Nấm Mối Và Cách Bảo Quản / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Phương Pháp Bảo Quản Nấm Mối

Phương pháp bảo quản nấm mối Một vấn đề quan trọng với các bà nội trợ nữa là, nấm mối bảo quản được bao lâu và thời gian nào ăn sẽ tốt nhất để đảm bảo đầy đủ chất lượng và hương vị của nấm mối.

Đông đá là phương pháp cơ bản để bảo quản thực phẩm

Trước khi chúng ta đề ra phương pháp bảo quản nấm mối tốt nhất, chúng ta cần nhắc lại hai yếu tố quan trọng của nấm mối, thứ nhất nấm mối thì nó cũng là nấm, loại nấm được lên men, thứ hai tuổi thọ của nấm mối trãi qua bốn giai đoạn. ( bạn xem bài viết … để hiểu rõ hơn)

Phần lớn các loại nấm mọc ở vùng nhiệt đới có thể bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 10 0c đến 15 0c. Chúng ta thường bảo quản bằng ngăn mát của tủ lạnh nhà mình, trong tủ lạnh lại có độ ẩm rất cao, do trong ngăn mát nên các hạt nước bão hòa chuẩn bị ngưng đọng lại. Đây là điều kiện xấu dẫn tới tình trạng nấm chảy rữa ra. Phương pháp thứ hai là đông đá luôn nấm, cách này hay để bảo quản nhưng gặp tình trại mất chất khi rã đông (ăn như sơ mít – chẳng ngon lành gì); với cách này, trong quá trình đông đá, để hình thành nên cục đá – Đồng nghĩa với việc, nó phá hủy hết cấu trúc, biến chất, thất thoát sinh tốt trong cây nấm mối.

Nấm mối trãi qua 4 giai đoạn, khi hình thành nấm mối. Để bảo quản tốt thì ta chia thành hai loại là nấm búp và nấm nở.

· Đối với nấm nở, cấu trúc của nấm không còn chắc chắn, thân đã nở, nên rất dễ bị nước thẫm thấu ngược vô trong thân nấm, dẫn đến tình trạng nấm mềm nhũng.

· Đối với nấm búp thì cấu trúc thân nấm rất chắc chắn, nên được bảo quản lâu hơn.

Còn một điều quan trọng nữa là thân nấm mối có một lớp phấn bên ngoài bảo vệ, và cấu trúc lớp vỏ ngoại giống như da người được hình thành dưới mục đích bảo vệ thân nấm mọc từ dưới đất mọc lên. Bởi vây, trong qua trình ta làm sạch nấm, chúng ta cạo đất, rữa nước thì chúng ta đã vô tình hủy hoại cấu trúc của nấm. Rất khó để bảo quản nấm lâu được.

Như vậy, để bảo quản nấm mối trong thời gian dài nhất, chúng ta cần phải cạo đất, không rửa nước (trước khi nấu ăn mới rửa), cho vào túi ni lon hút chân không ( hạn chế nấm tiếp xúc với vi khuẩn, thấm nước), cho vào ngăn mát (môi trường xấu cho virut).

Nếu chúng ta làm tốt các điều kiện trên thì có thể bảo quản nấm mối từ 7 – 10 ngày vẫn không hề hắn gì về chất lượng nấm mối. Một điều quan trọng các bà mẹ nên nhớ, nấm mối mua ngoài chợ chúng ta không thể biết được quá trình khai thác và bảo quản như thế nào. Nếu phát hiện thấy nấm có dấu hiện dập – nát – bầm – đã ngọt đất – rữa nước, thì nấm thì chỉ có thể mua về ăn liền không thể bảo quản lâu được.

Nấm Lim Bao Nhiêu Tiền 1 Ký, Cách Bảo Quản Nấm Khỏi Mối Mọt?

Cập nhật vào 23/02

Giá thành nấm lim xanh tương đối đắt, khoảng vài triệu/kg do vậy người mua cần chú ý bảo quản kỹ để tránh nấm bị mốc, mọt, phải bỏ đi sẽ rất lãng phí tiền của.

Nấm lim bao nhiêu tiền 1 ký?

