Hướng Dẫn Vắt Và Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Vắt Và Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách

Làm ấm sữa bằng cách đặt bình vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa, không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

Cơ quan có đến 3 người nghỉ thai sản nên vừa sinh con được hơn 3 tháng là chị Trà, quận 2, TP HCM phải đi làm trở lại. Muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nên chị Trà chọn cách vắt sữa rồi bảo quản trong tủ lạnh nhờ bà nội ở nhà cho bé bú trong ngày.

“Lúc đầu bà nội bé kiên quyết không cho bé dùng sữa bảo quản lạnh vì sợ bé tiêu chảy, đòi cho bé ăn sữa công thức. Mình đã tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ nên cố thuyết phục bà, trộm vía sau một thời gian dùng bé tiêu hóa tốt, ít ốm vặt nên bà mới thôi cằn nhằn”, chị Trà tâm sự.

Công việc chính của chị Hòa, quận Bình Tân, TP HCM là ở nhà nội trợ và chăm con nhưng chị vẫn phải thường xuyên vắt sữa cho con bú. Mỗi ngày chị vắt 4-5 lần, mỗi lần khoảng 300ml.

“Bé chê ti mẹ ngắn nên không chịu bú. Lúc đầu mình cũng băn khoăn không biết làm sao, định cho bé bú sữa ngoài nhưng bầu vú nhiều sữa cứ cương tức. Sau nhờ cách vắt rồi cho vào túi đựng chuyên dụng để bảo quản lạnh nên bé vẫn được bú sữa mẹ đến tận 2 tuổi”, chị Hòa cho biết.

Theo các bác sĩ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, mẹ nên vắt sữa khi không có điều kiện gần con, cho con bú vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần. Vắt sữa giúp mẹ giúp mẹ dễ chịu, đỡ bị hiện tượng cương bầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.

Mẹ cần nắm vững những cách thức vắt sữa, bảo quản và sử dụng để đảm bảo nguồn sữa hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ.

Chuẩn bị trước khi vắt sữa

Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.

Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.

Các bước vắt sữa bằng tay

– Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.

– Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.

– Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.

– Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.

Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.

Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

– Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.

– Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.

– Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

– Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.

– Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

– Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.

Ngoài cách vắt sữa bằng tay ra, các bà mẹ có thể dùng phụ kiện hỗ trợ cho việc vắt sữa đó là máy hút sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy hút sữa, các bà mẹ cỏ thể mua các dòng máy: iMeidcare, fatzbaby, unimom….

Hướng Dẫn Cách Hút Sữa Mẹ Bằng Máy Và Bảo Quản Sữa Mẹ Sau Khi Vắt

Không phải mẹ nào cùng biết cách hút sữa mẹ bằng máy hiệu quả và cách bảo quản như thế nào để đảm bảo chất lượng sữa không bị giảm đi khi bảo quản sữa trong tủ lạnh. Mamanbebe sẽ giới thiệu cho các bố mẹ cách hút sữa mẹ bằng máy hiệu quả nhất.

Sữa mẹ đã có sẵn trong bầu vú mẹ từ những tháng cuối của thai kỳ sau khi sinh xong chỉ cần đợi bé mút núm vú của trẻ thì phản xạ tạo sữa và đẩy sữa ra đầu núm vú sẽ bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên sau khi sinh xong thì lượng sữa ở mỗi bầu vú rất ít mặc dù ngực lúc này đã có cảm giác căng nếu sinh thường thì sau khòang 2-3 ngày sữa sẽ về còn sinh mổ thì thậm chí 4 -5 ngày sữa mới về.

Nếu mẹ muốn sữa về sớm thì nên cho bé bú sớm dù không có sữa hoặc không có nhiều sữa vẫn cho bé bú mỗi khi bé có nhu cầu để kích thích hoocmon tạo sữa sữa sẽ về nhiều hơn và nhanh hơn. Có những bé khó tính sau khi sinh xong sữa mẹ chưa về ngay hoặc về chưa nhiều bé bú thấy không có sữa thì không chịu bú lúc này nên sử dụng máy hút sữa mỗi 3h/1lần dù có sữa hay không mỗi lần hút 2 bên ngực khỏang 30′ để kích thích hoocmon tạo sữa sữa sẽ về sớm hơn và khi sữa về thì mẹ sẽ không bị tắc sữa.

