mặc dù mất ngủ được coi là một bệnh không nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng không ít đến sức khỏe, công việc và đời sống của bạn.

Có rất nhiều nguyên nhân góp phần gây ra chứng mất ngủ, sau đây là những nguyên nhân được coi là phổ biến nhất à bạn nên biết để có một giấc ngủ say nồng nhất.

Đồ uống có caffeine như cà phê, trà, cola… được coi là các chất kích thích. Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm này, chất caffeine ngấm vào máu trong cơ thể và kích thích hệ thần kinh khiến bạn tỉnh táo hơn. Vì vậy, nếu bạn không muốn mất ngủ thì không nên uống chúng

Buổi tối ăn quá nhiều đồ ăn cay sẽ dẫn đến mất ngủ. Người bị nóng tim sau khi ăn đồ ăn cay, sau khi nằm xuống thì bệnh tình càng thêm nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Còn nếu bạn đang bị trào ngược axit, bạn càng không nên ăn thức ăn cay vào ban đêm để tránh sự khó chịu trong dạ dày.

Bạn có biết ăn một miếng pho mát vào buổi tối có thể khiến bạn “thao thức” cả đêm không? Vì trong pho mát có chứa thành phần có tên là tyrosine – một axit amin được sử dụng để sản xuất dopamine. Dopamine đóng một vai trò rất quan trọng trong não. Nó làm cho não bộ hoạt động nhiều hơn và gây khó khăn để đi vào giấc ngủ.

Thực phẩm chế biến sẵn có chứa tyrosine sẽ làm cho não sản sinh ra chất dopamine gây hưng phấn cho não bộ. Nếu bạn thường ăn thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng… sẽ khiến bạn mất ngủ và là các loại thực phẩm này là “sát thủ thầm lặng” gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh ăn các thực phẩm này để hạn chế những rắc rối cho dạ dày và giấc ngủ của bạn.

Những thực phẩm chưa nhiều đường như bánh ngọt, sôcôla và các loại bánh kẹo có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên, làm tăng năng lượng. Nhưng lượng đường trong cơ thể quá cao lại khiến bạn phải hoạt động nhiều để chuyển hóa chúng. Vì thế, não cũng phải hoạt động liên tục. Khi mà toàn bộ cơ quan trong cơ thể không được “nghỉ ngơi” thì bạn cũng khó chìm sâu vào giấc ngủ.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao sẽ khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa và do đó nó có thể phá vỡ giấc ngủ chu trình giấc ngủ của bạn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu protein thường phát hành ra các axit amin đưa vào máu. Khi lượng axit amin này tăng, chúng nhanh chóng được sử dụng để sản xuất dopamine – chất dẫn truyền thần kinh khiến cho bộ não hoạt động liên tục, gây ra tình trạng mất ngủ.

Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đặc biệt ăn vào buổi tối, gần giờ đi ngủ, bạn sẽ bắt dạ dày, đường ruột, gan và tuyến tụy phải làm việc căng thẳng hơn về đêm trong khi lẽ ra các cơ quan này phải được nghỉ ngơi. Điều này kích thích thần kinh trung ương, làm cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái làm việc, dẫn đến mất ngủ.

Nếu trong phòng ngủ của bạn quá nhiều ánh sáng sẽ khiến não bộ của bạn hiểu đây là ban ngày và sẽ làm bạn khó ngủ. Những thủ phạm phát ra ánh sáng nhân tạo trong phòng ngủ chính là thiết bị công nghệ, máy tính bảng, tivi… Do đó để có giấc ngủ sâu, trước khi đi ngủ bạn hãy tắt những thiết bị điện tử đó và che các nguồn sáng chiếu vào phòng trước khi đặt lưng xuống giường.

Tập thể dục là phương pháp tăng cường sức khỏe, nhưng theo các bác sĩ khuyên mọi người không nên tập thể dục hay đi bộ vào buổi tối, nhất là gần giờ đi ngủ. Vì buổi tối, sau một ngày lao động mệt mỏi, các cơ quan nội tạng cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn tập thể dục, vận động tức là đánh thức lại cơ thể và như vậy sẽ gây ra mất ngủ.

Đa số người bệnh khi gặp phải triệu chứng mất ngủ đều tìm đến các loại thuốc an thần. Cách này có thể cải thiện ngay lập tức tình trạng mất ngủ nhưng về lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc và gây ra những tổn thương cho hệ thần kinh, và có thể gây trầm cảm. Vì vậy, để cải thiện tốt nhất căn bệnh mất ngủ, người bệnh nên thực hiện các phương pháp tự nhiên, giúp cải thiện và nâng cao dần dần chất lượng cũng như thời gian ngủ như:

– Thường xuyên vệ sinh nơi ngủ sạch sẽ.

