Hướng Dẫn Cách Dùng Google Meet / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hướng Dẫn Sử Dụng Công Cụ Họp Trực Tuyến Google Meeting

Xin chào các bạn.

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn công cụ họp trực tuyến Google Meeting đồng thời các công cụ họp trực tuyến khác.

Mục đích của bài viết này:

1. Giúp các bạn tìm hiểu thêm về công cụ Google Meeting. 2. Ứng dụng hiệu quả trong việc học tập trực tuyến đối với trường đại học FPT-HCM nói riêng. 3. Tìm hiểu thêm về những công cụ họp trực tuyến khác để tích luỹ kinh nghiệm trong môi trường doanh nghiệp sau này.

(Hình 1) Thông báo triển khai việc học trực tuyến của trường đại học FPT.

Có vẻ cái tên Google Meeting vẫn còn lạ lẫm so với các bạn. Mình chắc chắn các bạn sẽ có những câu hỏi là: “Học trên điện thoại có được không?”, “Mạng yếu”, “Laptop/Máy tính bàn có vấn đề”,…

Để chuẩn bị thật tốt cho việc triển khai học trực tuyến cho ngày mai, các bạn tìm đến đúng nơi rồi đấy.

Để có thể sử dụng Google Meeting một cách trơn tru, đầu tiên bạn phải làm chủ nó!

Ứng dụng Google Meeting có sẵn trên các nền tảng:

Máy tính (Web): https://meet.google.com/ iOS: https://apps.apple.com/us/app/hangouts-meet-by-google/id1013231476 Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.meetings

Mình sẽ làm trước trên phiên bản máy tính:

(Hình 2) Màn hình chào mừng của Google Meeting

Để có thể học trực tuyến, các bạn cần phải đăng nhập.

Nhưng đối với trường đại học FPT hoặc những nơi đã cấp cho các bạn e-mail của tổ chức/doanh nghiệp, bạn phải bắt buộc đăng nhập bằng e-mail đó.

Ở đây mình sẽ sử dụng e-mail với đuôi @fpt.edu.vn

(Hình 3) Đăng nhập vào Google Meeting sử dụng e-mail của tổ chức/doanh nghiệp

(Hình 4) Bạn đã hoàn tất đăng nhập vào Google Meeting

(Hình 5) Cửa sổ tham gia được hiện ra

(Hình 5-1) Đây là cửa sổ nếu bạn có sẵn mã cuộc họp

Bạn có thể đặt nickname cho chính bản thân bạn để tạo một cuộc hội thoại trực tuyến hoặc nhập mã cuộc họp vào khung điền và nhấn Continue để tiếp tục.

(Hình 6) Giao diện cửa sổ sau khi tạo một cuộc họp trực tuyến

Để tham gia cuộc họp trực tuyến, nhấn nút Join meeting.

(Hình 7) Một cửa sổ có thông tin mời thêm được xuất hiện

Bạn có thể mời thêm người bằng cách chọn dòng Add people.

(Hình 8) Hộp thoại mời thêm người được xuất hiện

Tại đây, mình có thể mời thêm người bằng cách gõ tên hoặc e-mail của người đó trong ô điền thứ nhất hoặc mình có thể mời trực tiếp những người đã tương tác với mình thông qua dịch vụ của Google.

(Hình 9) Thuyết trình trực tuyến

Bạn có thể thuyết trình một cách thông thường mà không bị gặp vấn đề về phần cứng như là: không có dây HDMI, cổng cắm HDMI bị hỏng,… .Những vấn đề đó đã được giải quyết!

Tại đây mình muốn thuyết trình toàn màn hình nếu mình muốn chuyển đổi giữa các cửa sổ một cách nhanh chóng và hiệu quả! Thuyết trình ở đây là việc đưa ra một hoặc nhiều cửa sổ ứng dụng để cho các bạn xem ấy.

Nếu các bạn muốn chỉ thuyết trình trên một cửa sổ thì hãy chọn A window.

(Hình 10) Cửa sổ chọn một cửa sổ ứng dụng để thuyết trình

Ôi không! Việc gì xảy ra vậy?!

Đừng lo, đây là cơ chế bảo mật quyền riêng tư của macOS nếu bạn đang sử dụng macOS. Hãy nhanh tay chọn Open System Preferences.