Nếu sinh xong tích cực cho bé bú thì sữa mẹ sẽ nhiều dần và đủ cung cấp cho bé thậm chí có những người mẹ còn dư sữa. Còn nếu sinh xong sữa chưa về mẹ cứ để tự nhiên không cho con bú hoặc cũng không hút sữa chờ sữa về thi sau vài ngày ngực sẽ cương cứng dẫn đến tắc sữa rất đau mà vắt cũng không ra nhiều có khi chỉ vài giọt lúc này người mẹ sẽ bằng mọi cách nhờ chồng mút mẹ mút đắp các loại lá bản thân thì rất đau đớn nhiều khi không xử lý kịp thời có thể dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.

Máy hút sữa sử dụng hiệu quả nhất là ngay sau khi sinh.

Bé sinh xong dạ dày thường rất nhỏ nếu sữa mẹ về sớm bé bú không hết thì cũng nên vắt sữa thừa ra để tận dụng nguồn sữa non cho bé và đồng thời cũng giúp mẹ phòng tránh tắc tia sữa do bé bú không hết.

Ngược lại nếu sữa mẹ về chậm, bé bú ít, không chịu bú do ít sữa hoặc do đầu ti tụt phẳng lõm thì lúc này mẹ nên dùng máy hút sữa kết hợp. Hút sữa mỗi 3h/1 lần giúp sữa về nhanh hơn nhiều hơn và duy trì sữa để nuôi con ngay cả trong trường hợp xấu nhất là bé không ti mẹ được.

Thực ra ngay sau khi sinh sinh mẹ thường có rất ít sữa thậm chí có cảm giác là không có sữa nên nhiều mẹ không có kinh nghiệm thừơng ít cho con bú hoặc không cho bú ngay mà cho con bú sữa bột để chờ sữa về lúc này bé sẽ quen với bú bình và sữa bột nhiều đạm hơn sữa mẹ trẻ sẽ no lâu hơn và sẽ không nhiệt tình với việc bú mẹ. Thành phần sữa mẹ thì phù hợp với hệ tiêu hóa của bé nhất nếu bé bú sữa bột nhiều thì dạ dày và ruột sẽ phải làm việc nhìêu hơn mệt hơn nên không tốt cho bé. Nguyên tắc để SX sữa thì bắt buộc phải có sự mút núm vú của trẻ hoặc nếu trẻ không bú được do đầu ti mẹ tụt thì phải kích thích vào đầu núm vú bằng cách hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay. Nếu bé ít bú hoặc không chịu bú mẹ mà mẹ lại không hút sữa thì dù có ăn uống tẩm bổ đủ các đồ ăn thức uống lợi sữa thì kết quả chỉ mẹ béo mà con vẫn không có sữa để bú. Trường hợp này nhiều mẹ lại lầm tưởng là cơ địa mẹ ít sữa mà không biết lý do chính là do con ít bú và mẹ không hút sữa nên sữa ít dần và có thể mất sau một thời gian.

Sữa mẹ được tạo ra khi có động tác mút núm vú chính vì vậy mà đôi khi bà trông bé khi mẹ bé vắng nhà bà dỗ bé không nín liền lôi ti ra cho bé bú để đỗ bé do bé bú ti bà nhiều nên hoocmon tạo sữa được kích thích lúc này ti bà cũng bắt đầu tiết sữa

Việc lựa chọn máy hút sữa thì còn tùy thuộc vào hòan cảnh của từng mẹ. Nếu đầu ti mẹ hòan tòan bình thừơng thì tốt nhất là nên tập cho bé bú mẹ trực tiếp lúc này chỉ nên dùng máy hút sữa hút 1 bên để hút sữa thừa sau khi bé bú không hết hoặc hút sữa khi mẹ phải đi ra ngoài và khi mẹ đi làm.

