Công Dụng Và Cách Bảo Quản Nón Lá / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá

1. Với bài văn thuyết minh về chiếc nón lá thì bạn có thể mở bài theo những cách sau:

Hoặc bạn cũng có thể mở bài cho bài văn thuyết minh của mình theo mẫu sau:

– Người nước ngoài, mỗi khi vào việt nam đều bị ấn tượng với hình ảnh chiếc nón lá và tà áo dài. Họ thường chọn mua cho mình một vài chiếc nón như là quà lưu niệm đem về quê nhà. Chính vì lẽ đó, chiếc nón đã thay con người, trở thành một vị đại sứ du lịch giúp đưa văn hóa Việt Nam ra với bạn bè thế giới. Chiếc nón tuy giản gị đơn sơ là thế, nhưng ẩn chứa bên trong nó là cả ngàn năm văn hóa không gì có thể so sánh nổi. Hiểu về chiếc nón cũng chính là hiểu về lịch sử và con người Việt Nam.

2. Với phần thân của bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam thì bạn phải nói được những ý sau:

a. Nguồn gốc của chiếc nón.

bạn có thể viết một cách hồi tưởng:

– Có lần, tôi lấy chiếc nón của mẹ đội lên đầu. Chiếc nón tuy đã cũ nhưng vẫn thơm mùi lá. Tôi vừa thích thú, vừa khoái chí hỏi mẹ:

mẹ ơi, chiếc nón có từ bao giờ mẹ nhỉ?

mẹ cũng không biết nữa, chỉ biết rằng, 2500 – 3000 năm trước công nguyên, chiếc nón ấy đã được chạm khắc trên chiếc trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịch. Chứng tỏ, chiếc nón đã ra đời, và tồn tại qua cả ngàn năm lịch sử giữ nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

tôi lại thích thú hỏi mẹ:

thế bây giờ, thì người ta làm và bán nón lá ở đâu hở mẹ?

Ngoài lá người làm nón cũng phải chuẩn bị vành nón. Vành nón được tạo ra từ những thanh lứa khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, từng thanh nứa được trẻ nhỏ, và chuốc (vót) thật tròn. Sau đó uốn lại thành từng vòng tròn nhỏ tra vào khuân nón. Càng những vành ở trên thì càng đòi hỏi phải thật nhỏ vì chỉ như thế mới có thể khoanh vào khuân. Những vành dưới thì to hơn và bánh kính cũng to dần lên. Những chiếc nón đẹp nhất, đòi hỏi những chiếc vành nón phải đều tăm tắp, không có chỗ nào méo mó, sộc lệch. Mỗi chiếc nón sẽ có 14 hoặc 16 vành tùy vào từng làng nghề.

Sau công đoạn cho vành vào khuôn, là công đoạn xếp lá. Với chiếc nón bài thơ xứ huế, thì sẽ được xếp hai lớp lá mỏng, còn với những chiếc nón miền bắc thì giữa 2 lớp lá còn một lớp mo tre, hoặc mo lứa ở giữa. Lớp mo này được người ra bóc ra từ những cây tre hoặc lứa sau đó cho vào nón lá để tạo ra một lớp ngăn nước, ngăn nắng chiếu qua. Công đoạn này đòi hỏi người nghệ nhân phải thật tinh tường, không được để cho các lớp lá xộc xệch, xếp lộn xộn hoặc để hở lá.

Khâu nón (hay chằm nón, hay đan nón). Sau khi đã có một bộ khung được sắp xếp hoàn hảo. Người nghệ nhân sẽ dùng kim và cước (mỏng như sợi chỉ nhưng bản chất cước là một loại ni nông tổng hợp) để khâu nón. Những đường kim lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt vành và lá lại với nhau, để khi gỡ khung ra chúng sẽ trở thành một khối bền, không bị biến dạng. Công đoạn khâu này đòi hỏi phải rất tỉ mỉ. Những mũi kim phải đều, phải bám sát vào từng vành nón để đảm bảo độ tròn, đẹp. Với những người chưa khâu bao giờ thì thật là khó khăn. Những mũi kim sắc nhọn sẽ chọc vào đầu ngón tay, kẽ móng tay bất cứ lúc nào nếu không để ý. Thế nhưng, với những người nghệ nhân lâu năm họ có một cảm giác rất tuyệt vời, hiếm khi có mũi kim nào có thể đâm vào tay họ cho dù các động tác cứ nhanh nhẹn, liến thoáng..

