Công Dụng Và Cách Dùng Cao Hổ Cốt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cách Dùng Cao Hổ Cốt, Tác Dụng Cao Hổ Cốt

Tên khác

Tên khoa học: Panthera tigris L.

Họ khoa học: Họ mèo (Felidae)

Tác dụng cao hổ cốt

Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể…

Bộ phận dùng, Cách nấu cao hổ cốt:

Toàn bộ xương con hổ. Nấu cao hổ cốt phải dùng toàn bộ xương con hổ, không nên thiếu miếng xương nào và không được lẫn các xương khác. Do đó phải có người tinh thạo, biết xem xương và chọn lọc xương. Xương hổ quý nhất là xương tay (hổ hình cốt) rồi xương chân, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi (không thể thiếu những xương này được). Xương tay hơi vặn ở khuỷu, có một lỗ ‘thông thiên’; đặc điểm này dùng phân biệt xương hổ, xương beo với các xương khác: răng hàm có hình chữ ‘tam sơn’. Hổ chết trong rừng lâu ngày xương trắng bợt, nếu ngâm nước lâu thì bị ải, hổ săn bắn được thì xương dính liền nhau, trắng ngà, để hơi vàng. Xương hổ tốt nhất nặng 10 – 15kg. Nếu có đủ 5 bộ xương cùng nấu thì tốt nhất, nếu không một bộ trên 10kg cũng tốt. Một kg xương đã chế nấu được độ 230g cao mềm, cho nên nấu cao hổ cốt người ta thường nấu lẫn với xương Sơn dương (tỷ lệ 1/5). Nếu được “ngũ dương nhị hổ” thì càng có lực mạnh. Xương sơn dương nấu với xương hổ cũng phải làm sạch như gạc (sạch tuỷ, gân, thịt).

Cao hổ cốt rởm

Hiện tại hổ là động vật quí hiếm, đã được đưa vào sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hiện tại ở việt nam nhiều người đã nuôi và cho sinh sản thành công giống hổ đông dương, nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế, cho nên Cao hổ cốt vẫn là một chế phẩm rất đắt đỏ vì vậy kẻ xấu thường tìm mọi phương cách chế ra cao hổ cốt “rởm” để trục lợi.

Những thủ đoạn thường được dùng là:

– “Treo đầu dê bán thịt chó”: nghĩa là bầy bộ xương hổ thật ra để bán cao rởm, họ bầy ra một bộ xương, mời thật nhiều người chung, họ cũng chỉ lấy mấy lạng, nhưng họ bán vài cân vẫn chưa hết cao

– “Điêu khắc” : dùng nghệ thuật điêu khắc, gọt rũa, đánh bóng chế tác ra những bộ xương hổ “rởm” từ các loại xương động vật khác để lừa bán trục lợi. Xương gấu thường được sử dụng nhiều nhất vì khá giống xương hổ, rẻ tiền hơn và lại dễ chế tác. Thậm chí với công nghệ lăng xê, nối, cạo, mài, khoan… kẻ xấu còn dùng cả xương lợn, xương trâu, xương bò, xương chó… để tạo ra hổ cốt “rởm” mà nom như thật!

– “Giải phẫu thẩm mỹ”: cắt ghép khâu vá một số động vật thành “hổ tươi nguyên con, ướp lạnh”. Ví dụ kẻ xấu thường tìm mua giống chó bò hung dữ và có vóc dáng to lớn, nặng từ 50-60kg, thậm chí có con nặng tới 100kg, mõm ngắn, đầu tròn, bộ mặt ngắn tũn và nhăn nhúm rồi nhuộm lông, uốn xương, tạo dáng, ướp lạnh… làm cho có hình hài trông giống như hổ thật. Hiện nay, tại Thái Lan cũng đã xuất hiện công nghệ “giải phẫu thẩm mỹ cho chó thành hổ” bán sang việt nam để nấu cao

– Trộn một số thuốc Tây vào cao xương hổ để tạo ra cảm giác “hiệu nghiệm” tức thì nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và khiến họ sẵn lòng bỏ tiền ra mua. Ví như, kẻ xấu thường trộn vào cao hổ cốt các thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp.

Cách phân biệt thật giả

Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được, như người thợ rèn nhìn mầu lửa trong lò có thể biết được nhiệt độ, nhưng khó mà miêu tả cho người khác hiểu được. Còn người dùng thật khó phân biệt thật giả. Người ta có truyền miệng một số cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy, hoặc người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể hoàn toàn là những chuyện thần thoại hóa cao hổ mà thôi, chúng tôi đã thử nghiệm trên thực tế không xẩy ra những hiện tượng nêu trên. do vậy

Cách dùng cao hổ cốt:

Ngày dùng 6 – 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ, hoặc ngâm rượu 1/4 để uống (ngâm rượu là tốt hơn cả). có thể xem kĩ hơn ở phần sau

Tuổi nào có thể dùng cao hổ cốt :

Nếu dùng để trị bệnh thì không cứ độ tuổi, cốt sao vị thuốc hợp với bệnh tình, nên khi dùng phải có sự chỉ định của thầy thuốc

