Đạm Urê Bảo Quản Bằng Cách / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Utly.edu.vn

Rợn Người Với Cách Bảo Quản Hải Sản Bằng Urê, Thuốc Tẩy

Nhìn những mớ cá, tôm, mực… trắng nõn nà, tươi ngon bày bán ở chợ, ít ai biết rằng tất cả đã trải qua một giai đoạn tẩm ướp bằng các loại hóa chất như: thuốc tẩy trắng, đạm urê. Tận mắt chứng kiến các công đoạn tẩm ướp này khiến người ta không khỏi rợn người.

4 giờ sáng, chợ cá Bến Đình, phường 5, TP.Vũng Tàu đã khá tấp nập người mua, kẻ bán. Tại đây, các vựa thu mua hải sản bắt đầu giao mối cho những người bán lẻ tại các chợ trong thành phố. Theo chân chị Phan Thị Hằng, một người bán cá tại chợ Vũng Tàu, trong vai người phụ việc, chúng tôi đã tận mắt những thủ thuật bảo quản hải sản rợn người.

Tới hàng tôm, chị Hằng mách nhỏ: “Số tôm đang nằm trong các bì, sọt kia là hàng lấy từ các tàu cá xuống. Một chút nữa sẽ được chủ vựa cho vào chậu nước có chứa urê để ngâm, sau đó mới cân cho mối”. Theo chị Hằng, ngâm tôm với urê giữ được màu sắc tươi lâu hơn.

Dẫn chúng tôi qua vựa cá khoai, cá thu, cá chim…chị Hằng cho biết, hầu hết các loại cá đều được “tráng đạm” trước khi mang ra chợ. Công nghệ “tráng đạm” này rất đơn giản, toàn bộ cá được các đầu nậu đưa từ biển về được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán cho khách hàng. Còn những loại cá vận chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh xa các đầu nậu phải rắc thêm đạm urê vào trong đá cây. Nhờ đó, 4-5 ngày sau, thậm chí cả tuần cá vẫn tươi.

Chỉ tay vào sọt cá bạc má, khi nghe chị Hiền (một người bán cá ở chợ) chê “hàng không được ngon”, một chủ vựa vội đon đả: “Chuyến này biển động nên tàu ở lại lâu, nhưng em yên tâm, chị làm hàng rất kỹ rồi, dù không được ngon nhưng để đến ngày mai vẫn được, giá lại rẻ hơn so với thứ khác”. Theo chị Hiền, các loại cá như: cá thu, cá dứa, cá ngừ…là bị ngâm urê ít nhất là 2 lần. Chưa kể, khi đi bán lẻ, bị ế buộc người bán phải ngâm thêm urê lần nữa.

Tuy nhiên, so với việc ngâm hải sản bằng urê, thì việc dùng thuốc tẩy Javen để ngâm hải sản còn rợn người hơn. Nhìn đống mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên…đen thui một màu, nhìn chẳng muốn mua. Nhưng chỉ trong vòng 30 phút, dưới bàn tay của các đầu nậu bỗng trở nên trắng nõn, nhìn rất bắt mắt. Anh Nguyễn Văn Hoàng, một thợ gánh thuê cho biết, do trong con mực có mật đen nên nếu rửa bằng nước lã rất khó sạch, rửa nhiều lần “hàng” sẽ không đẹp, nên các chủ vựa chỉ cho rửa qua vài lần rồi “ngâm” bằng thuốc tẩy, sau đó vớt, rửa qua nước và giao mối chở đi bán.

Những người buôn cá cho rằng, tẩm ướp bằng urê, thuốc tẩy tuy giữ được cho màu cá tươi lâu nhưng chỉ cần chú ý kỹ cũng có thể phân biệt được. Với loại cá trông thì tươi, màu cá đậm, mang cá cũng hồng tươi hơn bình thường nhưng khi lấy tay ấn vào thân cá thấy mềm, độ đàn hồi thấp, ngửi cá không có mùi tanh…chính là do đã được ướp bằng urê.

