Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Quần Áo / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Quần Áo Cho Trẻ Sơ Sinh

1. Giặt quần áo với chất tẩy rửa nhẹ

Đối với quần áo và các loại vật dụng dành cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên chọn những loại chất tẩy rửa nhẹ khi giặt quần áo cho con. Vì làn da của các bé rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng và mắc các loại bệnh về da. Nếu như sử dụng những loại bột giặt có chất tẩy rửa mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên chọn những loại bột giặt, chất tẩy rửa theo sự chỉ định của các bác sĩ da liễu. Các bậc phụ huynh cũng có thể hỏi thăm bạn bè, đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm về các loại chất tẩy rửa phù hợp cho việc giặt giũ quần áo cho các bé sơ sinh.

2. Sử dụng nước xả vải

Một trong những cách để bảo vệ quần áo cho bé đó chính là sử dụng nước xả vải khi giặt đồ cho các con. Nước xả vải có công dụng làm sạch hết xà phòng còn sót lại trên bề mặt vải quần áo. Không những thế, một công dụng nổi bật của nước xả vải là giúp cho quần áo luôn được sạch sẽ và thơm tho sau khi giặt sạch. Khi chọn nước xả vải, bố mẹ cũng nên ưu tiên chọn những loại phù hợp cho các, không nên chọn những loại nước xả vải mạnh hay có hương thơm nồng vì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của các con.

3. Tránh giặt đồ bé chung với đồ người lớn

Một điều cần chú ý để giữ gìn và bảo quản quần áo của trẻ sơ sinh tốt nhất chính là không nên giặt đồ của bé cùng với đồ của người lớn. Thông thường, những vi khuẩn trong đồ của người lớn dễ truyền sang quần áo của bé, đây sẽ là những tác nhân gây ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe của các con. Chính vì thế, để bảo vệ tốt cho quần áo của trẻ, bố mẹ nên tránh giặt đồ của con chung với đồ của mình. Không những thế, khi giặt đồ cũng nên phân loại theo gam màu để hạn chế sự ra màu, làm ảnh hưởng đến quần áo của trẻ em.

4. Phơi khô hoàn toàn và phơi dưới ánh nắng mặt trời

5. Giữ quần áo ở nơi sạch sẽ, thoáng mát

Sau khi giặt quần áo cho bé, các bậc phụ huynh cần phải giữ quần áo ở những nơi sạch sẽ và thoáng mát. Có thể giữ quần áo trong túi sạch hoặc bọc tất cả vào một miếng vải sạch. Những cách này sẽ đảm bảo được quần áo không bị bám bẩn và cũng không có vi khuẩn xâm nhập.

Với những kinh nghiệm hữu ích này, hy vọng sẽ giúp ích cho các ông bố bà mẹ trong việc bảo quản quần áo của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo một số mẫu quần áo đẹp và chất lượng cho trẻ sơ sinh tại Belli Blossom để mua thêm đồ mới thay đổi cho con nha.

Các Cách Bảo Quản Quần Áo

Giặt sạch những vết bẩn để tránh việc chúng chuyển màu theo thời gian.

Đảm bảo rằng quần áo phải được phơi khô ron, no nắng trước khi cất để tránh mốc, ẩm.

Quần áo cũng cần được thở. Do đó hộp đựng giúp bảo quản quần áo khỏi sự xâm nhập của bọ, gián và bụi bặm vẫn cần có chỗ thông hơi.

Chất liệu phù hợp nhất để bọc quần áo là giấy lụa (loại giấy mỏng và mềm dùng để gói đồ) hay tấm khăn sạch. Túi cotton cũng rất tốt vì nó thoáng cho quần áo và gián cũng không ưa loại vải này.

Không dùng túi chất liệu nhựa để cất quần áo vì nó sẽ ngăn cản sự tuần hoàn của không khí và biến những sợi vải sáng màu chuyển sang màu ngà.

Nếu quần áo bị bịt kín trong túi nhựa thì nó cũng dễ bị ẩm mốc và phai màu.

Tránh để nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào quần áo. Những tia nắng không chỉ làm tăng nhiệt độ ở chỗ bạn cất đồ mà nó còn khiến quần áo bạc màu và ngả vàng (với đồ trắng).

Môi trường lý tưởng nhất để quần áo là khô, tối, mát mẻ và sạch sẽ.

Xếp quần áo nặng hơn ở dưới và nhẹ dần lên trên. Giữa mỗi bộ quần áo, chèn một lớp giấy mềm mỏng là tốt nhất.

