Github Là Gì Và Cách Sử Dụng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Github Là Gì ? Và Cách Sử Dụng Chúng

Khi bạn tham gia một dự án nào đấy thì việc phải làm việc với nhiều người là điều thường thấy. Kể cả làm việc một mình thì việc quản lý source code là vô cùng quan trọng.

Theo như mình biết thì có 2 mô hình quản lý source code: Quản lý tập trung (SVN), Quản lý phân tán (git). Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng.

Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn sử dụng Github để quản lý source code cho các bạn, một dịch vụ git rất nổi tiếng của Microsoft.

GitHub là một dịch vụ nổi tiếng cung cấp kho lưu trữ mã nguồn Git cho các dự án phần mềm. Github có đầy đủ những tính năng của Git, ngoài ra nó còn bổ sung những tính năng về social để các developer tương tác với nhau.

Vài thông tin về GIT:

Là công cụ giúp quản lý source code tổ chức theo dạng dữ liệu phân tán.

Giúp đồng bộ source code của team lên 1 server.

Hỗ trợ các thao tác kiểm tra source code trong quá trình làm việc (diff, check modifications, show history, merge source, …)

GitHub có 2 phiên bản: miễn phí và trả phí. Với phiên bản có phí thường được các doanh nghiệp sử dụng để tăng khả năng quản lý team cũng như phân quyền bảo mật dự án. Còn lại thì phần lớn chúng ta đều sử dụng Github với tài khoản miễn phí để lưu trữ source code.

Github cung cấp các tính năng social networking như feeds, followers, và network graph để các developer học hỏi kinh nghiệm của nhau thông qua lịch sử commit.

Github trở thành một yếu tố có sức ảnh hưởng lớn trong cộng động nguồn mở. Cùng với Linkedin, Github được coi là một sự thay thế cho CV của bạn. Các nhà tuyển dụng cũng rất hay tham khảo Github profile để hiểu về năng lực coding của ứng viên.

Giờ đây, kỹ năng sử dụng git và Github từ chỗ ưu thích sang bắt buộc phải có đối với các ứng viên đi xin việc.

#Tính năng API Github

Github ngoài những tính năng tuyệt đỉnh, hỗ trợ bạn làm viết với Git cực kỳ mượt. Github còn hỗ trợ nhiều API với những tính năng quan trọng:

API to Update The Repository via HTTP: Đây là tính đắt khá đắt giá, giúp bạn có thể chỉnh sửa mã nguồn từ trình duyệt thông qua HTTP POST

API to Manage Service Hooks: API này hỗ trợ bạn đăng ký một URL cho các repository. Bất cứ khi nào có người push thay đổi lên repository, GitHub sẽ thông báo cho bạn thông qua URL mà bạn đã đăng ký trước đó.

#Tại sao nên lại là Github? Hướng dẫn sử dụng Github

Mặc dù Github có nhiều lợi ích như vậy. Nhưng sẽ có nhiều bạn thắc mắc: Tại sao không sử dụng Dropbox hay các dịch vụ tương tự để quản lý source code? Các dịch vụ đó cũng cho phép đồng bộ source code của các bạn trong team về một server mà?

Nhưng với Github, việc commit đồng thời không phải là vấn đề nghiêm trọng. Vì Git sẽ ghi lại lịch sử commit, đảm bảo các commit được tổ chức tốt, tránh sự hỗn loạn giữa các version của file sửa đổi được gửi lên server.

Do đó, việc sử dụng Github sẽ tránh được tất cả sự nhầm lẫn khi commit. Đảm bảo cùng làm việc trên một source code trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.

#Cách tạo một GitHub Repository

Repository là một không gian để lưu trữ dự án của bạn. Do tính chất phân tán của Git, nên có thể hiểu repository là nơi lưu trữ mã nguồn ở cả local và server.

Bạn có thể lưu trữ file code, text, hình ảnh hoặc bất kỳ loại tệp nào trong repository.

Để tạo một repository trên Github bạn làm như sau:

Sau khi đăng ký và kích hoạt thành công. Bạn bắt đầu tạo mới một project với “Start a new project”.

Nhập tên Repositoty và nhấn nút “Create Repository”. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm mô tả cho repo ( Cái này chỉ là lựa chọn, không bắt buộc phải có).

Theo mặc định thì repository để là public. Tức là ai cũng có thể xem được repo này của bạn. Nếu dự án của bạn chưa muốn công khai mà chỉ muốn quản lý nội bộ thì chọn Private.