Dùng để bồi bổ sức khỏe thì đàn ông 8 lần 5 là 40 tuổi , Phụ nữ 7*5= 35 tuổi, thận khí bắt đầu suy, xương cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ nên răng khô, xương loãng đi. có thể dùng được

Theo Trung Y: Hổ bị chết vì tên độc không nên dùng vì độc có thể ngấm vào xương. Dùng xương hổ thì đập vỡ xương bỏ hết tuỷ bôi mỡ, sữa hoặc rượu hay dấm rồi nướng hoặc sao vàng mà dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Có 3 giai đoạn: làm sạch, tẩm sao và nấu cô:

– Làm sạch: nguyên tắc làm sạch là bỏ hết thịt gân và tuỷ, nếu không sau này không những cao bị hỏng mà còn di độc (có người nói tuỷ cọp thối rất lâu, nấu cao còn tuỷ thì hai tuần sau sinh dòi ). Xương tươi hoặc xương khô mà còn thịt gân cho vào nước vôi loãng ( 100 kg xương dùng 0,500 kg vôi sống) vừa đủ ngập xương. Đun sôi thì tắt lửa, để ngâm một đêm, đem ra rửa sạch hết gân cho kỹ. Có người luộc, xương với lá đu đủ non để làm sạch thịt, gân. Dùng trấu, cát đánh, chà xương cho bóng sạch, rửa kỹ, phơi (sấy) khô. Cưa từng khúc ngắn như khẩu mía 5 – 6cm, chẻ làm 2 – 3 mảnh, xương nhỏ thì đập giập. Đem luộc sôi trong 10 phút với nước giấm ( 10 kg xương dùng 3 lít giấm, thêm nước cho đủ ngập xương) để cho tuỷ mềm ra rồi đẽo cho tuỷ hết. Rửa sạch nước giấm cho kỹ, có người kỹ hơn sau khi đẽo bỏ tuỷ rồi thì lấy trấu giã với xương hoặc lấy đá cuội to nhỏ xóc với xương để xương sạch tuỷ và trơn bóng. Phơi sấy khô.

Giai đoạn làm sạch tuỷ này rất quan trọng đòi hỏi nhiều công phu, không thể làm dối được. Công việc làm xương nên làm xa nhà để giữ được vệ sinh.

– Tẩm sao: tẩm sao xương hổ để nấu cao có nhiều cách, tuỳ theo kinh nghiệm của từng địa phương. Có người tẩm sao lần lượt như sau: tẩy bằng nước rau cải, tẩy bằng nước trầu không, sao bằng mỡ dê, ngâm với Khương hoàng và Hùng hoàng, ngâm với giấm vào sao cát, cuối cùng sao lại bằng mỡ dê (Phó Đức Thành). Lại có người tiến hành như sau: ngâm nước trầu không, ngâm nước rau cải xóc với giấm. Tẩm mỡ dê, rửa bằng nước gừng pha rượu, sao cát cho vàng (để tán bột dùng hoặc nấu cao) (Quan Triệu Ngang); Hoặc là ngâm vào nước trầu không, ngâm vào nước rau cải tẩm giấm sao, tẩm rượu sao, tẩm mỡ dê sao vàng (Nguyễn Ngọc Bích) v.v…

Theo kinh nghiệm tẩm sao xương hổ nấu cao (hay tán bột) của Viện Đông y và Xí nghiệp dược phẩm I thì nay thống nhất tiến hành như sau:

+ Lấy rau cải đã giã nhỏ (100kg xương đùng 10kg lá rau cải và 5 lít nước) tẩm trộn vào xương để 1 ngày đêm. Rửa sạch, sấy khô).

+ Lấy lá trầu không đã giã nhỏ (100kg xương dùng 5kg lá trầu không và 3 lít nước) tẩm, trộn vào xương, ủ một ngày đêm. Rửa sạch, sấy khô.

+ Lấy gừng đã giã nhỏ (100 kg xương, dùng 10kg gừng và 5 lít nước) tẩm ủ một đêm. Sáng hôm sau đem ra sấy ngay (không phải rửa) cho khô.

+ Lấy rượu 40 độ(l00 kg xương dùng 10 lít rượu) tẩm vào xương, để ráo.

+ Đem sao vàng với cát (đã rửa sạch): nấu cao thì sao qua (không nên sao vàng); làm hoàn tán thì mới phải sao vàng.

– Nấu và cô: nấu cao hổ cốt giống như nấu cao ban long là nấu ba nước, cô chung trực tiếp rồi cô cách thuỷ, đảo đều và kỹ, bọc giấy bóng v.v…

Bảo quản:

Để nơi thoáng gió, mùa hè nên lót vôi sống dưới đáy thùng, đậy kín.