– Uống 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ: giúp cung cấp axit amin phenylalanine, tryptophan giúp ngủ tốt.

– Tránh để cho cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng.

– Không ngủ trưa nhiều (ngủ trưa khoảng 15-30 là tốt nhất) để tránh tình trạng tối khó ngủ.

– Duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là một phương pháp lý tưởng giúp bạn cải thiện cho giấc ngủ của mình. Một bữa ăn cung cấp đầy đủ các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng và axit amin thiết yếu sẽ giúp điều tiết, ổn định giấc ngủ, an thần cho hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung, chống mệt mỏi.

– Tập những bài tập yoga, tập thở hoặc ngồi thiền có thể giúp bạn giảm căng thẳng và kết quả là bạn có giấc ngủ yên tĩnh, dễ ngủ và ngủ lâu hơn.

Mất Ngủ Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Mất ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến. Theo thống kê có khoảng 60% phụ nữ bị mất ngủ sau tám tuần sinh em bé. Phụ nữ bị mất ngủ sau sinh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

Các nguyên nhân chính gây mất ngủ sau sinh bao gồm:

Sự thay đổi nồng độ các hormone estrogen, progesteron, melatonin là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất ngủ sau sinh. Trong đó, estrogen và progesterone là các hormon giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone bị suy giảm gây hiện tượng mất ngủ.

Melatonin là hormone do tuyến tùng tiết ra, có vai trò kiểm soát chu kỳ giấc ngủ và điều hòa nhịp sinh học trong cơ thể. Sự biến động nồng độ melatonin sau sinh khiến mẹ không có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm, dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Đổ mồ hôi vào ban đêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể phụ nữ sau sinh để loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa mà cơ thể sản xuất trong thời kỳ mang thai. Điều này làm cơ thể bạn nóng nực, khó chịu và là nguyên nhân khiến bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm.

Sau sinh, một số phụ nữ thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng vì những thay đổi trong cuộc sống sắp tới, gây hiện tượng mất ngủ sau sinh. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

Nhiều trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc hoặc có thói quen bú sữa mẹ vào ban đêm. Vì vậy, người mẹ thường xuyên phải thức giấc giữa đêm để cho em bé bú, dỗ dành khi bé quấy khóc và ru em bé ngủ trở lại. Tình trạng này kéo dài khiến giấc ngủ của mẹ thường xuyên bị gián đoạn và khó ngủ trở lại gây hiện tượng mất ngủ sau sinh.

Khắc phục mất ngủ sau sinh như thế nào?

Sau khi sinh 3-4 tháng, giấc ngủ của em bé đã dần ổn định hơn. Bạn có thể tranh thủ chợp mắt khi bé đang ngủ, dù là giấc ngủ ngắn nhưng cũng giúp bạn thư giãn và có thêm năng lượng.

Ngay sau sinh, cơ thể người phụ nữ chưa hồi phục hoàn toàn. Nhưng có nhiều em bé hay quấy khóc khiến người mẹ tốn quá nhiều thời gian cho bé bú sữa, dỗ dành bé ngủ mà không có thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Tình trạng này kéo dài khiến phụ nữ sau sinh luôn bận rộn và bị mất ngủ. Do đó, bạn nên chia sẻ bớt việc chăm sóc em bé với người xung quanh, nhờ người thân giúp đỡ một số việc như thay tã, tắm cho bé, pha sữa và cho bé bú bình vào ban đêm…

Cố gắng giải tỏa tâm lý bằng các bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, tập vài động tác yoga, đi dạo… Theo các nghiên cứu, các bài tập ngắn, bài tập giãn cơ nhẹ và hít thở sâu ngay trước khi ngủ giúp bạn xoa dịu tâm trí và cảm thấy thoải mái, dễ ngủ hơn.

Ngoài ra, nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách hoặc nói chuyện với bạn bè cũng giúp giải tỏa tâm trạng, giảm căng thẳng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Trà, cà phê và các đồ uống có chứa caffein khác gây kích thích não bộ, làm bạn tỉnh táo và khó ngủ hơn. VÌ vậy, phụ nữ sau sinh không nên uống trà, cà phê và các đồ uống có chứa caffein khác sau 2 giờ chiều.