c, Tác dụng của chiếc nón. Không còn nghi ngờ gì nữa về tác dụng của chiếc nón lá. Khắp từ nam ra bắc, đó là vật che mua che nắng, là vật bất li thân của các bà, các mẹ các chị. Chiếc nón không chỉ dùng để đội đầu, mà nó còn là chiếc quạt cho những ngày hè nắng nóng. Ngày nay, trong thế giới hiện đại, thì chiếc nón lại hóa thành một vật dụng xinh xắn, giúp các thiếu nữ làm duyên, tăng thêm nét nữ tính và giản dị của người phụ nữ. Chiếc nón còn đi vào nghệ thuật, trở thành đề tài cho thi ca, hội họa, nghệ thuật múa hay nghệ thuật sắp xếp đương đại.Chiếc nón nghệ thuật, chiếc nón tình người đã mang giá trị vươn đi rất xa khi trở thành một trong những biểu tượng cho con người Việt Nam đối với khách du lịch. d, bảo quản. Để chiếc nón được đẹp và bền lâu, thì nên được giữ gìn cẩn thận. Treo cao để tránh ẩm mốc. Sau mỗi lần đi mưa, thì phải giũ sạch nước sau đó treo lên; hoặc hạn chế đi mưa để tránh làm ố, hoặc mốc nón. 3. Kết luận Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa. Chiếc nón, với những giá trị và công dụng của nó xứng đáng là một trong những biểu tượng truyền thống cho con người và đất nước Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin khác về chiếc nón tại các bài đăng khác của blog

Thuyết Minh Chiếc Nón Lá Cọ Việt Nam

Nón lá cọ là vật dụng quen thuộc và gần gũi trong đời sống người nông dân Việt Nam. Có thể nói nón lá cọ là vật đội đầu truyền thống, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Nguồn gốc của chiếc nón lá Việt Nam:

Không rõ chiếc nón lá đầu tiên ra đời từ bao giờ. Khoảng từ 2500-3000 năm trước công nguyên đã thấy xuất hiện hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thịnh. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, nắng. Từ những kiểu cách thô sơ ban đầu con người đã dần cải tạo làm cho chiếc nón ngày càng bền đẹp và tiện lợi hơn. Từ đó, chiếc nón lá không ngừng được phát triển qua các thời kì, trở thành vật dụng đội đầu phổ biến nhất của người Việt.

Nón lá là vật dụng đội đầu có vai trò che nắng che mưa. Nón được làm từ lá cọ nên được gọi chung là nón lá. Nón lá cọ còn được xem là một trang phục truyền thống của dân tộc ta. Có nhiều loại nón khác nhau đã được sử dụng như nón lá một lớp lá, nón lá nhiều lớp lá, nón lá chéo lớp, nón lá bẻ vành, nón quai thao (nón Bắc), nón bài thơ (nón Huế), nón dấu (nón lính); nón cời; nón gõ; nón lá sen; nón thúng; nón khua (nón quan); nón chảo ,….. Nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp.

Đặc điểm hình dáng chiếc nón lá cọ:

Hình dáng của nón lá cọ rất đặc biệt. Nón có hình chóp tròn. Kích thước của nón thường có đường kính vành khoảng 50cm, cao 30cm. Nón lá cọ thường có màu trắng đục của lá. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sơn màu để nón bền và đẹp hơn. Chất liệu để làm nón là lá cọ. Ngoài lá cọ, nón còn được làm từ nhiều loại lá khác. Tuy nhiên, nó làm bằng lá cọ là phổ biến nhất bởi lá cọ bền và dễ làm hơn các loại lá khác.

Cấu tạo của nón lá gồm có vành nón, chóp nón, lá cọ nguyên liệu và quai nón. Vành nón được làm từ những thanh tre uốn công thành hình tròn có nhiều kích thước từ to nhất ở vành quai đến nhỏ dần ở chóp. những thanh tre được sơ ché kỹ lưỡng để chống mối, mọt và làm tăng độ bền. Nguyên liệu lá cọ chọn làm nón được tuyển lựa và xử lí cẩn thận, đảm bảo khô và dai. Lá được chằm vào vành khung bằng dây cướt. Ở vành quai, người ta chằm sẵn hai móc quai.

Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Quai nón được thắt chặt vào vành vai, khi đội, quai quàng ngang cằm cổ giữ nón không bị lệch hoặc rơi. Để tránh làm nón bị hỏng, ở chóp người ta thường chằm một lớp ni lông chống thấm nước. Toàn bộ nón được sơn một lớp dầu bóng hoặc sơn màu chống thấm nước và giúp nón bền đẹp hơn.

Để làm ra một chiếc nón lá cọ đơn giản, người ta phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết là chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: lá cọ đã qua sử lí, vành tre, kim khâu, cước khâu,… Đầu tiên, người ta cố định vành nón từ nhỏ đến lớn trên một cái khung. Sau đó xếp đều đặn lá cọ lên trên và dùng kim khâu khâu từng lá một cho dính chặt vào khung. Thao tác này gọi là chằm khung. Để nón lá đẹp, bền chắc các mũi kim phải đều đặn, lá phải xếp ngay ngắn, phủ kín không hở. Cứ lần lượt làm như thế cho đến khi lá cọ đã phủ hết vành nón là chuyển qua khâu bẻ vành, kết đỉnh.

Ở rìa lớn nhất của nón, lá còn dư sẽ được cắt bỏ, sau đó dùng kim khâu kết chặt vành lớn và lá cọ sao cho khin khít. Để lá cọ không bị bung lên trong quá trình sử dụng, người thợ đã khéo léo cài một thanh tre mỏng nẹp chặt vành nón. Ở vành thứ 3-4 tính từ vành lớn, người thợ kết hai búi chỉ để cột quai nón.

Kết đỉnh là se khít đỉnh nón không để nước chảy vào. Phần này phía bên trong người ta thường ép thêm một lớp ni-long mỏng chống nước. Các đường chỉ mỏng khin khít nhau làm cho chóp nón cứng cáp, bền chặt.

Để làm ra một chiếc nón vừa tinh xảo, vừa vắt mắt, người thợ có thể dùng chỉ cước nhiều màu hoặc vẽ lên nón những hình ảnh sinh động mô tả cuộc sống đồng quê bình dị hay những hình ảnh hoa lá, chim chóc sang trọng, làm cho chiếc nón thêm lộng lẫy. Để lá bền chặt hơn, đôi khi người ta chằm hai lớp lá lên nhau gọ là nón đôi. Loại nón này nặng hơn, vành dày hơn nón đơn, thường dùng cho các lễ hội.

Vai trò và ý nghĩa chiếc nón lá cọ trong đời sống người việt:

Chiếc nón lá không những là một vật dụng hữu ích mà từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong trong đời sống người Việt Trước hết, nón lá có vai trò che giữ cho đầu không bị ướt mưa, chói nắng, bảo vệ phần đầu trước mọi tác động của thiên nhiên. Bởi thế chiếc nón thường được con người sử dụng khi lao động hàng ngày.

Chiếc nón còn được sử dụng như một cái quạt làm mát trên những chặng đường xa, hay trong ngày hè nóng nực. Người nông dân dùng nón làm quạt xua đi nỗi mệt nhọc trên đồng ruộng. Không những thế, nhờ kĩ thuật ghép lá tỉ mỉ, chiếc nón đôi khi còn dùng để múc nước mà không hề chảy.

Chiếc nón lá gắn chặt với hình ảnh các bà, các cô, các thiếu nữ làm tăng thêm vẻ duyên dáng. Nhất là khi chiếc nón lá đi cùng với chiếc áo dài thướt tha tạo nên một vẻ đẹp quyến rũ vô cùng. Đó cũng là vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời nay của con người Việt Nam ta.

Chiếc nón lá còn được sử dụng như một dụng cụ ca múa, trang trí làm đẹp không gian. Hình ảnh chiếc nón còn đi vào thơ ca, nhac, họa và các loại hình nghệ thuật khác trở thành biểu tượng của cái đẹp và tâm hồn bình dị, hồn hậu của con người Viêt Nam.

Nón lá cọ đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều trang phục đội đầu, chiếc nón lá không còn được ưu chuộng như trước nhưng vẫn còn được các bà các cô ở những miền quê sử dụng hằng ngày.

Cách sử dụng và bảo quản nón lá cọ:

Muốn sử dụng nón bền lâu thì phải sử dụng và bảo quản đúng cách. Nón lá dùng để đội đầu. Không nên để nón va đập mạnh với các vật nhọn, vật cứng sẽ làm nón biến dạng, mau hỏng. Không nên để nón gần lửa nóng hay dưới ánh nắng mặt trời lâu ngày.