Kiêng ky:

Người âm hư hoả vượng không nên dùng

Cao hổ ngâm rượu

Ngâm rượu thì dùng khoảng từ một lạng đến bốn lạng ta ( 1 lạng tương đương 37 gr 500 ) trong một lít rượu, thường là rượu gạo hay rượu vodka càng tốt. Vật liệu ngâm không cần tán bột mà chỉ cần cưa khúc nhỏ để cho tinh tuý dễ tan ra. Thời gian ngâm dưới một tháng chưa đủ để thử, mà ngâm càng lâu càng tốt- 3 tháng, 6 tháng, một năm- ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ.

Hổ cốt thường được dùng trong các chứng teo xương ở hai chi dưới, bắp chân bị co giật, đau ở thắt lưng và đau nhức xương. Hổ cốt được ngâm thuần túy hay được phối hộp với những dược thảo khác chẳng hạn như toa Hổ cốt Mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt.

HỔ CỐT MỘC QUA TỬU

Hổ cốt ( Tigris Os) 10 gr

Mộc qua ( Chaenomelis fructus) 30 gr

Xuyên khung ( Ligustici rhizoma) 10 gr

Ngưu tất ( Cyathulae radis) 10 gr

Đương qui ( Angelicae sinensis radix) 10 gr

Thiên ma ( Gastrodiae rhizoma ) 10 gr

Ngũ gia bì ( Acanthopanacis radicis cortex) 10 gr

Hồng hoa ( Carthami flos) 10 gr

Tục đoạn ( Dipsaci radix) 10 gr

Kiết cánh ( Solani Melongae radix) 10 gr

Ngọc trúc ( Polygonati officialis rhizoma) 20 gr

Tần cửu ( Gentianae macrophyllae radix) 5 gr

Phòng phong ( Ledebouriellae radix) 5 gr

Tang chi ( Mori ramulus) 40 gr

Rượu Cao lương ( Sorghi spirituss) 3,000 cc

Đường cát ( Saccharon granulatum) 300 gr

HỔ CỐT NHÂN SÂM TỬU

Hổ cốt 10 gr

Nhân sâm 10 gr

Ngâm trong một lít vodka, gin.

Có công hiệu phục chân dương, mạnh gân xương, khu phong khử thấp

Có thai , hoả vượng do âm hư cấm dùng.

Nơi mua bán vị thuốc Cao hổ cốt đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Cao hổ cốt ở đâu?

Cao hổ cốt là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Tag: cay cach dung cao ho cot, vi thuoc cach dung cao ho cot, cong dung cach dung cao ho cot, Hinh anh cay cach dung cao ho cot, Tac dung cach dung cao ho cot, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Những Lưu Ý Khi Dùng Cao Hổ Cốt

Cao hổ cốt được coi là “thần dược” chữa trị các bệnh về xương khớp, giảm đau, suy nhược cơ thể…Tuy nhiên cao hổ cốt không có tác dụng chữa “bách bệch” như người ta thường nghĩ. Khi dùng cao hổ cốt, người bệnh cần phân biệt cao thật, cao giả và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm này.

Cao hổ cốt thành phẩm.

Cao hổ cốt là gì?

Cao hổ cốt là hỗn hợp thu được khi đem đun toàn bộ xương, cốt của một hoặc nhiều con hổ ở một nhiệt độ và thời gian nhất định.

Thành phần của cao hổ cốt

Trong cao hổ cốt có chứa nhiều thành phần như các loại acid amin, protein, chất khoáng… Có thể kể tới các thành phần chính của cao hổ cốt như sau.

Collagen.

Mỡ, calcium phosphate.

Calcium carbonat, magiesium phosphate.

Trong đó collagen là hoạt chất chính.

Gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao…

Tác dụng của cao hổ cốt

Cao hổ cốt có vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận.

Bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau).

Làm mạnh gân cốt, trừ thấp.

Chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể…

Những lưu ý khi dùng cao hổ cốt

Khi sử dụng cao hổ cốt cần lưu ý nhiều điểm để có hiệu quả dùng tốt mà không gây ra các tác dụng bất lợi. Đây là một loại dược liệu đã ứng dụng lâu đời trong Đông Y tuy nhiên, không phải ai cũng nên dùng, nhất là một số người muốn dùng để tẩm bổ.

Bao nhiêu Tuổi mới nên dùng cao hổ cốt

Đàn ông: từ 40 tuổi trở lên

Phụ nữ: từ 35 tuổi trở lên.

Lưu ý: Khi dùng cao hổ cốt phải có sự chỉ định của thầy thuốc. Cao hổ cốt chủ yếu sử dụng cho những người lớn tuổi khi thận khí bắt đầu suy, xương cốt bắt đầu lão hóa…

2. Cách dùng cao hổ cốt

Ngày dùng 6 – 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ.

Ngâm rượu để uống (1 lạng cao trong 1 lít rượu) để càng lâu càng tốt. Thời gian ngâm ít nhất là 1 tháng.

3. Cách phân biệt cao thật, cao giả

Cao thật:

Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được.

Cao hổ cốt rất hiếm trên thị trường, hầu như không thể mua được cao hổ cốt thật.

Cao giả:

Nấu bằng xương chó, xương khỉ..

Nấu bằng xương trâu, bò, lợn..

