Nêu Cách Bảo Quản Xi Măng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Tổng Hợp Cách Bảo Quản Xi Măng Và Bê Tông

Xi măng là loại vật liệu rất háo nước nên cần có chế độ bảo quản đúng quy dịnh cụ thể như sau:

– Trên phương tiện vận chuyển :sàn khô,có bạt che mưa.

– Kho chứa xi măng phải bảo đảm khô, sạch, thông thoáng có mái che và tường bao chắc chắn, có lối ra vào, đường đi cho xe nâng hoạt động dễ dàng .

– Các bao xi măng phải kê trên nền cao hay đặt trên Balette cách mặt đất ít nhất 30cm và xếp cách tường ít nhất 20cm.

– Mỗi chồng không quá 10 bao,riêng theo từng lô. Đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc :”Lô nào nhập trước thì dùng trước”.

– Trong quá trình lưu kho thường xuyên đảo các bao xi măng xếp ở dưới lên trên và ở trên xuống dưới để tránh tình trạng bao xi măng bị đè nặng lâu ngày sẽ đóng cục.

– Xi măng sẽ giảm cường độ sau một thời gian bảo quản.Vì vậy xi măng pooclăng chỉ được bảo quản trong thời gian 60 ngày kể từ ngày sản xuất,sau thời gian trên cường độ sẽ suy giảm dần.

Xi măng có cường độ mịn càng cao càng dễ vón cục,người ta thường gọi là “chết gió” xảy ra nhanh hơn so với các loại xi măng có cường độ thấp,nên việc bảo quản càng phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Nhìn trên vỏ bao,ngoài nhãn hiệu, chỉ tiêu chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn, tên công ty, còn có số lô sản xuất.

Cách bảo dưỡng bê tông

Khi đổ bê-tông, ngoài các yêu cầu về tỉ lệ thành phần, chất lượng vật liệu, kỹ thuật thi công thì khâu bảo dưỡng sau thi công là vô cùng quan trọng.Nếu bảo dưỡng không tốt sẽ làm bê-tông giảm chất lượng, xuất hiện vết rỗ, chóng bị nứt, nhất là bê-tông mái

Bê-tông chỉ đạt chất lượng tốt khi nó được bảo quản trong môi trường ẩm và không có sự va chạm.Vì vậy sau khi đổ, bê-tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt. Trong môi trường quá khô, nước trong bê- tông bốc hơi nhanh dễ làm cho bê-tông bị nứt nẻ. Ở nhiệt độ càng cao, tốc độ đông kết của bê-tông càng nhanh. Vì vậy, nếu có điều kiện bảo dưỡng bê- tông bằng nước nóng sẽ làm cho tốc độ đông cứng của bê-tông nhanh hơn

Để nguyên cốp pha phun nước trực tiếp vào cốp pha để tăng cường lượng hơi ẩm.Ván cốp-pha phải luôn được tưới đẫm nước. Những chỗ bê-tông bị lộ ra thì phải phủ tấm bạt tránh nắng. Cần lưu ý phải phun đều, nếu để sót bê-tông sẽ bị rạn nứt chân chim, gây thấm về sau. Nên phun nước ở dạng tia nhỏ, liên tục cung cấp hơi ẩm thường xuyên thì tốt hơn là phun nhiều nhưng lại có thời gian cách quãng giữa hai lần phun. Sau khi đổ bê-tông mà gặp trời mưa thì thuận lợi về độ ẩm nhưng khi nắng lên thì tưới nước bổ sung ngay vì lúc đó hơi nước bốc lên mạnh.