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Hãy thường xuyên lau chùi, sửa chữa, rút xiết lại các đường khâu hoặc sơn phết nón để giữ gìn nón được lâu bền.

Chiếc nón lá cọ là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá cọ vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Dạy Bé Làm Quen Và Sử Dụng Nón Bảo Hiểm Đúng Cách!

Tập cho con thói quen đội nón bảo hiểm, biết trân trọng và gìn giữ chiếc nón của mình đúng cách cũng là một thử thách khá lớn với các bậc làm cha làm mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Làm thế nào để bé có thể ý thức được tầm quan trọng của chiếc nón bảo hiểm, không khó chịu và không có cảm giác ghét đội?

Dạy bé cách đội nón đúng cách

Đội nón bảo hiểm không khó, nhưng các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà bảo rằng chỉ cần bé đội lên là được. Điều này có thể dẫn đến tâm lý hời hợt, bé sẽ không cảm nhận được tầm quan trọng của việc đội nón.

Các bậc cha mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn bé các bước đội nón, từ đội nón ngay ngắn cho đến cài quai nón cẩn thận. Bên cạnh đó, nếu có thể, quý phụ huynh cũng nên hướng dẫn các bé thu ngắn, kéo dài phần dây nón để cảm thấy vừa vặn, thoải mái và an toàn nhất.

Trên hết, các bậc cha mẹ cũng phải làm gương cho con cái, dạy con ý thức rằng đội nón bảo hiểm rất quan trọng và cần thiết. Tạo cho bé sự yêu thích ban đầu, điều này sẽ giúp bé không bị khó chịu trong thời gian đầu sử dụng. Cha mẹ cũng có thể dạy bé về cấu tạo sơ bộ một cách sống động, màu sắc hơn sẽ giúp bé dễ dàng tiếp nhận hơn.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên đưa bé đi chọn những mẫu nón bảo hiểm có hình thù dễ thương như người nhện, Nemo, bọ cánh cứng, các nàng công chúa, hoàng tử, kỳ lân,… mà bé yêu thích để bé thêm hứng thú và trân trọng khi sử dụng chiếc nón hàng ngày.

Dạy bé cách bảo quản nón bảo hiểm

Vì bản tính của các bé nhỏ là rất hiếu động nên việc vứt nón bảo hiểm của mình lung tung, va đập liên tục là không thể tránh khỏi. Nhưng cứ để chiếc nón bảo hiểm bé xinh phải liên tục hứng chịu những va đập không cần thiết có thể làm giảm chất lượng nón, giảm khả năng bảo vệ đầu của nón đáng kể. Chính vì vậy, việc hướng dẫn bé bảo quản nón đúng cách cũng vô cùng quan trọng.

Hãy nhẹ nhàng giải thích cho các bé biết rằng, chiếc nón bảo hiểm không phải là một món đồ chơi thông thường. Chiếc nón như một “vệ thần” vậy, sẽ luôn đi theo và bảo vệ bé khi di chuyển, lưu thông trên đường. Chính vì thế, các bé phải thật nhẹ nhàng với chiếc nón, không được ném hay chuyền tay nhau.

Cuối cùng, phải dặn bé phải cẩn thận, báo ngay cho người lớn khi nón bảo hiểm của bé bị va đập, rơi, có vết nứt hay xước để người lớn có thể kiểm tra lại nón cho bé. Vì để bé đội những chiếc nón đã bị va đập mạnh hay nứt sẽ rất nguy hiểm khi có trường hợp xấu xảy ra.

Các bé đang trong độ tuổi muốn khám phá tất cả mọi thứ về thế giới xung quanh. Nên khi các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé sử dụng và bảo quản nón bảo hiểm theo cách thật nhẹ nhàng, sống động và đầy màu sắc, chắc chắn các bé sẽ nghe lời và vô cùng thích thú.

Bé ở độ tuổi nào thì nên đội nón bảo hiểm?

Đây là câu hỏi thường gặp của các bậc cha mẹ, bạn thường không biết khi nào cho bé đội nón bảo hiểm là đúng nhất. Nếu chưa đến tuổi đội nón cho bé thì nên làm gì để bảo vệ bé khi tham gia giao thông?

