Nấm Rơm Và Cách Bảo Quản / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Thu Hoạch Và Bảo Quản Nấm Rơm

So với các loài hoa màu khác, trồng nấm rơm được thu hoạch nhanh nhất, được coi như loại “cây” ngắn ngày nhất. Trung bình mỗi đợt chỉ mất khoảng 25 ngày, tính từ ngày ôm rơm rạ ra sắp mô đến ngày thu hoạch chót. Nấm rơm thường được hái làm hai đợt: đợt đầu là đợt chính khá nhiều, đợt hai là đợt phụ nên sản lượng chỉ bằng một phần tư đợt trước mà thôi.

Số lượng nấm thu hoạch được nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: kỹ thuật của người trồng, thời tiết có thuận lợi hay không, đặc tính của meo giống đem cấy vào mô tốt hay xấu nữa. Vì như các bạn đã biết, nấm rơm có cả hàng trăm loại khác nhau, tất cả đều lành tính, đều là nguồn thức ăn bổ dưỡng, nhưng đặc tính sinh sản của chúng không phải loại nào cũng như nhau: có loại cho búp to, có loại ra búp nhỏ, có loại mọc rời rạc, nhưng lại có loại mọc từng chùm … Thế nhưng từ trước đến nay, cứ một thước mô mà thu được (đợt đầu) hơn một ký đã coi là thành công rồi!

Chu kỳ sinh trưởng của nấm rơm rất nhanh: từ lúc sắp mô đến khi bắt đầu thu hoạch chỉ hai tuần lễ: hết tuần đầu (tính từ ngày sắp mô) vạch áo mô ta đã thấy tơ nấm xuất hiện. Vài ngày sau đó, nụ nấm đã hình thành, dù chỉ bằng đầu cái kim gút. Và chỉ bốn năm ngày sau đó nụ nấm đã trưởng thành và bắt đầu thu hoạch.

Từ khi xuất hiện nụ nấm bằng đầu kim gút đến lúc trưởng thành, mỗi ngày nụ nấm phát triển lớn trông thấy: sáng trông khác, chiều đã trông khác rồi. Hôm qua bằng đầu đinh ghim thì hôm sau đã to bằng hột bắp và vài ngày sau đó có búp đã bung dù!

Do phát triển nhanh, nên đến kỳ thu hoạch thì nấm nở rộ, nhất là trùng vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao.

Lúc nấm rộ thì một ngày phải hái vài ba lần mới kịp: mờ sáng hái, gần trưa hái và chiều hái, vì nấm “lớn nhanh như thổi”, rộ lên thấy ham. Hái đợt đầu trong ngày thì nụ nấm còn nhỏ, nhưng vài giờ sau quay lại thì nó đã … lớn đại muốn bung dù.

Có điều “khổ tâm” cho người trồng nấm là dân mình (giới tiêu thụ) thích dùng nấm tươi, lại là nấm còn ở trong dạng búp. Nấm đã bung dù ra thì bị chê, do đó bán mất giá.

Thu hoạch nấm còn dạng búp thì nhẹ cân, mặc dù bán được giá cao. Nhưng, nếu hái xong mà bán được liều thì có giá, còn nếu chậm trễ độ ba bốn giờ thì nấm búp trong rổ cũng tự động nở dù, vì lẽ khi rời mô, nụ nấm vẫn tiếp tục tăng trưởng!

Chính vì lẽ đó, đến kỳ hái nấm, người ta phải ra ruộng làm việc từ bốn năm giờ sáng để còn kịp đem nấm ra chợ tiêu thụ. Nơi nào trồng nấm mà gần chợ thì quả là một điều may mắn. Nơi nào trồng nấm rơm mà ở gần các cơ sở thu mua để chế biến thì lại càng tiện hơn nữa.

Nấm thường mọc từng chùm, ít thì vài ba nụ, nhiều thì hàng chục nụ liên kết lại với nhau, trong đó có nụ lớn nụ nhỏ xen kẽ với nhau. Khi hái nấm ta phải cẩn thận và khéo tay để tách ra khỏi chùm những cây trưởng thành, để dành những nụ nhỏ lại. Thế nhưng nếu gặp trường hợp “dính chùm” quá khó khăn thì cứ hái luôn cả cụm, đừng tiếc.