Bảo quản hải sản với những “chiêu độc” như sử dụng đạm urê, thuốc tẩy đang là vấn đề đáng báo động và “táng tận lương tâm” trước sức khỏe của người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý mạnh tay những người vi phạm.

Bảo Quản Xoài Tươi Bằng Kho Lạnh Bảo Quản

Ngày nay, kho lạnh bảo quản xoài được đưa vào sử dụng rộng rãi nhằm giảm tỷ lệ dập nát,và bảo quản xoài được lâu hơn. Kho lạnh bảo quản xoài với đặc tính ưu việt hơn hẳn phương pháp bảo quản truyền thống, góp phần vào nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng xoài.

Bảo quản xoài tươi ở nhiệt độ bình thường, sử dụng chất diệt nấm, vi sinh vật và côn trùng bằng xông khí SO2, kết hợp các phương pháp thay đổi thành phần môi trường bảo quản. Biện pháp bảo quản này có thể bảo quản xoài được 15-16 ngày với tỷ lệ hao hụt 10-12%, cho phép vận chuyển đi xa từ các tỉnh Nam Bộ ra Bắc Bộ.

Phương pháp bảo quản xoài tươi bằng kho lạnh bảo quản: bảo quản xoài ở nhiệt độ thấp 10-12 độ C. Hiện tại bảo quản bằng kho lạnh là phương pháp bảo quản hiệu quả nhất, thời gian bảo quản kéo dài trên 30 ngày với tỷ lệ hao hụt do dập nát chỉ 5-7% và cho phép vận chuyển đi xa, xuất khẩu.

Sau khi thu hoạch xoài, phân loại, rửa sạch rồi ngâm trong dung dịch CaCl 2hoặc Ca(NO 3) 2, nồng độ sử dụng 4 – 6%, vớt ra để khô ở điều kiện tự nhiên. Đựng xoài trong túi nilông kích thước 15 x 25 cm, có 20 lỗ thoát ẩm trên túi. Bảo quản xoài trong kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ 11 – 11,5 o C là tốt nhất, thời gian bảo quản trên 30 ngày, xoài vẫn giữ được màu sắc, chất lượng tốt.

Phương tiện bảo quản truyền thống là dùng sọt tre, nứa, thùng gỗ (đóng từng thanh) có giá thành thấp nhưng tỷ lệ dập nát, thối nhũn cao.

Bảo quản xoài bằng thùng carton có đục lỗ thoát ẩm, giá thành tuy có cao hơn loại truyền thống song tỷ lệ hao hụt, dập nát, thối ít hơn nhiều nên hiệu quả cuối cùng vẫn cao.

Để có thêm thông tin chi tiết về lắp đặt kho lạnh và báo giá kho lạnh cập nhật nhất, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Địa chỉ: Số 23, Ngõ 1, Phố Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội: Điện thoại: 024 3839 0745 Hotline: 0923 199 968Email: codienlanhfocviet@gmail.com Website: http://dienlanhfocviet.comFanpage: https://www.facebook.com/dienlanhfocviet/

Cách Bảo Quản Tôm Bằng Chai Nhựa

Gia đình bạn không gần biển nhưng lại thích ăn tôm? Bạn thường đặt mua rất nhiều tôm tươi cùng một lúc để tiết kiệm chi phí? Vậy hôm nay, Bếp Đại Kỷ Nguyên sẽ bật mí cho bạn cách để bảo quản tôm trong thời gian dài mà vẫn tươi như vừa mới mua về.

Bí quyết chọn tôm tươi ngon

– Bạn nên chọn những loại tôm tươi với vỏ ngoài trong suốt còn hơi mùi của nước biển chứ không tanh. Không mua những loại tôm có mảng màu tối hay màu sắc không đồng nhất.

– Nếu nhấc tôm lên có hiện tượng chảy nhớt, thân hình đã uốn cong thành hình tròn không còn thẳng như bình thường, nhấn ngón tay nhẹ và di chuyển trên vỏ tôm thấy cộm như có sạn trong vỏ thì không nên mua.