Theo Luật Giao thông đường bộ, trẻ em từ 6 tuổi trở lên bắt buộc phải đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô và xe gắn máy. Ở độ tuổi này, phần xương đốt sống cổ của bé cũng đã cứng cáp, có thể chịu được sức nặng của các loại nón bảo hiểm có trọng lượng nhẹ dành riêng cho trẻ em (dưới 500 gram).

Ngoài ra, với các bé nhỏ từ 5 tuổi trở xuống, cha mẹ nên trang bị cho bé các loại nón xốp nhẹ, nón bảo vệ khi tập đi. Một phần sẽ giúp bé quen dần với việc bắt buộc phải đội nón bảo hiểm, một phần cũng giúp bảo vệ bé phần nào khi tham gia giao thông.

Mong những chia sẻ về kinh nghiệm giúp trẻ học sử dụng và bảo quản nón bảo hiểm đúng cách của Andes sẽ giúp các bậc phụ huynh trong quá trình hướng dẫn các bé sẽ dễ dàng, nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Rong Nho: Công Dụng, Cách Chế Biến Và Bảo Quản A

Rong nho là gì?

Rong nho là một loại tảo biển có hình dạng giống như một chùm nho. Nó còn được mệnh danh là trứng cá muối xanh (trứng cá muối hay caviar được biết đến là món ăn rất đắt đỏ chỉ dành cho giới thượng lưu). Rong nho biển thường được khai thác và sử dụng như một loại rau. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của nó cao hơn các loại rau thông thường rất nhiều.

Rong nho thường phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản và các đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Năm 2006, các nhà khoa học thuộc ở Nha Trang đã tìm thấy rong nho ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, loại rong này lại có kích thước nhỏ hơn so với rong nho ở Nhật Bản hay Philippines. Hiện ở Việt Nam đã trồng được loại rong nho có giống từ Nhật Bản tại Đông Hà, Hải Ninh, Hòn Khói, Khánh Hòa.

Công dụng của rong nho

Rong nho có chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp bạn phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm.

1. Giúp xương chắc khỏe

Rong nho biển rất giàu protein, canxi và axit béo không bão hòa đa có trong nhóm omega 3 (DHA, EPA, ALA), có tác dụng kháng viêm và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Do đó, sử dụng loại rong này thường xuyên sẽ giúp bạn có một khung xương dẻo dai, chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương.

2. Tác dụng của rong nho: tăng cường thị lực

Rong nho giàu chất sắt và vitamin A. Vì vậy, nó có tác dụng tăng cường chức năng của hệ thần kinh thị giác, cải thiện thị lực và phòng chống các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt …

3. Giảm nguy cơ tiểu đường

4. Công dụng của rong nho với sức khỏe tim mạch

Rong nho chứa các axit béo không bão hòa AA, LA, DHA, EPA và ALA giúp giảm cholesterol, tăng tính co giãn của mạch máu. Các axit trong rong còn có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, duy trì cấu trúc collagen của động mạch, qua đó giúp ngăn ngừa các căn bệnh như đột quỵ, xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim.

5. Làm đẹp da

Chất béo có trong rong nho sẽ giúp bảo vệ màng tế bào, cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu, qua đó giảm các triệu chứng khô da. Rong cũng thúc đẩy sản xuất collagen và chất chống oxy hóa, hai chất được coi là “mỹ phẩm tự nhiên” giúp cải thiện da, tóc và làm chậm quá trình lão hóa.

6. Hạn chế táo bón

Rong nho biển chứa lượng calo và đường rất thấp, cho phép vi khuẩn dễ dàng tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải một cách nhanh chóng. Do đó, nó có tác dụng rất tốt trong việc điều trị táo bón ở cả người lớn và trẻ em.

7. Tránh béo phì

Rong nho biển ít đường nhưng giàu canxi, kẽm, sắt, protein thực vật, vitamin C và axit béo không bão hòa đa nên có thể coi là thực phẩm bổ dưỡng và an toàn cho trong trường hợp bạn bị thừa cân hay đang trong chế độ ăn kiêng.