Nấm rộ ra trong một đợt độ bốn, năm ngày và cao điểm là vài ngày đầu. Sau khi thu hoạch xong đợt đầu, người ta liền bắt tay làm “vệ sinh” mô nấm, bằng cách chịu khó nhặt bỏ hết tất cả những nụ nấm nhỏ còn sót lại trong mô. Đó là cách sửa soạn để tiếp tục thu hoạch đợt hai.

Mô nấm sau khi thu hoạch xong, cứ phơi trần như vậy suốt ba bốn ngày, khỏi cần tưới. Nhưng, sau thời gian đó thì tưới trở lại bình thường. Độ tuần lễ sau thì nấm mọc trở lại, nhưng so với lần đầu thì đợt hai này số lượng ít thấy rõ. Thường thì đợt hai chỉ thu hoạch được số lượng bằng một phần tư so với đợt đầu mà thôi.

Xưa nay, dù có “tiếc rẻ” lắm, cũng ít ai đủ can đảm khai thác đợt ba, vì người ta muốn tranh thủ bắt tay gom nguyên liệu làm mùa nấm khác.

Những mô nấm cũ đều được huỷ bỏ, rơm rạ mục dùng làm phân bón. Nền mô cũ được làm vệ sinh sạch sẽ rồi phơi ngoài nắng gió một thời gian ngắn, sau đó trồng lại “mùa” mưa.

Bảo quản nấm rơm

Nấm rơm nở rất mau, dù là khi hái ở dạng búp, nhưng độ ba bốn giờ sau nếu không bảo quản trong độ lạnh cần thiết thì nó sẽ nở bụng mũ nấm ra. Khổ nỗi khi nấm nở thì mùi vị cũng kém ngon, do đó bán không được giá bằng nấm còn búp và sau đó phải cố tìm nơi tiêu thụ cho nhanh lẹ mới lợi nhiều.

Trường hợp bị ứ đọng thì có cách bảo quản dưới dạng khô hay muối, để ăn dần bán dần …

Do nấm rơm tươi chứa gần 90% nước nên phơi hay sấy rất chậm khô. Để nấm mau khô, người ta phải chẻ búp nấm ra làm đôi rồi đem phơi nắng hay cho vào lò sấy. Gặp ngày nắng tốt, trải mỏng ra nong, ra nia phơi độ hai ngày là đủ khô. Nếu phơi ngày đầu chưa đạt thì trút hết vào thúng cất, hôm sau chờ nắng lên dàn trải ra phơi tiếp. Còn nếu sấy thì chỉ sấy với nhiệt độ từ 40 đến 43 độ là vừa và sau tám giờ mới có kết quả.

Còn bảo quản theo cách muối thì làm như sau: ngâm nấm vào nước sôi khoảng mười phút, vớt ra rồi ngâm ngay vào nước lạnh khoảng năm phút, lại vớt ra rổ để cho ráo nước. Dùng chai keo hay lu khạp sạch (nếu muối với số lượng nấm nhiều) ngâm nấm trong nước muối có nồng độ 22%, thêm một chút acid citric, sao cho nấm vừa ngập trong nước muối là được. Trong thời gian ngâm muối như vậy nếu thấy có hiện tượng bị mốc hoặc nước bị đục thì nên thay nước muốn cũ bằng lượng muối mới.

Với cách bảo quản như vậy, thời gian bảo quản của nấm khô có thể được 6 tháng hơn và nấm muối cũng được vài tháng.

Việt Chương

Câu Hỏi Thường Gặp

Hướng Dẫn Cách Làm Meo Nấm Rơm

Trong qui trình làm nấm rơm, meo là thành phần không thể thiếu được. Chất lượng của nấm tốt hay xấu phụ thuộc vào chất lượng của meo. Song không phải ai cũng SX được meo chất lượng cao. Anh Nguyễn Văn Mười ở số nhà 1/15 khu phố 1 phường Thạnh Mỹ Lợi quận 2 chúng tôi chuyên SX meo để trồng nấm. Được sự hỗ trợ của khuyến nông cho anh vay 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng) để thực hiện qui trình SX meo. Lúc đầu anh chỉ SX meo để nhà trồng và hỗ trợ cho nông dân ở địa phương, do chất lượng meo tốt “tiếng lành đồn xa”, các địa phương tới đặt hàng nhiều, hiện nay giống meo của anh đã đi tới Long Khánh, Bình Chánh, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Huế… Anh tâm sự: “Làm meo nấm cũng đơn giản lắm”.