Nên để túi quần áo đã đóng gói lên tủ sắt để tránh trường hợp ẩm mốc từ tủ gỗ sẽ ngấm vào giấy và dây ra quần áo.

Bỏ một số viên phấn để hút ẩm quanh chỗ cất quần áo.

Thêm vào túi đựng một ít băng phiến để gián mối không thể ngó ngàng nhưng phải để xa tầm tay trẻ em.

Và để cho mùa hè năm sau, trước khi mang quần áo ra mặc tốt nhất bạn nên giặt qua để giũ sạch tất cả bụi bặm của gần một năm lưu kho.

Nếu là quần áo da, để lâu sẽ bị thô, cứng, để làm cho chúng mềm trở lại bạn hãy lấy 6g phèn chua, 4g muối ăn hòa tan vào trong một lít nước trong, cho quần áo vào ngâm khoảng 10 phút. Sau đó lấy ra vò nhẹ bằng nước trong, phơi ở chỗ râm, khi khô, quần áo sẽ mềm lại như ban đầu.

Để bảo quản cho quần áo không bị phai màu bạn nên lộn quần áo trong ra ngoài khi phơi. Khi giặt các loại quần áo may từ vải sợi nhân tạo, bạn có thể cho vào trong nước một ít muối ăn hoặc 1-2 muỗng dấm ăn để giảm bớt sự bạc màu.

Bạn đã chọn được một chiếc áo thun, hay bộ đồ thun như ý, nhưng cách bảo quản cũng cần phải lưu ý để giữ cho chiếc trang phục thun của mình bền đẹp lâu.

Chúng tôi xin chia sẻ đối với các khách hàng một vài kinh nghiệm hay trong việc bảo quản trang phục thun. Giặt áo :

1. Không nên giặt chung các màu áo, nhất là ở lần giặt đầu tiên, vì áo thun rất dễ ra màu, nếu bạn giặt chung, có thể áo sẽ bị loang màu và làm dính màu cho các quần áo còn lại.

2. Không nên giặt áo trong nước nóng quá 40 độ, nước nóng có thể làm vải giãn ra và làm hỏng áo

4. Tránh dùng các loại nước xả mềm vải, nếu bạn muốn áo thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể dùng các loại nước xả thơm. Nếu bạn sử dụng nước xả mềm vải, áo thun sẽ bị giãn rất nhanh. Nước xả vải và phơi bằng móc treo là một bộ đôi tuyệt vời nếu bạn muốn “hủy diệt” chiếc áo yêu thích của mình. Ngoài ra nước xả mềm vải có thể làm hình in bị mềm và dễ bong tróc.

5. Nên giặt tay, nếu giặt máy, bạn nên lộn trái áo, tránh trường hợp mặt hình in cọ sát vào thùng giặt gây tróc hình in.

6. Không nên vắt áo thun sau khi giặt, bạn có thể khiến vải áo giãn ra và làm hỏng luôn chiếc áo của mình đó. Bảo quản:

1. Không nên để áo thun ở những nơi ẩm ướt, với tính chất hút ẩm, hút nước tốt, áo thun dễ bị ẩm mốc, thậm chí có những vết ố trên quần áo.

2. Sau khi mặc áo thun đi chơi, vận động nhiều ra mồ hôi, tốt nhất là các bạn lên giặt liền chiếc quần áo, nếu để lâu sẽ có mùi hôi và ẩm mốc.

Mẹo giặt quần áo

Giặt quần áo là công việc thường nhật của phụ nữ, dù giặt tay hay có sự “trợ giúp” của máy giặt thì bạn vẫn nên biết những mẹo nhỏ sau đây để giặt sạch quần áo của cả gia đình.

Cách giặt cổ áo

– Áo mặc lâu, cổ sẽ cáu bẩn, có khi khê ố lại, rất khó giặt sạch. Lúc ấy, bạn hãy lấy một ít muối rắc lên cổ áo, vò xát nhẹ, sau đó dùng xà phòng giặt mới sạch được. Bởi vì phần lớn cổ áo đều bị mồ hôi ngấm lại, trong mồ hôi có chất Prôtêin, nó sẽ được dung giải trong dung dịch muối ăn. Nếu như làm cách ấy mà chưa sạch bạn pha lấy dung dịch nước Amôniắc loãng theo tỉ lệ: 1 Amôniắc – 4 nước để tẩy.