Còn nếu trong trường hợp bé bú ít hoặc bé không bú được mẹ do đầu ti mẹ ngắn, tụt, phẳng hoặc mẹ phải đi làm sớm trưa không về phải hút sữa thường xuyên thì nên dùng máy hút sữa hút 2 bên. Máy hút sữa hút 2 bên đồng thời thì sẽ tiết kiệm thời gian và hút 2 bên như có 2 bé bú đồng thời thì sẽ kích thích hoocmon prolactin trong cơ thể sữa mẹ cũng sẽ sản sinh ra được nhiều hơn.

Việc dùng máy hút sữa thì ngòai việc duy trì sữa cho con và phòng tránh tắc tia sữa thì nó còn có vài điểm lợi khác. Ngực mẹ khi không có sữa thường chỉ có các mô cơ và dây chằng đỡ ngực nhưng khi sinh bé thì ngực còn chưa các túi sữa nhỏ lúc này trọng lượng ở mỗi bầu ngực sẽ nặng lên từ 100g thậm chí có khi đến 300g mỗi bên trong trường hợp mẹ nhiều sữa. Nếu mẹ hút hết sữa thừa ở ngực sau mỗi cữ bú của bé thì làm cho cơ thể tái tạo sữa tốt hơn, người mẹ cũng cảm giác nhẹ nhõm sạch sẽ hơn và ngực đỡ nặng do bé bú không hết nó cũng góp phần giảm tải cho dây chằng lúc này ngực cũng sẽ đỡ sệ hơn. Vì vậy sau khi sinh mẹ vẫn nên thường xuyên mặc áo lót loại mềm mỏng không có gọng để góp phần nâng đỡ ngực cùng dây chằng ngực.

2. Chia sẻ kinh nghiệm vắt sữa và bảo quản sữa của các mẹ

Theo em được biết, sữa mẹ sau khi vắt ra và để vào ngăn đá sẽ để được 3-4 tháng. Sau 4 tháng mình đi làm không có thời gian cho con bú, có thể lấy sữa đó ra rã đông tự nhiên và hâm lại cho bé dùng. Như vậy vừa tiết kiệm được tiền mà bé vẫn được dùng sữa mẹ. Quá tuyệt phải không các mẹ. Từ khi sinh bé được 1 tháng em cũng áp dụng phương pháp trên và thấy rất hiệu quả. Bây giờ bé nhà em đã đựoc 6 tháng rồi mà em vẫn chưa phải mua một hộp sữa nào đâu mà bé vẫn tăng cân đều.

Ăn uống đủ chất, ăn nóng, ko ăn nguội lạnh. Hạn chế nước đá

Cho con bú thường xuyên 1 ngày mình hút 2-3 lần (trước khi đi làm – sau khi con bú xong, trưa ở công ty, trước khi đi ngủ – con mình không bú đêm), ngoài ra thì cho con bú trực tiếp

Dùng túi trữ sữa chuyên dụng sẽ tiết kiệm chỗ trong tủ lạnh hơn là dùng bình/hộp trữ sữa

Túi trữ sữa mua tại VN rất mắc tiền. Nếu mẹ nào có người nhà ờ nước ngoài thì nhờ mua gửi về, nếu không thì order qua các dịch vụ ship hàng từ nước ngoài vẫn rẻ hơn tại VN rất nhiều (chỉ có điều là thời gian chờ hơi lâu tí)

Nên dành riêng 1 ngăn đá để trữ sữa, nếu không thì không nên chứa các thức ăn sống khác chung trong ngăn trữ sữa để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn. Trường hợp của mình thì mình dành riêng hẳn ngăn đá của 1 tủ lạnh chỉ để sữa cho bé

Con mình tới giờ này vẫn không dùng sữa ngoài mà vẫn phát triển tốt. Mình đã từng đi công tác cả tuần lễ mà bé vẫn dùng sữa mẹ.