Màu nâu đen, không trong và không có màu vàng ngà.

Cao hổ cốt giả có màu thẫm và không trong như cao hổ cốt thật.

Cao hổ thật thì khi cắm ngọn cỏ tươi trên mặt cao thì ngọn cỏ phải héo úa,.

Cao hổ thật khi chó ngửi thấy phải bỏ chạy hoặc khi tiếp xúc, chó sẽ rên hư hử và rúm ró toàn thân.

Người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể…

Trong dân gian, có một số cách thử cao hổ cốt thật – cao hổ cốt giả

Tuy nhiên những cách thử này vẫn thiếu căn cứ khoa học.

Những kiêng kỵ khi dùng cao hổ

Theo y học cổ truyền, cao hổ có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng không được uống:

Người gầy, hay có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều.

Người hay có cơn bốc hỏa, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên.

Hai gò má đỏ, môi khô miệng khát, đổ mồ hôi trộm.

Đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, không hoặc ít có rêu lưỡi…

Những người bị tăng huyết áp, gan, thận cấm chỉ định dùng cao xương hổ.

Gặp họa vì nghe lời đồn thổi về cao hổ cốt

Ông H bị đau xương khớp, nhất là mỗi khi trở trời, cơn đau dai dẳng rất khó chịu….Nghe theo lời đồn thổi: xương bánh chè hổ không chỉ trị đau xương khớp mà còn giúp tăng cường sức mạnh quý ông, nên ông nhờ người quen mua được hai chiếc xương bánh chè hổ với giá hơn trăm triệu đồng về mài uống.

Ông T.V.H (60 tuổi, Hà Nội)

Tuy nhiên, dùng chưa hết cái xương bánh chè thứ nhất, chân chưa khỏi thì người ông đã thấy mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu nhiều lần (trước đó anh không có tiền sử bệnh gan, thận). Đi khám, bác sĩ kết luận ông H bị suy thận độ 3, gan yếu và phải chạy thận nhân tạo… “

Ý kiến của chuyên gia

“Dân gian đồn thổi xương bánh chè hổ có tác dụng chữa bệnh thấp khớp, xương khớp sưng đau hay bồi bổ tăng cường sức mạnh… nhưng chưa được kiểm chứng, chứng minh.

Bác sĩ-Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam – cảnh báo:

Thực tế trong các sách đông y trong và ngoài nước đều không nói đến chuyện mài xương hổ để uống, mà chỉ dùng để nấu cao. Việc mài xương bánh chè hổ ra uống là rất độc, sẽ ảnh hưởng tới gan và thận.

Thành phần hóa học của xương hổ gồm: Canxi, phốtpho, protein, chất keo để thủy phân cho các axít amin. Xương có tính chất quy kinh, vị mặn, tính ấm, quy vào kinh thận, kinh cân (tác dụng vào gan, thận), công dụng trục phòng hàn, bồi dưỡng gân cốt. Xương hổ dù để nấu cao cũng phải làm rất sạch, bỏ hết thịt, gân, tủy, nếu không làm sạch sẽ hỏng cao, nấu xong dễ sinh dòi, thậm chí còn gây độc cho người dùng.

Gân và tủy của hổ không có tác dụng với xương, thậm chí làm cho đau thêm bởi có chất gây đau, gây độc. Kể cả xương bánh chè cũng cần phải loại bỏ hết gân và tủy, phải ngâm tẩm với nước gừng, sao khô và tẩm rượu, phơi khô trong nơi râm vài ba tháng…

Nếu uống sống xương tươi, còn tủy rất nguy hiểm, đặc biệt hại gan và thận vì đi vào hai kinh này trước. Đặc biệt, thận sinh ra xương cốt, thận hổ cũng vậy. Hổ ăn thịt sống và thịt thối đều tiêu hóa được, người không ăn được như hổ nên khi uống xương hổ vào có thể cấp tính gây suy thận hoặc tích độc gây suy gan, hỏng thận….

Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng và chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã phải tiếp nhận và điều trị cho không ít bệnh nhân bị các phản ứng dị ứng và nhiễm độc suy gan, thận…, thậm chí tử vong do các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như sừng tê giác, mật gấu, xương cao hổ…”

“Hổ là loài được ghi trong sách Đỏ để bảo vệ nên không được phép khai thác. Hiện nay, kẻ xấu tìm mọi phương cách chế ra cao hổ cốt rởm để trục lợi.

ThS Hoàng Khánh Toàn:

Họ dùng các loại cao xương động vật khác như trâu, bò, lợn, gà… mạo danh là cao hổ cốt để bán với giá tương đương hoặc chỉ dùng một chút cao hổ thật để nấu lẫn nhưng với tỉ lệ không đáng là bao.