– Với áo sơ mi nhạt màu, khi cổ tay áo bị ố bẩn, bạn hãy đem nó ngâm một lúc, sau đó lấy kem đánh răng xoa một lớp lên chỗ bẩn, vò xát nhẹ khoảng 1- 2 phút rồi dùng xà phòng giặt bạn sẽ thấy áo được sạch bóng.

– Với áo cổ cứng, nếu dùng tay vò sẽ rất khó sạch và còn dễ làm hỏng cổ. Bạn dùng bàn chải mềm chấm xà phòng rồi tẩy, giặt nhẹ bằng tay vào nước, sau đó lại chà bàn chải, làm như thế vài lần cổ áo sẽ sạch.

Cách ngâm quần áo trước khi đem giặt

Theo thử nghiệm, chất bám bẩn lên sợi quần áo phải trong khoảng 14 phút mới ngâm được nước, sau khi chúng vừa kịp ngấm mà đun giặt thì quần áo sẽ rất chóng sạch mà không hại. Nếu thời gian ngâm quá ngắn, chất bám bẩn vẫn dính chặt vào sợi quần áo nên rất khó giặt cho sạch. Nếu thời gian ngâm lại quá lâu thì sẽ làm cho sợi quần áo có khả năng bị ngấm mục trong nước, độ bền của nó sẽ giảm.

Trước khi đem giặt bạn hãy cho vào nước lạnh ngâm, tẩy sạch bùn đất, vắt nhẹ, chớ vắt mạnh vì khi khô vải sẽ bị nhăn nhúm lại. Nếu bị vết bẩn bám lên, bạn hãy ngâm nó vào nước lạnh. Sau dùng bàn chải mềm tẩy thuốc tẩy hay bột giặt xát nhẹ nhiều lần, xát sạch rồi giũ lại bằng nước lạnh. Nếu bị dầu mỡ làm ố thì bạn dùng xăng nguyên chất tẩy sạch rồi đem giũ bằng nước lạnh. Không được dùng nước sôi hoặc xà phòng có tính kiềm quá cao để giặt quần áo loại này. Nên giặt bằng nước sạch 3 lần, khi giặt nước thứ hai, có thể nhỏ vào chậu nước giặt 2 -3 giọt dấm để nó trung hoà với bột giặt còn lưu trên quần áo, quần áo sẽ không có mùi của bột giặt nữa.

Sau khi đã giặt sạch, muốn ráo nước, không nên vặn bóp quá mạnh, nên dùng cách ấn nhẹ. Đồng thời, cũng không được phơi trực tiếp dưới nắng to, hay sấy khô bằng máy hoặc là bằng bàn là điện, mà nên phơi vào chỗ râm mát và thông gió. Khi đã khô, dùng một que gỗ nhỏ đập nhẹ vào quần áo để lấy lại trạng thái phẳng phiu ban đầu cho nó tránh bị nhăn nhúm. Khi đem cất trong rương, hòm hay tủ nên bỏ kèm vào 2 bao bột chống ẩm, chú ý là không được dùng viên long não. Và trong thời gian cất giữ, bạn hãy định kỳ lấy ra phơi vào chỗ râm thông gió vừa tránh được ẩm vừa giữ bền cho quần áo.

Cần phải chú ý thêm rằng, quần áo bằng vải nhung không được dùng máy giặt, bởi vì sợi nhung không chịu được xoa xát, dùng máy giặt sẽ rất chóng bạc màu, mục, hỏng và giảm nhanh tính năng giữ ấm của nó.

Cách giặt khô với quần áo lông

Bạn nên giặt theo phương pháp tẩy khô. Tẩy khô vừa tiện, nhanh lại không làm hại tới màu, đồ bền, độ ẩm của vải. Phương pháp đó như say:

– Tẩy bụi bẩn: Bạn dùng bàn chải cực mềm phủi sạch chỗ có vết bụi bẩn, sau đó phủi nhẹ toàn bộ một lượt.

– Lau tẩy ố dầu mỡ: Bạn hãy lau lên chỗ bị ố một ít xăng, vết ố sẽ hết khi tiến hành tẩy khô.

– Tiến hành tẩy khô: Trước hết bạn hãy chuẩn bị cho một cái chậu sạch, đổ vào đó 70% nước sạch và 30% xăng, cho một miếng vải dày vào ngâm trong đó, lấy vắt khô, đem vải lên trên quần áo rồi đem bàn là điện ủi đều, liên tục 2 – 3 lần, quần áo loại này sẽ sạch.