Giá cả nấm lim xanh có sự khác biệt giữa nấm lim xanh rừng và nấm lim được trồng tại các trang trại. Nấm lim rừng tự nhiên do chứa hàm lượng dược tính nhiều, quá trình thu hái khó khăn, người hái nấm vất vả nhiều tháng trời trong rừng nên giá 1kg nấm trung bình từ 4 – 5 triệu/kg, vào thời kỳ khan hiếm mức giá có thể bị đẩy lên 7 – 10 triệu/kg hoặc hơn nữa.

Nấm lim nuôi trồng mức giá thường rẻ hơn do hàm lượng dưỡng chất ít hơn, thường ở mức từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng/ kg.

Tham khảo giá nấm lim xanh được niêm yết tại bài viết Giá bán nấm lim xanh.

Trong nấm lim xanh chứa các dược chất quý nào?

Nấm lim xanh mang rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Có được điều này là bởi trong nấm chứa hàm lượng dược chất lớn:

Axit Ganodermic:

Trong nấm lim chứa hàm lượng lớn Ganodermic có khả năng làm trẻ hóa các mô của cơ thể và các tế bào, kéo dài sự trẻ trung, khắc phục các rối loạn da và làm đẹp da. Chất này có tác dụng chữa lành mau chóng các vết thương ngoài da như vết xước, vết thương trên da, bệnh vẩy nến, muỗi cắn, đốt, cháy nắng, miệng bị viêm loét, và chảy máu bên ngoài.

Peptidoglycans:

Trong nấm lim xanh chứa Peptidoglycans kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra các đại thực bào, tăng sinh các dòng tế bào lympho B và lympho T, tăng cường biệt hóa tạo kháng thể, nâng cao sức đề kháng ở người.

Năm 2008, một nhóm nghiên cứu tại các trường đại học của Australia gồm Đại học quốc gia, đại học Latrobe, đại học Canberra đã đã phát hiện ra công dụng của peptidoglycan trong việc hỗ trợ chữa tiểu đường và các bệnh nhân tim mạch. Ngoài ra dược chất peptidoglycan còn đóng vai trò đẩy nhanh khả năng chữa lành vết thương, giảm bớt tình trạng thiếu máu cục bộ ở người mắc bệnh tim.

Trong nấm lim rừng tự nhiên chứa Triterpenes giúp phòng tránh sự tấn công của các gốc tự do đối với tế bào gây nên bệnh ung thư. Ngoài ra Chất Triterpenes có tính kháng khuẩn cao, đặc tính này có công dụng làm lành vết thương nhanh, ức chế sự gia tăng của tế bào ung thư.

Beta Glucan:

Beta Glucan là 1 chuỗi của các phân tử glucose, có tác dụng phòng chống nhiễm trùng, giúp vết thương hở mau lành, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế tế bào ung thư di căn. Không chỉ vậy, Beta Glucan còn hạ thấp xơ vữa động mạch, giảm đường huyết trong máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Lingzhi-8 Protein:

Dược chất Lingzhi-8 protein trong nấm lim rừng có khả năng phòng chống ung thư, kìm hãm sự gia tăng của tế bào ung thư, ngăn chặn di căn, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn có hại, tăng cường chức năng các cơ quan.

Selen:

Dược chất Selen liên kết với kim loại (Thủy ngân, cadimi, chì…) cùng với một loại protein đặc biệt làm mất tác dụng của các kim loại này và đào thải chúng qua đường bài tiết

Ngoài ra, Selen còn mang nhiều công dụng tuyệt vời với hệ miễn dịch. Không hấp thụ đủ selen từ thông qua chế độ ăn uống sẽ làm suy giảm miễn dịch, đau nhức khớp, hen suyễn, ảnh hưởng xấu đến thị lực…

Phòng chống bệnh ung thư cũng là 1 trong những tác dụng của selen. Nhiều công trình nghiên cứu Selen với một số loại ung thư ruột, tiền liệt tuyến, da, phổi… Đã kết luận Selen giúp tăng cường miễn dịch, làm chậm sự phát triển của khối u, giúp bệnh nhân ung thư kéo dài sự sống. Sở dĩ có tác dụng này bởi Selen là chất chống oxy hóa rất mạnh, bảo vệ hiệu quả các ADN chống các gốc tự do.