– Tôm tươi và không bị bơm hóa chất có phần thân hơi cong, căng thịt nhưng không mập mạp bất thường, các khớp vỏ trên thân tôm linh hoạt, không bị rời rạc, đầu tôm và thân tôm dính chặt với nhau chứ không rơi ra khỏi thân tôm.

– Nếu bạn thấy đuôi tôm bị xòe, chân tôm đã chuyển sang màu đen hoặc chân tôm không còn bám chặt vào phần thân thì tuyệt đối không mua vì tôm khi này không còn tươi nữa.

– Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị những chai nước khoáng, không nên quá to hoặc quá nhỏ. Loại thông thường, khoảng 550-600ml có thể được sử dụng, mặc dù đó là những chai nước khoáng đã qua sử dụng nhưng cần đảm bảo sạch sẽ.

– Tôm mới mua về có rất nhiều cát vì thế phải rửa sạch bằng nước trước khi đóng chai, rửa cho đến khi cát không còn đọng dưới đáy chậu nước có nghĩa là tôm đã sạch.

– Nếu tôm mua không có kích thước đồng đều, trước tiên bạn nên nhặt những con tôm lớn và những con nhỏ để đóng chai riêng. Tôm to có thể dùng làm tôm om, tôm luộc sả, tôm nướng mắm tỏi… Tôm nhỏ thì nấu canh hoặc cho thêm vào nấu cùng với các gia vị khác.

– Sau khi phân loại tôm xong thì cho tôm vào chai nhựa. Lưu ý, nên cho đầu tôm vào trước vì như thế tôm sẽ không bị dính vào nhau, chiếm được nhiều không gian hơn.

– Sau khi đóng đầy tôm, bạn nhớ thêm chút nước lạnh vào chai, đổ phải đảm bảo nước ngập hết tôm.

– Cuối cùng, bạn chỉ việc dán nhãn tôm rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn bạn có thể lấy từng chai ra ngâm vào nước giã đông, cắt vỏ chai để lấy tôm.

Với phương pháp này, bạn có thể bảo quản tôm trong thời gian dài mà tôm vẫn tươi như vừa mới mua về.

Cách Bảo Quản Khoai Tây Bằng Cát

Trước thu hoạch 2 – 3 tuần, phun hỗn hợp dung dịch MH 0,2% và VBC 0,2% vào ruộng khoai tây. Phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, phun ướt lá cây, lượng phun khoảng 30 lít/sào Bắc Bộ. Việc dùng những hoá chất này xử lý nhằm ức chế củ khoai tây nảy mầm và tiêu diệt nấm bệnh cho củ trước khi thu hoạch và bảo quản.

Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch khoai phải nhẹ nhàng, tránh tối đa các tác động cơ giới gây trầy xước củ.

Sau khi dỡ, phải xếp khoai vào rổ, thúng, sọt để vận chuyển, không nên trút từ sọt này sang sọt khác dễ làm trầy xước. Không đựng khoai và vận chuyển khoai trong bao tải. Xử lý hồi phục củ

Khoai tây có khả năng phục hồi các mô bị trầy xước sau 1 – 2 tháng thu hoạch. Sau khi thu hoạch, dàn khoai tây trên nền gạch khô ráo theo lớp dày 30 -40 cm, trên cùng phủ lớp rơm khô 40 – 50 cm, duy trì trong 3 tuần. Lưu ý việc xử lý hồi phục củ nên tiến hành trong nhà thoáng nhưng không có gió để tránh làm củ mất nước.

Xử lý chống nấm và chống nảy mầm cho củ

Dàn khoai tây thành lớp dày 10 – 15 cm, pha hỗn hợp Carbendazim 0,2% và MH 0,2%, dùng bình bơm phun ướt củ. Việc xử lý cũng có thể làm bằng cách cho khoai tây vào túi lưới (hoặc rổ), ngâm vào dung dịch Carbendazim 0,2% và MH 0,2% trong 5 phút, sau đó hong khô củ. Khoai tây cần hong khô tự nhiên rồi tiếp tục xử lý các giai đoạn sau.