(Hình 11) Hiệu lực hoá tính năng ghi hình của Google Chrome trên macOS

Hãy tích vào ô Google Chrome (nếu bạn đang sử dụng trình duyệt Google Chrome).

(Hình 12) Hiệu lực hoá tính năng ghi hình của Google Chrome trên macOS -2

Việc hiệu lực hoá tính năng ghi hình yêu cầu bạn thoát và khởi động lại trình duyệt (Google Chrome). Chọn Quit now và tham gia lại cuộc họp/tạo lại cuộc họp.

Làm như thế này khá là mất công cho nên mình khuyên các bạn hãy chuẩn bị từ trước trước khi tham gia vào những cuộc họp trực tuyến như thế này!

Sau đó mình chọn lại thuyết trình thông qua Toàn bộ màn hình (Your entire screen) và nhấn Share!

(Hình 13) Chọn cửa sổ thuyết trình toàn màn hình

(Hình 14) Thành công việc thuyết trình toàn màn hình

(Hình 14) Thanh công cụ

(Hình 15) Hộp thoại mời vào họp trực tuyến được xuất hiện.

Để tránh việc không sử dụng được microphone/camera, hãy sử dụng tiếp nút bên trái giữa và nút bên phải giữa. Mình đã bật thành công microphone. Nếu bạn không bật được Microphone, hãy nhìn vào đầu đường dẫn có icon ổ khoá, nhấn vào đó và chuyển xuống dòng Microphone và chọn Allow là được.

(Hình 16) Cho phép quyền truy cập Microphone

(Hình 17) Cho phép Google Chrome sử dụng Microphone

Thành công rồi đó! Nếu không được nữa thì có thể do vấn đề microphone của bạn, tốt nhất hãy nên dùng thêm một cái tai nghe rời có microphone để nói và nghe rõ hơn và hay nhất là không bị tạp âm nữa đó!

(Hình 18) Không thể tìm thấy camera

(Hình 19) Phụ đề tự động được xuất hiện khi mình nói

(Hình 20) Thanh thông cụ thêm

(Hình 21) Thay đổi thiết bị nghe-nhìn

(Hình 22) Thay đổi chất lượng cuộc họp trực tuyến

(Hình 23) Sắp xếp nội dung cuộc họp

Bạn cũng có thể nhìn thấy người khác thông qua một hoặc nhiều cửa sổ nhỏ trong này như thế!

(Hình 24) Nhìn thấy được những người tham dự

(Hình 25) Thanh công cụ nhanh

(Hình 26) Hành động đối với một người

Tại khung cửa sổ trò chuyện, bạn có thể nói chuyện như trong lớp học hoặc “bán bánh tráng” đó! :p

(Hình 27) Khung cửa sổ trò chuyện

(Hình 28) Sử dụng Google Meeting trên trình duyệt Safari

Nếu trường hợp bạn không có Laptop? Không sao, bạn có thể sử dụng Google Meeting hoàn toàn ổn định trên nền tảng di động như là iOS/Android.

(Hình 29) Màn hình chào của Google Meeting trên iOS

Tại đây bạn cũng có thể nhập meeting code (mã tham dự) đó! Hoặc là có nút tham gia lại nếu bạn bị trục trặc về mạng!

(Hình 30) Chuyển đổi tài khoản/Tuỳ chỉnh thêm

(Hình 31) Màn hình họp trực tuyến

(Hình 32) Cửa sổ thông tin cuộc họp

Bạn cũng có thể xoay ngang điện thoại để thấy rõ hơn nữa đấy!

(Hình 33) Xoay ngang điện thoại

(Hình 34) Các tuỳ chọn và chat trực tuyến cũng giống trên máy tính đó!

Vậy đã giải quyết được khá nhiều vấn đề khuất mắt rồi đó! Nhưng để đạt được hiệu quả họp trực tuyến tốt nhất, mình khuyến khích dùng trên máy tính hơn.

Việc hiểu biết rõ về (các) công cụ hỗ trợ họp trực tuyến sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian/công sức/chi phí. Họp trực tuyến là một trong những thành phần quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi muốn liên lạc với nhau.

Ngoài ra có rất nhiều công cụ họp trực tuyến khác như là: Bluejeans Meeting, Zoom Meeting, Cisco Webex Meeting,.. được các doanh nghiệp ưu tiên rất nhiều!