Đáng sợ nhất là hiện nay người ta dùng các kỹ xảo tinh vi phù phép, đánh bóng, gọt giũa các loại xương gấu, xương trâu, xương bò, xương chó… tạo ra những bộ xương hổ rởm như thật để bán trục lợi. Thậm chí, họ còn nhuộm lông loài chó của Thái Lan để biến thành những con “hổ tươi, nguyên con, ướp lạnh”. Để cho có hiệu nghiệm tức thì, họ còn trộn tân dược có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp. Như vậy là tiền mất, tật mang”

Cao hổ cốt là một loại cao đặc biệt trị bệnh xương cốt, giảm đau, bổ dưỡng…. Tuy nhiên, những lời thêu dệt về hiệu quả “thần kỳ” chữa “bách bệnh” của loại cao này như: chữa các bệnh ung thư, HIV…là không có cơ sở khoa học.

Ngoài ra, sự quý hiếm của loại động vật này và sự đồn thổi về hiệu quả của nó đã khiến một bộ phận những người xấu lợi dụng cơ hội đó để nấu cao giả đem bán cho người bệnh. Vì vậy, việc mua cao hổ cốt thật là rất khó…

Người bệnh cần lưu ý, khi có nhu cầu dùng cao hổ cốt, cần theo sự chỉ định của bác sỹ để tránh những vấn đề về độ tuổi, nguyên tắc kiêng kị….khi sử dụng loại cao này.

Kiêng Kỵ Khi Uống Cao Hổ Cốt Như Thế Nào Và Bệnh Gì Tránh Dùng?

Kiêng kỵ khi uống cao hổ cốt giúp người dùng khi sử dụng có thể phát huy tính năng chữa bệnh vốn có của cao hổ lại ngăn ngừa tình trạng biến chứng, phản tác dụng do dùng không đúng cách. Đồng thời phải biết cách phân biệt và nhận biết như thế nào là cao thật, cao giả vừa không mất tiền lại an tâm hơn khi sử dụng trong thời gian dài, tùy vào từng mục đích khác nhau.

1. Dùng đúng độ tuổi

Cao hổ là một loại sản phẩm được tạo từ xương, cốt của hổ sau khi được nung nấu tan chảy và tạo thành cao. Nó được đánh giá tốt về công dụng, giá trị đối với sức khỏe nhưng không hẳn đều phù hợp với mọi độ tuổi.

Thông thường những người trung niên mới nên sử dụng cao hổ cốt và độ tuổi phù hợp nhất là 35 tuổi trở lên đối với nữ giới và 45 tuổi trở lên đối với nam giới.

2. Dùng đúng liều lượng

Bạn đừng nghĩ rằng những thứ có giá trị tốt đối với sức khỏe thì dùng càng nhiều sẽ càng nhanh khỏi bệnh hoặc càng tốt hơn. Quan niệm này có thể khiến cho cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau từ mức độ nặng tới nhẹ.

Chưa kể đến việc những người ở độ tuổi trung niên sức đề kháng và sức khỏe đã giảm nhiều vì vậy cần phải dùng đúng và đủ liều lượng, 6-12g mỗi ngày và trước khi ngủ.

3. Không chỉ đúng độ tuổi mà còn tùy đối tượng

Một trong những vấn đề quan trọng kiêng kỵ khi uống cao hổ cốt là dựa vào tình trạng cơ thể để sử dụng cho đúng cách. Những người mắc các bệnh sau cần phải lưu ý cẩn thận và không nên dùng như người gầy, có cảm giác nóng sốt về chiều, miệng khát, môi khô, hay đổ mồ hôi trộm…

Bên cạnh đó những người bị nhiệt, tai ù tai điếc, có triệu chứng tăng huyết áp, bệnh về gan, thận…cũng không nên sử dụng.

4. Một số lưu ý khác

Bên cạnh việc kiêng kỵ khi uống cao hổ cốt cũng như nên lưu ý về cách dùng như thế nào bạn cũng phải quan tâm đến việc nhận biết được cao hổ thật và cao hổ giả. Nếu chỉ chú trọng đến cách dùng mà sử dụng cao hổ giả cũng không phát huy được công dụng nào, ngược lại có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ ngoài mong muốn khác.

Thế nên vấn đề kiêng kỵ khi uống cao hổ cốt không nên xem nhẹ mà cần phải hiểu thật rõ để khi sử dụng có thể đem đến hiệu quả như mong muốn. Không chỉ vậy giá thị trường của cao hổ khá đắc đỏ vì thế mà sử dụng không đúng vừa lãng phí lại không mang kết quả như ý muốn đồng thời có nguy cơ mắc một số bệnh do tác dụng phụ thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Hi vọng rằng với chia sẻ của chúng tôi giúp bạn phần nào hiểu thêm về các lưu ý khi sử dụng cao hổ cốt, dùng ra sao, tránh điều gì và không nên làm gì để có thể bảo vệ sức khỏe và tránh rủi ro cao về tính mạng.

Lý Ngân – Tổng hợp

Có thế bạn quan tâm :

Cao Hổ Cốt Giá Bao Nhiêu 1 Lạng? Cách Nấu Cao Hổ Chi Tiết Nhất!

