Nguyên Nhân Cách Khắc Phục Cận Thị Viễn Thị / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cận Thị: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Cận thị (Myopia) là một trong những rối loạn tập trung của mắt, không phải là một bệnh về mắt. Khi bị cận thị, các đối tượng thường nhìn gần thì rõ nhưng nhìn xa thì mờ.

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ, có nghĩa là mắt không điều chỉnh hoặc khúc xạ ánh sáng đúng cách để tập trung vào một vật để cho hình ảnh rõ ràng. Trong cận thị, các đối tượng nhìn gần thì rõ nhưng nhìn xa thì mờ. Cận thị là một rối loạn tập trung của mắt, không phải là một bệnh về mắt.

Như vậy, độ cận thị được tính như thế nào và bao nhiêu độ được cho là cận thị nặng.

Cận thị nặng là gì?

Nếu cận thị nhẹ thì còn được gọi là cận thị thấp. Cận thị nặng được gọi là cận thị cao. Cận thị cao thường sẽ ổn định trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Với cận thị nặng, bạn có thể nhìn rõ và dễ dàng khi sử dụng mắt kính, kính áp tròng hoặc đôi khi với phẫu thuật khúc xạ.

Những bệnh nhân bị cận thị có nguy cơ cao phát triển thành bệnh bong võng mạc. Hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa của bạn để được tư vấn về những dấu hiệu cảnh báo về bong võng mạc nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ này.

Nếu võng mạc không tách rời và được phát hiện sớm, phẫu thuật thường có thể điều trị được. Điều quan trọng là bạn phải được các bác sĩ nhãn khoa kiểm tra mắt thường xuyên để xem các thay đổi ở võng mạc có thể dẫn đến bong võng mạc không.

Những người bị cận thị nặng có thể phát triển bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể nhiều hơn so với cận thị trung bình và không cận thị.

Độ cận thị và các mức độ cận thị

Trên thực tế, cận thị được chia thành nhiều cấp độ, trong đó có cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thoái hóa và cận thị đêm.

Cận thị đơn thuần: Là loại cận thị hình thành do sự mất đối xứng giữa công suất quan hệ cùng với chiều dài trục trước sau nhãn cầu. Thường thì do trục trước sau nhãn cầu dài hơn so với công suất quan hệ dẫn đến mắt cận thị.

Cận thị giả: Đây là trường hợp người bệnh nhìn vật ở xa bị mờ sau một quá trình làm việc kéo dài hay trong quá trình ôn thi. Và khi họ thử đeo kính thì thấy nhìn rõ vật hơn hẳn nhưng rất có thể chỉ là do mắt làm việc quá sức nên bị mờ đi tạm thời. Nếu không để mắt nghỉ ngơi hợp lý và điều độ thì nhiều nguy cơ biến cận thị giả thành cận thị thật.

Cận thị thoái hóa: là loại cận thị nhưng kèm theo sự thoái hóa ở bán phần sau của nhãn cầu. Cận thị thoái hóa thường xảy ra sớm khi trẻ còn bé chưa đi học và có tính chất gia đình. Nếu mắc phải loại cận thị này chúng phát triển rất nhanh khiến thi lực giảm sút nhanh chóng. Đặc biệt, chúng có thể gây ra tăng nhãn áp hay là bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Cận thị ban đêm: Là cận thị thường chỉ xảy ra vào ban đêm hay khi ánh sáng yếu khiến mắt không phân biệt rõ. Vào lúc đó, do ánh sáng mờ, tối nên khiến mắt không có điểm để kích thích điều tiết chính vì vậy mà nhìn mọi thứ gần như không có độ tương phản lại mắt.

Dấu hiệu của cận thị

Một số dấu hiệu của cận thị nhẹ bao gồm mỏi mắt, nhức đầu hoặc nheo mắt để nhìn và khó nhìn thấy đối tượng ở xa như là biển báo đường bộ hoặc khi nhìn lên bảng lúc ngồi học.

Các mức độ cận thị cũng có thể phân loại qua dấu hiệu của cận thị nhẹ. Các triệu chứng cận thị nói chung có thể biểu hiện rõ ở trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Trong những năm thiếu niên, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, cận thị có thể tăng độ nhiều hơn. Trong độ tuổi từ 20 đến 40, thường có rất ít thay đổi.