Bạn có thêm một README file để giới thiệu repo kèm với một file .gitignore. Github đã có sẵn template .gitignore cho bạn, cứ chọn một template phù hợp với mã nguồn dự án là được.

Khi tạo xong, repo sẽ như sau:

Khi đã có repository, bạn có thể clone, pull, push… source code của mình lên đó rồi.

Phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về branch trên Github.

#Tạo branch trên Github

Branch giúp bạn làm việc trên các phiên bản khác nhau của cùng một repository. Mình lấy ví dụ: Bạn muốn phát triển thêm một tính năng mới cho dự án. Nhưng bạn lại phần sửa đổi đó lại ảnh hưởng tới dự án chính. Lúc này branch ra đời.

Branch cho phép bạn chuyển đổi qua lại giữa các trạng thái và phiên bản khác nhau của dự án.

Với kịch bản ví dụ ở trên, bạn có thể tạo mới một branch và phát triển tính năng mới trên đó mà không ảnh hưởng tới master branch. Sau khi đã implement xong, test kỹ càng thì có thể merge vào master branch.

#Hướng dẫn sử dụng Github chi tiết

Github có đầy đủ những command của git. Nhưng do bài viết này quá dài nên mình sẽ không liệt kê hết tất cả chúng ở đây. Mình sẽ tập trung hướng dẫn những command cơ bản nhất, hay dùng trên Github.

1. Commit Command

Commit command cho phép bạn lưu lại những thay đổi của file. Khi bạn commit, nên viết mô tả rõ ràng trong commit message. Điều này sẽ giúp cho quản lý dự án tốt hơn, có thể theo dõi, review những thay đổi source code sau này. Để tạo commit, bạn làm như sau:

Chọn file muốn sửa

Chọn “Edit” để sửa file.

Sau khi sửa xong thì điền thông tin message và nhấn Commit.

2. Pull Command

Lệnh PULL request là lệnh quan trọng nhất trên Github. Nó cho biết những thay đổi trong source code, và yêu cầu owner của source code xem xét nó và merge nó vào master branch.

Tính năng này rất hay cho các dự án mã nguồn mở. Khi mà bất kì cũng có thể đóng góp công sức cho dự án. Tất nhiên, mọi sự thay đổi đều phải được sự đồng ý của owner dự án.

Ở đây, mình cần làm rõ hơn với các bạn đỡ nhầm lẫn về lệnh Pull:

Lệnh pull request : Là lệnh yêu cầu chủ owner dự án xem xét một thay đổi nào đó trước khi merge vào master branch.

Lệnh Pull: đây là lệnh của git, đơn thuần có thể hiểu là lệnh update source code từ server về local. Nếu có bất kì sự xung đột code nào (conflict) thì bạn cần phải resolve nó.

3. Merge command

Lệnh cơ bản cuối cùng mà mình muốn nhắc đến là merge. Lệnh merge này cho phép bạn hợp nhất những thay đổi vào một branch.

Bạn có thể tham khảo hình bên dưới:

#Cloning dự án từ Github

Tiếp tục hướng dẫn sử dụng Github. Đây có lẽ là thao tác bạn hay dùng nhất khi tìm kiếm mã nguồn mở trên mạng. Khi bạn thấy một dự án nào đó hay ho và có thể ứng dụng được cho dự án của mình, bạn muốn download dự án này về máy tính để tham khảo.

Có 2 cách để tải dự án từ Github:

Một là bạn chọn Zip toàn bộ dự án và tải về

git clone git@github.com:vntalking/demo-create-repro.git

#Tạm kết

Mình hi vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có những kỹ năng cần thiết để làm việc với Git.

Github Là Gì? Sử Dụng Github Để Làm Gì? Và Các Thuật Ngữ Cần Biết

Thuật ngữ Web development

GitHub là một hệ thống quản lý dự án và phiên bản code, hoạt động giống như một mạng xã hội cho lập trình viên. Nhưng cách sử dụng GitHub như thế nào? Nó sử dụng để hợp tác nhiều người lại với nhau, từ mọi nơi trên thế giới, lên kế hoạch, theo dõi và làm chung một dự án.

GitHub cũng là một nền tảng lưu trữ online lớn nhất trên thế giới về các dự án nhiều người làm.

Vậy, hệ quản trị phiên bản – version control system là gì?