– Nguyên liệu chủ yếu là rơm, rạ, bột bắp, đường mía, Agaz, lúa.

– Phân lập giống: Chọn tai nấm giống tốt không bị bệnh, không non quá, già quá. Cần tẩy trùng mặt ngoài tai nấm, gọt bỏ phần rơm rạ, lau qua bằng Alcol hoặc dung dịch HgCl2 0,2% rồi rửa lại bằng nước cất.

– Lấy dao chẻ tai nấm ra rồi cắt thành miếng nhỏ cấy vào trong hộp lồng (trong hộp lồng đã pha chế) theo công thức bột bắp 40g, đường mía 20g, Agaz 20g, nước 20g.

Khi tơ nấm mọc lan ra khắp mặt hợp ta chọn tơ nấm thực thụ (không lẫn tơ nấm tạp) đem cấy truyền sang ống nghiệm.

Nhân giống ra chai hoặc bịch: Sau khi được giống nấm thuần khiết, cần pha chế thức ăn, để nhân ra nhiều bịch hoặc chai làm meo nấm rơm, rơm rạ cắt khúc 2 – 3cm. Ngâm nước vôi một đến hai giờ vớt ra pha trộn: Cứ 3,3kg trộn 300g bắp xay nhuyễn, 100g vôi. Ngâm rơm sao cho khi vắt không chảy thành giọt là tốt. Đem hỗn hợp này đóng bịch hoặc chai, đậy nút bông lại đem hấp để thanh trùng. Sau khi đã thanh trùng chuyển qua phòng vô trùng để cấy meo, bịch meo đã cấy xong đem ủ 7 ngày là bán được.

Hướng Dẫn Trồng Nấm Rơm Đơn Giản

Nấm rơm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ sung dinh dưỡng cho mâm cơm gia đình. Nấm rơm cũng là loại nấm dễ trồng, thu hoạch nhanh, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chính vì vậy việc trồng nấm rơm đúng theo kỹ thuật trồng nấm sẽ nhanh thu hoạch và cho giá trị kinh tế cao.

1. Thời vụ trồng nấm rơm thích hợp

– Khí hậu Việt Nam rất thích hợp để nấm rơm sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển từ 30-32 o C; độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65-70%; độ ẩm không khí 80%; pH = 7, thoáng khí. Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng.

– Chính vì vậy, ở các tỉnh miền Nam trồng nấm rơm quanh năm được vì thời tiết luôn ấm nóng

– Các tỉnh phía Bắc bắt đầu trồng từ 15/4 – 15/10 dương lịch là thích hợp nhất.

2. Chuẩn bị nguyên liệu để trồng nấm

– Nấm rơm không kén về nguyên liệu để trồng, có thể sử dụng các nguyên liệu khác nhau để trồng nấm rơm như: rơm rạ, mùn gỗ, bã mía. Nhưng nguyên liệu chính để loại nấm này vẫn là rơm rạ.

Chuẩn bị rơm để trồng nấm rơm

– Về đặc tính của nấm phát triển tốt nhất trong môi trường ẩm, ấm. Đối với nguyên liệu rơm để làm nấm rơm thì cần phải chọn rơm sạch, tốt nhất nên chọn rơm vụ hè thu. Lúc này rơm nhiều, phơi được nắng nên rơm sẽ chắc sợi, vàng ươm và có mùi thơm.

– Lúc này, bà con cần đem rơm về để dự trữ và bảo quản chu đáo, đợi tới thời gian làm nấm thì đem ra dùng. Các sợi nấm chất lượng sẽ cho năng suất tốt. Đặc biệt, không sử dụng rơm mục nát quá.

3. Phương pháp ủ rơm nuôi nấm rơm

– Phương pháp này có thể áp dụng được cả rơm khô và rơm tươi. Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước), vun đống, ủ 2-3 ngày đảo một lần. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày. Nguyên liệu quá ướt cần trải rộng ra phơi trước khi đem trồng. Rơm rạ đủ ướt (khi vắt cọng rơm có nước chảy thành giọt) là tốt nhất. Nếu khô quá cần bổ sung thêm nước khi đảo đống ủ.