Thực ra tâm trạng của các mẹ cho con bú trực tiếp là lúc nào cũng lo sợ mình không có đủ sữa sợ con ăn không no nên thường cho con ăn thêm sữa công thức, sữa bò thường nhiều đạm hơn sữa mẹ nên thường gây cho bé chậm tiêu dạ dày và ruột phải làm việc hơn bình thường vì vậy mà bé bú mẹ sẽ không nhiệt tình. Bé bú mẹ ít mà mẹ lại không có nhiều thời gian dành cho việc hút sữa thì sữa mẹ sẽ ít dần đi.

Bé mới sinh thường dạ dày rất nhỏ bé sẽ bú nhiều lần trong ngày và mỗi lần bú không được nhiều sau này bé lớn hơn dạ dày to hơn mỗi cữ bú bú được nhiều hơn thì khỏang cách mỗi cữ bú sẽ xa nhau hơn. Vì vậy bé cứ đòi ti mẹ liên tục cũng là bình thường.

Sữa mẹ được sản xuất theo nguyên tắc cung cầu. Khi con mút vú mẹ thì sẽ có phản xạ truyền lên não. Lúc này não sẽ ra hiệu lệnh cho cơ thể sản xuất ra 2 loại hoocmon tạo sữa. Thứ nhất là hocmon prolactin làm nhiệm vụ sản xuất sữa, thứ 2 là hocmon oxytocin làm các nang sữa co bóp và đẩy sữa dễ dàng ra đầu núm vú. Vì vậy mẹ muốn tăng lượng sữa của cơ thể thì ngoài việc ăn uống, nghỉ ngơi tốt. Tinh thần thoải mái thư giãn thì đều tối quan trọng là phải cho con bú thường xuyên và bú theo nhu cầu. Còn muốn biết con có nhận đủ lượng sữa cần thiết cho cơ thể hay không thì các mẹ cần chú ý ngày con đi tiểu khoảng 6-8 lần, cân nặng đạt theo biểu đồ tăng trưởng tức là con đã nhận đủ lượng sữa cần thiết mà không cần bổ sung thêm sữa công thức.

Nhiều mẹ lúng túng về việc suy nghĩ nên vắt sữa như thế nào là hợp lý. Theo mình tốt nhất là các mẹ cho bé bú mẹ trực tiếp, bú theo nhu cầu, trong khi bé bú các mẹ đồng thời có thể vắt sữa bên còn lại nếu như thao tác tốt làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ và việc hút sữa đồng thời trong khi bé bú cũng giống như khi cho 2 đứa trẻ sinh đôi cùng bú thì hoocmon tạo sữa sẽ được sản sinh ra nhiều hơn. Lúc này lượng sữa của mẹ sẽ tăng dần theo tuần. Nếu bé chỉ có 30 phút hoặc 1h đã đòi bú thì các mẹ cứ cho bú lúc này thì không cần hút sữa sau khi bé bú mà các mẹ đợi đến 3h tiếp theo mới hút sữa tiếp.

Nếu đến giờ bú mà con ngủ thì lúc này mẹ cũng nên hút sữa ra nếu chẳng may con tỉnh giấc thì các mẹ có thể cho con tiếp tục bú mẹ. Nếu hết sữa con chưa đủ no thì các mẹ lấy sữa mẹ vắt ra bổ sung cho con. Vì giai đoạn đầu sữa mẹ chưa nhiều và bé ăn ngủ chưa có giờ giấc thì mẹ sẽ vất vả trong việc cho bé bú và vắt sữa. Sau này khi bé lớn hơn dạ dày phát triển hòan thiện hơn mỗi cữ bú sẽ bú được nhiều hơn khoảng cách giữa mỗi cứ bú sẽ thưa dần ra lúc này mẹ hút sữa và cho bé bú sẽ nhàn hơn.

Có một điều sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải là luôn lo sợ sau khi con bú thì ngực sẽ hết sữa sợ đến lần bú tiếp con không đủ sữa để bú nên thường để dành sữa trong ngực. Điều này rất nguy hiểm vì thực ra sữa ở trong cơ thể mẹ không phải như cốc nước uống là hết mà sữa mẹ là nguồn sữa vì vậy việc cho bé bú thường xuyên và hút hết sữa thừa ở ngực mẹ ra thì sẽ có chỗ để cho sữa mới về hơn nữa việc cho con bú và hút sữa thường xuyên sẽ tránh được tình trạng tắc sữa.