Khi lập trình viên tạo một dự án mới, họ sẽ cần liên tục cập nhật mã nguồn. Kể cả khi dự án đã được xuất bản, họ vẫn cần phải cập nhật các phiên bản mới cho nó, sửa lỗi, thêm tính năng, vâng vâng.

Hệ quản trị phiên bản sẽ giúp giám sát những thay đổi của code. Hơn thế nữa, nó còn lưu lại thông tin ai thay đổi gì để có thể khôi phục code cũ bị xóa hoặc code đã từng được sửa.

Nếu Git là trái tim của GitHub thì Hub lại là phần hồn của nó. Hub trong GitHub là nơi biến những dòng lệnh, Git, thành một mạng xã hội khổng lồ cho lập trình viên.

Bên cạnh đóng góp vào những dự án chính, GitHub còn cho phép người dùng tương tác theo kiểu mạng xã hội. Bạn có thể theo dõi, và xem những người bạn thích làm gì, họ đang kết nối với ai, vâng vâng.

Repository

Branch là một bản sao của repository. Bạn có thể sử dụng Branch để triển khai dự án theo hướng cô lập không ảnh hưởng đến dự án chính.

Làm việc với branch vì vậy sẽ không ảnh hưởng tới repostiroy chính hoặc những branches khác. Nếu bạn hoàn tất công việc, bạn có thể “Merge” (nhập) branch vào những branch khác khoặc repository chính bằng cách dùng lệnh Pull Request

Pull Request

Các bước để tạo một pull request trong GitHub là:

Chuyển tới repository và tìm menu branch

Trong branch menu, chọn branch chứa thay đổi của bạn

Nhấn vào nút New pull request bên cạnh menu branch

Thêm tiêu đề và mô tả vào pull request của bạn

Nhấn nút Create pull request

Fork một Repository

Fork một repository (forking a repository) có nghĩa là bạn tạo một dự án mới dựa trên dự án cũ. Tức là, sao chép hoàn toàn một repository đã tồn tạo, tạo ra các thay đổi cần thiết, và lưu phiên bản mới này dưới dạng một repository độc lập hoàn toàn mới và gọi nó là dự án của riêng bạn.

Tính năng này vô cùng tiện lợi để đẩy nhanh tiến độ dự án. Vì là một dứ án hoàn toàn mới, repository chính sẽ không bị ảnh hưởng. Nếu repostiory master được cập nhật, bạn cũng có thể áp dụng các cập nhật đó lên bản fork của bạn.

Các bước để fork một repository trong GitHub là:

GitHub không chỉ dành cho lập trình viên

GitHub là một nền tảng tuyệt vời đã thay đổi cách hoạt động của lập trình viên. Tuy nhiên, bất kỳ ai muốn quản lý dự án hữu hiệu cũng có thể tham gia vào GitHub và hợp tác làm chung dự án để đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu đội ngũ của bạn làm trong một dự án cần cập nhật liên tục và cần giám sát toàn bộ các thay đổi, GitHub là dành cho bạn. Những giải pháp tương tự GitHub khác là GitLab, BitBucket, nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn dùng GitHub.

Sẵn sàng tạo dự án chưa?

Bắt đầu với Hostinger

Tóm lại, GitHub là gì?

GitHub là sự kết hợp giữa 2 từ, Git – hệ thống quản lý dự án và phiên bản code và Hub – một mạng xã hội cho lập trình viên. GitHub được sử dụng chủ yếu cho dự án có nhiều người cùng hợp tác và cần giám sát toàn bộ thay đổi của dự án, cũng như để ngõ khả năng khôi phục code khi cần thiết. Khi sử dụng GitHub, ngoài các công việc chính như tạo Branch, tạo Pull Request và Fork một Repository, bạn có thể theo dõi, tương tác với người khác như một mạng xã hội thông thường.