Nucleotide:

Nucleotide có lợi cho hệ tiêu hóa, nâng cao chức năng của ruột và gan. Dùng nấm lim xanh tốt cho người lạm dụng rượu bia nhiều, người mắc bệnh về gan, ruột. Nucleotide giúp phòng tránh bệnh ung thư. Nucleotide giúp duy trì sự hình thành ổn định của DNA, RNA. Do đó, khối u ung thư dễ hình thành khi cơ thể thiếu hụt Nucleotide.

Tại Mỹ, chuyên gia nghiên cứu Roger Mason – khẳng định, Chất Polysaccharide trong nấm lim xanh là chất giúp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất, phòng chống rất mạnh mẽ khối u lành tính và ác tính, làm giảm cholesterol và chất béo trung tính, duy trì lượng đường trong máu ổn định, chữa lành vết thương, làm đẹp da và có nhiều lợi ích khác.

Polysaccharide giúp tăng cường tác dụng của nhiều loại thuốc trong hóa trị ung thư. Khi hấp thụ Polysaccharide, các tế bào miễn dịch trở nên chủ động hơn, mạnh hơn, tấn công các tác nhân gây hại sức khỏe.

Nấm lim xanh bị nấm mốc, mối mọt có dùng được không?

Một số người sau khi mua nấm lim rừng tự nhiên về do chủ quan trong việc bảo quản, cất giữ nên nấm rất hay bị hư hỏng, mọt và mốc. Dấu hiệu nhận biết nấm hỏng như sau:

Nấm lim xanh tự nhiên bị ẩm mốc: màu sắc nấm bất thường, thân và mũ nấm lim xanh xuất hiện nhiều vùng có màu bất thường, xám đen, có màng trắng bên trên, ngửi nấm thấy hơi hôi.

Nấm lim tự nhiên bị mọt: Phân thân, mũ nấm lim rừng có nhiều lỗ nhỏ li ti do sâu mọt phá hủy, nếu mới bị đục bạn còn nhìn thấy cả những con mọt. Khi cầm cây nấm to bạn sẽ thấy nhẹ hơn, ngửi mùi nấm không còn thơm như lúc đầu.

Do giá thành nấm lim xanh đắt đỏ nên một số người dù biết nấm bị mốc, mọt dùng. Theo phân tích của các nhà khoa học thì không nên dùng nấm lim xanh rừng hư hỏng vì nấm bị mốc thường tồn tại chất aflatoxin – độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là gan. Aflatoxin sẽ tác động xấu chức năng gan, khiến gan dễ bị xơ hóa, có thể tiến triển thành ung thư cực kỳ nguy hiểm. Bởi vậy chúng ta tốt nhất không nên uống nấm lim rừng đã hư hỏng.

Bạn có thể tham khảo ngay một công dụng của nấm lim xanh tại bài viết Nấm lim xanh trị xơ gan.

Cách bảo quản nấm lim xanh khỏi mốc, mọt

Một số điều bạn cần lưu ý khi bảo quản nấm lim xanh:

Chỉ nên mua số lượng nấm lim xanh đủ dùng trong 1 – 2 tháng.

Không cho tay vào túi trực tiếp lấy nấm mà phải đeo găng tay hoặc dùng đũa, thìa gắp.

Lấy nấm ra sử dụng xong đừng quên đậy nắp túi, nắp hộp thật kín, tránh tiếp xúc nhiều không khí.

Không bảo quản nấm ở các vị trí ẩm ướt, bẩn thỉu…

Địa chỉ bán nấm lim rừng uy tín

Trường hợp người mua đang cần tìm công ty bán nấm lim xanh rừng 100% thì Công ty Nấm lim xanh Tiên Phước là địa chỉ số 1 toàn quốc. Cho tới thời điểm hiện tại doanh nghiệp có cửa hàng phân phối rộng khắp toàn quốc, từ Nam ra Bắc, tỉnh nào gần như cũng có từ 1 – 3 đại lý, tiện lợi cho khách hàng mua nấm lim rừng. Giá thành nấm lim xanh tự nhiên cung cấp ra thị trường hợp lý, cụ thể:

Nấm lim xanh thái lát: 3.800.000đ/kg

Nấm lim rừng tự nhiên 100% để nguyên cây 4.400.000đ/kg

Từng sản phẩm có ghi rõ liều lượng, chi tiết cách sử dụng, giúp người bệnh biết cách uống nấm lim chuẩn chuẩn, đem lại giá trị sức khỏe. Để được cung cấp thông tin rõ hơn, bạn vui lòng liên hệ đến:

CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH TIÊN PHƯỚC

Website: chúng tôi

Địa chỉ: Thôn 4, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Số điện thoại: 0982419526

Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Bảo Quản Nấm Và Chế Biến Nấm

Nấm rơm là nấm dễ biến đổi và hư hỏng nhanh so với các loại nấm trồng khác. Do đó việc bảo quản nấm rơm tươi tương đối khó khăn hơn.