Nguyên nhân cận thị

Nguyên nhân gây cận thị ở người lớn và trẻ em xảy ra khi mắt dài hơn bình thường hoặc giác mạc quá cong. Kết quả là, các tia sáng tập trung vào phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Điều này cho phép bạn nhìn gần rõ ràng, nhưng nhìn ở xa sẽ mờ.

Điều trị cận thị

Khi xác định được các mức độ cận thị cũng như dấu hiệu của cận thị nhẹ, việc điều trị ở thời điểm ban đầu cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với những người có độ cận cao cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây cận thị ở người lớn để có cách điều trị, khắc phục tốt nhất.

Dù bị cận thị nặng hay độ cận thị đang ở một trong các mức độ cận thị báo động, bạn cũng cần có cuộc khám mắt tổng quát để xác định rõ nguyên nhân, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Kính mắt gọng hoặc kính áp tròng là những phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh các triệu chứng cận thị. Chúng có tác dụng tập trung các tia sáng trên võng mạc. Kính mắt cũng có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực tím có hại (UV). Khi đó chúng được phủ một lớp màng đặc biệt để sàng lọc ánh sáng tia cực tím

Trong nhiều trường hợp, người ta có thể chọn phẫu thuật để chữa cận thị với phẫu thuật lasik hoặc một hình thức tương tự như phẫu thuật khúc xạ. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị hoặc cải thiện tầm nhìn của bạn bằng cách định hình lại giác mạc, điều chỉnh hiệu quả khả năng tập trung của mắt bạn.

Khi bị cận thị, bạn phải đi khám mắt tại các bệnh viện mắt chuyên khoa 6 tháng một lần để đo độ và thay kính nếu cần.

https://nei.nih.gov/health/errors/myopia

https://en.wikipedia.org/wiki/Near-sightedness

https://www.aao.org/eye-health/diseases/myopia-nearsightedness

http://www.optometry.org.au/your-eyes/your-eye-health/eye-conditions/myopia.aspx

https://www.nhs.uk/conditions/short-sightedness/

Viễn Thị Là Gì? Nguyên Nhân

Viễn thị ( Hypermetropia, Farsightedness) là tình trạng mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Đây được xem là một tật khúc xạ có thể di truyền trong gia đình.

Gồm có 3 tật viễn chính:

Nhẹ: nhỏ hơn 2 Diop

Trung bình: từ 3 – 5 Diop

2. Phân biệt viễn thị và lão thị

Tương tự như các biểu hiện của lão hoá như tóc bạc và các nếp nhăn. Lão thị là một tật ở mắt do giảm sút khả năng điều tiết, dẫn đến khả năng tập trung vào vật thể bị giảm sút.

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng viễn và lão thị cùng là một bệnh. Tuy viễn và lão thị chỉ có có một số đặc điểm chung còn nguyên nhân gây ra bệnh lại rất khác nhau. Cụ thể:

Lão thị và viễn thị cùng giống nhau ở điểm đó là nhìn gần không rõ; đều có thể được điều trị bằng cách đeo các loại kính đặc biệt hoặc có thể phẫu thuật để điều chỉnh.

Viễn thị là một tật khúc xạ có thể mắc từ khi còn nhỏ tuổi (do sự sai lệch về khúc xạ ánh sáng do mất cân bằng về tỉ lệ giữa chiều dài nhãn cầu và thuỷ tinh thể).

Còn lão thị là một hiện tượng gây ra bởi quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể con người khi về già (thường xảy ra ở người trên 40 tuổi).

3. Nguyên nhân gây viễn thị

Do trục nhãn cầu quá ngắn hoặc do công suất hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể yếu.

Không giữ đúng khoảng cách nhìn, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống, lâu dần mất tính đàn hồi, mất dần khả năng phồng.

Ở người lớn tuổi, thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi.

Ngoài ra, có thể do các nguyên nhân khác như bệnh võng mạc, khối u mắt, mổ lấy thể thủy tinh bị đục, giác mạc bị dẹt do sẹo..