Ủ rơm trong vòng 4-6 ngày

4. Lựa chọn mô giống để có năng suất nấm rơm cao

Việc lựa chọn mô giống nấm rơm là giai đoạn quan trọng để quyết định đến năng suất của nấm. Chọn mô giống tốt đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm.

4.1. Tiêu chuẩn bịch mô tốt

– Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m.

– Chú ý khi chọn mô giống: Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.

4.2. Xếp mô và giắc mô giống

– Lấy rơm trong đống đã ủ: Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ.Lấy rơm đã ủ bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ.

– Chất mô nấm: Đặt khuôn (có thể vun thành luống không dùng khuôn) sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích.

– Chiều ngang mặt mô từ 0,3-0,4 mét, chiều cao từ 0,35 – 0,4 mét. Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 10-12 cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4-5 cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng đều khắp trên bề mặt (lớp thứ 4).

– Lượng giống cấy cho 1,2 m mô khoảng 200-250 g. Mỗi lớp giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh làm thành mô. Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được 90-100 mét mô nấm.

5. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống

– Trong kĩ thuật trồng nấm rơm bà con cần đặc biệt chú ý, không sử dụng thêm phân bón vì trong thành phần của rơm đã có hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ giúp nấm phát triển tốt. Nhưng, cần đảm bảo thường xuyên theo dõi độ ẩm, nhiệt độ vì nó là một trong những khâu cực kì quan trọng.

– Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy nhiệt độ ngoài trời tăng lên, rơm bị thiếu nước thì phải bổ sung thêm. Còn khi nhiệt độ có xu hướng giảm cũng phải ngưng tưới và dỡ lớp rơm ở ngoài ra. Trong trường hợp thời tiết mưa, nên dùng màng phủ hoặc nylon để mô nấm được tăng nhiệt độ, giữ nhiệt bên trong.

6. Cách thu hái và bảo quản nấm rơm

– Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày).

– Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.

Thu hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu

– Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái, xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại.

– Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm tươi trên 1m liếp nấm.

– Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-15 0 C.

Cách Sử Dụng Và Bảo Quản Nấm Lim Xanh

Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thực phẩm thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh; trong số những thảo dược được người tiêu dùng quan tâm sử dụng hơn hết, thì phải kể đến Nấm Lim Xanh.

Vậy, làm sao để có thể sử dụng Nấm Lim Xanh hiệu quả? Bên cạnh đó là cách bảo quản Nấm Lim Xanh như thế nào mới đúng cách?

Thân mời các bạn cùng tìm hiểu.

Cách sử dụng Nấm Lim Xanh để chữa bệnh ung thư?

Nấm Lim Xanh, có tên khoa học là Ganoderma Lucidum Karst, là một thảo dược mọc trên thân cây gỗ lim đã chết.

Nấm Lim Xanh được xem là thảo dược quý, sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như tim mạch, tiểu đường, men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư, giúp ổn định huyết áp, mỡ máu, tai biến mạch máu não, gout, giải độc cơ thể, điều trị bệnh dạ dày, ho, hen, suyễn, tá tràng,

Đặc biệt thảo dược được các chuyên gia nhận định có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư rất hiệu quả, đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư sau thời gian sử dụng Nấm Lim Xanh thì bệnh tình có chuyển biến tích cực.

Các chuyên gia đã nhận định, dược chất của Nấm Lim Xanh có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của người bệnh, giúp cơ thể tự sửa chữa các rối loạn tế bào, đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả.

Nấm Lim Xanh rất dễ sử dụng, thường được người dân sắc nước uống, nghiền thành bột, hãm trà hoặc ngâm rượu.

Nấm Lim Xanh hãm nước sôi

Nếu các bạn không có nhiều thời gian, thì việc lựa chọn cách Nấm Lim Xanh hãm nước sôi là cách sử dụng vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện, lại không tốn quá nhiều thời gian.

Chúng ta sử dụng từ 30-50 gram Nấm Lim Xanh khô, cho vào ấm, chế khoảng 700ml nước sôi, đậy kín nắm, đợi 30 phút cho những dưỡng chất có trong Nấm Lim Xanh được ra hết, thì có thể sử dụng được.