Bài 3: Cách Sử Dụng Github Và Làm Việc Nhóm Bằng Github

Nếu bạn là người không biết sử dụng GitHub, thì bài viết này là dành cho bạn. Biết và sử dụng Git & GitHub đã dần dần đi từ kỹ năng ưa thích sang “cần phải” được trang bị trong nhiều vai trò công việc. Trong bài viết này, tôi sẽ đưa bạn qua các chức năng và khả năng khác nhau của GitHub. Trong bài này, bạn sẽ được học:

Giới thiệu về GithubTạo kho lưu trữ trong GithubTạo chi nhánh “Branch” và quản lý các chi nhánh trên GithubNhân bản Clone và Fork trong Github

Một kho lưu trữ “Repository” là một không gian lưu trữ, nơi mà dự án của bạn sẽ được đẩy lên. Nó có thể là nằm ở local như một thư mục trên máy tính của bạn hoặc nó có thể là một không gian lưu trữ trên GitHub hoặc một máy chủ trực tuyến khác. Bạn có thể lưu trữ các tệp mã, tệp văn bản, hình ảnh hoặc bất kỳ loại tệp nào trong kho lưu trữ. Nếu như bạn cần một kho lưu trữ như GitHub để khi bạn thực hiện một số thay đổi và muốn tải chúng lên kho để lưu trữ và chia sẻ trực tuyến. Kho lưu trữ GitHub này hoạt động như kho lưu trữ từ xa của bạn. Các bước để tạo kho lưu trữ GitHub rất đơn giản, bạn có thể làm theo cách sau:

Đầu tiên hãytruy cập liên kết: https://github.com/ . Điền vào biểu mẫu đăng ký và nhấp vào Sign up for Github để tạo cho mình 1 tài khoản Github.

Đăng nhập vào tài khoản GitHub của bạn.

Sử dụng dấu “+” ngoài cùng bên phải để tạo một một Repository

Chi nhánh “Branch” trong Github là gì?

Branch trong git và github dịch ra là chi nhánh ^^, nó sẽ giúp bạn làm việc trên các phiên bản khác nhau của kho lưu trữ cùng một lúc. Giả sử bạn muốn thêm một tính năng mới (đang trong giai đoạn phát triển) và bạn lo ngại tính năng mới này chưa được phát triển ổn định, nếu mang nó vào phiên bản đã hoàn thiện chạy ổn định rồi thì nó có thể gây ra lỗi bug không đang có cho dự án của mình. Các Branches của git lúc này là vị cứu tinh tuyệt với 🙂

– Nhấp vào danh sách thả xuống “Branch: master”

Cách sử dụng GitHub: Quản lý các thay đổi trong chi nhánh “Branches”

– Nhấp vào branch develop vừa tạo chọn Create New file

– Viết một commit để ghi lại những thay đổi của bạn với tiêu đề và phần mô tả nội dung commit

– Nhấp vào Commit new file để tạo mới 1 commit kèm theo .

Hướng Dẫn Sử Dụng Github Trên Windows

Github là gì? Dân lập trình có vẻ khá thân thuộc nhưng những ai không quan tâm đến nó cũng không biết nó là gì đâu, nó cũng giống như SVN là một source version control. Github còn được gọi là Code social network dành cho developer đi vào hoạt động tháng 2 năm 2008, là một dịch vụ lưu trữ source code cho các dự án sử dụng hệ thống quản lý phân tán GIT. Github sinh sau đẻ muộn nhưng có đầy đủ tính năng như SVN và hơn thế nữa.

Theo khảo xát vào năm 2009, Github hiện là server git lưu trữ source code phổ biến nhất hiện nay. Hệ thống này được viết bằng Ruby on Rails, hiện tại github cung cấp dịch vụ thương mại và cả tài khoản miễn phí cho các dự án nguồn mở.

Ngoài Github, còn có Gitorious cũng là server hoạt động giống github, khá được chú ý đến.

Cách thức làm việc với github

Nếu không thông báo lỗi và trả về phiên bản của git thì bạn đã cài đặt thành công. Ví dụ mình đang dùng git 1.9.4

Làm việc với Github nói riêng hay hệ thống GIT nói chung có 2 workflow chính là local workflow và server workflow.

Bạn có thể thay đổi chỉnh sửa code thoải mái ở local (tức là lưu file code trên máy tính của bạn), sau khi thay đổi xong bạn sẽ đồng bộ với tài khoản github trên server. Thuật ngữ này gọi là ” commit “. Sau khi đã có bản code hoàn chỉnh một tính năng nào đó, hoặc fix bug xong hay bản có thể chạy được thì hãy commit lên server github. Chú ý: không được commit code dở dang còn đang mắc lỗi hoặc chưa qua test lên repository server sẽ làm ảnh hưởng tới thành viên khác. Tuy nhiên bạn cũng có thể tạo một repository để up code dở dang chưa hoàn chỉnh vào đó, với nhánh này thì không được public mà chỉ bạn có quyền xem và chỉnh sửa.

clone repository: tạo một bản sao của một repository đã tạo trước đó.