4. Đối tượng nguy có cơ mắc viễn thị

Đây là tình trạng có thể ảnh hưởng đến bạn ở mọi lứa tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể mắc phải. Hoặc bạn có thể gặp các triệu chứng của viễn khi bạn già đi (đặc biệt sau 40 tuổi).

5. Các dấu hiệu & triệu chứng

Do cơ địa mỗi người khác nhau nên triệu chứng của mỗi người thường sẽ không giống nhau. Các triệu chứng thường gặp ở viễn thị:

Không nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách gần, cần nheo mắt để nhìn rõ.

Đau quanh vùng mắt, nhức mỏi mắt, đau đầu khi đọc sách.

Có thể bị lé trong.

Chóng mặt, mệt mỏi, đau thái dương.

Phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt

Tăng nhãn áp thường thấy trên những người viễn do thể mi to, tiền phòng hẹp.

Do đó nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như người bệnh nên đi đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và tư vấn về cách điều trị phù hợp nhất.

6. Các biến chứng/ hậu quả của viễn thị

Đôi mắt được ví như “cửa sổ tâm hồn” của chúng ta và sẽ ảnh hưởng ít – nhiều đến cuộc sống hằng nếu gặp phải các vấn đề về mắt. Chẳng hạn như:

Chất lượng cuộc sống bị giảm đi. Vì nếu viễn thị không điều trị có thể làm tầm nhìn của bạn bị hạn chế làm giảm đi sự thú vị, gây khó chịu cho bản thân. Ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề học tập.

Mỏi mắt: Khi mắc phải tật khúc xạ mắt viễn thị, sẽ khiến mắt bạn thường xuyên nheo lại hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung. Điều này có thể dẫn đến mỏi mắt và nhức đầu.

7. Cách phòng tránh

Thường xuyên khám mắt định kỳ.

Nếu bạn mắc phải các bệnh nên chú ý điều trị (như đái tháo đường, tăng huyết áp), vì chúng có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn khi không được kiểm soát.

Lập tức đến bác sĩ khi có các triệu chứng của bệnh này để được tư vấn cụ thể.

Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính mát chống tia cực tím đặc biệt khi ở dưới ánh mặt trời trong thời gian dài.

Học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng.

Ăn thực phẩm lành mạnh, chế độ ăn khoa học, ăn nhiều trái cây và rau quả chứa vitamin A và beta carotene.

8. Biện pháp chẩn đoán

Tại các cơ sở khám chữa mắt, các bác sĩ có thể chẩn đoán viễn thị và các tật khúc xạ khác. Thông qua các dụng cụ đặc biệt, họ sẽ chuẩn đoán bạn có bị viễn hay không và ở mức độ nặng hay nhẹ.

Nếu trên gọng kính của bạn có ghi +2.0 diôt hoặc ít hơn có nghĩa bạn bị viễn nhẹ. Nếu độ viễn từ +2.0 đến +4.0 diopters được cho là vừa phải. Từ +4.0 trở lên gọi là viễn thị nặng.

9. Biện pháp điều trị viễn thị

9.1. Đối với trẻ em

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, thì đeo kính là phương pháp phù hợp nhất điều trị chứng viễn vì các lỗi khúc xạ có xu hướng thay đổi thường xuyên trước khi trưởng thành.

9.2. Đối với người lớn

Có thể sử dụng những phương pháp sau:

Mắt kính: Viễn thị đeo kính gì? Với mắt kính bạn có thể điều chỉnh hoàn toàn nếu bạn thay đổi mắt kính theo toa. Kính gọng hoặc kính áp tròng là phương pháp phổ biến nhất để điều trị. Và đặc biệt đối với những người cần phải make up thường xuyên thì việc lựa chọn 1 chiêc kính hay lens là các bước trang điểm quan trọng không thể thiếu.

Phẫu thuật LASIK: Là một phương pháp điều trị tật viễn thị hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian chữa bệnh ngắn, tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng hơn các loại phẫu thuật khác. Đôi khi có các tác dụng phụ như khô mắt, lóa mắt khi nhìn vào ánh sáng ban đêm.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, hoặc những người có giác mạc mỏng không thể phẫu thuật theo phương pháp này.