Việc xem tivi, chơi điện tử, điện thoại thông minh hoặc tiếp xúc với màn hình máy tính ngay trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của bạn. Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử đánh lừa não bộ, khiến não bộ nhầm tưởng là ban ngày, từ đó não bộ giảm sản xuất hormone melatonin – một loại hormone giúp kiểm soát giấc ngủ, làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Hoa cúc là loại thảo mộc nổi tiếng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và rất an toàn, sử dụng được cho cả phụ nữ sau sinh. Trong hoa cúc có chứa apigenin – có vai trò liên kết với một số thụ thể trong não bộ làm tăng cảm giác buồn ngủ.

Ngoài ra, các hoạt chất thuộc nhóm Flavonoid trong hoa cúc có tác dụng chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch, giảm lo lắng và cải thiện sức khỏe làn da. Đây đều là những tác dụng rất tuyệt vời với phụ nữ sau sinh.

Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây cho thấy các phụ nữ sau sinh uống trà hoa cúc trong hai tuần giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Lạc tiên là vị thảo dược bổ mát, có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, lo âu. Đây là loại thảo dược rất an toàn, sử dụng được cho cả phụ nữ sau sinh, phụ nữ đang cho con bú. Bạn có thể đun nước cây lạc tiên để uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

Việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ cho phụ nữ sau sinh rất an toàn, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là đòi hỏi quá trình chế biến phức tạp, tốn rất nhiều thời gian và đôi khi hơi khó uống khiến nhiều người khó kiên trì nên hiệu quả đạt được không cao. Đặc biệt với trường hợp các mẹ bị mất ngủ nặng thì việc sử dụng đơn lẻ thảo dược sẽ khó mà có được giấc ngủ như ý.

Vì thế, nếu phụ nữ sau khi cai sữa cho em bé xong mà vẫn bị mất ngủ thì nên tìm hiểu thêm các sản phẩm giúp tìm lại được giấc ngủ ngon từ thiên nhiên, phối hợp nhiều thành phần sẽ cho được hiệu quả cao. Nhận thấy được nhu cầu thiết yếu đó, các nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm BoniSleep + kết hợp nhiều loại thảo dược giúp an thần nổi tiếng, cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ sau sinh, đồng thời được bào chế dưới dạng viên nang rất thuận tiện cho quá trình sử dụng.

BoniSleep + là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên, xuất xứ từ Mỹ. BoniSleep + giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, tạo giấc ngủ sinh lý, cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh. Ngoài ra BoniSleep + còn hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng, stress, lo âu, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. BoniSleep + có được tác dụng như vậy nhờ công thức toàn diện với 3 nhóm thành phần:

– Nhóm giúp nuôi dưỡng thần kinh và não bộ: Lactium. Tinh chất Lactium được chiết suất từ casein sữa, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và tái tạo sức sống não bộ, lấy lại tâm trạng thoải mái, sảng khoái, giải tỏa lo âu. Đặc biệt, theo nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật Bản năm 2006, khi dùng liều 150mg Lactium trên 44 người tình nguyện sau 4 tuần cho kết quả cải thiện 66% giấc ngủ.

– Nhóm thành phần giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn: Melatonin. Melatonin là hormone tự nhiên được tiết ra từ tuyến tùng giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ và điều hòa nhịp sinh học của cơ thể; ngoài ra còn có nhân sâm Ấn Độ, rhodiola rosea, các thảo dược giúp an thần như nữ lang, lạc tiên, hoa bia, hoa cúc…

– Nhóm giúp giảm căng thẳng, stress, lo âu: 5 HTP, L-theanin từ lá chè. Đây là những thành phần giúp tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, cùng với GABA giúp tăng tần suất sóng alpha, giảm tần suất sóng beta tạo trạng thái thư giãn, giảm căng thẳng.

Đặc biệt, BoniSleep + được sản xuất theo công nghệ microfluidizer giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước nhỏ cỡ nano, tăng khả năng hấp thu có thể lên tới 100%, cho hiệu quả cải thiện tối đa, hơn nhiều lần so với các phương pháp chế biến thảo dược truyền thống.

Phụ nữ sau sinh chỉ cần sử dụng liều 2-4 viên trước khi đi ngủ, sau khoảng 2- 3 tuần sẽ tìm lại được giấc ngủ sâu, ngon cả đêm.