Với bê-tông có mặt phẳng như mái nhà có thể xây hàng gạch be bờ, dùng nước xi măng pha loãng để ngâm. Chú ý khi một thời giờ khoấy đều xi măng trong nước bằng chổi vì các hạt xi măng nặng có khuynh hướng động lại một chỗ

Sau khi đỗ bê-tông mà gặp trời mưa to thì phải che chắn, không để mưa rơi trực tiếp làm rỗ mặt bê-tông, 3 ngày sau không được đi lại hay để vật liệu lên sàn bê-tông mới đổ. Trong tuần đầu tiên cứ cách 3 giờ tưới một lần từ tuần thứ hai trở đi tưới ít nhất mỗi ngày 3 lần. Mùa hè nắng gắt, có thể dùng vỏ bao xi măng hoặc tấm ni-lon che phủ bề mặt bê-tông để giữ ẩm. Tốt nhất là dùng rơm rạ, bao tải phủ lên rồi tưới nước. Cách này vừ chống nắng, vừa giữ ẩm bê-tông tốt nhất.

Cách Bảo Quản Xi Măng Cho Công Trình Xây Dựng

Nhiều chủ đầu tư khi mua xi măng số lượng lớn thường tập kết hàng tại công trình trong điều kiện bảo quản kém. Trong môi trường ẩm thấp, mưa nắng sẽ làm cho chất lượng xi măng giảm sút, bị vón cục không sử dụng được. Vậy làm sao để bảo quản xi măng sao cho tốt nhất để tiết kiệm kinh tế và giảm hao phí? Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến mọi người cách bảo quản xi măng đúng cách.

Xi măng là vật liệu quan trọng trong xây dựng

Những điều cần biết khi sử dụng xi măng

kể từ ngày xuất xưởng. Khi xây dựng bạn nên mua và sử dụng xi măng sớm để tiết kiệm chi phí. Trường hợp bạn có kho khách hàng lưu trữ thì nên biết cách bảo quản xi măng, Xi măng thường có hạn sử dụng 60 ngày nơ i tường và mái có tấm phủ để tránh độ ẩm. Bảo quản xi măng tốt sẽ giữ xi măng có chất lượng tốt nhất và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Quá trình sử dụng xi măng cần phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của những người có kinh nghiệm đã được đào tạo về chuyên môn. Việc trộn vữa, bê tông phải theo đúng tỷ lệ cấp phối của nhà sản xuất hoặc tỷ lệ cấp phối đã được xây dựng tính toán và lựa chọn đảm bảo phù hợp với công trình.

Trộn bê tông phải theo đúng tỷ lệ cấp phối của nhà sản xuất

Tỷ lệ nước sử dụng vừa đủ đảm bảo độ linh động của vữa, bê tông khi quá thi công. Bởi cho nhiều nước sẽ giảm cường độ nén, kéo dài thời gian đông kết của vữa và bê tông. Thời gian từ lúc trộn với nước đến thời điểm kết thúc thi công không được chậm quá 60 phút. Không nên kéo dài thời gian sử dụng vữa và bê tông khi đã trộn với nước vì điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của vữa và bê tông.

Cách bảo quản xi măng tại công trình

Xi măng là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành hồ xi măng. Do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu ninh kết sau đó hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.

Xi măng là vật liệu xây dựng có tính háo nước nên cách bảo quản xi măng cũng phải đúng theo quy định:

Xe vận chuyển xi măng phải khô ráo và có mái che nắng, che mưa.

Các bao xi măng phải kê trên nền cao cách mặt đất ít nhất 30cm và xếp cách tường ít nhất 20cm.

Mỗi chồng xi măng chất lên không quá 10 bao và xếp theo số lượng thời gian nhập trước.

Xi măng cần phải che phủ một cách cẩn thận

Xi măng có cường độ mịn càng cao thì càng dễ vón cục. Đó gọi là hiện tượng chết gió, nó xảy ra nhanh hơn so với các loại xi măng có cường độ thấp. Nên cần phải bảo quản nghiêm ngặt hơn. Nhìn trên vỏ bao bì xi măng, ngoài nhãn hiệu, chỉ tiêu chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn, tên công ty sản xuất, còn có số lô sản xuất… để nắm được những thông số kỹ thuật cơ bản của loại xi măng.