Nội dung trong bài viết

Sự biến đổi của nấm sau khi thu hoạch

Bảo quản nấm

Dạng nấm muối

Dạng đóng hộp

Sự biến đổi của nấm sau khi thu hoạch

So với rau cải hay trái cây thì thời gian bảo quản của nấm ở nhiệt độ bình thường ngắn hơn nhiều, đặc biệt là khi chất đống hoặc đổ chồng lên nhau trong thùng hoặc cần xé. Nấm sẽ nhanh chóng mất nước và khô héo (nếu phơi trần) hoặc thối ủng (nếu chồng đống). Một số loài nấm có thể tiếp tục phát triển trở thành dạng trưởng thành, như nấm rơm, tai nấm dạng búp chuyển sang hình dù. Nói chung phẩm chất giảm và không được người tiêu dùng ưa chuộng.

Các biến đổi của nấm sau khi hái bao gồm:

Mất nước: nấm thường chứa nhiều nước (85 – 95%) và lượng nước cần thiết này mất rất nhanh do hô hấp và bốc hơi. Nấm đã hái rời khỏi mô vẫn còn tiếp tục quá trình sống và vì vậy vẫn hô hấp, thải khí CO2 và hơi nước. Ở tai nấm dạng búp có hiện tượng mất nứớc, nhưng nước sẽ bốc hơi nhanh khi mũ nấm mở và phát triển hoàn chỉnh. Nước cũng bốc hơi nhanh khi để nơi có gió và không khí nóng khô.

Sự thối nhũn: Thường nấm có ẩm độ cao hoặc làm khô chưa tới (trên 12% độ ẩm) hoặc nấm khô bị hút ẩm trở lại,…Có thể bị nhiễm vi sinh (nhiễm trùng hoặc nấm mốc). Sản phẩm bị nhiễm trùng sẽ có hiện tượng thối nhũn, hôi ê. Nếu nhiễm mốc còn tích luỹ độc tố và biến chế sản phẩm.

Sự biến chất: Sau 4 ngày bảo quản, lượng đường đa (polysaccharide) ở nấm thường trên 10% (Hammond, 1979), đã giảm xuông dưới 5%. Trong khi đó, chitin ở vách tế bào lại tăng lên 50% làm tai nấm trở nên đai chắc hơn. Chất béo trong nấm cũng bị biến đổi, bao gồm các axit béo không no do oxit hoá trở mùi, thậm chí gây độc cho người dùng. Trường hợp này có thể thây ở nấm rơm, chứa nhiều axit béo không no.

Ngoài ra, các loài nấm nhiệt đới có đặc điểm là hô hấp nhanh sau khi thu hoạch. Cường độ hô hấp tỷ lệ nghịch với thời gian bảo quản, nghĩa là cường độ cao thì thời gian bảo quản ngắn đi và ngược lại.

Bảo quản nấm

Sau khi thu hoạch, để đưa nấm đến tay người tiêu dùng, cần một thời gian bảo quản thích hợp.

Đối với nấm tươi: chỉ giữ được thời gian ngắn, bằng cách làm chậm sự phát triển, giảm cường độ hô hấp, chống thoát nước và bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Đối với nấm khô: làm khô ở mức tối đa (còn 10 – 12%), bằng cách lấy nước trong tai nấm ra, sau đó bảo quản trong túi kín để tránh hút ẩm trở lại.

Đối với dạng khác: Dạng sơ chế, như muối mặn (nấm rơm, nấm mỡ,…) nấm được bảo quản ở độ muối 20 – 22 độ. Dạng đóng hộp, đã chế biến gần như thành phẩm và được cho vào bao bì kín là các hộp thiếc, đóng kín lại. Dạng muối chua, nhiều loại nấm ở dạng này cũng có thể giữ được thời gian khá lâu.