“Trước đây, chị bị mất ngủ liên miên, hay thức trắng đêm vì công việc quá bận rộn và áp lực, không có thời gian nghỉ ngơi. Lâu dần bệnh tiến triển thành trầm cảm nặng, phải uống thuốc tây. Chị uống thuốc tây thấy ngủ mê mệt lắm mà cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có sức lực làm gì.”

“Năm 2011 chị bị mất ngủ do thường xuyên phải thức đêm làm việc để kịp tiến độ. Chị chủ quan không chữa trị vì nghĩ mình còn trẻ. Dần dần bệnh mất ngủ nặng hơn, nhiều hôm chị nằm cả đêm không chợp mắt được, sáng dậy thấy chóng mặt, đầu óc quay cuồng lắm. Chị uống thuốc tây nhưng giấc ngủ cũng không được cải thiện nhiều.”

“Mãi đến năm 2015, nhờ người quen giới thiệu cho bác sĩ chuyên về mất ngủ, chị được kê thuốc tây với 2 viên thực phẩm chức năng BoniSleep +. Sau một thời gian sử dụng, chị thấy dễ ngủ hơn, ngủ được 7 tiếng mỗi đêm. Sáng dậy cơ thể tỉnh táo, sảng khoái khác hẳn đợt chị dùng mỗi thuốc tây thôi. Dần dần khi giấc ngủ ổn định, chị xin ý kiến bác sĩ giảm dần liều thuốc tây rồi bỏ hẳn, chỉ dùng BoniSleep + mà vẫn duy trì được giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn. Cảm ơn BoniSleep + nhiều lắm.”

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY

Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Chứng Mất Ngủ Ở Trẻ Em

Thông thường, chứng mất ngủ được xem là triệu chứng chỉ xảy ra đối với người lớn. Thế nhưng, nhiều trẻ cũng bị chứng mất ngủ. Chẳng hạn cha mẹ trẻ thất bại trong việc định giờ ngủ cho trẻ. Trẻ dùng thuốc kích thích và uống thức uống có cồn khiến trẻ bị mất ngủ.

Mất ngủ là triệu chứng mà một người bị khó ngủ và gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ. Thường thì người bị mất ngủ thức suốt cả đêm. Một số người ngủ được vài tiếng rồi tỉnh giấc và không thể tiếp tục ngủ trở lại, trong khi một số khác lại không thể ngủ được.

Thông thường, chứng mất ngủ được xem là triệu chứng chỉ xảy ra đối với người lớn. Thế nhưng, nhiều trẻ cũng bị chứng mất ngủ. Chẳng hạn cha mẹ trẻ thất bại trong việc định giờ ngủ cho trẻ. Trẻ dùng thuốc kích thích và uống thức uống có cồn khiến trẻ bị mất ngủ. Hay trẻ thức khuya chơi trò chơi điện tử, sử dụng máy tính, và trò chuyện với bạn bè bằng điện thoại di động. Nhiều trẻ tăng động quá mức và/hoặc bị rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder – ADD) cũng khiến trẻ gặp tình trạng khó ngủ. Một số trẻ chỉ đơn giản là hiếu động và không thích đi ngủ khi được người lớn yêu cầu.

Đôi lúc, lối sống và thái độ hành vi của cha mẹ cũng có thể gây chứng mất ngủ ở trẻ. Cha mẹ thức khuya nghe nhạc lớn, hút thuốc, “chè chén” và “chén thù chén tạc” với bạn bè có thể gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của trẻ. Trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng đến giấc ngủ do khói bốc lên từ việc dùng thuốc lá, chất kích thích khác của bậc phụ huynh. Một số cha mẹ thậm chí còn làm tấm gương xấu từ lối sống không lành mạnh của mình lên con trẻ.

Việc điều trị chính cho chứng mất ngủ là dùng thuốc thông thường. Theo American Academy of Sleep Medicine, việc điều trị chứng mất ngủ ở trẻ thường là kê toa thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên việc cho trẻ dùng các loại thuốc này có thể gây nghiện thuốc được kê toa và dẫn đến các hành vi nghiện ngập khác. Điều này có thể gây vấn đề lớn hơn chứng mất ngủ.

Dùng thuốc để điều trị chứng mất ngủ cho trẻ “lợi bất cập hại”.

Những bậc phụ huynh không muốn dùng thuốc để chữa trị chứng mất ngủ cho trẻ có thể áp dụng biện pháp thay đổi lối sống và dinh dưỡng tốt.