Dùng cát khô trong bảo quản khoai tây là để giảm sự bay hơi nước của khoai, tránh sự lây nhiễm do thối hỏng giữa các củ khoai và tạo môi trường tiểu khí hậu có nồng độ CO2 cao xung quanh mỗi củ khoai tây nhằm giảm cường độ hô hấp của củ.

Cát dùng để ủ khoai tây cần được rửa sạch, phơi khô. Sau đó phun dung dịch EM thứ cấp (pha để dùng phun trực tiếp) vào khối cát cho ướt đều, giữ 24 giờ để tiêu diệt các vi sinh vật có hại, làm sạch cát. Sau khi xử lý EM, phơi cát khô để ủ khoai tây bảo quản.

Nhà ủ có nền gạch khô, thoáng. Trước khi đưa khoai tây vào bảo quản, cần lót nền bằng cót hoặc nilon để tránh hút ẩm dưới nền. Dàn một lớp củ khoảng 20 cm, sau đó đổ một lớp cát vừa đủ che hết các củ khoai, rồi đến một lớp củ, một lớp cát kế tiếp. Khối ủ có thể cao 1,5 m, trên cùng là lớp cát phủ kín củ. Để tránh khoai tây tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian bảo quản, đậy một lớp bìa các-tông hay nilon tối màu ở trên khối ủ.

Trong thời gian bảo quản, định kỳ sau 2 tháng kiểm tra khoai 1 lần, loại bỏ củ thối, xử lý mầm (nếu có). Nếu có hiện tượng khoai thối nhiều thì loại bỏ những chỗ thối, cát ướt và xử lý lại khoai, làm sạch lại cát để bảo quản tiếp.

Sau 5 tháng bảo quản, tất cả các hoá chất dùng để xử lý đã bị phân huỷ và dư lượng trên củ dưới mức cho phép.

Bảo Quản Rau Củ Bằng Cách Muối Chua

Một trong những phương pháp bảo quản rau củ lâu đời nhất và an toàn nhất là muối chua.

Khi bắp cải được muối chua theo kiểu Đức, hoặc củ cải và cải thảo được muối chua thành kimchi, nồng độ muối cao trong dung dịch muối sẽ ức chế các vi sinh vật có hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng vi khuẩn có lợi phát triển, chủ yếu là vi khuẩn lên men lactic. Các vi khuẩn này sử dụng đường trong rau củ tươi và tạo ra axit lactic có chức năng bảo vệ rau củ khỏi bị thối hỏng, đồng thời tạo vị chua dịu. Khi rau củ đã đủ độ chua, chúng ta có thể cho vào lọ sạch và giữ trong tủ lạnh trong ít nhất 4-5 tháng. Tuy nhiên rất hiếm khi rau củ muối chua được để lâu như vậy, vì rau củ muối chua quá ngon và giàu dinh dưỡng đến nỗi bạn khó mà cưỡng lại được mỗi khi thèm thứ gì đó không béo, giàu vitamin và men vi sinh có ích.

Bắp cải muối chua theo kiểu Đức (German kraut)

Kim chi

Hướng dẫn muối chua

Bạn đừng sợ mình sẽ làm hỏng, vì muối chua rất dễ miễn là bạn làm theo đúng hướng dẫn sau đây:

Chỉ dùng rau củ tươi, không dập nát và rửa thật sạch. Bạn cũng cần rửa sạch tay, dao và thớt khi sơ chế rau củ để muối chua.