Bảo quản nấm tươi: Nấm rơm là nấm dễ biến đổi và hư hỏng nhanh so với các loại nấm trồng khác. Do đó việc bảo quản nấm rơm tươi tương đối khó khăn hơn. Hai cách để chuyển nấm rơm tươi từ Trung Quốc hay Đài Loan hoặc Thái Lan sang Hồng Kông hiện đang được sử dụng đó là:

Phương pháp của Trung Quốc: Dùng các thùng gỗ có ngăn, nấm được xếp vào ngăn giữa, hai ngăn còn lại bỏ đá để giữ lạnh.

Phương pháp của Đài Loan, Thái Lan: Nấm được cho vào các cần xé, ở trung tâm và từ đáy giỏ lên đặt ống thông khí, bề mặt đặt các bọc giấy đựng đá lạnh.

Cả hai cách đều sử dụng có hiệu quả trong việc bảo quản nấm rơm.

Những thí nghiệm về nhiệt độ bảo quản nấm rơm ghi nhận được như sau:

– Nhiệt độ thấp hơn 0°c: Nấm có thể giữ trên hai tuần, nhưng khi làm ẩm lại thì dễ chảy rữa và hư nhanh.

– Nhiệt độ 0 – 15°c: Nấm cho vào túi PVC đục lỗ nhỏ, có thể giữ được 4 ngày với độ ẩm mất khoảng 10%. Riêng nấm bảo quản ở 15°c về chất lượng có dấu hiệu hơn hẳn 10°c.

– Nhiệt độ 20°c: Thời gian bảo quản lâu hơn 4 – 6°c, nhưng ngắn hơn 10 – 15ºc.

– Nhiệt độ 30°c: Nấm chảy rữa sau 1 đêm và có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Kết quả cũng cho thấy nấm ở dạng búp dễ bảo quản hơn các dạng khác. Ở 25°c tỷ lệ nấm nở tăng lên, từ dạng trứng nhanh chóng chuyển sang dạng trưởng thành. Ngược lại, tai nấm sẽ nở chậm nếu để ở 15°c trong 4 giờ trước đó.

Đối với nấm bào ngư: Thời gian bảo quản có thể kéo dài và trọng lượng không giảm, nếu giữ nồng độ CO2 cao (trên 25°C) trong túi pE hoặc khô lạnh, cả ở nhiệt độ 1 – 5°c và 10 – 12°c (Juhasz và Dobray, 1977).

Ngoài ra người ta cũng thử bảo quản nấm bằng cách chiếu xạ tia hoặc bằng các loại hoá chất khác nhau, kể cả các chất oxit hoá, …Nhưng thường ít hiệu quả và nhất là không kinh tế.

Bảo quản nấm khô: Nấm có thể làm khô bằng hai cách: phơi nắng hoặc sấy (dùng hơi nóng).

Nấm đông cô phơi nắng không tốt bằng sấy, cả về màu sắc và mùi vị, nếu phơi nắng sẽ dễ bị nhiễm mốc. Có nhiều nước trên thế giới hiện đang cấm nhập khẩu các loại nấm phơi nắng. Ví dụ như nước úc cấm việc nhập nấm khô phơi nắng, ngoại trừ nấm đã được sấy lại trong thời gian 4 giờ ở nhiệt độ 60°c.

Để sấy nấm, người ta dùng tủ có nhiều ngăn và cung cấp không khí nóng để làm khô. Nấm được làm mất nước từ từ, lúc đầu là 30°c, sau đó mỗi giờ tăng 1 – 2°c, cuối cùng là tăng nhiệt độ lên tới 60°c và kéo dài trong 1 giờ.

Nấm đông cô thường 7kg tươi cho 1kg khô. Ở nấm mèo, mèo lông (A.polytria) thì 6 – 7kg tươi cho 1kg khô. Nấm bào ngư cũng phải từ 10 – 11 kg tươi mới cho 1kg khô.

