Nêu Cách Bảo Quản Đồ Dùng Bằng Nhôm / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cách Bảo Quản Đồ Dùng Bằng Nhôm Không Phải Ai Cũng Biết

Mỗi một đồ dùng bằng nhôm nào khi sản xuất đều được bọc bên ngoài bề mặt một lớp bảo vệ. Công dụng của lớp hợp chất này vừa giúp đồ nhôm khi đun nấu không bị sát mà còn ngăn những chất độc từ nhôm ngấm vào thức ăn.

Chính vì vậy, bạn không nên cố dùng miếng rửa bát kim loại để làm sạch, sáng mặt đồ dùng bằng nhôm. Thay vào đó, nếu chúng có dấu hiệu sát, thức ăn bám trên bề mặt, hay ngâm đồ dùng bằng nhôm vào nước nóng khoảng 15-20 phút. Nước nóng sẽ giúp tách thức ăn, mỡ bám trên bề mặt đồ nhôm, giúp bạn vệ sinh đồ dùng dễ dàng hơn.

Với chảo, xoong nhôm khi mới mua, bạn không nên dùng chúng ngay cho việc đun nước. Việc này vô hình chung sẽ làm đen nồi nhôm. Thay vào đó, hãy xào nấu thức ăn bất kỳ trước tiên.

Không chứa gia vị mặn, chua trong đồ nhôm

Tuyệt đối không được đựng mắm, muối hay nước cốt chanh, giấm … trực tiếp vào xoong, chảo hay ấm nhôm. Những chất hóa học trong những đồ này khi gặp nhôm lâu ngày sẽ bào mòn lớp bảo vệ của nhôm. Tất nhiên, chúng sẽ tạo ra vô số chất không hề tốt cho sức khỏe một chút nào.

Bên cạnh một số lưu ý khi sử dụng đồ dùng bằng nhôm, Vận tải Thành Hưng cũng xin đưa ra một vài mẹo nhỏ cho bạn. Những phương thức này giúp bạn bảo quản đồ dùng bằng nhôm nhanh chóng, an toàn cho sức khỏe.

Baking soda

Baking soda là một trong những nguyên liệu phổ biến của những người làm bánh ngọt Âu. Bên cạnh đó, chúng còn là một trong những chất tẩy rửa hữu hiệu, an toàn cho sức khỏe.

Nếu gia đình bạn hay sử dụng ấm đun nước, nồi đun nước bằng nhôm, chắc hẳn 1 thời gian sau dưới đáy đồ dùng sẽ xuất hiện cặn bám. Bạn không nên cố loại bỏ chúng bằng miếng rửa bát kim loại. Thay vào đó, hay cho 1 chút bột baking soda xuống đáy ấm, đáy nồi. Đổ chút nước vào rồi đun lửa nhỏ đến khi dưới đáy đồ dùng không còn cặn. Cuối cùng, bạn mang đồ dùng bằng nhôm đi rửa sạch như bình thường.

Khi bảo quản đồ dùng bằng nhôm, tốt hơn hết bạn nên luôn ghi nhớ rằng, tuyệt đối không dùng miếng cọ rửa kim loại. Có thể chúng sẽ giúp đồ dùng của bạn trở nên sáng hơn, nhưng hãy nhớ đến những tác hại chúng có thể mang lại.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo!

Cách Bảo Quản Cửa Nhôm Kính Đúng Cách Bạn Cần Biết

Cửa nhôm kính có rất nhiều ưu điểm như: độ bền cao, đẹp, phù hợp với nhiều công trình, an toàn trong việc sử dụng, thân thiện với môi trường và con người… Nó được sử dụng cho nhiều công trình khác nhau từ dân dụng cho đến công cộng. Tuy nhiên để tuổi thọ cửa nhôm kính được lâu thì cần phải bảo quản nó đúng cách.

Cửa nhôm kính được sản xuất với những chất liệu tốt, độ bền rất cao và nhất là nó không cần phải phủ thêm lớp sơn chống gỉ như các loại cửa cổng sắt. Chính nhờ vào điều này nên cửa giữ được màu bạc sáng và bóng và chúng ta sẽ dễ dàng nhìn ra các vết bẩn trên cửa để làm vệ sinh cho chúng. Việc vệ sinh thường xuyên hệ thống cửa nhôm kính sẽ giúp sản phẩm giữ được vẻ đẹp, sáng và nhất là duy trì tuổi thọ lâu dài, không bị gỉ sét hay ăn mòn của các chất bẩn.

Cửa nhôm kính hiện nay được sử dụng chủ yếu để làm cửa chính, cửa thông phòng cho các công trình dân dụng, nó được thiết kế rất chắc chắn với phần khung nhôm và tấm kính cường lực có độ bền cao. Mặc dù rất bền và chắc nhưng người ta vẫn hay nói “của bền tại người” vì vậy trong quá trình sử dụng cửa cần phải nhẹ nhàng, sử dụng lực vừa phải để đóng/mở cửa. Chúng ta nên hạn chế việc đóng sập cửa quá mạnh hoặc kéo nhanh có thể làm hỏng bản lề hoặc gây vỡ kính nếu có sự va đập quá mạnh.