Nhiều mẹ cứ nghĩ mình không có nhiều sữa vì ngực không căng thực ra ngực căng là do 2 bầu ngực hoạt động không hiệu quả rất dễ đến tình trạng căng tức và tắc sữa và lúc này cơ thể sẽ tự hiểu là mình đã sản xuất sữa vượt quá so với nhu cầu của bé và tự điều chỉnh lượng sữa ít dần. Thực ra bầu sữa hoạt động hiệu quả là cho bé bú và hút sữa thường xuyên vì vậy sữa chưa kịp đầy bầu thì bé đã lại bú hết vì vậy ngực sẽ không bị căng tức và sữa sẽ được sản xuất ra đều đặn và ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của bé.

Vì vậy các mẹ nên cho bé bú thường xuyên và đến giờ cứ hút sữa ra không cần phải để dành thì sữa sẽ nhiều hơn. Nếu vừa hút sữa xong mà bé đòi bú ngay thì cứ cho bé bú nếu chưa no thì bổ sung thêm sữa mẹ vừa vắt ra cho bé ăn. Còn ban đêm thì để tránh gây mệt mỏi cho mẹ, các mẹ có thể cho bé bú nằm và không cần dậy hút sữa nếu mệt. Hút sữa thì phương thức chung là như vậy nhưng mình có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Còn về vấn đề hút sữa các mẹ nên hút hóan đổi giữa 2 ngực nếu thấy tia sữa yếu đi thì các mẹ nghỉ khảong 5-10 phút rồi hút tiếp để được đợt sữa béo thứ 2 về hết đợt này các mẹ có thể dừng. Theo mình mỗi lần các mẹ nên hút 30-45 phút và hút thành nhiều lần trong ngày. Nếu các mẹ chăm cho con bú thì hút sữa ngày 2-3 lần không vấn đề gì còn trong trừơng hợp con bú ít mà mẹ lại chỉ vắt sữa ngày 2-3 lần thì quá ít nếu kéo dài sữa sẽ giảm đi và lâu dần có thể dẫn đến mất sữa.

Sữa mẹ thì tuyệt đối không được hâm trong lò vì sóng. Nếu lấy sữa từ ngăn mát ra các mẹ có thể lắc đều rồi ngâm vào cốc nước nóng cho sữa ấm nhanh cũng không làm mất chất sữa.

Thực ra trẻ nhỏ ăn sữa từ trong tủ lạnh mang ra cũng không ảnh hưởng gì nhưng vì trẻ đã quen ăn sữa ấm nên sẽ không chấp nhận ăn sữa lạnh. Trước đây khi còn vắt sữa cho con ăn mình vắt sữa xong cho con ăn ngay sữa mới ấm nóng nhưng cũng có khi để sữa ở ngoài rồi 3 giờ sau mới cho con ăn sữa này thì mình cũng chỉ lắc lên chứ không làm nóng với mục đích là cho quen ăn cá sữa ấm và sữa lạnh hơn một chút để cho con quen và dễ dãi để giảm bớt nhưng công đoạn trong việc chăm sóc con cho mẹ nhàn hơn. Còn khi sữa lấy từ trong ngăn mát ra thì mình vẫn làm ấm rồi mới cho con ăn.

Về vấn đề sữa thừa giả sử các mẹ vắt được 100ml mà con ăn 1 lần được khỏang 80ml thì các mẹ nên để ra khỏang 80ml cho con ti còn thừa 20ml các mẹ cất vào tủ lạnh. Nếu 80ml này mà con ti chỉ được 60ml còn lại 20ml thì các mẹ có thể rửa núm vú sạch sẽ tráng nước sôi rồi để sữa ở ngoài nếu nhiệt độ môi trường mát còn nếu nhiệt độ nóng thì các mẹ ngâm vào cốc nước mát rồi đến cữ ăn tiếp theo của con các mẹ cho con ăn nốt cho khỏi phí.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Hút Sữa Mẹ Và Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cung cấp cho bé protein, sắt và canxi. Ngoài ra, sữa mẹ còn có thể giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại một số căn bệnh như: tiểu đường, hen suyễn hay béo phì. Vì thế hiện nay, rất nhiều bà mẹ đã lựa chọn phương pháp vắt sữa và bảo quản nhằm dự trữ sẵn nguồn dinh dưỡng quý giá cho con. Tuy nhiên, cách hút sữa như thế nào mới là đúng, không làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu?