Hạn sử dụng của xi măng

Loại xi măng được dùng trong xây dựng là xi măng sản xuất theo TCVN 6260: 1997 dùng để đổ bê tông, vữa xây dựng. Mỗi đợt xi măng được nhập về được ghi rõ ngày sản xuất và thông tin về sản phẩm theo quy định của Nhà nước về nhãn hiệu. Thời hạn bảo hành sản phẩm của TCVN 6260: 1997 thì hạn sử dụng của xi măng là 60 ngày kể từ ngày sản xuất.

Thông tin về sản phẩm phải được thể hiện cụ thể trên bao bì

Dòng chữ in phun mà quý khách thấy trên vỏ bao bì xi măng là mã lô – ký hiệu gồm:

Ba chữ cái đầu tiên: từ “ngày sản xuất”.

6 chữ số tiếp theo là ngày sản xuất sản phẩm xi măng tiêu chuẩn

Tiếp theo là chữ ký của địa điểm giao hàng, khu vực giao hàng và số lượng giao hàng.

Ví dụ minh họa:

Nếu thực hiện xây dựng, chủ đầu tư nên mua và sử dụng xi măng để tiết kiệm chi phí bảo quản. Nếu lưu trữ thì nên biết cách bảo quản xi măng hợp lý. Việc bảo quản tốt sẽ giữ cho xi măng có chất lượng tốt và kéo dài thời gian sử dụng.

Làm Sao Để Bảo Quản Măng Tây Xanh Tươi Ngon Nhất?

Để có được loại rau măng tây xanh có chất lượng cao, người trồng cần lưu ý thu hoạch khi các chồi măng nhô lên cao khỏi mặt đất từ 25-30cm.

Thời gian thu hoạch rau măng tây nên từ 6 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Sau khi được thu hoạch, các chồi măng tây phải để nơi thoáng mát, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tránh cho măng tây bị héo, bị già hóa, có nhiều chất xơ hoặc bị hư hỏng. Tiến hành sơ chế, cắt rửa sạch đất cát và phân theo từng loại theo nhu cầu của đơn vị thu mua. Bà con cần bó thành từng bó, xếp thẳng đứng, để trong sọt hoặc xô nhựa. Giao cho các bên thu mua trong vòng 4-6 giờ. Bên thu mua cần bảo quản lạnh trong quá trình phân phối ra thị trường.

Người tiêu dùng khi mua măng tây xanh về nếu không dùng ngay cần tiến hành bảo quản đúng cách để giữ sản phẩm được lâu:

Bạn không nên rửa măng tây mà để nguyên bó như vậy sau đó bỏ vào chậu có chứa 1-2cm nước lạnh. Chú ý không để đầu búp măng dính nước. Để khoảng 5 phút thì lấy ra, gỡ bỏ dây cột. Lấy khăn ẩm hoặc giấy báo sạch bọc lại, để vào bao xốp, cột kín sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Nếu rau măng tây xanh mua về không được tươi, bạn nên cắt bỏ 1cm gốc, cắm vào dụng cụ có chứa 3-6cm nước sạch, chụp túi nilon lên đầu măng, sau đó để ngăn mát tủ lạnh.

Nếu măng tây bị héo bạn nên cắt bỏ phần gốc bị hỏng, sau đó làm như hướng dẫn bảo quản măng tây xanh trong 1 tuần. Sau 1-2 giờ măng tây sẽ tươi trở lại.

Măng tây là loại rau rất ngon và bổ dưỡng, bạn hãy bổ sung cho thực đơn gia đình mình nhé. Bạn cũng nên chú ý cách chế biến măng tây xanh sao cho vừa ngon vừa không bị mất chất dinh dưỡng nhất là các loại vitamin có trong chúng tôi măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: măng tây xào thịt bò, mang tây xào tôm, salad măng tây, súp măng tây. Các bà, các mẹ hãy làm cho thực đơn gia đình thật phong phú vào các ngày cuối tuần để gắn kết tình yêu gia đình nhé.

