Nêu Đặc Điểm Và Cách Khắc Phục Tật Cận Thị / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cận Thị Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục Tật Cận Thị

Ngày nay cận thị đang tăng rất nhanh trong xã hội đặc biệt là xuất hiện càng nhiều ở đối tượng trẻ em.Với việc ngày nào cũng đeo kính gây ra rất nhiều điều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, công việc, học tập,…hoặc nặng hơn có thể gây tổn thương xấu đến mắt dẫn đến tình trạng mù lòa. Với việc mắc cận thị phổ biến như thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh và có đầy đủ kiến thức để cách phòng bệnh hiệu quả. Bài viết này với mong muốn cung cấp cho bạn những hiểu biết đúng đắn nhất và cách khắc phục hiệu quả bệnh cận thị.

Cận thị là gì?

Phân loại cận thị

Dựa vào các biểu hiện của bệnh, ta chia cận thị thành các loại sau

Cận thị đơn thuần ( simple myopia)

Đây là loại phổ biến hiện nay thường gặp ở các bạn học sinh trong độ tuổi từ 7 – 18 tuổi ( khoảng 70%). Cận thị đơn thuần thường có độ cận nhỏ hơn 6 diop và có thể kèm theo loạn thị.

Nguyên nhân là do mắt luôn nhìn ở khoảng cách gần khiến cho tình trạng thủy tinh thể luôn căng phồng và không xẹp xuống được. Theo các nhà khoa học với những chứng minh là bệnh có thể do di truyền và chế độ làm việc không khoa học. Trẻ con xem điện thoại, tivi gần sát mắt và xem một cách thường xuyên. Hay tình trạng ngồi học bài không đúng tư thế cúi sát mặt xuống bàn và học không có đầy đủ ánh sáng theo đúng quy định. Tất cả điều đó gây đến cận thị đơn thuần ở lứa tuổi học sinh theo như khảo sát đã được công bố. Tình trạng đó diễn ra trong nhiều năm liền và dừng lại ở khoảng thời gian nhất định như là: không phải học hành nhiều hoặc không xem tivi nhiều nữa đối. Từ 20 tuổi trở lên thì cận thị đơn thuần sẽ phát triển chậm hoặc dừng lại với biểu hiện rõ nhất là ngừng tăng độ.

Cận thị thứ phát (induced myopia hay acquired myopia)

Cận thị thứ phát so với cận thị đơn thuần thì phức tạp hơn nhiều. Nó phức tạp từ cách chữa trị đến cả nguyên nhân mắc phải. Lý do mắc phải là:

Cận thị ban đêm ( nocturnal myopia )

Khác với 2 loại cận thị như bên trên. Nếu như cận thị thứ phát và đơn thuần mắt không nhìn rõ vào cả ban ngày và đêm, cận thị ban đêm về cơ bản mắt vẫn nhìn rõ vào ban ngày nhưng khi có vùng ánh sáng yếu hay vào ban đêm không có điện thì mắt lại không nhìn được. Khi ánh sáng không đủ thì buộc mắt phải điều tiết, đồng tử giãn ra để thu lại ánh sáng và vì thế hình ảnh đến mắt bị biến dạng.

Cận thị giả ( pseudo myopia)

Là tình trạng chỉ xảy ra khi mắt làm việc quá tải. Các cơ thể mi hoạt động với chức năng điều khiển sự gia tăng điều tiết của mắt. Chính điều đó là nguyên nhân làm cho tình trạng của mắt trở lên có cứng, tầm nhìn xa bị suy giảm đáng kể nhưng là tạm thời. Nó có biểu hiện giống với cận thị nên có rất nhiều người bị lầm tưởng và chữa bệnh không đúng. Mắt sẽ phục hồi khả năng nhìn xa khi nghỉ ngơi trong thời gian nhất định. Khi mắc kiểu cận thị này phải đi khám và tuân theo yêu cầu của bác sĩ không tự ý đi đo kính làm chi tình trạng mắt yếu hơn từ cận ỉa chuyển thành cận thật.

Cận thị thoái hóa ( degenerative myopia hay pathological myopia )

Đây là tình trạng nặng nhất trong các loại cận thị và được gọi là cận thị bệnh lý. Người bị bệnh thường có độ cận trên 6 diop kèm theo các thoái hóa bán phần sau nhãn cầu. Khi bị thoái hóa thì trục nhãn cầu có suy hướng dài ra và độ cận tăng lên nhanh khó kiểm soát làm cho tình trạng bệnh năng hơn.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến đôi mắt như: thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm,…Dù khi được điều chỉnh bằng kính thích hợp nhưng thị lực cũng chỉ đạt mức 4-5/10

Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng vì đây là bệnh khá là hiếm gặp và thường phát triển ở giai đoạn còn nhỏ mang tính di truyền. Nhưng cũng không nên chủ quan, các bậc phụ huynh hay đưa con nhỏ đi khám mắt định kỳ và thường xuyên. Hãy đến các trung tâm kính mắt có uy tín, chuyên nghiệp để phát hiện và điều trị bệnh một cách kịp thời nhất.