Các bạn nên uống nước Nấm Lim Xanh khi còn ấm, uống hết trong ngày, không nên để qua đêm. Còn đối với bã Nấm Lim Xanh thì các bạn có thể nghiền nhỏ, cho vào một ít mật ong hoặc sữa chua, trộn đều hỗn hợp để đắp mặt. Đối với cách này, sẽ giúp các bạn có được một làn da sáng mịn, mờ thâm nám, sạch mụn, thu nhỏ lỗ chân lông.

Nấm Lim Xanh đun nước uống

Nấm Lim Xanh đun nước uống là cách sử dụng phổ biến nhất đồng thời cũng là cách dùng đạt hiệu quả cao nhất.

Các bạn sử dụng 50 gram Nấm Lim Xanh khô, sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được. Đối với lần sắc sau, chúng ta sử dụng bã Nấm của lần sắc trước, cho vào 1,5 lít nước, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút sau thì có thể sử dụng được. Nên uống nước Nấm Lim Xanh khi còn ấm, uống hết trong ngày, không sử dụng nước Nấm Lim Xanh của ngày hôm trước.

Đặc biệt lưu ý, các bạn nên dùng nồi đất để sắc Nấm Lim Xanh, không nên sử dụng nồi bằng các chất liệu như nhôm, đồng,..điều này sẽ làm giảm đi dược chất có trong Nấm Lim Xanh. Ngoài ra các bạn không nên dùng tay để lấy Nấm Lim Xanh, vì mồ hôi của tay sẽ làm tăng độ ẩm khiến Nấm Lim Xanh dễ ẩm và mốc hơn, thay vì vậy các bạn nên dùng thìa khô để xúc Nấm Lim Xanh.

Nấu Nấm Lim Xanh bằng đồi đất là tốt nhất hoặc các loại nồi làm từ sành sứ, thủy tinh. Trong dân gian từ lâu việc nấu thuốc bắc hay thuốc nam người ta đều nấu bằng các loại ấm đất nung. Các chuyên gia đông y cũng khuyên nên dùng các loại nồi này để nấu thuốc.

Cách tán bột Nấm Lim Xanh

Đối với cách sử dụng này, các bạn vừa có thể sử dụng đồng thời vừa có thể bảo quản được Nấm Lim Xanh được lâu mà không lo mối, mọt.

Nấm Lim Xanh sau khi tán thành bột, mỗi lần các bạn sử dụng từ 5-10 gram. Cho bột Nấm Lim Xanh vào ấm, cho vào khoảng 500 ml nước sôi, đợi 30 phút cho Nấm Lim Xanh ra hết dưỡng chất thì các bạn có thể sử dụng được.

Kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ được thuyên giảm, phòng bệnh hiệu quả.

Đối với cách ngâm rượu Nấm Lim Xanh các bạn nên sử dụng rượu gạo ngon, nguyên chất, 45 độ. Chuẩn bị 1kg Nấm Lim Xanh, 5 lít rượu nếp ngon. Định lượng này tương đương, 200 gram Nấm Lim Xanh có thể ngâm cùng 1 lít rượu. Nên ngâm Nấm Lim Xanh trong lọ thủy tinh, sành, sứ, không nên ngâm Nấm Lim Xanh trong bình bằng nhựa.

Các bạn nên vặn kín nắp bình, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Rượu Nấm Lim Xanh sau thời gian ngâm 2 tháng thì các bạn có thể sử dụng được, mỗi ngày các bạn chỉ nên sử dụng từ 5-10ml rượu Nấm Lim Xanh, không nên dùng quá chén, nên uống rượu Nấm Lim Xanh sau khi ăn để đạt được kết quả tốt nhất.

Ngâm mật ong Nấm Lim Xanh

Nấm Lim Xanh ngâm mật ong là cách sử dụng thường được các phái đẹp ưa chuộng, vừa có thể bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật, đồng thời có thể làm đẹp một cách hiệu quả.

Nói như vậy không có nghĩa chỉ có phái đẹp mới có thể sử dụng Nấm Lim Xanh ngâm mật ong, mà đối với cách sử dụng này ai cũng có thể dùng được.