PRK: Là phương pháp sử dụng laser để thay đổi hình dạng giác mạc. Tuy nhiên, vì không có giác mạc trong khi hồi phục nên thời gian chữa bệnh với PRK lâu hơn.

Femto LASIK: Là phương pháp biến thể của LASIK. Trong phương pháp Femto LASIK vạt giác mạc được tạo bằng tia laser femtosecond vì thể mỏng và chính xác hơn nhiều. Laser sau đó được áp dụng để tái tạo lại giác mạc.

Epi-LASIK: Epi-LASIK là một loại phẫu thuật khúc xạ mới. Phương pháp điều trị chứng mắt viễn thị này phù hợp cho những người có giác mạc mỏng cũng như những người có độ phóng xạ cao. Với Epi-LASIK, biến chứng các tế bào trở nên không ổn định có thể được giảm thiểu.

ReLEx SMILE: Đây là phương pháp tiên tiến nhất trong phẫu thuật chữa tật khúc xạ, hoàn toàn sử dụng tia laser visumax giúp hạn chế tối đa biến chứng sau phẫu thuật.

10. Khi nào nên mổ viễn thị?

Nếu muốn mổ, bạn cần phải trên 18 tuổi, có độ viễn ổn định. Đối với phẫu thuật viễn thị, có thể được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp viễn thị từ +1 đến +10 D.

Chống chỉ định phẫu thuật mắt, khi:

Bạn có các bệnh cấp hoặc mãn tính tại mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, Glôcôm, giác mạc hình nón

Có các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật, phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.

11. Viễn thị bẩm sinh có mổ được không?

Với các phương pháp điều trị phẫu thuật hiện nay chỉ giúp các bạn viễn thị bẩm sinh ở mức độ nặng (trên 6 độ) không phải đeo kính. Tuy nhiên, lại không giải quyết được nguyên nhân gốc.

90% những bạn mắc phải sau điều trị tật khúc xạ, không phải đeo kính nữa sau khi phẫu thuật laser trong đó có viễn thị.

12. Khám viễn thị ở đâu uy tín?

Trong suốt quá trình điều trị tật viễn, ngoài việc lựa chọn một cơ sở uy tín (bác sĩ có tính chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng máy móc để đảm bảo an toàn,…) là ưu tiên hàng đầu.

Bệnh viện Mắt TP HCM – 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP HCM

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Cơ sở 1: 100 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM

Cơ sở 2: số 473 CMT8, phường 13, quận 10, TP HCM

Cơ sở 3: số 355 – 365 Ngô Gia Tự, phường 3, quận 10, TP HCM

Khoa Mắt – Bệnh viện Trưng Vương – 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP HCM

Trung tâm Mắt Kỹ thuật cao – Bệnh viện 30-4 – 9 Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 5, TP HCM

Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga – số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM.

Cách Khắc Phục Cận Thị Ngay Tại Nhà

Phương pháp điều trị làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh

Các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành lâm sàng tiếp tục tìm kiếm các phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn để ngăn tình trạng cận thị trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các liệu pháp thể hiện nhiều hứa hẹn nhất cho đến nay bao gồm:

Thuốc bôi atropine: Thuốc nhỏ atropine tại chỗ thường được sử dụng để làm giãn đồng tử mắt, thường là một phần của các cuộc kiểm tra mắt hoặc trước và sau khi phẫu thuật mắt. Thuốc nhỏ mắt atropine với nhiều liều lượng khác nhau cũng có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị. Cơ chế chính xác cho hiệu ứng này vẫn chưa được biết.

Tăng thời gian bên ngoài: Dành thời gian ở ngoài trời trong thời kỳ thanh thiếu niên và những năm đầu trưởng thành của bạn có thể làm giảm nguy cơ cận thị suốt đời. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) của mặt trời có thể thay đổi cấu trúc phân tử của củng mạc và giác mạc và giúp duy trì hình dạng bình thường.

Kính áp tròng tiêu cự kép: Một loại kính áp tròng tiêu điểm kép mới đã được chứng minh là làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị ở trẻ em từ 8 đến 12 tuổi.