Nguyên nhân của cận thị

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị nhưng phổ biến nhất là do:

Công suất hội tụ của thủy tinh thể và giác mạc quá cao.

Trục nhãn cầu dài hơn bình thường.

Thói quen đọc sách, sử dụng thiết bị nhìn không hợp lý. Nhìn ở khoảng gần trong thời gian dài. Khoảng cách nhìn một vật nào đó là từ 25-30cm theo tiêu chuẩn hợp lý đối với mắt.

Học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng kém. Nên sử dụng đèn vàng và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên là tốt nhất.

Chế độ ăn thiếu dưỡng chất, thiếu vitamin A hoặc do yếu tố di truyền.

Triệu chứng và dấu hiệu của cận thị

Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ khó khăn trong việc quan sát những vật ở xa. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:

Khó nhìn những vật ở xa, khi cố gắng nhìn thì phải nheo mắt.

Mắt luôn ở trong tình trạng lờ mờ, mỏi mắt và kéo theo đau đầu.

Khó nhìn mọi vật vào ban đêm hoặc trong ánh sáng yếu

Nheo mắt liên tục, thường ngồi gần các thiết bị điện tử.

Đọc sách hay bị nhảy hàng, lấy tay dò chữ, hay cúi sát mặt xuống vở.

Thường xuyên kêu mỏi mắt, chảy nước mắt và nhức đầu.

Sợ ánh sáng và hay bị chói mắt, ngại các hoạt động đòi hiểu tầm nhìn xa.

Thường xuyên dụi mắt và nháy mắt liên tục

Không nhìn rõ các vật ở xa.

Độ nặng của cận thị

Dựa vào mức độ cận thị người ta chia độ nặng của cận thị ra thành:

0D : bình thường

Cận thị nhẹ: -0,25 Đến -3,00D

Cận thị trung bình: -3.25D đến 6,00D

Cận thị nặng : -6D đến -10D

Cận thị cực đoan : 10,25D trở lên

Một người cận thị tăng nhanh 1D/năm thì sẽ tiếp tục tăng đến tuổi trưởng thành có khi nên đến 20D.

Để tính độ cận thì ta có thể sử dụng công thức sau:

Với công thức này ta có thể biết được độ cận của mình sơ sơ. Khi đi kiểm tra mắt nhìn vào hóa đơn đo kính của mình thấy có dấu ” -” trước các số(-3,25 hoăc -1.75) thì đó thể hiện cho bị cận thị và những con số theo sau chỉ ra mức độ cận thị .

Hầu hết những người cận thị đều rơi vào mức nhẹ đến trung bình (-1D đến -7D). Ngày nay xu hướng cận ngày càng tăng đến mức báo động và vô cùng phức tạp.

Cách chữa cận thị

Sử dụng kính

Đây chỉ là biện pháp tạm thời không sử dụng lâu dài và dùng cho trẻ dưới 18 tuổi khi chưa được phẫu thuật mắt.

Sử dụng kính gọng

Sử dụng kính áp tròng

Phẫu thuật cận thị

Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng phương pháp Ortho K

Phương pháp này chỉ được áp dụng để điều trị cận thị cho bệnh nhân chưa đủ tuổi phẫu thuật. Hoặc phương pháp này có thể được dùng cho những người không muốn phẫu thuật.

Thông thường dưới 18 tuổi là độ tuổi được khuyến cáo không nên phẫu thuật. Bởi lúc bấy giờ, số độ mắt chưa thật sự ổn định.

Phẫu thuật khúc xạ là một trong các loại mổ cận thị

Trong các loại cận thị, phẫu thuật cận thị là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất. Phương pháp này nhằm điều trị cận thị một cách triệt để. Thực tế cho thấy, nhiều người đã cảm nhận hiệu quả tích cực từ phương pháp này. Phương pháp này mang đến độ an toàn cao và phục hồi sau thời gian ngắn phẫu thuật. Nhưng chi phí cho một ca phẫu thuật tốt và an toàn cũng là vấn đề cần phải cân nhắc.

Phẫu thuật Phakic

Phương pháp phẫu thuật Phakic còn có tên gọi khác là đặt kính nội nhãn. Phẫu thuật Phakic thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao. Tuy nhiên họ đều là những người không có đủ điều kiện để phẫu thuật khúc xạ.

Nhược điểm phẫu thuật Phakic là có nguy cơ tăng nhãn áp. Đặc biệt có thể dẫn đến khả năng gây viêm nhiễm. Thời gian phục hồi của phương pháp này có thể lâu hơn so với phương pháp phẫu thuật khúc xạ.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ. Phương pháp này được chỉ định đối với những bệnh nhân có độ cận quá cao. Đồng thời không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.

Dù là phương pháp chữa bệnh nào đi nữa thì bạn cũng phải chọn cơ sở tốt nhất để khám và điều trị. Và nguyên nhân gây ra cận thị xuất phát nhiều từ thói quen sinh hoạt không hợp lý mà cái này có thể điều chỉnh được. Hãy bảo vệ đôi mắt của mình 1 cách tốt nhất có thể vì nó là cửa sổ tâm hồn.