Ưu/Nhược điểm của từng loại thì các bản có thể tham khảo trên Google hoặc đây: https://comparisons.financesonline.com/cisco-webex-vs-bluejeans

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Phần Mềm Zoom Meeting

Đầu tiên truy cập vào trang Web chúng tôi

Ở góc bên phải, Chọn nút màu xanh ” Sign Up, It’s Free “.

Bạn sẽ nhận được email từ Zoom để kích hoạt. Đăng nhập email của bạn và nhấp vào Actvate Account

Nếu bạn muốn mời các quản trị viên khác hoặc thành viên khác đăng ký tài khoản Zoom của riêng họ, bạn có thể nhập địa chỉ email của họ và chọn ” I am not a robot” chọn tiếp ” Skip this step “

Như thế là bạn đã đăng kí thành công Zoom

Hướng dẫn tải xuống ứng dụng phần mềm Zoom

Mở một trình duyệt web bất kì đi đến htps://zoom.us/download.

Nhấn vào nút ” Download” để tải xuống và cài đặt ” Zoom Client for Meetings “

Một số tính năng trên phần mềm zoom

Hướng dẫn đặt lịch cho một buổi đào tạo hoặc họp trực tuyến

Phương pháp 1: lập lịch thông qua ứng dụng trên máy tính của bạn

Mở ứng dụng Zoom trên máy tính để bàn.

Nhấp vào nút “Home” ở trên cùng bên trái.

Nhấn nút “Schedule“

Truy cập vào https:

Nhấp vào nút “Schedule a New Meetng” ở trên cùng.

Phương pháp 2: Lên lịch trực tuyến bằng web

Phương pháp 1: tham gia bằng URL được cung cấp từ quản trị viên

Mở email, newsleter, lịch mời hoặc giao tiếp khác có chứa một liên kết đến cuộc họp được lên lịch trước và nhấp vào URL để tham gia Cuộc họp Zoom

Cách tham gia một cuộc họp hoặc buổi học online bằng Zoom Meeting

Mở ứng dụng Zoom trên máy tính để bàn.

Nhấp vào nút “Home“.

Nhấp “Join” và nhập ID Meetng được cung cấp và tên của bạn.

Phương pháp 2 : Tham gia bằng cách sử dụng ID của phòng Zoom Meeting được tạo bởi quản trị viên

Khi bạn sử dụng ứng này, bạn có thể chọn kết nối âm thanh bằng máy tính của bạn

Đăng nhập bằng ứng Zoom trên máy tính và duy trì trạng thái đăng nhập.

Kiểm tra tốc độ internet của bạn. Nếu bạn đang sử dụng mạng miễn phí, bạn cần giữ camera của mình để cải thiện chất lượng.

Bật camera của bạn lên và đặt camera ngang tầm mắt.

Tắt tiếng để giảm tiếng ồn xung quanh khi bạn ko có nhu cầu nói.

Hãy chắc chắn rằng bạn ngồi ở một nơi đủ ánh sáng và yên tĩnh.

Hãy có một background đẹp ở phía sau.

Một số lưu ý để bạn có được một buổi đào tạo, học trực tuyến bằng Zoom ổn định

Hướng Dẫn Dùng Google Drive Trên Điện Thoại Iphone, Android

Bạn đã bao giờ cần những tài liệu ở Google Drive nhưng không biết cách mở trên điện thoại? Trong bài viết này Tin Tức ShopDunk sẽ hướng dẫn bạn dùng Google Drive trên điện thoại iPhone, Android.

Cách dùng Google Drive trên điện thoại iPhone, Android cũng rất dễ dàng vì nó cũng tương tự như cách dùng trên máy tính.

Google Drive đang là dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Với khả năng đồng bộ trên hệ sinh thái của Google, hoạt động trên nhiều nền tảng, Google Drive cho phép người dùng chuyển, đồng bộ, sao lưu, chia sẻ dữ liệu rộng rãi cho nhiều người, nhiều thiết bị, phục vụ hữu ích cho công việc và học tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng Google Drive cũng như chia sẻ file Google Drive, bài viết này, Taimienphi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Google Drive trên điện thoại.

Cách cài đặt Google Drive trên điện thoại iPhone, Android

Trên Android

Bước 1: Truy cập CH Play (Play Store), tìm kiếm phần mềm với từ khóa “google drive”, bấm vào phần mềm để bắt đầu cài đặt

Bước 2: Quá trình cài đặt diễn ra, khi hoàn tất, các bạn bấm Mở (Open) để khởi động phần mềm.