Chúng tôi không kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển cao hổ cốt cũng như các thành phần khác của hổ. Hổ là loài động vật hoang dã nằm trong danh sách cần được bảo tồn, nghiêm cấm săn bắn, nuôi nhốt, giết thịt… Mong các bạn cùng chúng tôi lên án hành vi làm ảnh hưởng đến các cá thể hổ.

Đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng hoặc bị phạt tù lên đến 15 năm theo quy định tại Điều 244 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (” BLHS 2017 “).

* Đối với các loài ĐVHD khác, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng, hành vi săn bắt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, nuôi, nhốt, trái phép các loài này có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1.5 tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù đến 12 năm theo quy định tại Điều 234 BLHS 2017, hoặc xử phạt hành chính lên tới 500 triệu đồng đối với cá nhân theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2017/NĐ-CP (” Nghị định 157 “).

* ĐVHD có nguồn gốc hợp pháp: là những cá thể ĐVHD có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Bất kì cá nhân hay tổ chức nào thực hiện các hành vi nói trên mà không xuất trình được đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của ĐVHD đều bị coi là vi phạm pháp luật.

Từ xa xưa người Trung Quốc và người Việt Nam rất coi trọng giá trị của cao hổ, do đó giá cả của cao hổ cốt cũng trở nên đắt đỏ hơn so với nhiều loại cao khác.

Chính vì thế mà loài hổ đã bị săn bắn hàng loạt để lấy xương phục vụ cho việc nấu cao, và các sản phẩm như nanh, vuốt, da được sử dụng để làm các sản phẩm trang trí, túi sách, quần áo,…

Gần đây chúng tôi bị 1 đơn vị bảo vệ động vật hoang dã liên hệ. Mặc dù thông tin trong bài viết được chúng tôi trích dẫn từ những trang báo chính thống tuy nhiên họ gây phiền nhiễu hàng ngày.

Chúng tôi cam kết không tàng trữ, mua bán hổ, cao hổ cũng như các bộ phận của hổ. Chúng tôi không vi phạm, tuy nhiên không muốn bị làm phiền. Do đó chúng tôi sẽ thay thế nội dung bằng câu chuyện sự tích con hổ.

Ngày xưa có một gia đình rất đông con, quanh năm vất vả với nương rẫy. Trồng lúa, tỉa ngô hàng năm cũng không đủ cơm ăn, đến nỗi ăn rau rừng không kịp mọc, ăn măng rừng đến nỗi không kịp nhú khỏi mặt đất, phát rẫy to sáu bảy quả đồi cũng không đủ lúa ngô nuôi con ăn, đến nỗi không còn lúa giống.

Một hôm người cha lên rừng thăm bẫy, đến chỗ đặt bẫy, ông thấy cây cối ngả nghiêng, đất đá xới tung lên như một vũng nước trâu tắm. Ông quan sát kỹ nhưng chẳng thấy con thú nào cả, ông nhìn ngược nhìn xuôi mới phát hiện là cần bẫy của mình bị gẫy, ông lần theo dấu vết con thú kéo cần bẫy đi.

Từ đồi này qua đồi nọ, từ suối này qua suối khác, ông đã đi hết cả ngày rồi nhưng tìm vẫn chưa thấy. Bụng đã đói, ông mệt lả vác cây giáo cũng không nổi. Nhưng ông vẫn kiên quyết phải lần theo bằng được con thú này.

Ông ta lần theo dấu vết tới một nơi rừng sâu, um tùm cây lá thì tự nhiên dấu vết không còn thấy nữa. Ông ta lùng sục khắp khu rừng đó, tới cạnh một trảng cỏ chỉ bằng cái rẫy nhỏ thôi.

Giữa trảng cỏ có một bụi lúa dại đang chín vàng ươm như lúa mình trồng ngoài rẫy, đếm lên đếm xuống, đếm tới đếm lui chỉ có 7 bụi. Ông ta vội vàng lấy túi đeo của mình tuốt hết 7 bụi lúa vừa đầy túi đeo, ông vội vã đi về.

Làm sạch xương hổ

Đeo túi lúa đi về, nửa mừng vì có thêm một túi lúa giống, nửa lo âu suy nghĩ trong đầu, con thú dính bẫy của mình là con gì. Trên đường về ông bốc một nắm lúa, cắn từng hạt bỏ vỏ nhai cho đỡ đói bụng.

Ông ta vừa lững thững đi về vừa nhai hạt lúa, về tới nhà thì đêm đã khuya, vợ con ông đã đi ngủ rồi nhưng bếp lửa vẫn còn mờ mờ sáng, trước khi đi ngủ, ông ta treo túi lúa ở cột nhà và sau đó ông đi nằm cạnh vợ.

Trong đêm tối bếp lửa mập mờ, bỗng dưng vợ ông la hét và run sợ vì bà ta nhìn thấy thân hình ông biến dạng thành con vật lạ lùng. Ông ta giật mình đứng dậy thổi bếp lửa cho sáng, lửa sáng lên thì bà ta thấy ông vẫn là hình người.