Canxi: có tác dụng an thần cơ thể. Thiếu hụt canxi gây bồn chồn và mất ngủ

Magiê: có thể giúp gây buồn ngủ. Thiếu magiê gây sự căng thẳng, ngăn cơn buồn ngủ.

Vitamin B6 và B12: có một tác dụng làm dịu thần kinh.

Inositol: giúp tăng cường giấc ngủ.

Khẩu phần ăn của trẻ bao gồm thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Những thực phẩm này thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết để “cản trở” chứng mất ngủ. Cha mẹ nên cho trẻ dùng các thực phẩm tươi, chưa được chế biến sẵn, như là các sản phẩm tươi và ngũ cốc nguyên hạt có chứa những loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong khẩu phần ăn của trẻ. Cha mẹ cũng cần cân nhắc cho trẻ dùng các viên bổ sung các loại khoáng chất và vitamin nói trên.

Thay đổi lối sống

Ngoài việc thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ, cha mẹ cũng nên thay đổi lối sống của trẻ nhằm điều chỉnh chứng mất ngủ của con.

Định giờ ngủ

Cha mẹ nên định giờ ngủ cho con trẻ và buộc trẻ tuân theo. 8g tối là quá sớm. Thời gian bắt buộc trẻ phải ngủ nên là 9g30 tối. Đây là thời gian không quá sớm cũng không quá muộn. Và giờ thức giấc nên là 6g30 sáng, có như vậy trẻ mới ngủ đủ 8 tiếng. Bậc phụ huynh cũng nên đồng thời đi ngủ cùng thời gian như trẻ. Như vậy mới có thể làm gương tốt cho con và ngăn trẻ có ý định muốn thức khuya.

Hoạt động ngoại khóa

Phụ huynh nên hạn chế các hoạt động ngoại khóa của con trong năm học. Các hoạt động này tiêu tốn rất nhiều thời gian mà lẽ ra trẻ có thể dùng để học và làm bài tập về nhà. Trẻ tham gia nhiều hơn 1 hoạt động ngoại khóa thường phải thức khuya để làm bài tập về nhà, điều này lấy đi rất nhiều thời gian mà trẻ có thể ngủ. Thế nên, nếu phụ huynh nhận thấy các hoạt động ngoại khóa gây ảnh hưởng đến giờ giấc nghỉ ngơi của con, hãy cho trẻ nghỉ bớt các hoạt động ngoại khóa này.

Bậc phụ huynh cần đặt ra những quy định cụ thể thời gian trẻ được chơi điện tử hay sử dụng máy tính. Trò chơi điện tử và máy tính

Cha mẹ không nên cho trẻ chơi điện tử vào các ngày trong tuần trong năm học. Một khi trẻ bắt đầu chơi, rất khó nếu không muốn nói là gần như không thể buộc trẻ ngừng chơi. Thế nên các bậc phụ huynh cần ra quy định chỉ cho trẻ chơi điện tử không quá 2 tiếng một ngày vào cuối tuần. Khi nghỉ hè, có thể cho phép trẻ chơi điện tử vào các ngày cuối tuần nhưng phải với thời lượng hợp lý.

Trong năm học, phụ huynh nên giới hạn việc sử dụng máy tính chỉ để trẻ làm bài tập về nhà. Đồng thời nghiêm cấm việc sử dụng máy tính muộn vào ban đêm.

Cha mẹ cũng không nên cho phép con chơi điện tử và dùng máy tính trong phòng riêng vì trẻ sẽ khó vượt qua cám dỗ thức khuya.

Dù có nhiều trẻ cũng bị chứng mất ngủ, nhưng sự giám sát cần thiết từ bậc phụ huynh sẽ giúp trẻ điều chỉnh để vượt qua. Cha mẹ phải cho trẻ ăn những khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe, đồng thời phải giám sát và theo dõi lối sống của trẻ để bảo đảm con trẻ có sự nghỉ ngơi hợp lý. Nếu thay đổi lối sống và khẩu phần ăn chưa đủ để giúp trẻ “thoát khỏi” chứng mất ngủ, đến lúc này thì bậc phụ huynh nên tham vấn bác sĩ để điều trị cho con mình.

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ ở trẻ em

By Meyeucon360

Thông thường, chứng mất ngủ được xem là triệu chứng chỉ xảy ra đối với người lớn. Thế nhưng, nhiều trẻ cũng bị chứng mất ngủ. Chẳng hạn cha mẹ trẻ thất bại trong việc định giờ ngủ cho trẻ. Trẻ dùng thuốc kích thích và uống thức uống có cồn khiến trẻ bị mất ngủ.