Bước 1: Trên iPhone, mở App Store, tìm kiếm phần mềm với từ khóa “google drive”, bấm Get để bắt đầu cài đặt

Bước 2: Quá trình cài đặt diễn ra, khi hoàn tất, các bạn bấm Mở (Open) để khởi động phần mềm.

Hướng dẫn đăng nhập Google Drive trên điện thoại

Giao diện đăng nhập Google trên android và iOS sẽ tương tự như nhau

Bước 1: Trong giao diện chính của Google Drive, bấm Đăng nhập

Bước 2: Nhập tài khoản Google và mật khẩu để đăng nhập

Bước 3: Sau khi đăng nhập, Google Drive trên điện thoại iPhone, Android sẽ xuất hiện lên màn hình và đồng bộ file trong tài khoản.

Các thao tác với tập tin, thư mục trên Google Drive

Với mỗi tập tin trên Google Drive, các bạn sẽ có sẵn các thao tác được cung cấp sẵn. Các bạn bấm vào dấu 3 chấm bên cạnh mỗi tập tin, sẽ hiện ra danh sách các thao tác các bạn có thể sử dụng với tập tin đó như chia sẻ tập tin, thêm người tham gia chỉnh sửa tập tin, đổi tên, di chuyển

Tương tự với các tập tin, các thư mục cũng có sẵn những thao tác được cung cấp sẵn. Cách mở tương tự như đối với tập tin

Đổi tên thư mục, tập tin trên Google Drive

Với mỗi tập tin, thư mục cần đổi tên trên Google Drive, các bạn bấm vào dấu 3 chấm bên cạnh những thư mục, tập tin đó, chọn Đổi tên.

Sau khi đặt tên theo ý muốn, các bạn bấm Đổi tên

Tạo thư mục mới, tải lên tập tin mới trên Google Drive

Tạo Thư Mục Mới Trên Google Drive.

Để tạo thư mục mới trên Google Drive, các bạn bấm vào dấu cộng (+) dưới góc phải màn hình, chọn Thư mục.

Nhập tên thư mục, sau đó bấm Tạo

Tải Lên Tập Tin Mới Trên Google Drive

Để tải lên tập tin mới trên Google Drive, các bạn bấm vào dấu cộng (+) dưới góc phải màn hình, chọn Tải lên

Chọn tệp cần tải lên trong điện thoại của bạn.

Thay đổi giao diện hiển thị của Google Drive

Thay đổi dạng hiển thị

Với Google Drive, bạn có thể thay đổi giao diện hiển thị của Google Drive trên điện thoại iPhone, Android theo dạng danh sách hoặc hình thu nhỏ. Các bạn bấm vào biểu tượng góc trên cùng bên phải để thay đổi dạng hiển thị theo ý muốn.

Sắp xếp thư mục, tệp tin

Google Drive có tính năng cho phép bạn sắp xếp các thư mục, tệp tin theo các tiêu chí có sẵn để bạn có thể sắp xếp, tìm những thư mục hay tập tin mà bạn đang thao tác. Để sử dụng tính năng này, các bạn bấm vào dấu ba chấm góc trên cùng bên phải màn hình, bấm Sắp xếp theo…

Chọn nhiều thư mục cùng lúc

Trong quá trình sử dụng, nếu có nhiều tập tin hay thư mục bạn muốn cùng thao tác, chắc chắn bạn sẽ không thao tác với từng thư mục hay tập tin một, Google Drive trên điện thoại iPhone, Android cho phép bạn chọn nhiều thư mục hay tập tin cùng một lúc. Các bạn bấm vào dấu ba chấm góc trên cùng bên phải màn hình, bấm Chọn tất cả nếu bạn muốn chọn tất cả các thư mục hay tập tin, hoặc bấm Chọn… để chủ động chọn những thư mục hay tập tin bạn muốn thao tác.

Phần mềm Google Drive cung cấp cho người dùng một Menu với các chức năng khác của phần mềm cùng với những thiết lập quan trọng. Các bạn có thể sử dụng những chức năng này tùy theo nhu cầu sử dụng.