Liên hệ 1900986865 để có được những bó măng tây tươi ngon nhất!

Kỹ Thuật Trồng Măng Tây Xanh , Hạt Giống Măng Tây Xanh

Măng tây xanh là loại rau cao cấp, với hàm lượng dinh dưỡng cùng với nhiều công dụng tuyệt vời được mệnh danh là “Hoàng đế dinh dưỡng”. Vì lợi nhuận của măng tây xanh mang lại rất cao nên nhiều người đua nhau trồng trọt. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng măng tây không phải đơn giản, cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn từ bước chọn hạt giống đến việc chăm sóc và thu hoạch thì mới có được những búp măng tây xanh loại 1 tốt nhất tung ra thị trường.

Kỹ thuật trồng măng tây xanh

Kỹ thuật trồng măng tây từ lời khuyên của chuyên gia Mỹ cho lợi nhuận cao

Măng tây là loại cây trồng lâu năm, trong mỗi vụ có thể mất từ 1-3 năm mới có được thu hoạch, tuy vậy chỉ cần trồng 1 lần là có thể thu hoạch được nhiều vụ trong những năm kế tiếp, đặc biệt măng tây có tuổi thọ cao từ 7-9 năm do đó việc thu hoạch đem lại năng suất cao nếu người dân chịu đầu tư từ kỹ thuật trồng măng tây xanh ngay từ đầu.

Nếu người dân có điều kiện thì nên trồng ở ruộng vườn với diện lớn mang lại giá trị kinh tế cao và khá bền vũng hoặc nếu chọn trồng tại nhà có thể chọn loại thùng xốp hay xô chậu với kích thước lớn để trồng măng tây.

2. Thời vụ trồng măng tây

Măng tây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C nên gieo trồng tốt nhất vào 2 vụ trong năm đó là vụ thu đông từ cuối tháng 8 – tháng 3 và vụ xuân hè từ cuối tháng 2 – tháng 6 dương lịch trong năm.

3. Gieo ươm hạt giống măng tây

Ươm hạt giống măng tây trực tiếp trên đấy

Bước này có vai trò tiên quyết nên bà con hãy lựa chọn hạt giống măng tây loại tốt nhất. Cần khoảng 500g hạt giống để gieo ươm đủ trồng cho 1 ha với mật độ khoảng 18.000-20.000 cây/ha.

Vì vỏ hạt giống măng tây rất cứng, do đó trước khi gieo phải ngâm trong nước ấm khoảng 50 độ C (canh nước theo tỷ lệ 2 sôi, 3 lạnh) trong 24h. Cứ cách 4h thì thay nước và chà hạt 1 lần.

Sau đó ủ hạt giống măng tây trong khăn ấm. Sau 24h lấy ra, rửa sạch và lập lại công đoạn ủ như trên, với khoảng 2 ngày thì hạt có thể nảy mầm.

Sau khi hạt đã nứt nanh, bà con có thể tiến hành gieo hạt, mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới nước ấm vừa đủ. Bà con lưu ý đất gieo được trộn theo tỷ lệ: 2 phần đất, 1 phần hữu cơ, 1 phần xơ dừa hoặ tro trấu đều được.

Gieo hạt phảo đảm bảo độ sâu 1-2.5 cm. Trên mặt luống phủ 1 lớp mùn mục rồi tưới ẩm, chăm sóc cho cây sinh trường và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn như những cây khác trong vườn ươm. Thông thường, sau khoảng 3- 4 tháng, chiều cao cây đạt 25 – 30 cm, thân có 1-2 nhánh, khỏe mạnh, không bị sâu bện thì đem ra trồng.