– Bạn hãy đem quần áo phơi vào chỗ thông gió cho khô rồi đập sạch lớp bụi dễ bám bên ngoài. Sau đó trải nó lên một mặt bàn nhẵn đã trải sẵn một cái chăn đơn hay tấm thảm mỏng, lấy khăn mặt sạch ẩm phủ lên trên, dùng bàn là ủi đều, bụi bẩn sẽ theo hơi nước bốc lên mà “kéo nhau” dính vào khăn mặt. ủi đi ủi lại, vừa ủi vừa giặt khăn, bao giờ thấy quần áo đã sạch hẳn thì đem giũ khăn.

– Bạn hãy đem quần áo rải lên một bàn phẳng, lại phủ lên nó một mảnh vải mềm ẩm, rồi dùng một que tre hay gỗ nhỏ đập nhẹ lên mảnh vải đó. Lúc ấy, bụi bẩn bị đập sẽ bám lên mảnh vải mềm ẩm bên trên, giặt vải đó bằng nước sạch, rồi lại phủ lên đập tiếp. Qua 2 -3 lần như vậy, quần áo của bạn sẽ sạch sẽ như mong muốn.

Cách giặt tẩy quần áo bằng tơ lụa

Phần lớn quần áo bằng tơ lụa chỉ có thể giặt khô, không giặt được bằng nước. Tơ thật có thể giặt bằng nước, nhưng khi tiến hành phải chú ý tới phương pháp:

– Đầu tiên, quần áo thay ra cần phải đem giặt ngay, nếu không ghét bẩn sẽ đóng chặt vào, rất khó giặt sạch được, làm xỉn màu vải. Tơ lụa không được giặt bằng xà phòng, vì trong nước máy có một lượng Canxi và Sapônin Magiê. Giặt tơ lụa trong dung dịch đó sẽ rất hại, vì tơ mang điện tích dương còn xà phòng lại mang điện tích âm, hai cái sẽ hút chặt lấy nhau, xà phòng sẽ kết dính chặt vào mặt ngoài của quần áo, làm xuất hiện những lốm đốm màu xám. Cho nên, khi giặt tơ lụa, tốt nhất là dùng nước trong để rửa sạch hay dùng bột giặt.

– Thứ hai, khi giặt quần áo bằng tơ lụa, nếu vò quá mạnh sẽ làm vải bị tổn thương nặng, làm giảm độ bền và màu sắc.

– Ngoài ra nếu do một nguyên nhân nào đó mà bạn mặc quá lâu thì chất muối trong mồ hôi toát ra làm bạc màu vải và trên vải xuất hiện những chấm màu vàng. Muốn giặt quần áo được sạch thơm mà lại chống được hiện tượng ố vàng, bạn có thể gia vào một ít dấm theo cách đã hướng dẫn ở trên.

Sau khi đã giặt xong, không được phơi trực tiếp ngoài nắng to, bởi vì dưới tác động của tia cực tím, tơ sẽ bị giòn, chóng hỏng.

Cách giặt quần áo sạch hơn bằng máy giặt Lấy mớ quần áo vừa giặt xong ra khỏi máy, chị Xuân (quận Phú Nhuận) nhăn mặt khi nhận ra vài vết xà phòng vẫn còn dính lại trên quần tây. “Giặt bằng máy cứ hay gặp sự cố như vậy!”. Chị nhăn nhó.

Cách Bảo Quản Quần Áo Trẻ Em

Đồ dệt bằng sợi bông: bạn có thể rắc lên một ít muối tinh, dùng tay vò nhẹ, đem phơi nắng rồi dùng nước giặt sạch, các vết ố sẽ dần mất đi.

Đồ tơ lụa: bạn có thể dùng một ít bột Cácbônát Natri hòa với nước, đem bôi lên chỗ bị úa vàng, đợi một lúc rồi dùng mảnh vải ẩm lót lên trên, ủi lại một lần, vết ố sẽ hết.

Đồ nỉ, dạ: có thể giặt sơ, dùng mũi kim khâu gạt nhè nhẹ vào chỗ bị ố, dùng một mảnh vải ướt lót lên, ủi vài lần.

Vải dệt từ sợi nhân tạo: lập tức lót ngay một chiếc khăn ướt lên rồi dùng bàn ủi ủi qua. Nếu chỉ bị nhẹ sẽ hết ngay.

Tẩy giặt giày trắng

Bạn đem giày giặt bằng bột giặt sau đó ngâm trong nước sạch khoảng 1-2 tiếng đồng hồ cho những chỗ bẩn tan ra. Lau khô giày, dùng bột chuyên dùng cho giày trắng lau lên mặt giày, chỗ nào nhiều bẩn thì lau nhiều. Xong mang phơi nắng, dùng bàn chải lau sạch những vụn bột.