Orthokeratology: Trong quy trình này, bạn đeo kính áp tròng cứng, thấm khí trong vài giờ một ngày cho đến khi hết độ cong của mắt. Sau đó, bạn đeo kính cận ít thường xuyên hơn để duy trì hình dạng mới. Nếu bạn ngừng điều trị này, mắt bạn sẽ trở lại hình dạng cũ. Cách khắc phục cận thị, có bằng chứng cho thấy thấu kính này làm chậm quá trình giãn ra của nhãn cầu cận thị, làm giảm độ cận thị.

Lối sống và biện pháp khắc phục cận thị ngay tại nhà

Bạn không thể ngăn ngừa cận thị khi bệnh đã biểu hiện. Một số nghiên cứu cho thấy bạn có thể làm chậm sự tiến triển của nó. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn của mình bằng cách làm theo những lời khuyên sau:

Kiểm tra mắt của bạn: Làm điều này thường xuyên ngay cả khi bạn thấy tốt.

Kiểm soát tình trạng sức khỏe mãn tính: Một số bệnh như tiểu đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn nếu bạn không được điều trị thích hợp.

Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời: Đeo kính râm ngăn tia cực tím (UV).

Ngăn ngừa chấn thương mắt: Đeo kính bảo vệ mắt khi làm một số việc, chẳng hạn như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc sử dụng các sản phẩm khác có khói độc.

Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Cố gắng ăn nhiều rau xanh, các loại rau và trái cây khác. Và các nghiên cứu cho thấy rằng đôi mắt của bạn được hưởng lợi nếu bạn cũng bao gồm cá có nhiều axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như cá ngừ và cá hồi.

Không hút thuốc: Cũng như hút thuốc không tốt cho phần còn lại của cơ thể, hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mắt của bạn.

Sử dụng ống kính điều chỉnh phù hợp: Các ống kính phù hợp tối ưu hóa tầm nhìn của bạn. Kiểm tra thường xuyên sẽ đảm bảo rằng đơn thuốc của bạn là chính xác. Có bằng chứng cho thấy việc đeo kính quá yếu (đeo kính cận) có thể làm tăng sự phát triển của bệnh cận thị.

Sử dụng ánh sáng tốt: Bật hoặc thêm ánh sáng để có tầm nhìn tốt hơn.

Giảm mỏi mắt: Tránh xa máy tính của bạn hoặc công việc đang làm gần, bao gồm cả việc đọc, cứ sau 20 phút – trong 20 giây – ở một nơi nào đó cách đó 20 feet.

Cách khắc phục cận thị, Lưu ý hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Đột ngột mất thị lực ở một mắt có hoặc không kèm theo đau; đột ngột mờ hoặc nhìn mờ; nhìn đôi; hoặc bạn thấy ánh sáng nhấp nháy, đốm đen hoặc quầng sáng xung quanh đèn. Điều này có thể đại diện cho một tình trạng sức khỏe hoặc mắt nghiêm trọng.

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà 41 Hiệp Nhất, Phường 4, Quận Tân Bình TPHCM

Liên lạc qua điện thoại: 0917903428

Liên lạc qua email: cskh@nonalpharma.vn

Cận Thị Học Đường Và Cách Phòng Chống Cận Thị Học Đường

Cận thị học đường đã và đang trở thành một vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh. Tại khắp cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và vui chơi của trẻ em.

Cận thị học đường là gì

Phân loại cận thị: Thông thường, người ta chia cận thị ra 3 loại theo mức độ cận như sau:

Cận thị ở mức độ nhẹ dưới -3,00 diop.

Cận thị ở mức độ trung bình là từ từ -3,00 diop đến -6,00 diop.

Cận thị từ -6,00 diop trở lên gọi là cận thị nặng

Nguyên nhân gây cận thị học đường

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cận thị học đường là di truyền và lối sống.

Tư thế ngồi học

Hầu hết trẻ hiện nay đều sai tư thế ngồi học. Nếu không được sự hướng dẫn của người lớn đa số trẻ sẽ bò ra bàn hoặc nằm lên giường để học. Ngồi học sai tư thế khiến trẻ dễ bị mắc tật khúc xạ.