Commiting to the repository: sau khi thêm các file vào từ local vào hàng đợi (stage), bạn có thể commit và upload lên Git repository.

Lệnh này sẽ tạo folder ẩn có tên “.git” vào thư mục này, đó là những file repository cần thiết giúp bạn có thể tải các files có trong folder lên git server.

Dự án code của bạn sẽ thiết kế các tệp tin trong folder trên, sau đó tiến hành tải lên server sau khi có files code hoàn chỉnh. Thêm một hoặc tất cả các files vào hàng đợi để chuẩn bị sẵn sàng đưa lên github, sử dụng lệnh sau sẽ đưa tất cả các files mới thay đổi vào stage.

Tiến hành commit các files này.

Nhập lý do trước khi tải code lên repository server, dòng này sẽ hiển thị trên repository. Có thể là thông báo cập nhật fixed lại lỗi của bản trước đó có tác dụng thông báo cho người dùng biết và sử dụng code của bạn nhiều hơn.

Cuối cùng upload thay đổi lên server.

Đó là nguyên lý hoạt động cơ bản của git, phần tiếp theo đây mình sẽ đi sâu chi tiết về lệnh git và sử dụng Git với giao diện.

Sử dụng Git với giao diện

Sau khi cài xong, nhấn start gõ từ “git” bạn sẽ thấy có 2 ứng dụng “Git Bash” và “Git GUI”. Một bản sử dụng giao diện lệnh và một bản tương tác với các repository vendors như github, Bitbucket và Beanstalk thông qua giao diện.

Thiết lập SSH Keys

Cài đặt ssh-keys cho máy tính của bạn rất đơn giản, bạn mở Git GUI lên. Nhấn vào Show SSH Key dưới menu Help.

Để Tạo lại ssh key, bạn có thể nhấn vào nút Generate Key. Nếu có thể sẽ cần yêu cầu nhập passphrase (mật khẩu bảo mật). Hãy nhớ chuỗi mật khẩu này, bạn sẽ cần dùng lần sau.

Lệnh tạo ssh keys trên giao diện tương ứng với command line:

Cài đặt SSH Key trên Hosted Git Repository

Trong bài này mình sẽ sử dụng Github làm ví dụ. Bạn cần khai báo chuỗi SSH keys đã thiết lập trên máy tính của bạn vào tài khoản trên github. Mục đích để làm gì?

Khi thực hiện lệnh git đẩy dữ liệu lên github, git sẽ lấy ssh-key có trong máy tính và so sánh trên hệ thống github accounts, nhờ chuỗi key này mà phát hiện ra tài khoản github của bạn. Nhờ đó mà các files được push lên đúng repository trên github server.

Làm việc với Git

Như vậy lệnh git trên máy tính của bạn đã có thể bắt đầu kết nối vào github repository. Chúng ta sẽ cần tạo một repository để push code lên đó. Tạo Repository trên github thì quá thân quen với những developer rồi, Tại trang chủ chúng tôi giả sử bạn đã đăng nhập tài khoản vào github, nhấn vào nút New repository bên phải để tạo mới repository. Nhập tên và mô tả cho repo, nếu bạn dùng github miễn phí thì giữ nguyên trạng thái public, trạng thái này cho phép người khác có thể tìm thấy code repository này của bạn. Chế độ bảo vệ code private nếu dự án của bạn muốn bảo mật không để lộ code ra bên ngoài, tính năng này bạn phải trả phí.

Reposity này mình làm demo do đó không checkbox vào option “Initialize..”, cài đặt này sẽ tạo file hướng dẫn README cho repository. Kết thúc nhấn Create repository.

Tạo Local Repository

Bây giờ đến phần làm code của bạn rùi, tạo mọi files sử dụng cho repository, bạn sẽ phát triển code của mình trên máy tính sau khi hoàn chỉnh code hay bản code đã có thể hoạt động thì bắt đầu đưa lên repository vừa tạo ở trên.

Tại giao diện Git GUI, nhấn vô “Create New Repository”.

Lựa chọn thư mục để tạo nội dung cho repository trên máy tính. Chú ý: đường dẫn folder này phải chưa có trước đó, chọn đường dẫn thư mục và nhập tên cho repository sẽ tạo trên máy tính (local). Giống như sau:

Địa chỉ git của repository có dạng [email protected]:Username/repository-name.git. Ví dụ: tôi có repository tên “test-repo” trên tài khoản github “hoangsoft90”, thì repository URL là: [email protected]:hoangsoft90/test-repo.git Sử dụng địa chỉ repository này để push các files lên repository server.