Cứ như thế qua một đêm, đến sáng hôm sau người vợ hỏi chồng:

Tẩm sao xương hổ

– Hôm qua ông đi thăm bẫy về khuya, lúc ông nằm cạnh tôi, lửa bếp mờ mờ sáng, tôi thấy thân hình người ông kỳ lạ quá. Nó rằn ri đốm trắng đốm đen, không biết giống cái gì, tôi sợ quá ông à.

Ông chồng trả lời:

Sao bà nói năng lạ kỳ thế, mọi khi bà có như vậy đâu hay là bà mơ, hay là bà có ốm đau gì không, bà bị quỷ thần nhập vào không? Bà vợ chưa biết đầu đuôi câu chuyện nên bỏ qua chuyện kỳ lạ.

Một hôm, trong lúc người chồng đi vắng, người vợ vô tình đụng cái nia vào túi lúa dại kia, làm đổ túi lúa, bà ta lượm từng hạt bỏ lại vào túi, tưởng rằng ông ta đã xin lúa hàng xóm về làm giống. Theo thói quen, bà ta bóc vài hạt lên nhai.

Đêm hôm đó, trong lúc đang ngủ – bếp lửa mờ mờ lúc sáng lúc mờ, chồng lại nhìn vợ cũng giống như lời vợ nói với mình, ông ta hốt hoảng và chợt nhớ hôm đó ông đi thăm bẫy về có nhai hạt lúa dại kia mới bị như thế. Ông trầm ngâm suy nghĩ và nói với vợ:

Thôi ta đi ngủ đi, đừng bận tâm gì, nhưng người vợ vẫn chưa biết chuyện.

Ngày hôm sau, người chồng rất lo âu vì tận mắt mình đã nhìn thấy vợ cũng bị như mình nên mới nói với vợ sự thật về lúa dại từ trong rừng mang về, và để xem thửnhư thế nào, có đúng thật là như thế không, ông chồng bàn với vợ.

– Này bà ơi! Hay là ta cho con mỗi đứa một ít cho tụi nó ăn thử xem nó có thật như vậy không. Nếu thật vì lúa dại thì dù sao bà và tôi cũng đã ăn rồi, còn con cái thì chưa.

Mà lỡ không cho tụi nó ăn thì chỉ có hai vợ chồng mình bị thì tụi nó bơ vơ không cha không mẹ, không có ai nuôi nấng tụi nó. Nếu cho tụi nó ăn như mình thì tụi nó cũng giống như mình thôi.

Thế là hai vợ chồng đồng ý với nhau, để sáng mai rủ chúng nó lên rẫy rồi cho từng đứa một ăn. Và nói dối tụi nó nhà mình đi tỉa lúa.

Hôm sau, sáng sớm tinh mơ, người cha gọi từng đứa con mình dậy sớm cùng lên rẫy. Nghe cha mẹ nói là đi tỉa lúa, tất cả các con đều nghe theo, người thì cây chọc lỗ, người thì chuẩn bị cái rổ đựng lúa hớn hở cả nhà kéo nhau lên rẫy.

Đến rẫy, người cha nói với các con:

Nếu thừa ta sẽ mang về ăn. Nghe lời người cha, tất cả các con đều làm theo lời cha dặn. Đến trưa, cả nhà tỉa xong, số lúa vẫn còn thừa. Trong giờ nghỉ sau khi tỉa xong, người cha chia cho từng đứa, mỗi đứa một nắm nhỏ để ăn, nghe theo cha dặn, các con răm rắp làm theo.

Cha mẹ cũng ăn, mọi người cùng ăn. Thế là cả nhà đều ăn. Cả nhà ăn vào thấy ngon, ai cũng khen ngon và thơm. Về tới nhà, sau bữa cơm chiều, cả nhà họ vẫn thấy bình thường.

Đến sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy, cả nhà nhìn nhau, ai cũng hóa thành con vật kỳ lạ. Người cha thì hóa thành con hổ đực to nhất, còn mẹ thì hóa thành hổ cái, con trai lớn thì hóa thành con cọp, con beo, con nhỏ nhất thì hóa thành con báo.

Vậy là cả nhà ăn lúa dại rừng đã biến thành loài thú. Họ rú ầm ĩ trong nhà, chạy náo loạn ngoài sân. Dân làng trong bon nhìn thấy lạ, ai cũng sợ hãi, hoang mang, người cầm cây, người cầm sà gạc, người giương cung tên, người cầm chày giã gạo đuổi họ ra khỏi làng, tới tận rừng sâu.

Cách nhận biết cao hổ cốt xịn

Cao hổ cốt thật

Và từ đó, cả nhà cọp, beo và báo này không còn là người nữa. Họ đã thành thú vật hung dữ trong rừng sâu, cứ gầm rú trong rừng và từng ngày đuổi bắt những thú vật hiền lành, nhỏ thân để làm mồi cho chúng. Còn lúa dại kia đã tỉa rồi nhưng chờ bao nhiêu ngày tháng vẫn không mọc trên đất mà họ đã tỉa.