+ Ươm hạt giống mang tây trong bầu nilon:

Chọn thể giá thể, xử lý và ngâm ủ hạt giống cũng tương tự như gieo trực tiếp vào đất. Tuy nhiên, ươm bằng túi bầu thì bà con lưu ý giá thể được đựng trong các túi bầu có đục lỗ với các kích thước khác nhau tùy theo thời gian ưu bầu cụ thể, thời gian ươm 6 tuần nên sử dụng túi có kích thước 8x12cm, thời gian ươm 8 tuần sử dụng túi bầu có kích thước 10×15 cm và thời gian ươm bầu 12 tuần sử dụng túi bầu có kích thước 15×20 cm.

Kỹ thuật trồng măng tây xanh

4. Kỹ thuật trồng măng tây xanh

* Làm đất

Trước khi trồng, người dân phải cày sâu 20-25cm, cày 2 lần cách nhau khoảng 10 ngày. Tùy theo chất đất. Đất lên luống rộng 100cmx cao 20cm, rãnh 20cm.

Để cho đất tốt bàn con cần bón 1.200 – 1. 500 kg vôi/ha, đồng thời bón lót 30 tấn phân chuồng hoại mục + 300kg NPK 16.16.8.

* Trồng cây

Trồng hàng đơn cứ 1 hàng cách 1 hàng, khoảng cách các cây khoảng 60-70 cm.

Kỹ thuật trồng cây măng tây: Sau khi đã lên luống, tiến hàng cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng khoảng 50cm x sâu 25cm, đào đất và trộn đều với phân hữu cơ bón lót trong hố. Nếu ươm hạt giống mang tây trong bầu thì khi rạch bà con phải rạch cẩn thận, sau khi rạch giữ nguyên bầu giá thể cây con đặt xuống hố, lưu ý mặt bầu ngang với mặt đất trồng.

Sau khi trồng xong, bàn con lấy đất 2 bên mép luống đất trồng để phủ một lớp đất mặt dày khoảng 8-10cm với những gốc cây đã trồng, đồng thời tạo mặt đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép nhằm mục đích thoát nước, rồi tiến hành tới nước hàng ngày, lưu ý phải tưới nhỏ giọt để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại phát triển.

5. Bón phân và chăm sóc

* Bón phân

Lượng phân bón và phương pháp bón

+ Bón lót:

Ngay từ đầu khi trồng cây, bà con cần bón lót với lượng phân hữu cơ sinh học Better HG01: 10 tấn + 50 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều.

+ Bón thúc

Sau 15 ngày trồng cây: Bàn con giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, làm sạch cỏ, vun đất cho gốc và bón thúc 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.

Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây đã sinh trưởng thêm nhiều thân mới, bàn con giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên bụi và làm sạch cỏ, xới xáo vun đất cho gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.

Sau khi trồng 45 ngày: Cây đã sinh trường thêm nhiều thân mới. Tiếp tục chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe và bón thúc 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.

Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới cũng chọn những cây khỏe mạnh và Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất cho gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.

Cứ bón thúc như thế (15 ngày 1 lần) đều đặn trong chu kỳ thu hoạch, lượng phân bón thúc là 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.

* Chăm sóc:

+ Tưới và thoát nước thường xuyên cho măng tây và phải đảm bảo tiêu chí:

+ Định kỳ kiểm tra nguồn nước 1 năm/lần

+ Việc lấy nước tưới, kiểm tra chất lượng phải do người cơ quan được công nhận và chỉ định thực hiện

+ Nước tưới phải đảm bảo tiêu chí về dư lượng kim loại nặng và hàm lượng vi sinh ở ngưỡng cho phép đúng với quy định chuẩn QCVN 08-MT:2016/BTNMT.

+ Với kỹ thuật trồng măng tây này bàn con nên sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt thay vì tưới rãnh, tưới phun mưa để vừa tiết kiệm nước, vừa hạn chế dịch hại và giúp tăng nhanh năng suất cũng như chất lượng măng tây.