Bệnh Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Hậu Quả Cách Khắc Phục

Mất ngủ hay còn gọi là bệnh mất ngủ xuất hiện hầu hết ở mọi lứa tuổi, gây ra những trở ngại xấu đến cuộc sống của nhiều người. Vậy bệnh mất ngủ là do đâu? Cách khắc phục bệnh mất ngủ như thế nào? Cùng Miomed Việt Nam tìm hiểu bệnh mất ngủ qua bài viết bên dưới.

Bệnh mất ngủ là bệnh gì?

Bệnh mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến hiện nay, bao gồm các trường hợp thức giấc nửa đêm, ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ hoặc dậy sớm. Nếu mất ngủ một thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh mất ngủ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung, khó ngủ hoặc giấc ngủ ngắn và có thể dẫn đến trầm cảm.

Giấc ngủ được coi là một phần quan trọng đối với sức khỏe cũng như đời sống của con người. Ngủ là để cơ thể được thử giãn, trí não được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động dài và tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau. Theo các nhà khoa học, trung bình một người cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ ngày. Ngoài ra, phải đảm bảo được giấc ngủ sâu, không bị gián đoạn hay thức giấc và cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn khi thức dậy.

Theo thống kê từ bác sĩ chuyên khoa thần kinh, con số người đến khám vì bệnh mất ngủ càng tăng và đa số là những người trẻ tuổi từ 18-30 chiếm khoảng 25%. Điều này cho thấy, bệnh mất ngủ không chừa một ai, nó có thể xuất hiện ở người lớn lẫn người trẻ tuổi.

Bệnh mất ngủ cấp tính

Bệnh mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ tạm thời, chỉ xuất hiện trong vài đêm hoặc kéo dài khoảng vài tuần. Đây là dạng mất ngủ thường gặp trong đời sống hằng ngày và khoảng 30-40% người dân bị mắc phải tình trạng này.

Bệnh mất ngủ cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự thay đổi trong cuộc sống ( công việc áp lực, chuyện gia đình, thay đổi nơi sống,…), chế độ sinh hoạt chưa khoa học ( làm việc quá sức, nghỉ ngời không đủ, uống cafe trước khi ngủ, không tập thể dục điều độ…), không gian ngủ không hợp lý,….Nếu tình trạng mất ngủ này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính.

Bệnh mất ngủ mãn tính là chứng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng hay còn gọi là mất ngủ kinh niên. Người bệnh có thể ngủ được 3-4 tiếng/ ngày và thường nằm trằn trọc khoảng 30 phút – 1 tiếng mới có thể ngủ và chất lượng ngủ kém, hay bị tỉnh giấc nửa đêm.

Bệnh mất ngủ mãn tính có thể là triệu chứng của các bệnh tâm thần ( trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể, stress,…), dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, … và các căn bệnh khác như đau xương khớp, viêm phế quản,… Nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như bệnh tim mạch, đau đầu, giảm trí tuệ và nặng hơn là đột quỵ…

Một số dấu hiệu mà người bị bệnh mất ngủ thường xuyên gặp phải:

Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc suốt đêm.

Thức giấc nửa đêm.

Dậy rất sớm.

Buồn ngủ vào ban ngày.

Giấc ngủ chập chờn và ngủ không sâu.

Cảm giác chưa ngủ, mặc dù đã ngủ được vài tiếng.

Hay cáu gắt, lo âu.

Trí tuệ sa sút và kém tập trung.

Hay bị nhức đầu, chóng mặt.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mất ngủ:

Căng thẳng và stress: áp lực trong công việc, học tập hoặc những vấn đề khác trong đời sống cá nhân. Điều này, khiến đầu óc bạn suy nghĩ nhiều, lo lắng và dẫn đến tình trạng khó ngủ về đêm.

Giờ giấc ngủ nghỉ không khoa học: Bạn ngủ trưa nhiều, đồng hồ sinh học không đều cũng dẫn đến tình trạng mất ngủ vào buổi tối. Nếu trưa bạn lỡ ngủ quá nhiều thì chắc chắn về đêm bạn sẽ khó ngủ sớm và dẫn đến mất ngủ.

Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ: Các nhà khoa học khuyên nên ăn trước khi đi ngủ từ 3-4 tiếng để thức ăn có thể tiêu hóa kịp trước khi ngủ. Ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng gây khó chịu khi nằm, ợ nóng hay nặng hơn là trào ngược dạ dày dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Sử dụng chất kích thích (trà, cafe, bia, nước ngọt,…): đây là những chất kích thích mà chúng ta hay dùng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Những đồ uống này sẽ kích thích não bộ và bạn càng tỉnh táo hơn về đêm gây cản trở giấc ngủ.