Đây là cách sử dụng được kết hợp từ những dưỡng chất có trong mật ong và Nấm Lim Xanh, để từ đó giúp đạt được hiệu quả cao trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Đối với cách sử dụng này, các bạn cần chuẩn bị 1kg Nấm Lim Xanh, 300ml mật ong, một ấm đất, nước sạch, một cái bình bằng sành hoặc sứ chất lượng, chịu được áp suất cao.

Nấm Lim Xanh khô sau khi được mua về, cắt bỏ phần chân Nấm dính gỗ lim có độc, sau đó dùng khăn ướt lau sạch Nấm để loại bỏ những bụi bẩn dính trên cây Nấm.

Nấm Lim Xanh các bạn nên thái mỏng, nghiền thành bột, sau đó nấu cao lỏng. Hỗn hợp cao Nấm Lim Xanh sau khi thu được cho vào bình, cho vào 300ml mật ong rừng nguyên chất, khuấy đều hỗn hợp, vặn kín nắp, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Nấm Lim Xanh ngâm mật ong sau thời gian ngâm 1 tuần thì các bạn có thể sử dụng được, mỗi lần sử dụng 1 muỗng cà phê, mỗi ngày sử dụng 2 lần, sử dụng xong các bạn có thể vặn kín nắp bình, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để có thể dùng dần (nếu bảo quản tốt các bạn có thể sử dụng được 6 tháng kể từ khi mở nắp bình Nấm Lim Xanh ngâm mật ong).

Kiên trì sử dụng từ 2-6 tháng để đạt được hiệu quả phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cao nhất.

Cách bảo quản Nấm Lim Xanh

Cách bảo quản Nấm Lim Xanh khỏi ẩm mốc, mối mọt, đồng thời có thể giữ nguyên dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng trong việc sử dụng Nấm Lim Xanh hỗ trợ điều trị bệnh.

Nấm Lim Xanh nếu được bảo quản đúng cách sẽ giúp Nấm Lim Xanh không bị mốc, mọt, đảm bảo dược tính, có thể giữ được 6 tháng. Tốt nhất các bạn nên bảo quản Nấm Lim Xanh nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp không khí ẩm có thể dễ xâm nhập Nấm, cột kín miệng túi Nấm Lim Xanh.

Ngoài ra, các bạn nên dùng tay khô để lấy Nấm, không nên dùng tay ướt để lấy Nấm vì dễ khiến Nấm bị ướt hoặc bị mốc. Bên cạnh đó các bạn nên mua đúng Nấm Lim Xanh chất lượng, Nấm được sơ chế đúng quy trình.

Sau khi sử dụng Nấm Lim Xanh các bạn nên cột kín miệng túi Nấm, để vào hộp, cất nơi khô ráo.

Bên cạnh đó, các bạn có thể cho Nấm vào lọ thủy tinh, vặn kín nắp, bảo quản ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.

Trước khi đưa Nấm Lim Xanh đến tay khách hàng, Công ty TNHH Hợp tác Thương mại Nguyễn Trần đã trải qua công đoạn sơ chế để loại bỏ phần độc tố trong cuống Nấm, sấy khô, để giữ nguyên vẹn những dưỡng chất có trong Nấm Lim Xanh.

Quy trình sơ chế và bảo quản Nấm Lim Xanh này vô cùng nghiêm ngặt, gồm cả công nghệ hiện đại cùng phương pháp truyền thống thủ công để bảo vệ trọn vẹn những dưỡng chất có trong Nấm Lim Xanh, đồng thời đảm bảo Nấm Lim Xanh không bị mối, mọt trong môi trường bảo quản nhiệt độ thường.

Những năm gần đây, công dụng của Nấm Lim Xanh để hỗ trợ điều trị bệnh ngày càng được nhiều người biết đến, và sử dụng. Tuy nhiên thực tế đáng buồn, Nấm giả ngày một tinh vi, vì vậy các bạn cần lựa chọn cơ sở bán Nấm uy tín, để mua được Nấm Lim Xanh chất lượng.

Nấm Lim Xanh vô cùng lành tính, vì vậy việc sử dụng Nấm Lim Xanh chất lượng sẽ đạt kết quả cao trong quá trình phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Nếu các bạn còn có những thắc mắc trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản Nấm Lim Xanh, các bạn có thể liên hệ với Nguyễn Trần Coop thông qua số hotline 0906.852.188, sẽ có người giải đáp giúp các bạn.