Giải đáp thắc mắc thường gặp của bệnh nhân cận thị

Cận bao nhiêu độ là nặng?

Theo công thức tính bài viết đã chỉ ra ở trên đã phân biệt nặng nhẹ và trung bình. Nhưng nặng nhất bao nhiêu thì câu trả lời là không có giới hạn. Vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác con số về độ cận nặng nhất. Thực tế,nhiều người bị cận nặng từ 20-25D nhưng thuộc loại cận bệnh lý hoặc mắc thêm các bệnh khác về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc…Nếu cận quá 50D thì coi như là bị mù vì chỉ nhìn rõ được 2cm.

Cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất. Một số người cho rằng cận thị nặng mới phải đeo kính, như vậy có đúng không? 0,25 độ là độ cận thị nhỏ nhất. Với độ cận thị này không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Nếu chỉ 0.25 độ thì bạn hoàn toàn không cần đeo kính

Tuy nhiên nhu cầu đeo kính của từng người là khác nhau. Nếu bạn ở độ tuổi trung niên hay làm các công việc không đòi hỏi phải nhìn xa như văn phòng thì bạn không cần đeo kính trong suốt cả ngày.

Nếu cận từ 1-2 D chỉ nên dùng kính khi nhìn xa, không nên đeo kính trong suốt cả ngày. Vì như thế sẽ khiến mắt giảm khả năng điều tiết khi nhìn gần, lâu ngày sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kính. Với những người phải làm việc nhiều, nên cho mắt thư giãn, nghỉ ngơi xen kẽ trong thời gian làm việc. Cứ 30 phút làm việc nên cho mắt nghỉ ngơi trong khoảng 1-2 phút.

Những trường hợp cận nặng trên 3 độ, nếu không sử dụng kính cho người cận thị sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết để nhìn rõ hơn. Điều này dẫn đến việc độ cận tăng nhanh, nguy hiểm hơn có khả năng thoái hóa võng mạc.

Tại sao nên đeo kính khi bị cận thị?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn. Nhiều người nói khi cận thị không đeo kính sẽ làm tăng độ cận, nhưng cũng có những ý kiến ngược lại. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, người bị cận thị -2 độ trở lên nên đeo kính thường xuyên để giúp mắt nhìn rõ hơn. Trong trường hợp, những người bị cận ở tầm 1 độ trở xuống thì chỉ nên đeo kính khi làm việc đòi hỏi tầm nhìn xa.

Mổ mắt cận thị giá bao nhiêu?

Một trong những cách chữa khỏi cận thị là phẫu thuật mắt. Có nhiều gói phẫu thuật khác nhau để lựa chọn. Phải cân nhắc chọn gói phù hợp để chữa trị mắt tốt nhất. Chi phí để mổ còn phụ thuật khá nhiều thứ như: tình trạng của mắt, phương pháp mổ mắt, bác sĩ điều trị, chương trình hỗ trợ.

LASIK thường quy: 11.000.000 VNĐ

LASIK liên kết bản đồ giác mạc: 14.000.000 VNĐ

Femto LASIK thường quy: 31.000.000 VNĐ

FemtoLASIK liên kết bản đồ giác mạc: 34.000.000 VNĐ

Standard Epi/ EPI – LASIK: 14.000.000 VNĐ

Epi-LASIK liên kết bản đồ giác mạc: 14.000.000 VNĐ

Thời gian thực hiện phẫu thuật khoảng dưới 30 phút. Thời gian tái khám từ 1 ngày đến 1 tuần, tùy theo phương pháp phẫu thuật và tình tình riêng của bệnh nhân.

Giá thu một phần viện phí chuyên ngành mắt về phẫu thuật trung bình với chi phí phẫu thuật đặc biệt là 1.500.000 VNĐ , phẫu thuật loại I giá 700.000 VNĐ, phẫu thuật loại II có giá 400.000 VNĐ và phẫu thuật loại III là 250.000 VNĐ.

Chăm sóc mắt sau khi mổ cận thị như sau:

Tỷ lệ thành công sau mổ đạt đến hơn 95%. Trong gần 5% còn lại, đa phần là tình trạng tái độ sau mổ. Tuy nhiên giai đoạn hậu phẫu thuật khá phức tạp:

Trong vài ngày đầu bạn không được tắm và đi trời mưa.

Không đi máy bay và không nên lái ô tô.

1 tháng sau mổ bạn không được đi biển.

3 tháng sau mổ tránh làm việc nặng nhọc.

Sau phẫu thuật, trong tuần đầu tiên, người bệnh cần nhỏ thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đeo kính bảo hộ 24/24, tuyệt đối không để bị chấn thương. Sau đó nên thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.

Khoảng 1-5% bệnh nhân có thể bị tái độ nghĩa là có độ khúc xạ trở lại với mức độ nhẹ hơn sau mổ. Khi đó, tùy theo độ dày của phần giác mạc còn lại để tiến hành chiếu laser bổ sung. Người bệnh sẽ được bệnh viện miễn phí chiếu laser bổ sung (nhưng phải thanh toán các chi phí khác: thuốc, thiết bị y tế,…).