Cần chuẩn bị gì trước khi vắt sữa?

Trước khi hút sữa mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà bông và nước.

Sử dụng nước ấm và dung dịch chuyên dụng để vệ sinh bình sữa và phễu chụp vú. Sau khi rửa xong, tráng lại một lần nữa bằng nước sạch và để khô tự nhiên hoặc lau khô bằng khăn mềm.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi tiến hành hút sữa bằng máy.

Tiến hành hút sữa khi bạn cảm thấy bầu ngực căng tức. Bạn có thể cho bé bú một bên, bên còn lại để hút sữa.

Có thể tập cho bé thói quen bú bình nếu bạn phải đi làm. Nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì trong quá trình bé bú sữa, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách hút sữa mẹ chuẩn và đảm bảo chất lượng

Cách hút sữa mẹ bằng tay

Với cách hút sữa mẹ bằng tay, mẹ cần rửa sạch tay trước khi tiến hành vắt sữa. Bước đầu tiên, hãy đặt một tay lên bầu ngực làm sao cho ngón cái và ngón trỏ nằm tại vị trí đối ngược nhau. Bước tiếp theo, nhẹ nhàng xoa nắn và ấn nhẹ lên phần bầu ngực bằng ngón cái. Đồng thời, ngón trỏ hơi kéo về phía trước một chút. Lưu ý không để các ngón tay trượt trên núm vú. Lặp lại động tác trên vài lần và luân phiên thay đổi vị trí ngón tay để kích thích các ống dẫn sữa.

Với bên vú còn lại, lặp lại động tác như trên, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng giữa các lần vắt sữa. Để hứng sữa vắt ra, hãy đặt một chiếc cốc có phần miệng rộng ngay dưới vú. Ngoài ra, bạn có thể đặt một bình nhỏ bên trong áo ngực để hứng các giọt chảy từ vú.

Cách hút sữa mẹ bằng máy vắt tay

Đối với cách hút sữa bằng máy vắt tay, mẹ có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn của máy hút sữa. Để đảm bảo việc hút sữa được diễn ra tốt hơn, bạn có thể sử dụng nước hoặc sữa mẹ để làm ẩm các cạnh ngoài của phễu chụp. Nên lựa chọn phễu chụp có kích thước phù hợp với bầu vú, phần phễu có thể bao quanh quầng vú và núm vú.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng loại có thiết kế nhanh và ngắn ở đầu hút vì thiết kế này mô phỏng tương đối giống với hành động mút chặt của bé. Sau khi sử dụng thành thạo và sữa về ổn định, bạn có thể chuyển sang những lần hút ổn định và lâu dài hơn.

Cách hút sữa mẹ bằng máy hút điện

Với cách hút sữa mẹ bằng máy hút điện, bạn cũng có thể dựa theo hướng dẫn sử dụng của máy để hút sữa. Tuy nhiên, lưu ý rằng máy hút điện bơm kép sẽ đem lại nhiều tiện lợi hơn bởi chúng giúp tăng lượng sữa và tiết kiệm được nhiều thời gian. Trước khi tiến hành hút sữa, mẹ có thể làm ẩm các cạnh bên ngoài mặt hút sữa nhằm giảm ma sát khi cọ xát với bầu ngực, đồng thời đảm bảo lực hút tốt.

Khi mới bắt đầu, mẹ hãy dùng lực hút vừa đủ để ngực tập làm quen, sau đó tăng dần lực hút khi sữa bắt đầu ra. Đặc biệt, nếu ngày hôm đó bạn cảm thấy mệt mỏi, có thể massage đầu ti nhẹ nhàng bằng cách vê nhẹ đầu ti cho tới khi cảm thấy đã có sữa về.