Trường hợp nấm rơm, để nhanh khô phải chẻ đôi tai nấm và cũng như nấm đông cô, nấm sấy sẽ giữ được mùi vị và màu sắc tốt hơn phơi nắng. Quá trình sấy khô tiến hành ở 30ºc kéo dài 24 giờ. Nhiệt độ có thể bắt đầu ở 40°c và sau đó nâng dần lên 45ºc kéo dài 8 giờ. Ngoài ra, có thể sây khô ở 60°c trong 8 giờ hoặc khởi đầu bằng nhiệt độ 70°c trong 2 giờ, tiếp theo 65°c trong 2 giờ, 55 – 60°c trong 4 giờ nữa. Thường nấm khô chỉ còn khoảng 10% nấm tươi về trong lượng (10kg nấm tươi cho 1kg nấm khô) và có thể giữ cả năm.

Một phương pháp sấy khác tiến hành ở nhiệt độ thấp gọi là sấy đông khô. Nấm được làm lạnh (-20°c đến – 30°C), sau đó nâng nhiệt độ để nước bốc hơi trong điều kiện chân không, nấm rơm có thể mất hơn 90% nước do sấy bằng phương pháp này. Khi sử dụng tai nấm hút nước cho lại dạng gần như ban đầu. Tuy nhiên, vì giá thành cao nên phương pháp này ít thông dụng trong chế biến.

Dạng nấm muối

Phần lớn nấm rơm cũng như nấm mỡ, hiện nay được xuất đi dưới dạng muối mặn.

Nấm được luộc sơ trong nước sôi để tế bào ngừng hoạt động. Nước luộc cho thêm axit ascorrbic, sao cho pH = 3, cộng với một ít muối. Thường axit citric được dùng nhiều hơn, còn axit sultYuric và các muối của nó bị cấm sử dụng ở một sổ nước. Sau đó vớt ra làm nguội, ướp muối khô để rút nước bên trong nấm. Cuối cùng cho nấm vào một dụng cụ chứa và ngâm ngập trong nước muối 20 – 23°c. Ở giai đoạn này, nếu nước ngâm bị đục, phải thay nước muối khác để tránh nhiễm trùng và mốc. Thời gian bảo quản như vậy được vài tháng.

Dạng đóng hộp

Còn gọi là phương pháp Appert (được sử dụng ở Pháp lần đầu tiên vào năm 1780). Quy trình gồm 6 giai đoạn: làm sạch, tẩy trắng, đóng hộp, khử trùng, làm lạnh, dán nhãn, bao bì. Nấm đóng hộp còn chia làm 4 loại nấm sô (không phân loại), dạng nút, cắt lát, chân nấm.

Đầu tiên nấm được làm sạch và ngâm trong nước có Clor (5ppm = 5mg Hypocorit Ca cho 1 lít nước). Thời gian ngâm là 5 – 10 phút. Sau đó tráng lại dưới vòi nước (nước luân lưu). Cho nấm vào các khay đục lỗ và hấp ở 100°c trong 5 phút hoặc luộc trong nước sôi từ 2 – 3 phút (tương tự trong trường hợp nấm muối). Làm nguội nhanh bằng cách nhúng vào nước lạnh luân lưu. Vớt ra để ráo rồi xếp vào hộp. Mỗi hộp khoảng 300 – 310g nấm (loại hộp 460g).

Hộp nấm được làm đầy bằng nước muối đun sôi. Dịch nước muối có thể gồm: nước muối 2,5%, bột ngọt 0,03%, clorua canxi 0,3% hoặc muối ăn 2,5% và axit citric 0,25 – 0,5% (Moreau, 1979). Nhiệt độ nước muối rót vào không dưới 80°c.

Nâng nhiệt độ lên 85°c kéo dài 15 phút để đẩy khí trong hộp ra rồi ghép nắp lại.

Sau đó khử trùng bằng autoclave theo phương pháp Tyndall (khử trùng 3 lần). Nhiệt độ nồi hấp là 121°c và thời gian khử trùng theo thứ tự 7 – 15 – 20 phút. Lau khô, lau dầu bảo quản như các loại đồ hộp khác.

Trường hợp hộp thiếc tráng men tốt, nấm bảo quản theo cách này có thể kéo dài được vài tháng đến cả năm.

Chế Biến Và Bảo Quản Nấm Đúng Cách

Nấm là loại nguyên liệu quen thuộc để chế biến món ăn. Cùng bỏ túi những mẹo nhỏ chọn mua và chế biến nấm ăn đúng cách nhất.