Kính áp tròng cận thị giá bao nhiêu?

Cũng tùy thuộc các loại tốt khác nhau mà nó cũng có giá khác nhau.

Theo giá của 1 hãng của thể như Caras Lens

Áp tròng không có màu:

Áp tròng có màu:

Có nên phẫu thuật chữa cận thị không?

Theo như khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa thì phẫu thuật là biện pháp cuối cùng để điều trị cận thị và không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. Bên cạnh những lợi ích mà phẫu thuật mắt đem lại như xóa cận hoàn toàn, trả lại đôi mắt sáng, không thấy bất tiện trong cuộc sống thì nó cong có những hậu quả như: tái cận sau mổ( 5%), gặp các biến chứng khác về mắt sau mổ,…dù thế nào đi nữa thì hãy chọn một nơi khám chữa bệnh tốt nhất để có tư vấn tốt nhất.

Chữa cận thị uy tín ở đâu?

Để khám chữa bệnh có uy tín nhất thì bạn hãy đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa về các bệnh về mắt để bảo vệ tốt nhất đôi mắt của bạn

Đối với phía Bắc.

BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG

Thành lập từ năm 1917 với quy mô lớn. Bệnh viện mắt trung ương luôn là trung tâm chữa trị các bệnh về mắt tại các tỉnh miền Bắc và Bắc trung bộ. Tại đây với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ là tiến sĩ, giáo sư du học từ nước ngoài luôn đảm bảo chất lượng mỗi khi khám mổ cận thị.

Địa chỉ: Phố Bà Triệu, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Website: http://www.vnio.vn

CHUYÊN KHOA MẮT – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Ngoài bệnh viện mắt trung ương thì bệnh viện Bạch mai cũng là một trong những trung tâm chữa trị bệnh về mắt uy tín trên địa bàn phía Bắc.

BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN – HÀ NỘI

Bệnh viện mắt Sài Gòn – Hà Nội nằm tại trung tâm Thành phố Hà Nội với 2 cơ sở khang trang. Tất cả các Bệnh viện mắt tại Hà Nội trong hệ thống đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khám mổ mắt cận thị.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội: số 77 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đối với phía Nam

BỆNH VIỆN MẮT TPHCM

Đây là bệnh viện chuyên ngành mắt hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống y tế và đội ngũ y bác sĩ ở đây luôn mang lại niềm an tâm với bệnh nhân khi khám mổ mắt cận thị.

BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN

Bệnh viện mắt sài gòn có hệ thống 9 cơ sở trải đều từ Nam chí Bắc , với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ Châu u luôn là địa chỉ khám chữa bệnh về mắt uy tín và khám mổ mắt cận thị tốt cho tất cả mọi người.

Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn:

Website tư vấn về mổ mắt cận thị giá bao nhiêu : matsaigon.com

Hotline tổng đài tư vấn mổ mắt cận thị giá bao nhiêu : 1900 555 553

Fanpage tư vấn mổ mắt cận thị online : https://www.facebook.com/bvmatsaigon/

Email : info@matsaigon.com

Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn: 473 CMT8, Phường 13, Quận 10, TP HCM.

Điện thoại tư vấn về mổ mắt cận thị giá bao nhiêu : 028 38629 751

Thời gian làm việc :

Thứ 2 – Thứ 7: 7h30 – 12h; 13h -16h30

Chủ nhật: 7h30 – 12h

Bệnh viện Mắt Sài Gòn : 100 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Quận 1, Tp. HCM

Bệnh viện Mắt Việt – Hàn: 355 – 365 Ngô Gia Tự, P.3, Quận 10, Tp. HCM

Điện thoại tư vấn về mổ mắt cận thị giá bao nhiêu : 028 38300 999 – Fax: 08 38306 378

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 7h30 – 12h; 13h -16h30 và Chủ nhật: 7h30 – 12h

KHOA MẮT – BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

Đây cũng là một địa chỉ khám chữa bệnh về mắt uy tín tại TPHCM. Khoa mắt bệnh viện Trưng Vương đã đạt được nhiều thành tựu trong khám và chữa bệnh về mắt.

Địa chỉ: Lý Thường Kiệt, 14, Quận 10, HCM

Điện thoại: 1900 8921

Nguyên Nhân Cận Thị Và Cách Khắc Phục

Hiện nay tại Việt Nam, ở bất cứ đâu đặc biệt tại những thành phố lớn việc chạm mặt những người trẻ như sinh viên, học sinh ở mọi lứa tuổi đeo kính cận gần như phổ biến thậm chí một số ít trẻ nhỏ. Tuy nhiên hầu như nhiều người không biết tại sao mắt bị cận việc cung cấp kiến thức về nguyên nhân cận thị học đường, nguyên nhân cận thị ở trẻ em còn khá ít, dẫn đến việc chăm sóc mắt cận thị không đúng cách làm tăng độ cận thị nhanh.