Ngoài ra nơi ngồi học không đủ ánh sáng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị học đường. Vì thế để hạn chế tật cận thị ở trẻ cha mẹ và cô giáo nên theo sát trẻ, đảm bảo trẻ luôn ngồi học đúng tư thế

Lạm dụng công nghệ

Bên cạnh đó thời gian bên thiết bị công nghệ quá nhiều sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết. Lâu ngày thủy tinh thể không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu, dẫn đến tật cận thị.

Không khám mắt định kỳ

Việc khám mắt định kỳ sẽ giúp trẻ hiểu hơn về sức khỏe đôi mắt. Một đôi mắt sáng khỏe sẽ giúp trẻ thêm tự tin trên con đường thực hiện ước mơ.

Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

Yếu tố dinh dưỡng tuy không thể làm giảm tật cận thị nhưng sẽ giúp tăng cường sức khỏe mắt, hạn chế tăng độ với trẻ mắc cận thị học đường. Những thực phẩm như: cá, trứng, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, các loại hạt… chứa nhiều vitamin A, B, E… ngoài việc cải thiện thị lực còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt.

Chẩn đoán thị lực học đường

Những dấu hiệu của cận thị học đường

Cận thị không có những dấu hiệu rõ rệt, vì thế rất khó phát hiện. Thường trẻ em không thể hiểu rõ được tật cận thị là gì, vì thế không nói rõ với người lớn. Đến khi cha mẹ phát hiện thì trẻ đã bị cận nặng. Vì thế các bậc cha mẹ phải thường xuyên chú ý đến biểu hiện của con cái giúp phát hiện kịp thời tật cận thị. Nếu con bạn có những biểu hiện sau hãy đưa trẻ đến các bệnh viện mắt gần nhất để khám.

– Đọc sách ở khoảng cách gần.

– Nheo mắt khi nhìn vật ở xa.

– Thường xuyên nhức đầu khi đọc sách hay học tập trong khoảng thời gian dài

– Ngồi gần ti vi hoặc bảng.

– Chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục, nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia.

Hậu quả của cận thị học đường

Cận thị học đường sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt thường ngày của trẻ nhỏ. Mắt trẻ do nhìn kém sẽ thường xuyên bỏ sót chữ khi đọc. Không nhìn thấy rõ chữ, rõ dấu chấm, phẩy ảnh hưởng đến việc đọc viết, khiến kết quả học tập suy giảm. Ngoài ra cận thị còn khiến trẻ ngại khi tham gia các hoạt động cần nhìn xa, khiến trẻ xa lánh với bạn bè. Lâu dần có thể gây tự kỷ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bé.

Hệ thống thị giác của bé đang trong giai đoạn phát triển, nếu tật cận thị không được phát hiện kịp thời có thể gây nhược thị và lé. Quá trình điều trị và phục hồi lé và đặc biệt là nhược thị mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế cha mẹ cần quan tâm để ý đến những biểu hiện của trẻ để phát hiện tật khúc xạ kịp thời.

Điều trị cận thị học đường

Trẻ dưới 18 tuổi thì chưa đủ tuổi phẫu thuật tật khúc xạ, phương pháp điều trị cận thị học được tối ưu nhất là đeo kính cho người cận thị. Trước đó bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở bệnh viện mắt uy tín để các bác sĩ khám và chẩn đoán tật khúc xạ ở trẻ.

Vời những trẻ bị cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để kiểm tra tiến triển của tật cận thị nhằm thay kính kịp thời giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ bị giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, khiến độ cận tăng nhanh hơn.

Cách phòng tránh cận thị học đường

Hai phương pháp phòng tránh cận thị học đường tốt nhất là hướng dẫn tư thế ngồi học đúng chuẩn cho trẻ và cách chăm sóc mắt.

Ngồi thẳng lưng, vuông góc với ghế. Tư thế ngồi phải thẳng lưng, vuông góc với ghế, ngực không tỳ vào cạnh bàn, đầu cách vở khoảng 25-30 cm. Hai đùi song song, chân vuông góc với mặt đất, không co, duỗi chân. Tay trái đặt vuông góc với cạnh bàn, giữ vở, tay phải tạo một góc 45 độ với cạnh bàn.