Các vấn đề về sức khỏe: một số người có dùng thuốc trị bệnh hoặc đang mắc các căn bệnh mạn tính khác thường gây những triệu chứng khó chịu, đau đớn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ.

Môi trường sống thay đổi: có thể bạn đổi nơi ở, việc làm nhiều hơn, hoặc bạn phải thay đổi múi giờ liên tục,… điều đó làm cơ thể bạn chưa thích nghi trước sự thay đổi đó, nhịp sinh bị phá vỡ dẫn đến làm bạn bị mất ngủ.

Bệnh lý về thần kinh: những người bị trầm cảm, đau đầu, chóng mặt… thường hay bị mất ngủ. Nguyên nhân là do các hocmon trong não bị suy giảm, hay suy nghĩ nhiều và gây sức ép lên thần kinh, não bộ không được thư giãn gây khó ngủ và ngủ không sâu giấc.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ là do một vài bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang mắc phải:

Bệnh trào ngược dạ dày: những người thường có triệu chứng như ợ nóng, khó thở khi nằm, khó tiêu,… Đây là căn bệnh gây ra mất ngủ cho con người.

Thay đổi nội tiết tố: phụ nữ ở tuổi 45-53 bước sang thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố thay đổi cũng gây ra những trường hợp mất ngủ và khó ngủ.

Bệnh viêm khớp: đây là căn bệnh gây đau đớn, khó khăn khi ngủ và gây nên bệnh mất ngủ cho người lớn tuổi.

Bệnh viêm mũi: bị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi về đêm sẽ khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra bệnh mất ngủ.

Bệnh về tâm lý: Stress, áp lực, trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện rượu,… là những triệu chứng của bệnh mất ngủ.

Bệnh viêm mũi dị ứng: trong không khí có các chất làm mũi bạn dị ứng, nhạy cảm dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, xổ mũi và hắt hơi liên tục gây khó ngủ và gián đoạn giấc ngủ.

Cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày: cơ thể không được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ dẫn mệt mỏi, uể oải và cảm thấy buồn ngủ vào ngày hôm sau.

Mất tập trung: khi bị mất ngủ bộ não không được nghỉ ngơi, do đó não trở nên chậm chạp, xử lý thông tin kém và gây trở ngại trong việc ghi nhớ mọi thứ.

Béo phì: Người có triệu chứng mất ngủ thường hay mệt mỏi, âu lo, căng thẳng làm cho các cơ quan bên trong không thể thực hiện chức năng của nó. Điều này dẫn đến tình trạng tích trữ mỡ thừa, lượng calo không được giải phóng gây ra tăng cân và béo phì. Cảm giác thèm ăn luôn xảy ra khi bạn mất ngủ là chuyện thường.

Làn da xấu và thiếu sức sống: tiết hormone cortisol tăng lên nếu ngủ không đủ giấc, cấu trúc collagen bị phá vỡ. Lớp biểu bì trở nên yếu và khả năng tự bảo vệ da trở nên yếu đi. Vì thế, làn da trở nên kém sức sống, da sậm màu, nổi mụn,…

Suy giảm hệ miễn dịch: Ngủ là cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khả năng phòng ngừa bệnh tật. Các bác sĩ cho rằng để có được một sức khỏe tốt, vượt qua mọi căn bệnh thì nên ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bị thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu sẽ làm sức đề kháng của cơ thể yếu đi, virus dễ xâm nhập và khả năng mắc bệnh cao hơn.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao: lượng melatonin trong cơ thể sẽ suy giảm khi bị thiếu ngủ khiến cho không thể phục hồi cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thu cao hơn, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

1. Thiết lập đồng hồ sinh học

Tập cho cơ thể ngủ sớm, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, ngủ đúng giờ đúng giấc. Từ đó, bạn sẽ quen với sự thiết lập này, các hormone và chức năng trong cơ thể cũng dần quen theo. Bạn không được làm lệch nhịp sinh học này dù ngủ trễ 1 ngày thì qua ngày hôm sau bạn sẽ bị mất ngủ ngay. Nên ngủ trưa tầm 15-20 để nạp năng lượng tiếp tục làm việc.