Ủi cà vạt

Cà vạt thường may từ nhiều loại vải khác nhau: tơ, lụa, gấm, sợi vải hóa học, lông hóa học… Nếu là loại giặt khô, dùng bàn chải mềm tẩm một ít bột giặt hoặc xăng cọ nhẹ vào chỗ ố bẩn, dùng khăn ẩm sạch lau vài lần, tiếp đó ủi với nhiệt độ trung bình thấp. Với cà vạt may từ chất liệu lông len, đệm một miếng vải trắng lên rồi mới ủi. Cà vàt từ tơ lụa có thể ủi trực tiếp nhưng tốc độ ủi phải nhanh để tránh bị ố vàng.

Cách giặt cổ áo

Muốn cổ áo thật sạch, hãy lấy một ít muối rắc lên cổ áo, vò xát nhẹ, sau đó dùng xà bông giặt lại. Nếu dùng cách này mà chưa sạch, có thể lấy dung dịch nước amôniac loãng theo tỷ lệ: 1 amôniac – 4 nước để tẩy.

Với áo sơ mi nhạt màu, cổ áo, cổ tay úa vàng, hãy đem nó ngâm một lúc, sau đó lấy kem đánh răng chà nhẹ lên chỗ bẩn 1-2 phút rồi giặt bằng xà bông bạn sẽ thấy áo được sạch bóng.

Với cổ áo cứng, giặt bằng tay rất khó sạch và dễ làm hư cổ áo. Bạn dùng xà bông chà bằng bàn chải mềm, giặt nhẹ bằng tay, rồi chà lại bằng bàn chải. Làm như vậy vài lần cổ áo sẽ sạch.

– Giặt bằng dung dịch amôniac nồng độ 20%, dùng nước trong giặt sạch.

– Ngâm quần áo trong nước muối nồng độ 3-5% khoảng 30 phút, sau đó xả bằng nước rồi dùng xà bông giặt như bình thường.

– Thái gừng sống thành lát rồi giã nhỏ, rắc lên chỗ có vết mồ hôi, tẩm nước, vò sau đó đem giặt bình thường.

Công ty thời trang trẻ em xuất khẩu ZINZIN

Điện thoại: 0966.612.102 – 01212.883.883 – 012.8888.4222

Email: bibokids1012@gmail.com

Địa chỉ: Số 34 (Đầu ngõ Đình) – Tổ 49 – Mặt hồ Ba Mẫu – Đường Lê Duẩn – HN.

Cách Bảo Quản Quần Áo Len Cho Mùa Đông

Đồ len với chất liệu dày giữ ấm và cao cấp luôn là khoản đầu tư đắt tiền khi so sánh với quần áo mùa Hè. Và ở Việt Nam, mùa lạnh không kéo dài nên việc cứ liên tục mua sắm khi mỗi mùa Đông đến là không hợp lý.

Hai lý do trên có lẽ cũng đủ để chúng ta nghiêm túc đầu tư cũng như bảo quản quần áo cho đường đua marathone thời trang hiệu quả thay vì chạy theo các trào lưu cho từng mùa.

Remmy từng giới thiệu đến các bạn những cách phối hợp quần áo, mua những item kiểu dáng basic để tránh việc lỗi mốt hay tận dụng những phục trang có sẵn để làm mới hình ảnh và nâng cấp cho phong cách mùa Đông hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí. Tiếp tục tiêu chí “bền – đẹp – tiết kiệm”, bài viết này sẽ nói đến những cách bảo quản quần áo đồ len hiệu quả, để bạn có thể tái sử dụng chúng trong nhiều mùa Đông.

1/ Xử lý, vệ sinh bề mặt len và tình trạng xù lông

Vải len rất dễ bị xù do quá trình sử dụng, ma sát với bề mặt tiếp xúc, ngoài ra còn dễ bám lông động vật hay tóc người. Hãy dành chút thời gian vệ sinh cho quần áo len bằng cách chải sau mỗi lần sử dụng.

Dụng cụ chuyên chải bề măt len.

Đối với hiện tượng xù lông, bạn hãy sắm cho mình một chiếc lược cạo hay dao điện tử chuyên dụng để xử lý vấn đề này.