⇒ Xem phương pháp mổ mắt cận thị mới nhất hiện nay

Các dấu hiệu nhận biết cận thị có thể bao gồm:

Tầm nhìn mờ khi nhìn vào các vật ở xa

Cần nheo mắt hoặc đóng một phần mí mắt để nhìn rõ

Nhức đầu do mỏi mắt

Khó nhìn thấy khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm (cận thị ban đêm)

Cận thị học đường thường được phát hiện đầu tiên trong thời thơ ấu và thường được chẩn đoán giữa những năm học đầu tiên cho đến thanh thiếu niên. Một đứa trẻ bị cận thị có thể:

Nheo mắt thường xuyên

Ngồi gần khi xem tivi, màn hình hoặc ngồi phía trước lớp học

Dường như không nhận thức được các vật ở xa

Nháy mắt quá mức

Dụi mắt thường xuyên

Nguyên nhân dẫn đến cận thị học đường

Dưa trên những dấu hiệu cận thị trên nếu không có giải pháp khắc phục tật cận thị, chăm sóc mắt cận thị, điều chỉnh mắt cận không đúng cũng thúc đẩy quá trình tăng độ cận thị nhanh ở giới trẻ là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến cận thị gây giảm thị lực nặng từ tuổi học đường. Nguyên nhân cận thị ở trẻ em sớm tập trung vào 3 yếu tố:

Nguyên nhân chính khiến tỉ lệ giới trẻ cận thị sớm ngày càng tăng: Nhiều học sinh, sinh viên tại Việt Nam, đang có lối sống sinh hoạt, học tập theo thời gian biểu thiếu khoa học kể cả ở trường và khi về nhà.

+ Khi ở trường học: các em học tập với cường độ cao, tư thế ngồi học không đúng, khoảng cách mắt đến bảng và sách vở chưa đúng trong thời gian dài…

+Về nhà: phòng ốc sinh hoạt trong môi trường ánh sáng yếu, bàn học đặt không đúng vị trí thiếu ánh sáng,cha mẹ không kiểm soát thời gian các em xem ti vi mải mê tiếp xúc với máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử quá nhiều, chưa kể tiếp xúc với ánh sáng xanh trong bóng tối trước khi đi ngủ … buộc mắt phải tăng cường độ hoạt động . Về lâu về dài dẫn đến việc nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ngay võng mạc. Kết quả là bị cận thị, chỉ có thể nhìn rõ những vật thể ở gần, còn những vật ở xa thì lại nhìn mờ.

Nguyên nhân cận thị bẩm sinh xảy ra ở trẻ em sinh non thiếu tháng hoặc thiếu cân nặng cũng là nguyên nhân cận thị ở trẻ em từ nhỏ. Bên cạnh đó nguyên nhân cận thị do di truyền từ bố mẹ bị cận thị cũng nhiều trường hợp đã di truyền sang con cái, tùy theo các mức độ khiến cho trẻ nhỏ bị cận thị bẩm sinh

Chế độ dinh dưỡng kém cũng là 1 trong những yếu tố bị lãng quên dẫn đến cận thị. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đôi mắt sáng khỏe. Những thực phẩm như: cá, trứng, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, các loại hạt… chứa nhiều vitamin A, B, E… không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn phòng ngừa các bệnh nguy hiểm về mắt.

⇒ Xem Mổ mắt cận thị ở đâu tốt nhất, những địa chỉ đáng tin cậy

Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị

Giảm chất lượng cuộc sống. Cận thị không điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bạn có thể không thể thực hiện một nhiệm vụ như bạn muốn. Và tầm nhìn hạn chế của bạn có thể làm giảm sự thích thú của bạn đối với các hoạt động hàng ngày.

Mỏi mắt. Cận thị không điều trị có thể khiến bạn nheo mắt hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung. Điều này có thể dẫn đến mỏi mắt và đau đầu.

An toàn suy giảm. Sự an toàn của chính bạn và của người khác có thể bị nguy hiểm nếu bạn gặp vấn đề về thị lực. Điều này có thể đặc biệt nghiêm trọng nếu bạn đang lái xe hoặc vận hành thiết bị nặng.

Gánh nặng tài chính. Chi phí của ống kính điều chỉnh, khám mắt và điều trị y tế có thể tăng lên, đặc biệt là với một tình trạng mãn tính như cận thị. Giảm thị lực cũng có thể ảnh hưởng đến tiềm năng thu nhập trong một số trường hợp.

Các vấn đề về mắt khác. Cận thị nặng khiến bạn có nguy cơ bị bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh đa hồng cầu – tổn thương ở vùng võng mạc trung tâm. Các mô trong nhãn cầu dài bị kéo căng và mỏng đi, gây chảy nước mắt, viêm, mạch máu mới yếu và dễ chảy máu và sẹo.

Tật Cận Thị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Cận thị là một vấn đề rất phổ biến đối với mọi người. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh và thanh thiếu niên hiện nay. Tuy vậy, vẫn có nhiều hiểu biết sai lệch về cận thị dẫn đến các thói quen, hành vi không đúng có thể làm tật cận thị trở nên nặng nề hơn. Trong bài viết này, YouMed sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về cận thị.