Hướng Dẫn Sử Dụng Google Analytics Từ A

Google analytics được coi là một trợ lý đắc lực cho bất kỳ website này bởi nó phản ánh hầu hết các thông tin hữu ích về website cũng như khách hàng của bạn phục vụ cho phương hướng tìm kiếm khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đối với nhiều chủ doanh nghiệp khách sạn mới tạo website, chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc thì Google Analytics có vẻ hơi rắc rối, khó hiểu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập Google Analytics cũng như cách sử dụng và quản lý các tính năng cơ bản nhằm mục đích tăng doanh thu cho website khách sạn.

Một khi bạn đã có 1 website khách sạn, điều bạn cần làm là theo dõi và kiểm tra hiệu quả hoạt động của nó như thế nào. Hơn nữa, việc sở hữu một website không giống như khách sạn, bạn không thể nhìn và nói chuyện trực tiếp để nắm bắt được hành vi book phòng của họ. Và Google Analytics sẽ giúp bạn làm tất cả những điều đó, không những đo lường các chỉ số trên website mà còn giúp bạn hiểu hơn về khách hàng từ việc họ đến với mình như thế nào cho tới thái độ tiếp nhận dịch vụ mà mình cung cấp.

Sau khi ID hoặc mã theo dõi được thêm vào website, bạn có thể bắt đầu theo dõi các thông số được liệt kê trong trang của Google Analytics.

MỘT SỐ BÁO CÁO CƠ BẢN BẠN CẦN NẮM VỮNG Các báo cáo trong Google Analytics được liệt kê trong thanh điều hướng bên trái của trang. Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn cần quan tâm đến những báo cáo sau:

– Thời gian thực (Real time): Cho bạn biết những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.

– Đối tương (Audience): Thống kê chi tiết thành phần, số liệu cụ thể của khách hàng, người truy cập website.

– Hành vi (Behavior): Giúp bạn thống kê những tương tác của người truy cập đối với website.

Trong phần Tổng quan đối tượng bao gồm các thông tin:

– Phiên: Khoảng thời gian mà 1 người dùng truy cập website

– Người sử dụng: Tổng số người truy cập vào website bao gồm cả người dùng cũ và người dùng mới

– Số lần xem trang: Tổng số trang đã được xem. Số lần xem lặp lại của 1 trang vẫn được tính

– Số trang/phiên: Cho bạn biết trung bình 1 phiên truy cập đọc bao nhiêu trang trên website

– Thời gian trung bình của phiên: Thời gian trung bình mỗi lần truy cập

– Tỷ lệ thoát: Được tính là tỷ lệ % lượng truy cập vào website và thoát ra mà không có thao tác nào trong khoảng thời gian 30s.

– % phiên mới: Tỷ lệ % lượng khách hàng mới so với tổng số người truy cập website.

Những thông tin trên giúp bạn nắm rõ được tình hình phát triển của website khách sạn. Một trang web thành công là 1 trang web có lượng truy cập cao, số phiên, số người sử dụng, lần xem trang, số trang phiên, thời gian trung bình của phiên càng lớn càng tốt, riêng tỷ lệ thoát cần phải giảm tối đa. Chỉ số % tỷ lệ mới cao hay thấp là tốt thì còn phụ thuộc vào chiến lược website. Ví dụ như website của bạn mới được thành lập thì cần phải đẩy mạnh % người dùng mới này. Còn khi website đã đi vào quỹ đạo ổn định, đạt lượng truy cập nhất định, việc bạn cần làm là giữ chân những lượt truy cập cũ bằng cách thường xuyên cập nhật nội dung hữu ích cho họ.

Các thông tin về nhân khẩu học như giới tính, vị trí… nói cho bạn biết khoanh vùng đối tượng để bạn có kế hoạch tiếp cận với những khách hàng tiềm năng với ngành nghề, quy mô của bạn.

Ngoài ra, báo cáo này cũng giúp bạn biết được những trang hoặc những domain đang có đường liên kết với website và lượng truy cập từ các kênh đó để bạn lựa chọn cơ hội quảng bá website hiệu quả.

4. BÁO CÁO HÀNH VI Báo cáo hành vi bao gồm tất cả thông tin về nội dung từng trang, tốc độ và thời gian tải trang, phản ứng của người truy cập khi vào website của bạn. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch cải thiện nội dung hoặc kĩ thuật tốt hơn cho website của mình để tạo ra những trải nghiệm thú vị hơn dành cho khách hàng và làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý khách sạn ezCloudhotel