Điều này giúp việc hút sữa trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn cảm thấy núm vú bị đau, căng tức, hãy chỉnh máy ở chế độ hút thấp hơn. Ngoài ra, khi bơm kép, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được vú bên nào có nhiều sữa hơn.

Một số kinh nghiệm về cách hút sữa và bảo quản

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Bạn có thể liên hệ với nhà sản xuất để yêu cầu đổi một chiếc phễu chụp nếu phễu chụp có sẵn không phù hợp với kích thước vú của bạn hoặc làm bạn cảm thấy khó chịu.

Khi tiến hành hút sữa, luôn nhớ rằng đầu hút phải nằm giữa tâm của ống phễu.

Làm ẩm phễu trước khi sử dụng sẽ giúp phễu chụp ôm khít núm vú hơn.

Để tiết kiệm thời gian, nên sử dụng loại máy hút đôi. Trong trường hợp bạn sử dụng máy hút đơn, luân phiên thay đổi giữa hai bên ngực trong quá trình hút sữa.

Cách hút sữa đúng phương pháp sẽ khiến bạn có cảm giác êm nhẹ như em bé đang bú. Còn nếu bạn cảm thấy đau rát hay bất cứ biểu hiện bất thường nào, dừng sử dụng sản phẩm và đến gặp bác sĩ.

Nên chuẩn bị một chiếc tủ lạnh mini để trữ sữa sau khi hút hoặc sử dụng loại hộp có nắp đậy kính để sữa giữ được giá trị dinh dưỡng.

Uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm, vitamin cần thiết để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.

Phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách

Thời gian và nhiệt độ bảo quản

Bên cạnh cách hút sữa, thời gian và nhiệt độ là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa mẹ sau khi hút. Vì vậy, nếu lựa chọn trữ sữa trong tủ đông, chị em nên lưu ý về thời gian và nhiệt độ như sau:

Sữa để ngoài phòng với nhiệt độ trên 26 độ C: Tối đa 1 giờ.

Sữa để trong phòng điều hòa với nhiệt độ dưới 26 độ C: Tối đa 6 giờ.

Sữa trữ trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ.

Sữa trữ trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ (với tủ lạnh có 1 cửa): Tối đa 2 tuần.

Sữa trữ trong ngăn đá tủ lạnh có cửa riêng (tủ lạnh 2 cửa): Tối đa 4 tháng.

Sữa trữ trong tủ lạnh chuyên dụng: Tối đa 6 tháng (trong ngăn đá).

Dụng cụ bảo quản

Chị em nên lựa chọn địa chỉ bán túi sữa, bình sữa và máy hút có uy tín trên thị trường. Tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý cách vệ sinh và chất liệu cho đồ đựng sữa như sau:

Chỉ nên sử dụng bịch trữ sữa 1 lần để tránh làm lây lan vi khuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Sử dụng bút lông dầu (loại không lem) để ghi ngày, tháng hút sữa lên bịch. Điều này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp chị em nắm được thời hạn sử dụng của sữa, tránh để lãng phí.

Một số lưu ý về cách hút sữa và bảo quản sữa mẹ sau khi hút

Với sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết thì phải bỏ đi ngay, không nên tái sử dụng.

Không pha lẫn sữa thừa với sữa mới vắt.

Không nên lắc bình sữa rã đông, tránh xảy ra tình trạng rã đông nhanh trong nước sôi.

Việc thay đổi đột ngột nhiệt độ hay lắc mạnh sẽ làm thay đổi tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ. Điều này khiến chất lượng sữa không còn được đảm bảo, mặc dù vẫn còn lợi ích dinh dưỡng nhưng lúc này sữa đã mất đi lợi ích bảo vệ (kháng thể) cho trẻ nhỏ.

Nuôi trẻ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho các bà mẹ trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc các bé yêu. Tin rằng, với những chia sẻ về cách hút sữa và bảo quản nguồn sữa sẽ giúp việc cho con bú không còn là nỗi ám ảnh đối với nhiều bà mẹ nữa.