1. Cận thị là một bệnh lý về mắt?

Bệnh cận thị khi điều trị tương đối khó khăn, nguy cơ biến chứng cao. Trong bài viết này chúng ta sẽ nghiên cứu chủ yếu đến tật cận thị. Vì đây là bệnh lý phổ biến. Còn bệnh cận thị cần được chẩn đoán và tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt chi tiết hơn.

Cận thị là tật khúc xạ mà người mắc sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn các chi tiết ở xa. Dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Bình thường mắt giống như một máy ảnh, “chụp ảnh” và “dán” lên võng mạc để hệ thần kinh có thể ghi nhận được. Đối với tật cận thị thì ảnh “chụp” được sẽ không được “dán” đúng lên võng mạc (mà nằm phía trước võng mạc) , làm hình ảnh sẽ bị nhoè đi.

3. Nguyên nhân của cận thị là gì?

Nguyên nhân cốt lõi của tật cận thị là mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và khả năng điều tiết của mắt:

Trục nhãn cầu dài ra.

Cấu trúc nhãn cầu bị thay đổi ( bao gồm cấu trúc của giác mạc, thuỷ tinh thể,…)

Những hành vi làm ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt: Đọc sách, làm việc nơi thiếu ánh sáng. Xem tivi, sử dụng máy vi tính và các thiết bị điện tử quá nhiều. Tư thế ngồi đọc, ngồi viết không đúng, bàn ghế không đúng tiêu chuẩn,…

4. Triệu chứng của cận thị là gì?

Chúng ta hay quen dùng cụm từ “cận 2 độ, cận 3 độ” để nói về mức độ cận của mình. Độ ở đây là diop, được tính dựa trên khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn. Cực viễn là điểm xa nhất mắt có thể nhìn rõ khi không phải điều tiết.

Tật cận thị thì thường không quá 6 diop, còn đối với bệnh cận thị đã nói ở trên thì con số này có thể là 20 diop, thậm chí có thể lên đến 60 diop.

6. Cận thị có nguy hiểm không?

Nhìn chung, cận thị là một tật khúc xạ vô cùng phổ biến mà thường không có biến chứng nặng nề. Tuy nhiên một số ít trường hợp mắt điều tiết quá kém có thể gây lé ngoài.

Nếu không điều chỉnh hợp lý có thể dẫn đến nhược thị. Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực không điều chỉnh được bằng các biện pháp thông thường. Khi đó, việc điều trị sẽ tương đối khó khăn hơn.

7. Cận thị được điều trị như thế nào?

Tật cận thị thường sẽ tự ổn định và không tiến triển nặng thêm khi người mắc đạt tuổi 25 trở đi. Cách tối ưu được khuyến cáo vẫn là điều chỉnh kính. Thấu kính lựa chọn cho người cận là thấu kính phân kì, có diop nhỏ nhất mà cho thị lực tối đa.

VD: Người cận thị nhìn rõ nhất (Thị lực 10/10) khi đeo kính 2 diop, và cả kính 3 diop thì sẽ được ưu tiên lựa chọn kính 2 diop.

Phẫu thuật vẫn có thể được cân nhắc. Những phương pháp phẫu thuật được ưa chuộng nhất là PRK và LASIK. Phẫu thuật có thể được cân nhắc tốt nhất là sau 25 tuổi, việc đeo kính ảnh hưởng nhiều đến công việc cá nhân.

Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các thiết bị điện tử ngày càng được phổ biến và dễ dàng được trẻ em tiếp cận. Con số cận thị học đường cũng ngày càng gia tăng đáng kể. Các bậc phụ huynh cần lưu ý để bảo vệ đôi mắt của con em mình:

Đảm bảo trẻ được học tập, đọc sách, truyện trong môi trường đầy đủ ánh sáng. Cần có thêm đèn bàn dù phòng học đã được trang bị ánh sáng.

Hạn chế hành vi lạm dụng các thiết bị điện tử của trẻ.

Các bàn ghế cần được thiết kế đúng chuẩn học đường. Điều này ngoài mang lợi ích về mắt và còn tránh được các tật như gù vẹo cột sống.

Các thực phẩm giàu Vitamin A cũng nên được bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ (cà rốt, cà chua, rau xanh, bí đỏ, các loại hải sản,…).

Khi trẻ bị cận, cần kiểm tra mắt mỗi 3 – 6 tháng để điều chỉnh kính cho phù hợp.

Cận thị là bệnh lý phổ biến tuy nhiên bệnh này không quá nguy hiểm. Bạn nên tìm hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có những phương pháp phòng tránh cận thị đúng cách.

Một số trẻ ở tuổi đến trường gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là đọc chữ. Liệu có phải trẻ đang gặp phải những rối loạn trong quá trình phát triển ở khu vực xử lý ngôn ngữ? Tìm hiểu ngay!