Tay cầm. Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa dùng để cầm bút. Ngón cái và ngón trỏ cầm phía trên bút, ngón giữa đỡ dưới thân bút. Ngòi bút cách đầu ngón trỏ khoảng 2,5cm.

Góc nghiêng bút: Bút nghiêng một góc khoảng 45 độ so với mặt giấy.

Góc nghiêng của vở: Vở để nghiêng, mép vở tạo một góc 15 độ so với mép bàn.

Chiều cao của bàn, ghế: Tiêu chuẩn bàn học sinh là không thấp hơn 22cm và không cao hơn 27cm. Khi ngồi mép bàn phải chạm ngực dưới của trẻ. Nếu ghế quá cao sẽ khiến trẻ bị còng lưng. Ghế quá thấp mắt trẻ sẽ gần với mặt bàn dễ gây cận thị.

Cách chăm sóc mắt

Thường xuyên để mắt nghỉ ngơi, cứ 60 phút học nên để mắt trẻ nghỉ ngơi trong 5 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi không xem tivi hay điện thoại, cần hướng mắt trẻ ra nhìn vật ở khoảng cách xa.

Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng sức đề kháng ở trẻ

Đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện tật khúc xạ ở trẻ

Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt. Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá. Giúp tăng cường sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt.

Những nhầm tưởng về cận thị học đường

1. Đeo kính nhiều sẽ bị phụ thuộc vào kính, do vậy không nên đeo kính

Người bị cận cần đeo kính để cải thiện thị giác. Nếu không đeo kính sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết quá độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ dễ làm rối loạn phát triển thị giác hai mắt.

2. Chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, nhìn gần thì có thể không đeo cũng được.

Quan điểm này không hoàn toàn đúng. Đeo kính giúp tăng cường khả năng nhìn của mắt, khiến mắt không phải làm việc quá độ. Với những người cận thị nhẹ dưới 1 độ thì có thể chỉ cần đeo kính khi làm việc đòi hỏi nhìn xa. Nhưng khi cận trên 2 độ nếu không đeo kính sẽ khó khăn trong hầu hết các công việc trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Đeo gọng kính gì cũng được, quan trọng là chất lượng mắt kính

Điều này không hoàn toàn chính xác. Đúng là chất lượng kính phụ thuộc nhiều vào mắt kính. Tuy nhiên nên chọn loại gọng kính thoải mái, không quá ngắn cũng không quá dài. Ngoài ra việc chọn gọng kính còn ảnh hưởng tới thời trang, giúp tăng tự tin khi giao tiếp.

4. Mắt có biểu hiện tăng độ nhưng vẫn nhìn được, nên không đi khám mắt

Đây là quan điểm hết sức sai lầm. Khi tăng độ, người cận thị cảm thấy vẫn nhìn được và không đi khám mắt. Điều này dẫn đến việc mắt phải điều tiết nhiều hơn bình thường, khiến độ tăng nhanh. Khi phát hiện tăng độ nên đến các bệnh viên mắt uy tín để khám và điều trị kịp thời.

5. Không tự ý chữa tật cận thị tại nhà

Hiện nay trên mạng có rất nhiều phương pháp điều trị cận thị tại nhà. Tuy nhiên những phương pháp này không được khoa học chứng minh. Các giảm cận thị duy nhất là phẫu thuật tật khúc xạ. Tất cả các bài tập mắt chỉ giúp tăng cường sức khỏe mắt, hạn chế tăng độ chứ không thể điều trị cận thị.

Cận thị học đường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiện tại và tương lai sau này của trẻ. Vì thế các bậc cha mẹ nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Thường xuyên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các bệnh viện mắt để kịp thời phát hiện tật khúc xạ ở trẻ.

Bài giảng Hướng dẫn phòng chống cận thị trong học sinh – TS. BS. Đặng Anh Ngọc

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5646583/

https://www.aoa.org/patients-and-public/eye-and-vision-problems/glossary-of-eye-and-vision-conditions/myopia

http://nfvc.org.vn/kien-thuc-tre-em/mot-so-dieu-can-biet-ve-can-thi-hoc-duong_t114c77n1602#.W_yqGV4vvIU