Bất cứ sản phẩm nào khi sử dụng cũng cần phải được kiểm tra, bảo trì thường xuyên thì mới bền được. Bởi vì khi chúng ta bảo trì, bảo dưỡng sẽ phát hiện sớm những hư hỏng của cửa để có thể sửa chữa, thay thế chúng kịp thời. Như vậy, bộ cửa của bạn sẽ luôn giữ được sự bền chắc, không bị trục trặc trong quá trình sử dụng và nhất là luôn đẹp.

4 Lưu Ý Khi Dùng Và Bảo Quản Nồi Nhôm Tránh Bị Đen

Không cọ nồi nhôm bằng miếng cọ quá sắc

Khi sản xuất những chiếc nồi, chảo nhôm, bên trong lòng của chúng thường có một lớp bọc bảo vệ để tránh cho nhôm phản ứng với các chất có trong thức ăn. Do đó, khi cọ rửa nồi nhôm, nếu bạn dùng miếng cọ quá sắc sẽ khiến cho nồi nhôm mất đi lớp bảo vệ ấy, khiến lòng nồi dễ bị xước sát và nồi nhôm dễ bị đen khi nấu ăn. Vì thế, bạn cũng cần biết cách làm sạch nồi nhôm bị đen phù hợp.

Không để nồi nhôm đun không trên bếp quá lâu

Khi đun nấu thức ăn bằng nồi nhôm, nếu bạn để nồi rỗng trên bếp quá lâu sẽ khiến cho lớp màng bảo vệ nồi bị phá hủy bởi mức nhiệt lớn. Đồng thời nó khiến cho nồi nhôm dễ bị đen ở đáy nồi. Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý không đổ nước lạnh vào nồi nhôm còn nóng sẽ dễ khiến cho nồi bị hỏng.

Không chứa chất chua trong nồi nhôm

Các loại gia vị và các loại chất có vị chua như muối, mắm, giấm ăn, chanh không nên để vào nồi nhôm trong thời gian dài. Bởi khi tiếp xúc với nhôm, các chất này khiến cho nồi bị ăn mòn, nồi nhôm bị đen cũng như có khả năng gây nên hiện tượng ngộ độc khi nấu nướng.

Không đun nước trong nồi nhôm mới

Cách làm sạch nồi nhôm bị đen

Bạn có thể dùng bột soda để tẩy những cặn bẩn cũng như xử lý nồi nhôm bị đen. Cách làm cũng rất đơn giản. Bạn không cần dùng cọ sắt để chà rửa nồi nhôm, chỉ cần cho một chút bột soda vào trong nồi, cho lên bếp đun ở mức lửa nhỏ đến khi lớp cặn bám này tan hết là được. Sau đó, bạn để cho nồi nguội rồi rửa sạch lại bằng nước rửa chén..

Bạn không cần dùng các chất tẩy rửa mạnh vừa độc hại vừa khiến cho nồi mất đi lớp màng bảo vệ, hãy dùng một ít vỏ táo và axit loãng giúp làm sạch nồi nhôm bị đen rất hiệu quả. Bạn cho vỏ táo cùng dung dịch axit loãng vào trong nồi đun sôi ở mức lửa vừa phải. Đến khi nồi trơn nên sáng trở lại, bạn tắt bếp, để cho nồi nguội và xả lại bằng nước sạch. Cuối cùng, bạn dùng nước rửa chén rửa lại để nồi được đảm bảo sạch sẽ.

Cách làm sạch nồi nhôm bị đen bằng giấm rất đơn giản. Bạn chỉ cần đổ khoảng 3 muỗng giấm vào trong nửa nồi nước. Cho nồi nhôm chứa nước và giấm lên bếp đun sôi trong 30 phút, các lớp khiến nồi cháy đen sẽ theo hơi nước bay ra ngoài. Bên cạnh đó, những mảng bám đen trên nồi sẽ bong dần ra. Bạn chỉ cần rửa sạch lại nồi với nước rửa chén là được.

Với cách làm trên để đảm bảo an toàn, vệ sinh nồi hiệu quả bạn chọn dòng nước rửa chén chất lượng với thành phần không chứa nhiều chất độc hại. Một sản phẩm mà bạn có thể tham khảo để tiêu diệt vi khuẩn và dầu mỡ, vết bẩn cứng đầu bám trên chén bát là Sunlight diệt khuẩn. Với khả năng diệt vi khuẩn 99.9%, Sunlight tốt hơn 100 lần các sản phẩm thông thường khác. Sunlight diệt khuẩn đảm bảo an toàn khi sử dụng, mang lại cảm giác dịu nhẹ trên da tay. Được chiết xuất từ tinh chất hương thơm độc đáo, nước rửa chén Sunlight dễ dàng đánh tan mọi mùi hôi bám trên bát đĩa, xoong nồi nhà bạn

Cách Sử Dụng Và Bảo Quản Đồ Da

Cách sử dụng và bảo quản đồ da, phân biệt đồ da thật. Cách xử lý khi đồ da gặp nước mưa, bị mốc, bảo quản khi không dùng đến…

Dùng vải cotton mềm thấm nước và phơi khô sản phẩm trong bóng râm và tránh ánh nắng trực tiếp. Thời tiết ẩm ướt, bạn có thể phun chống thấm nước cho da để bảo quản một cách tốt nhất.