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Thực Hư Về Cách Giảm Cận Thị Và Các Cách Kiểm Soát Cận Thị Tại Nhà

Cách giảm cận thị luôn là mong ước của tất cả các bạn 4 mắt. Các cách giảm cận thị bản chất chỉ là giúp tăng cường sức khỏe mắt, và hạn chế tăng độ cận.

Tuy nhiên trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách giảm cận thị bằng việc làm chậm sự tiến triển của cận thị ở độ tuổi thiếu niên và nhi đồng.

Cách giảm cận thị là gì

Tuy không thể làm giảm cận thị bằng các phương pháp tự nhiên, nhưng có một số cách có thể tăng cường sức khỏe mắt cũng như làm hạn chế sự phát triển của cận thị.

Những phương pháp này có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc và tập trung của mắt để giảm căng thẳng và mệt mỏi để làm giảm sự tiến triển của cận thị.

Các bài tập mắt sẽ không giúp giảm độ cận thị, mà chỉ giúp tăng cường sức khỏe mắt, giúp hạn chế tăng độ. Cách duy nhất chữa trị tật cận thị là đeo kính hoặc mổ mắt cận.

Cách giảm cận thị bằng các bài tập mắt

Các cách chữa bệnh cận thị dân gian này rất phù hợp với những ai thường xuyên phải làm việc với máy tính. Với những ai bị cần thị nên cho mắt thư giãn thường xuyên với cách thao tác massage nhẹ nhàng sau đây.

Nhắm chặt mắt trong khoảng 5 giây, sau đó mở mắt hết cỡ trong khoảng 5 giây. Làm động tác này liên tục trong 7-8 lần. Ngoài bài tập này, khi mắt mỏi bạn cũng có thể massage cho mắt bằng cách nhắm mắt và xoa tròn vùng da xung quanh mắt trong vòng 1 đến 2 phút. Thực hiện động tác trong khoảng 5 lần.

Ngồi thả lỏng, đảo mắt vòng tròn theo hình kim đồng hồ trong 5 lần, sau đó đảo mắt ngược lại 5 lần. Nhớ chớp mắt sau mỗi lần hoàn thành động tác. Mỗi lần tập cách nhau khoảng 30 phút. Bài tập này rất hiệu quả với những ai thường xuyên phải nghiên cứu hoặc nhìn chằm chằm vào máy vi tính.

Nhìn tập trung

Cách 1: Tập trung nhìn vào một vật cách xa khoảng 6m trong khoảng 30s, cố gắng không chớp mắt. Sau đó nhắm mắt nghỉ ngơi khoảng 10s. Tiếp theo, tập trung nhìn vào vật gần khoảng 15s, rồi chớp mắt nhanh và nhiều lần.

Cách 2: Dùng một miếng giấy dán màu đỏ hoặc đen, cách bạn khoảng 20cm. Phóng tầm mắt ra xa hết cỡ trong 10-15 giây rồi quay trở lại nhìn vào miếng dán. Làm điều này 10 lần.

Cách 3: Cầm cây bút, duỗi thẳng tay. Hai mắt tập trung nhìn vào cây bút. Từ từ gập cánh tay về phía mũi lưu ý mắt không rời khỏi cây bút cho đến khi không thể nhìn được nữa, rồi lại duỗi thẳng tay hết mức. Lặp lại động tác này 10 lần.

Nhìn vào bức tường hoặc khoảng không trước mặt. Giữ thẳng đầu, dùng mắt viết chữ hoặc vẽ hình tùy thích. Cố gắng viết chữ càng to càng tốt. Đây là động tác kết hợp động tác đảo mắt và động tác nhìn tập trung rất tốt cho mắt.

Cách giảm cận thị bằng thay đổi thói quen

Thông thường việc tăng độ là do thói quen sinh hoạt như đọc sách báo trong môi trường thiếu ánh sáng, mắt nghỉ ngơi không đủ…Một trong những cách quản lý độ cận thị tốt nhất là thay đổi thói quen sinh hoạt.

Hạn chế để mắt bị căng thẳng

Đôi mắt cũng giống như cơ thể, nếu phải làm việc căng thẳng quá lâu rất dễ gây ra khô mắt và mệt mỏi. Vì thế nếu muốn có đôi mắt khỏe mạnh bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.

Theo đó cứ 1 tiếng làm việc, hãy để cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào một vật ở xa tốt nhất là màu xanh lá trong khoảng 3-5 phút. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể nhắm mắt nghỉ ngơi thư giãn trong 3 phút.

Giảm thời gian đeo kính cận

Với những bạn cận thị, đặc biệt là cận thị nặng thường không thể sống xa cặp mắt kính. Tuy nhiên nếu đeo kính liên tục và quá lâu sẽ khiến mắt mệt mỏi. Do đó, các bác sĩ cũng khuyên rằng, nên tháo kính cho mắt nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau 1 tiếng đeo kính.

Tránh sử dụng đồ công nghệ 2 tiếng trước khi đi ngủ

Cách giảm cận thị bằng ăn uống

Đây là một trong số những cách chữa cận thị bằng phương pháp tự nhiên rất đáng lưu tâm. chúng tôi một bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng người Mỹ cho biết: Hầu hết bệnh nhân tăng độ do một chế độ ăn uống thiếu canxi, kẽm và crôm.