Sử dụng Git GUI Client

Bạn có thể làm việc với các lệnh git bằng command line hoặc thao tác trên giao diện. Tiếp theo sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phần mềm Git GUI để tải code lên repository có sẵn. Chỉ có 3 bước đơn giản là: staging changes, commits, và pushes.

Khi bạn di chuyển các files vào local repository, ban sẽ thấy các files này trong cửa sổ “Unstaged Changes”. Phần này chúng ta hiểu đơn giản đây là các files mới sửa đổi của repo, nếu chưa thấy xuất hiện bạn nhấn vào nút Rescan. Cửa sổ này cũng thông báo trạng thái của files đã xóa, hoặc mới cập nhật..Cứ nhấn vào Rescane để xem những sửa đổi của folder local repository.

Nút rescan tương ứng với lệnh git status

Nhấn tiếp vào Stage Changed, để đưa tất cả các files trong mục Unstaged Changes vào hàng đợi Commit. Thao tác này tương ứng với lệnh git add .

Hướng dẫn Commit

Các files đã nằm trong mục Staged Changed sẽ được commit. Nhập chú giải cho lý do commit lần này vào field “Commit Message” sau đó nhấn vào nút Commit như hình dưới.

Bạn cũng có thể sử dụng lệnh git cho tác vụ này:

Bắt đầu Push lên repository server

Trước khi người dùng internet có thể truy cập vào các code của bạn, chúng ta cần đẩy (push) tất cả các files có sửa đổi đã được commit lên Hosted repository như github, Bitbucket..

Trước khi có thể làm điều này, chúng ta thêm địa chỉ git của repository đã tạo trên github vào Git GUI. Từ menu Remote của phần mềm chọn vào Add…. Điền Name và Location trong cửa sổ Dialog hiện ra, trường Name hầu hết sẽ điền là “origin”. Field này có tác dụng thay cho địa chỉ, mỗi một địa chỉ git URL sẽ có một tên riêng không trùng với nhau. Bạn sẽ thấy có dùng tên của địa chỉ Git repository trong câu lệnh quen thuộc git push.

Tại sao mình lại lấy tên “origin” cho remote git, vì khi bạn nhấn lệnh Push mặc định option remote vào repository luôn trỏ vào tên “origin”. Tiếp tục nhấn vào Push để upload những files đã commited.

Tiếp theo, bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận, đừng lo lắng cửa sổ này chỉ hiển ở lần push đầu tiên. gõ vào “yes” và nhấn OK.

Bạn có thể nhận tiếp thông báo nhập passpharse của SSH Key, có nhớ ở phần tạo ssh key ở trên không? chuỗi passpharse sẽ được dùng tại bước này.

Git UI có yêu cầu một lần nhập passpharse cho lần upload code đầu tiên, bạn cũng không cần lo lắng phải nhập lần sau.

Nếu push lên github repository thành công, bạn sẽ nhìn thấy dòng thông báo giống thế này.

Clone một Remote Repository đến Local Repository trên máy tính

Các bước để download một remote Repository về máy tính, bạn nhấn vào liên kết “Clone Existing Repository” trên giao diện Git GUI. Mục Source Location nhập địa chỉ git của Repository có trên server và chọn thư mục lưu trên máy tính cho Target Directory. Giống như cách tạo local repository như ở trên. Các files sẽ tải về sau khi Nhấn clone và bạn có thể làm việc tiếp tục với repository này, sau đó lại commit và push bản mới cập nhật lên Host Repository.

Bạn cũng có thể sử dụng lệnh git clone thay vì thực hiện trên giao diện Git GUI. Mở cmd hoặc Git Bash gõ lệnh sau:

Sau khi tải về hoàn tất, bạn vào explorer theo đường dẫn tới tên của repository. Tại đây có thể xem sửa xóa files tùy ý (lưu ý không đụng vào folder .git nhá).

Một số dịch vụ Git Repositories

Github – Unlimited Free Public Repositories

Bitbucket – Unlimited Free Public and Private Repositories

Beanstalk – Private Git with Great FTP Deployments

Để nhận được bài viết mới vui lòng đăng ký kênh kiến thức WordPress từ A-Z ở Form bên dưới. Bạn cũng có thể nhận được sự trợ giúp trên Twitter và Facebook