1. Mua nấm

Khi chọn mua nấm, bạn nên chọn loại nấm có màu sắc tươi, có mùi thơm đặc trưng. Nấm tươi có một lớp tơ mỏng như giấy trên nấm. Không chọn những cây nấm bị dập nát, có mùi ôi. Vết cắt rỉ ra chất trắng sữa rất có thể là dấu hiệu của nấm độc. Tránh những cây nấm có vết thâm hoặc bị nhăn trên chóp, không nên chọn nấm bị nhớt.

2. Không cần rửa nấm quá kỹ Nấm sống trong môi trường tuyệt đối sạch, thân nấm lại ở dạng xốp và sợi nên khi rửa nấm sẽ làm nước đọng lại khiến cho nấm không còn được ngọt, vì vậy không cần rửa kỹ. Tuy nhiên, một số loại nấm bắt buộc phải rửa kỹ nếu trong quá trình vận chuyển để dây bẩn vào, nhưng nên rửa dưới vòi nước dạng hơi sương chứ không rửa trực tiếp nước vào thân nấm sẽ làm hỏng thịt nấm.

3. Trước khi chế biến phải cắt bỏ chân nấm Chân nấm là nơi tiếp xúc với chất dinh dưỡng, tuy nhiên trong đó có một số chất vô cơ con người không nên sử dụng và hấp thu vào cơ thể vì thế khi chế biến nấm, cần cắt bỏ chân nấm.

5. Cần nấu chín hoàn toàn Cần ăn nấm được nấu chín hoàn toàn, tức là khoảng 5 – 10 phút sau khi đun sôi. Sau khi ăn nấm xong không nên dùng ngay đồ uống lạnh như trà đá hoặc cà phê đá, bởi vì nấm mang tính bổ âm nên uống ngay đồ lạnh sau đó thì dễ bị lạnh bụng.

6. Không ăn nhiều Theo y học cổ truyền, nấm có vị ngọt, tính mát, nếu dùng nhiều và lâu dài có thể dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu. Những người tì vị hư nhược, khi ăn hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, phân nát thì không nên dùng.

7. Mua nấm rõ xuất xứ, nguồn gốc Để mua được nấm sạch, trồng an toàn, không bị ngộ độc, chị em cần chọn địa chỉ tin cậy, có uy tín để mua.

8. Giữ lại nước ngâm nấm khô Nước nấm hương khô ngâm rất thơm vì thế khi ngâm nấm xong bạn không nên đổ đi. Có thể gạn lấy phần nước bên trên đem nấu canh, làm nước lẩu hoặc chế biến món ăn nào đó tùy ý. Còn phần cuối bát, có thể có nhiều sạn, nên bỏ.

Mẹo bảo quản nấm bằng phương pháp hút chân không

– Muốn bảo quản nấm tốt, sau khi mua về, bạn nhặt sạch. Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp bảo quản nấm tươi khoảng ba bốn ngày. Mẹo nhận biết nấm độc, nấm dại Cách nhận biết nấm độc Nhìn bằng mắt. Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân… Thông thường các loại nấm độc khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra.

Ngửi bằng mũi. Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi.

Thử nghiệm biến màu. Dùng phần trắng của hành lá chà xát trên mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc, nếu ngược lại, hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc. Ngoài ra, sau khi nấu chín, có thể dùng đũa, thìa bạc để thử trước khi ăn.

Thử nghiệm bằng sữa bò. Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm này có độc. Những chú ý khi ăn nấm dại

Không hái thứ nấm mình không biết chắc. Mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loại duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc.

Khi chế biến nấm dại, cũng giống như chế biến nấm thường, biện pháp tốt nhất là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính.

Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn, dầu vậy, cũng vẫn cần nấu chín mới ăn.

Khi ăn nấm không nên uống rượu. Có một số loại nấm dại không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy gây ngộ độc.

Sau khi ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… phải lập tức đến bệnh viện. Nếu không kịp, cần có các biện pháp sơ cứu đơn giản như gây nôn, hoặc tìm những thuốc dễ thấy để rửa ruột nhằm loại bỏ những thành phần độc hại trong nấm mà cơ thể chưa kịp hấp thu, nhờ đó giảm nhẹ mức độ ngộ độc. Sau khi sơ cứu, phải đưa ngay người bệnh đi cấp cứu.