Canxi

Hơn nữa lượng đường trong máu quá cao khiến sự liên hết giữa các protein trong thủy tinh thể giảm sút. Đường cũng làm giảm lượng dự trữ crôm, điều này khiến trục mắt dài ra.

Crôm

Ngoài ra, ăn nhiều đường còn làm lượng đường trong máu gia tăng, làm biến đổi áp suất thẩm thấu của thủy tinh thể, phát sinh tật cận thị.

Canxi hỗ trợ rất nhiều trong việc hình thành cầu mắt. Thiếu canxi dẫn đến sự phát triển bất thường của thành của nhãn cầu và gây ra cận thị. Để ngăn chặn cận thị, nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng…

Crôm phổ biến trong gạo lứt, gan động vật, các loại hạt như hạt chia, quả óc chó….

Vitamin C

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của võng mạc, mống mắt và thủy tinh thể. Nó cũng có hiệu quả trong việc duy trì sự trao đổi chất bình thường và vận chuyển vitamin A trong mắt và cải thiện thị lực của cho cơ thể.

Vitamin A

Thiếu kẽm nghiêm trọng có thể gây ra rối loạn thị giác. Vì vậy, cần bổ sung kẽm đầy đủ bằng cách ăn các loại thực phẩm như thịt, gan, trứng, đậu phộng, lúa mì và đậu nành.

Vitamin C giúp trì hoãn sự hình thành đục thủy tinh thể. Các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, ổi, …Ăn nhiều vitamin C là một trong những cách giảm cận thị tốt nhất.

Cách giảm cận thị cho trẻ em

Ngày nay số lượng trẻ em cận thị ngày càng nhiều, nhất là cận thị bẩm sinh. Khi trẻ bị cận thị điều quan trọng nhất là phải giữ cho trẻ không tăng độ. Nếu không kiểm soát cận thị ở trẻ em rất dễ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm.

Trẻ bị cận sẽ ngại giao tiếp với bạn bè, học hành kém ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Ngoài ra nếu không được để ý, trẻ có thể bị nhược thị. Vì thể việc ba mẹ cần làm là giúp trẻ không tăng độ bằng cách:

Khám mắt thường xuyên

Khám mắt thường xuyên giúp phát hiện các bệnh về mắt sớm ở trẻ. Từ đó tìm ra cách điều trị hợp lý và kịp thời. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám theo từng độ tuổi sau đây tại các bệnh viện mắt uy tín.

Trẻ em (dưới 3 tuổi)

Trẻ dưới 3 tuổi cần được khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các bệnh lý về mắt. Các bệnh về mắt ở trẻ em bao gồm lác mắt, nhược thị, và cận thị bẩm sinh.

Thanh thiếu niên (từ 4 đến 16 tuổi)

Nếu không mắc các tật khúc xạ, hãy đưa trẻ đi khám định kỳ 2 năm 1 lần. Nếu như con bạn bị mắc tật khúc xạ hãy đi khám 6 tháng một lần để kiểm tra tật khúc xạ và cắt kính cho phù hợp.

Thói quen học tập tích cực

Ngồi thoải mái, không bị gò bó.

Mắt phải cách vở khoảng 30cm.

Lưng thẳng, vuông góc với mặt ghế.

Hai chân thoải mái, không co, hay gác chân

Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, đặt lên mép vở để vở không bị xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.

Ánh sáng phải đủ độ sáng và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang.

Ngoài ra tư thế ngồi học cũng ảnh hưởng đến việc tăng độ của trẻ. Nếu tư thế ngồi học sai mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn, gây mỏi, khô mắt, dễ răng độ. Tư thế ngồi học đúng là:

Phải hỏi ý kiến bác sĩ về các bài tập ở mắt cho trẻ

Chú ý cho trẻ ăn thêm các thực phẩm bổ dưỡng cho mắt để tăng cường sức khỏe mắt cho trẻ

Điều quan trọng là phải tập cho trẻ những thói quen học tập, sinh hoạt lành mạnh. Điều này giúp tránh cho trẻ bị cận thị hoặc hạn chế tăng độ cận với trẻ đã mắc tật cận thị.

Các cách giảm độ cận thị cho trẻ có hiệu quả không?

Tất cả các cách giảm độ cận thị cho trẻ về bản chất chỉ là tăng cường sức khỏe và sự tập trung của mắt. Tuy những cách giảm cận thị cho trẻ không giúp giảm độ cận nhưng giúp hạn chế tăng độ ở trẻ. Trước khi áp dụng những cách giảm cận cho trẻ cha mẹ phải chú ý những điều sau:

Hy vọng rằng những thông tin về cách giảm cận thị trên sẽ giúp các bậc cha mẹ và hội cận thị có cái nhìn đúng hơn về chữa cận thị bằng phương pháp tự nhiên. Lưu ý những bài tập này sẽ giúp kiểm soát tật cận thị, hạn chế tăng độ cận. Để điều trị tật cận thị bạn phải đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để khám và điều trị.