Sau một ngày làm việc và học tập, cơ thể cạn kiệt năng lượng và trở nên mệt mỏi. Chính vì thế, bạn cần để trí óc nghỉ ngơi, không suy nghĩ nhiều, gác lại âu lo. Thay vào đó là những hoạt động lành mạnh để làm thanh thản đầu óc như trò chuyện với bạn bè người thân, đọc sách, xem phim, tập thể dục như: yoga, thiền hay tập khí công chữa mất ngủ… để hỗ trợ tốt cho giấc ngủ.

Bàn chân là nơi tập trung 60 huyệt đạo quan trọng của các bộ phận cơ quan bên trong cơ thể. Việc ngâm và xoa bóp chân trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể lưu thông máu, thoải mái và giảm tình trạng mệt mỏi, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cách thực hiện:

Đun nước sôi rồi đổ vào chậu nước, thêm muối vừa phải vào chậu.

Đợi nước hạ nhiệt độ vừa phải, không quá nóng. Thực hiện tư thế ngồi thẳng, ngâm chân khoảng 10-15 phút và kết hợp với massage hoặc bấm huyệt bàn chân để khí huyết vận hành. Từ đó, mang đến cảm giác thoải mái cho bàn chân và thư giãn cơ thể.

Tập thể dục là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Chúng giúp cuộc sống con người trở nên lành mạnh hơn và đặc biệt là cải thiện giấc ngủ.

Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên tập thể dục sẽ có giấc ngủ ngon hơn so với những người không tập thể dục. Các bài tập thể dục cho người mất ngủ sẽ làm tiêu hao năng lượng, cơ thể thấy mệt mỏi và có thể đi vào trạng thái ngủ sâu dễ dàng. Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập thể dục, có thể là chạy bộ nhẹ vào buổi sáng, tập yoga,… Hãy cố gắng vận động cơ thể khi có thể dù chỉ được 5 phút hoạt động. Ngoài ra, bạn có thể dùng các liệu pháp ngồi thiền, luyện khí công để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Hiện nay có rất nhiều thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm được kê đơn cho người có bệnh mất ngủ. Nhưng thuốc này không được tự ý sử dụng, phải theo đơn thuốc của bác sĩ vì chúng có thể làm bệnh trở nên năng hơn và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Người bệnh có thể lựa chọn thuốc ngủ mạnh, thuốc ngủ nhẹ hoặc các viên uống chức năng hỗ trợ giấc ngủ tùy vào thể trạng, mức độ bệnh của mỗi người.

Sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh mất ngủ là phương pháp được nhiều người áp dụng và tin tưởng. Các nguyên liệu trong bài thuốc là từ các loại thảo dược, cây cỏ hoa lá rất dễ tìm, an toàn và không gây nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh trị mất ngủ, các bài thuốc đông y điều trị mất ngủ còn giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho não bộ và cơ thể.

Một số loại cây thuốc có thể dùng để trị mất ngủ: lá vông nem, cây hoa tâm thất, cây đinh lăng, cây lạc tiên, tâm sen, cây nữ lang…

Trà thảo dược không chứa caffein như một số trà thông thường, không gây mất ngủ cho người uống. Trong trà có các thành phần giúp an thần, làm dịu não bộ, các dây thần kinh dược thư giãn và cải thiện giấc ngủ chất lượng hơn.

Người bệnh có thể tham khảo tìm mốt số loại trà hỗ trợ chữa mất ngủ như: trà tâm sen, trà hoa cúc, trà atiso, trà bạc hà, trà cam thảo, trà gừng,… để giúp ngủ ngon hơn.

Ngoài những phương pháp về tâm lý, thực phẩm ăn mỗi ngày cũng cần nên cải thiện và sắp xếp lại sao cho hợp lý để mang lại sức khỏe tốt và giấc ngủ chất lượng hơn. Bổ sung những chất dinh dưỡng như các loại vitamin, omega-3, chất xơ,… vào thực đơn mỗi ngày để hỗ trợ giấc ngủ của chính bạn. Tránh sử dụng những thức ăn đóng hợp, để qua đêm, đồ ăn dầu mỡ nhiều hoặc sử dụng đồ uống có chất kích thích như cafe, bia, trà.

Nếu những cách trên mà người bệnh áp dụng vẫn không có hiệu quả thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về tình trạng bệnh của mình và được kê đơn thuốc phù hợp để cải thiện tình trạng mất ngủ nhanh chóng.

Khó Ngủ Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Trị Tốt NhấtKhó Ngủ Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Giấc Ngủ Nhanh Chóng Hiệu Quả