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như tại Việt Nam, các sản phẩm da thật sẽ rất dễ bị mốc. Khi da bị mốc, dùng khăn mềm lau sạch vết mốc và bảo quản chỗ thoáng.

Luôn chọn sản phẩm giúp giữ được lớp dầu bóng tự nhiên của da. Nên tránh chất tẩy rửa để lại cặn hoặc bất cứ chất nhờn nào. Chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến da xỉn màu, các đường khâu dễ đứt.

Trước khi tẩy toàn bộ món đồ da, bắt đầu thử tẩy ở mảng nhỏ khó thấy. Đợi một vài phút: Nếu không thấy có vết đổi màu nào thì tiếp tục. Để tẩy đi lớp chất tẩy dư thừa, dùng một miếng vải ẩm chà quanh đường khâu. Không dùng nhiệt để sấy khô da mà nên để khô tự nhiên để giữ phom.

Trường hợp đồ da bị mốc

Hòa một cốc cồn với một cốc nước. Nhúng một miếng vải sạch vào dung dịch tẩy chuyên dụng tẩy sạch vùng da bị mốc. Với những vết mốc khó tẩy hơn, dùng xà phòng bánh có chứa chất diệt khuẩn và nước. Tẩy sạch phần xà phòng dư bằng một miếng vải sạch và để da tự khô. Hầu hết các vết dầu hoặc mỡ có thể tẩy sạch bằng cách tán nhỏ một viên phấn viết bảng. Rắc phấn lên vùng da bị dính bẩn, để nguyên trong khoảng một ngày. Sau đó dùng khăn mềm lau khô.

Cẩn thận với một số loại xi bóng có chứa chất tạo màu, chúng có thể làm hỏng màu da tự nhiên. Một số sản phẩm cũng có thể bít lỗ chân lông của da, gây nên những hư hại vĩnh viễn. Chú ý dùng vải mềm để đánh bóng bề mặt da.

Không để đồ da tiếp xúc với hơi ẩm như nước, mồ hôi và các chất lỏng khác. Da không được bảo vệ sẽ cứng, nứt nhanh hơn. Thoa chất bảo quản lên đồ da sau khi đã khô và được làm sạch. Thỉnh thoảng lại thoa để đảm bảo món đồ nước được khô ráo trước khi mặc. Với những loại da cao cấp, tốt nhất là nên mang ra hiệu.

Muốn không bị biến hình, cách sử dụng và bảo quản đồ da tốt nhất là bạn nên nhớ: Luôn để ở nơi khô, thoáng mát. Không bỏ đồ da vào túi nhựa hoặc các loại hộp quá kín. Khi treo quần áo da, không dùng mắc treo bằng kim loại. Nhồi đầy túi da bằng giấy báo. Dùng giấy cốt giày khi cất giữ giày hoặc bốt.

Hiện trên thị trường, tràn lan các sản phẩm đồ da fake đủ loại da từ da cá sấu, da bò, da dê,… Không chỉ hàng chợ, thậm chí cả ở trong các shop, showroom, thời trang lớn. Phân biệt da đơn giản, và trực quan nhất theo các cách sau:

Khi chúng ta quan sát bằng mắt thì bề mặt da thật hơi thô ráp, hoặc có những vết lồi lõm. Các đường vân của da thật nhìn rất tự nhiên. Tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… Tuy nhiên, vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối.

Ngoài ra trên bề mặt da thật, khi nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ. Còn bề mặt da giả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng. Da thật sờ cảm giác trơn, mềm mịn, đầy đặn. Khi ấn mạnh có vết lõm sau đó biến mất (có tính đàn hồi). còn da nhân tạo có bề mặt rít, cứng và đàn hồi kém.

Da thật để một thời gian, màu sẽ bớt đi độ tươi và có thể hơi xỉn. Khi đó có thể lau sạch và thoa lên một ít kem dưỡng da hoặc xi không màu. Áp dụng cách này thì bề mặt sản phẩm bằng da thật sẽ tươi màu và mềm mại lại ngay. Da thật để một thời gian không bị co giãn, còn da giả thì dễ bị co giãn. Các sản phẩm làm bằng da thật, nhất là ví da bò lúc mới thì cứng nhưng càng dùng càng mềm.

Da thật khi ngửi thường có mùi ngai ngái, còn da giả thì thường có mùi ni lông hoặc là có mùi của chất hóa học ( giống như mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm).

Khi đốt, da thật cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ của da động vật, còn da giả khi đốt lên sẽ co lại giống như đốt túi ni lông.