Cao hổ cốt rởm

Hiện tại hổ là động vật quí hiếm, đã được đưa vào sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hiện tại ở Việt Nam nhiều người đã nuôi và cho sinh sản thành công giống hổ Đông Dương, nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế, cho nên Cao hổ cốt vẫn là một chế phẩm rất đắt đỏ vì vậy kẻ xấu thường tìm mọi phương cách chế ra cao hổ cốt “rởm” để trục lợi.

Những thủ đoạn thường được dùng là:

Treo đầu dê bán thịt chó”: nghĩa là bầy bộ xương hổ thật ra để bán cao rởm, họ bầy ra một bộ xương, mời thật nhiều người chung, họ cũng chỉ lấy mấy lạng, nhưng họ bán vài cân vẫn chưa hết cao

dùng nghệ thuật điêu khắc, gọt rũa, đánh bóng chế tác ra những bộ xương hổ “rởm” từ các loại xương động vật khác để lừa bán trục lợi. Xương gấu thường được sử dụng nhiều nhất vì khá giống xương hổ, rẻ tiền hơn và lại dễ chế tác. Thậm chí với công nghệ lăng xê, nối, cạo, mài, khoan… kẻ xấu còn dùng cả xương lợn, xương trâu, xương bò, xương chó… để tạo ra hổ cốt “rởm” mà nom như thật!

Giải phẫu thẩm mỹ”: cắt ghép khâu vá một số động vật thành “hổ tươi nguyên con, ướp lạnh”. Ví dụ kẻ xấu thường tìm mua giống chó bò hung dữ và có vóc dáng to lớn, nặng từ 50-60kg, thậm chí có con nặng tới 100kg, mõm ngắn, đầu tròn, bộ mặt ngắn tũn và nhăn nhúm rồi nhuộm lông, uốn xương, tạo dáng, ướp lạnh… làm cho có hình hài trông giống như hổ thật. Hiện nay, tại Thái Lan cũng đã xuất hiện công nghệ “giải phẫu thẩm mỹ cho chó thành hổ” bán sang việt nam để nấu cao

Trộn một số thuốc Tây vào cao xương hổ để tạo ra cảm giác “hiệu nghiệm” tức thì nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và khiến họ sẵn lòng bỏ tiền ra mua. Ví như, kẻ xấu thường trộn vào cao hổ cốt các thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp.

Theo quy định pháp luật nhiều nước trên thế giới việc săn bắt hổ là trái phép và bị cấm. Cùng với voi và tê giác, hổ là loài động vật hoang dã có tên không chỉ trong Sách đỏ Việt Nam mà còn trong Sách đỏ thế giới.

Ở Việt Nam, mọi hành vi săn bắt, mua bán hổ, kể cả các bộ phận từ cơ thể hổ như nanh, da, móng vuốt hay cao nấu từ xương hổ đều bị xử lý theo luật pháp. Ở mức độ nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nên dùng cao mèo thay vì dùng cao hổ

Tại sao mọi người phải cố công tìm kiếm cao hổ, trong khi giá thành cực đắt! Hơn nữa, dễ gặp phải cao giả vì có nhiều đơn vị sẵn sàng dùng mọi thủ thuật để “phù phép” cao xương của loại động vật khác thành cao hổ, do lợi nhuận của nó quá lớn. Thậm chí, sẽ có thể phải đối mặt với pháp luật.

Thay vì dùng cao hổ, chúng tôi giới thiệu mọi người sử dụng cao mèo – hay còn gọi là cao tiểu hổ, cao linh miêu. Bởi mèo và hổ là 2 loài có họ hàng với nhau nên dược tính trong 2 loại cao cũng tương đồng nhau.

Trên thực tế, nếu không nói trước, người sử dụng không thể phân biệt được 2 loại cao này. Ngay cả người trong nghề cũng có thể bị nhầm lẫn.

Cao hổ cốt là gì?

Cao hổ cốt, hay cao hổ, là chế phẩm thu được sau khi cô cách thủy xương hổ và một số loại khác như xương sơn dương, mai rùa, gạc nai… Đã từ lâu cao hổ cốt được coi là loại thực phẩm chức năng xa xỉ.

Giá cao hổ cốt bao nhiêu tiền 1 lạng?

Theo thông tin chợ đen thì giá cao hổ dao động từ 20-25 triệu đồng 1 lạng. Mức giá này bằng thu nhập trung bình của cả 1 gia đình Việt Nam trong 3 tháng.

Có nên dùng cao hổ cốt không?

Chúng tôi hoàn toàn phản đối việc nấu cao hổ cốt. Hổ là loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn. Việc nuôi nhốt, giết hổ là vi phạm pháp luật. Thay vào đó, các bạn có thể lựa chọn cao mèo, cũng có dược tính rất cao và giá thì rẻ hơn rất nhiều!

Cao ngựa Ngô Gia là một trong những đơn vị bán cao ngựa bạch, cao ngựa Bắc Giang, cao mèo đen lớn nhất tại Việt Nam. Các sản phẩm của chúng tôi được cam kết nguyên chất 100%. Không pha tạp, không chất bảo quản, không phụ gia, không có tác dụng phụ.