Phải dùng một lượng muối thích hợp. Việc này lúc đầu có vẻ khó, nhưng dần dần bạn sẽ có được cảm nhận cho riêng mình. Thông thường, nên cho khoảng 2 thìa canh (34 g) muối thường (không chứa iôt) trong khoảng 1 lit nước. Lượng nước khó xác định được chính xác vì rau củ sẽ tiết ra nước trong dung dịch muối. Vào ngày thứ hai, khi rau củ đã mất bớt nước, khi ăn bạn sẽ thấy rau mặn hơn bình thường một chút, và nhạt hơn nước biển (khoảng 3,5% muối). Nếu dung dịch muối vẫn còn rất mặn vào ngày thứ ba, bạn có thể đổ gần hết đi và thay bằng nước thường. Nếm lại sau khoảng 12 tiếng và pha loãng hơn nữa nếu cần. Tuy làm như vậy thì bạn sẽ mất nhiều men vi sinh, nhưng nếu không giải quyết vấn đề thì quá trình lên men sẽ rất chậm và tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển. Để muối chua thành công, bạn nên điều chỉnh lượng muối cho thích hợp chậm nhất là vào ngày thứ tư.

Mùa thu thường là mùa tốt nhất để muối chua rau củ do thời tiết mát mẻ. Bản thân quá trình lên men cũng đã sinh ra nhiệt, do đó nếu nhiệt độ phòng vào khoảng 24°C, nhiệt độ trong bình lên men sẽ là trên 27°C. Rau củ muối chua ở nhiệt độ cao thường bị mềm và nhớt, nhưng sẽ giòn ngon nếu ở nhiệt độ thấp hơn (15°-20°C).

Muối chua theo lượng nhỏ

Lọ thủy tinh là vật dụng hữu ích để muối chua theo lượng nhỏ. Các loại rau củ thích hợp nhất để muối chua bao gồm: bắp cải, cà rốt, bông cải xanh, dưa chuột, tỏi, su hào, ớt chuông, củ cải trắng, đậu que và củ cải turnip. Trong các loại rau củ kể trên, dưa chuột nguyên quả thường được muối riêng trong hũ sành lớn, còn các loại rau củ khác có thể được muối chua riêng biệt hoặc trộn lẫn nhau trong lọ thủy tinh.

Để bắt đầu, bạn hãy thái nhỏ rau củ cho vừa ăn và cho vào một thau lớn. Sau đó rắc muối lên và đảo đều cho thấm trong thời gian ít nhất 5 phút. Bạn có thể cho thêm gia vị tùy thích để món muối chua có màu sắc bắt mắt và mùi vị đặc biệt, ví dụ: bột ớt, gừng, nghệ, hạt mùi v.v. Cho rau củ vào một lọ có miệng rộng, dùng tay nén chặt và để chừa 5 cm giữa rau và miệng lọ.

Kế tiếp, đổ nước vào một túi nilon nhỏ, buộc chặt, rửa sạch bề mặt túi và cho cả túi vào lọ. Túi nước này làm nhiệm vụ đè rau củ xuống và ngăn rau củ tiếp xúc với không khí. Khí sinh ra trong quá trình lên men sẽ “chạy” lên phía trên theo thành túi khiến dung dịch muối chua trào ra ngoài, do đó bạn nên đặt lọ lên trên một chiếc đĩa.

Ngày kế tiếp, khuấy nhẹ bằng thìa sạch và thêm nước lọc nếu cần để nước ngập hoàn toàn bề mặt rau củ. Ấn rau củ xuống và đặt túi nước lên trên như cũ. Bước này cần được lặp lại mỗi ngày. Bạn không nên lo lắng khi ngửi thấy mùi khó chịu, nhất là khi muối bắp cải hoặc củ cải. Ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, rau củ của bạn sẽ rất thơm, mặc dù phương pháp “túi nước” này là để giảm thiểu mùi của rau củ muối chua.

Sau 5 ngày, nếm lại rau củ muối chua để xem chúng đã đạt độ chua hay chưa. Nếu cho vào tủ lạnh, quá trình lên men sẽ dừng lại, nhưng bạn cũng không nên cho vào tủ lạnh quá sớm. Sau 3 ngày, mùi vị của rau củ đã có sự thay đổi, nhưng chúng ta nên để lên men lâu hơn để tạo vị chua dịu và giúp rau củ được bảo quản tốt hơn. Quá trình này có thể kéo dài đến 3 tuần trong thời tiết giá lạnh, nhưng chỉ tầm 5-7 ngày ở điều kiện bình thường.

http://www.growveg.com/growblogpost.aspx?id=372