Bàn chải chuyên dụng cạo vết xù lông. 2/ Để ý nơi và cách lưu trữ quần áo

Đây là một trong những điều quan trọng nhất trong các cánh bảo quản quần áo len mà bạn phải luôn ghi nhớ. Để giữ phom dáng lâu dài sau thời gian sử dụng, bạn nên xếp lại thay vì treo lên găng.

Còn nếu muốn sử dụng găng, phải chọn những chiếc găng cứng cáp, có bề mặt to và bo tròn các cạnh để chiếc áo không bị trĩu xuống trong quá trình treo và bị biến dạng. Đối với những chiếc áo khoác dày và to, nên để vào một ngăn riêng và rộng rãi để chúng không bị nhăn. Với len cashmere cao cấp và áo khoác cardigan mỏng, bạn có thể tiết kiệm diện tích và tránh nhăn áo bằng cách cuộn tròn.

Chọn những chiếc găng cứng cáp, và cách gấp áo len giúp hạn chế tình trạng giãn phom áo. 3/ Xử lý những vết ố bẩn

Quan trọng không kém là hãy để ý tới côn trùng, cũng như vải tweed thì len chính là món ăn khoái khẩu của đám côn trùng (đặc biệt là lũ bướm đêm). Do vậy dù treo hay gấp, bạn nên bọc bao chuyên dụng cho quần áo để tránh điều đó.

Đây cũng là một trong những vấn đề khá đau đầu, những vết ố bẩn tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ bề ngoài của bạn. Điều đầu tiên nên nhớ khi dây phải vết ố bẩn, tuyệt đối không được chà vì việc đó chỉ khiến mọi việc tệ hơn khi làm loang vết ố và thấm sâu hơn vào sợi vải.

4/ Giặt đồ

Dùng vải thấm, khăn lông dày cùng với chút nước giặt nhẹ nhàng thoa đều và chà nhẹ lên vùng bị bẩn. Nếu vấn đề không được giải quyết triệt để, tốt nhất là đem chúng đến những tiệm giặt khô để các “thợ thầy” xử lý giùm bạn.

Thông thường, nhà sản xuất sẽ khuyên các bạn giặt khô 2 lần/năm (đối với những sản phẩm cao cấp), nhưng nhiều sản phẩm hiện nay cũng có thể được giặt bằng tay với nước lạnh và một ít nước giặt (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên mạc áo, quần). Ở Việt Nam thì chỉ cần giặt một lần sau khi sử dụng qua mùa lạnh, chỉ cần bảo quản kĩ vào những mùa mưa.

Với việc giặt tay, ngâm với nước giặt tầm 5-10 phút để làm bay bụi đất và mùi hôi và được. Vắt nhẹ nhàng, nhiều lần cho ráo nước nhưng đừng xoắn mạnh (sẽ làm biến dạng quần áo). Phơi nơi khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.

Vải Cashmere sẽ có nước giặt chuyên dụng riêng, tuy nhiên bạn vẫn có thể giặt bằng nước giặt thông thường nếu không sử dụng thường xuyên. 5/ Ủi (là) quần áo

Len Cashmere cũng thế, là chất liệu cao cấp nên khuyến khích việc giặt bằng tay với những hóa chất và nước giặt chuyên dụng. Ngoài ra cũng có chút lưu ý với chất liệu này, đừng cầm phần vai áo và kéo lên khi đang ướt vì sức nặng của nước sẽ làm phom áo biến dạng, hãy vắt khô và di chuyển đến nơi phơi đồ khi nó được xoắn lại sau khi giặt.

Thông thường bạn có thể bỏ qua công đoạn này vì với nhiều chất liệu len sẽ không nhăn sau khi giặt khô và sẽ rất mau xuống cấp nếu bị tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao. Nhưng nếu vẫn không muốn bỏ qua bước này thì hãy đặt một tấm vải lên trên bề mặt vải khi ủi để tránh nhiệt độ tiếp xúc trực tiếp.

Steamer là sự lựa chọn thay thế tốt nhất cho bàn ủi truyền thống hiện nay. Lời kết

Nếu hầu bao rủng rỉnh, bạn hãy đầu tư một máy ủi hơi nước (steamer), ngoài len ra bạn còn có thể dùng steamer cho cả suit hay những chất liệu được khuyến cáo không được ủi với bàn là thông thường.

Hy vọng 5 lời khuyên với cách bảo quản quần áo len cho mùa Đông sẽ giúp bạn chăm sóc cho những bộ quần áo yêu đúng cách, giúp giữ tuổi thọ lâu dài cho nhiều mùa Đông tiếp theo.