+ Với những trường hợp mưa lớn kéo dài liên tục bàn con phải sử dụng kỹ thuật thoát nước ngay nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ măng tây.

Cách trồng và chăm sóc cây măng tây xanh

– Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây:

Khi cây phát triển với kích thước cao lớn dể đỗ ngã và bung gốc do đó bà con phải làm cọc, giăng dây. Cắm cọc tre ở giữa các cây măng, dùng dây cưới nilon giăng thành đôi và cách mặt liếp 40cm rồi giăng thêm dây tùy độ cao của măng tây, tầng 1 cách mặt đất 70 – 80 cm, tầng hai cách tầng một 30 – 40 cm.

– Cắt tỉa cành nhanh: Để giúp măng tây phát triển mạnh, kỹ thuật trồng măng tây cần có là thường xuyên tỉa bỏ những cây sâu bệnh, ốm yếu chậm phát triển, cây đỗ ngã, cây đỗ ngã vừa nhằm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, giúp những cây mẹ to khỏe. Khi bắt đầu thu hoạch bà con cần cắt bớt ngọn chỉ giữ lại chiều cao 1 – 1,2m tỉa bỏ bớt lá gốc ở khoảng cách 30-40cm để dễ thu hoạch.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại

Nếu bà con chọn và xử lý tốt đất trước khi trồng, chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng trị một số đối tương dịch hại khác như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp,… các bệnh măng tây thường gặp như thán thư, mốc sương, phân trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng,… ngoài ra vào mùa mưa măng tây cũng rất dể sâu bệnh nên người dân còn đề phòng sử dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM nhằm hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và đảm bảo các nguyên tắc về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định.

Ngoài ra bàn con nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh để đảm bảo an toàn thực phẩm sau khi thu hoạch.

7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản măng tây

* Thời gian thu hoạch tốt nhất:

Bà con nên thu hoạch lứa đầu sau trồng khoảng 4-5 tháng và nên thu hoạch măng vào buổi sáng trước 8h sáng đối với mùa đông và trước 7h sáng đối với mùa hè.

* Phương pháp thu hoạch:

Thu hoạch măng tây măng tây bằng tay, nằm sát gốc cây măng với góc nghiêng là 30 độ xoay và giật nhẹ. Bàn con có thể dùng kéo để cắt chồi măng, sát phần thân ngầm dưới đất nhưng chú ý để không bị ảnh hưởng đến các chồi khác.

Lưu ý: Bàn con chỉ thu hoạch lứa măng tơ trong vòng 1 tháng kể cả cây không đạt chất lượng. Những lứa sau thu hoạch theo chu kỳ 2-3 tháng và thu hàng ngày. Ngoài ra khi thấy đường kính thân măng nhỏ hơn 5mm, cây mẹ già có giấu hiệu vàng úa thì ngưng thu hoạch và tiến hành trẻ hóa vườn măng.

* Sơ chế: Bà con thu hoạch măng tây về rửa sạch đất tuy nhiên không để ướt đầu măng, xếp ngọn bằng nhau, cắt gốc theo tiêu chuẩn phân loại sau:

+ Loại 1: Dài 19-23cm và đường tính ≥ 8mm

+ Loại 2: dài 19 – 23cm, 8mm ≥ đường kính thân ≥ 5 mm.

Sau khi phân loại, bà con bó thành bó, sau đó bao bọc kín bằng màng bọc thực phẩm rồi xếp gọn vào ngăn mát hoặc kho lạnh.

Lưu ý: Nên hạn chế thu hoạch măng vào những ngày mưa, tuy nhiên nếu bắt buộc phải thu hoạch măng bàn con cần hong khô măng trước khi đóng gói và bảo quản.

*Bảo quản: Bà con tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh để tránh mất nước, khi măng tây bị mất nước chất lượng và mẫu mã sẽ giảm sút.