Bảo Quản Sữa Mẹ Đã Vắt Như Thế Nào Cho Đúng

Các mẹ cần tìm hiểu kĩ cách thức bảo quản sữa mẹ để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối đa cho con. Nếu bảo quản không đúng cách, sữa mẹ sẽ không còn đúng tác dụng như ban đầu nữa, thậm chí có thể gây tiêu chảy cho bé.

1/ Trữ sữa mẹ bằng gì?

Sữa mẹ vắt ra có thể trữ bằng:

Bình trữ sữa: Bình trữ sữa thường được chọn khi bạn chỉ trữ ở ngăn mát và dùng xoay vòng sữa trong 1-2 ngày, tiện lợi khi lắp núm vào dùng luôn. Không nên trữ bình ở ngăn đông đá, vì diện tích chiếm chỗ nhiều, ngăn đá lại trữ lâu dài nên chi phí đầu tư bình sữa khá tốn kém. Khi đựng sữa vào bình không nên đựng tràn đầy bình, phải chừa 1 khoảng không để sữa còn giãn nở khi thay đổi nhiệt độ.

Túi trữ sữa: Túi trữ sữa thì chỉ sử dụng được 1 lần, túi được làm bằng nhựa an toàn, có khóa zip và dùng để trữ lâu dài trên ngăn đá. Lưu ý khi trữ sữa ở ngăn đá bạn nên cho túi đặt nằm ngang và ép hết không khí ra ngoài để tiết kiệm diện tích.

2/ Thời gian bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ sau khi đã được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng (khoảng 26-28ºC) là 6 giờ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ; nhiệt độ phòng trên 26 độ là dưới 1 giờ. Nguyên nhân là do sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng cần phải linh hoạt. Bạn có thể tham khảo thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như sau:

– Sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 tiếng

– Sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh 1 cửa): tối đa 2 tuần

– Sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): tối đa 3 tháng

– Tủ đông lạnh chuyên dụng: tối đa 6 tháng

Vì vậy, nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Sữa hút dư trong 1 ngày trữ ngăn mát (chưa qua bé bú) có thể gom lại thành 1 túi và đưa lên ngăn đá. Lưu ý nếu có ý định trữ đông thì sữa đó chỉ lưu ở ngăn mát tối đa 24h, nếu quá 24h thì nên lưu ở ngăn mát và dùng hết trong 72h không đưa lên ngăn đá nữa.

Một túi trữ sữa ở ngăn đá nếu chỉ chứa ít sữa và đã đông đá, bạn có thể đổ thêm sữa mới vắt vào túi đó để tiếp tục cấp đông, nhưng date lưu ý là sẽ tính từ lượt sữa đầu tiên cho vào túi.

4/ Cách hâm nóng, rã đông sữa mẹ

Sữa để trong ngăn mát tủ lạnh thì bạn chỉ cần ngâm nước ấm để cho bé bú. Sữa để tủ lạnh lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm xong bạn nhớ lắc nhẹ để lớp béo hòa tan hoàn toàn trước khi cho bé bú.

Đối với các túi trữ sữa đã được cấp đông, bạn cần chuyển xuống ngăn mát để tan dần. Khi sữa tan, bạn có thể cho lượng sữa cần dùng ra bình rồi hâm 40 độ C trước khi cho bé bú.

Bạn không nên hâm sữa bằng lò vi sóng vì lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn.

Đôi khi sữa mẹ đông lạnh sẽ có mùi khi rã đông, nguyên nhân là do trong sữa mẹ có hàm lượng men lipase trong sữa cao, sữa có mùi và nếm có vị xà phòng. Sữa này vẫn đảm bảo dưỡng chất và kháng thể như bình thường.

Lưu ý: Sữa đã rã đông không bú hết thì phải bỏ đi, không được dùng lại hay trữ lại. Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt. Không lắc bình sữa rã đông, tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Lắc mạnh hay thay đổi đột ngột nhiệt độ sữa mẹ sẽ làm mất tính năng tự nhiên của một số phân tử kháng thể.