8. Công dụng phòng ngừa ung thư của rong nho

Fucoidan có trong loại rong này được xem như một chất chống ung thư tự nhiên. Các nghiên cứu năm 2002 và 2005 đã chứng minh Fucoidan là một thành phần mới có khả năng điều trị ung thư hiệu quả. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng Fucoidan có thể khiến các tế bào bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ruột kết và tế bào ung thư dạ dày tự tiêu diệt. Fucoidan cũng được phát hiện cho thấy có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đáng kể và giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Các chất dinh dưỡng có trong rong nho nếu được cơ thể hấp thụ hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực cho hệ tiêu hóa, thần kinh, tim mạch,…

Cách chế biến rong nho biển

Cách sơ chế rong nho

Rong nho có 2 loại phổ biến là rong nho tươi và rong nho khô. Giữa chúng có đôi chút khác biệt trong khâu sơ chế, cụ thể như sau:

Rong nho tươi

Đối với rong tươi, bạn có thể rửa sạch với nước ngọt rồi ngâm vào tô nước đá để tránh vị tanh vốn có. Rong khi ngâm vào nước sẽ bị teo lại sau khoảng 30 giây. Do đó, bạn không nên bỏ rong hết vào tô mà chỉ nên ăn bao nhiêu bỏ bấy nhiêu. Như vậy, rong sẽ giòn và dễ ăn hơn.

Rong nho khô

Với rong nho khô, trước tiên, bạn mở túi lấy rong nho tách nước cho vào tô nước sạch, ngâm khoảng 3 – 5 phút, rong sẽ từ từ nở ra và tươi trở lại.

Sau đó, bạn đổ phần nước đã ngâm rồi cho rong vào tô nước đá lạnh và ngâm tiếp trong khoảng 3 phút. Cũng tương tự như rong tươi, bạn chỉ nên ăn bao nhiêu ngâm bấy nhiêu bởi rong sẽ bị teo lại.

Bạn có thể dùng rong trực tiếp với các loại nuớc chấm thông thường như xì dầu, mù tạc, tương ớt…. Bên cạnh đó, rong nho khi ăn kèm với các loại hải sản như tôm, mực cũng rất ngon.

Một số món ngon từ rong nho

Có rất nhiều món ăn với rong nho bạn có thể thực hiện tại nhà như gỏi, nước ép, chè, nướng, salad…

Gỏi rong nho tôm tươi

Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu:

8 com tôm sú

1/2 củ cà rốt

1/4 củ hành tây tím

150g rong nho tươi

2 muỗng cà phê đường

1/2 muỗng cà phê ớt băm

1/2 muỗng cà phê tỏi băm

1/2 muỗng canh nước mắm

1/2 muỗng canh nước cốt chanh

Cách thực hiện:

Đầu tiên, ngâm rong tươi trong nước sạch khoảng 15 phút, sau đó vớt ra, để cho ráo nước

Tôm sú luộc chín, bóc vỏ bỏ đầu, chừa lại đuôi cho đẹp. Cà rốt gọt vỏ và cắt sợi nhỏ.

Pha nước mắm với nước cốt chanh, tỏi và ớt băm

Cho rong, tôm, cà rốt vào thố, rưới nước mắm đã pha sẵn vào và trộn đều tất cả lên. Bạn có thể ăn kèm với bánh phồng tôm như các món gỏi tôm thông thường.

Sau khi trộn xong, bạn nên ăn ngay để rong giữ được độ tươi, giòn ngon hoặc nên bọc kín để tránh rong tiếp xúc với hơi gió.

Nước ép rong nho

Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Vắt cam và ép cà rốt để lấy nước

Sau đó, lần lượt cho rong vào máy xay cùng nước cam và cà rốt đã ép trước đó

Cuối cùng, cho thêm đá bào vào, thêm khoảng 2 muỗng cà phê đường và say đến khi thấy hỗn hợp mịn thì có thể đổ ra và thưởng thức.

Bạn có thể uống riêng nước ép rong nho với cam hoặc cà rốt hay trộn hỗn hợp nhiều thành phần như công thức trên để có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Chè rong nho táo đỏ

Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Bạn ngâm rong tươi trong nước sạch khoảng 15 phút, sau đó vớt ra, để nơi kín gió

Táo đỏ và nhãn nhục thì bạn rửa sạch, đem ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút cho nở

Tiếp đến, bạn bật bếp đun sôi nước và cho đường vào nấu tan. Sau đó, cho táo đỏ và nhãn nhục vào nấu. Bạn hãy để lửa nhỏ nấu riu riu đến khi thấy mềm thì tắt bếp là vừa.

Bạn có thể thêm hương vani vào chè để tạo mùi thơm. Khi nào ăn, bạn cho rong vào. Món chè này có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy thích.

Táo đỏ có tác dụng làm đẹp da, tăng cường tuần hoàn máu và chống lão hóa. Nhãn nhục có tác dụng an thần, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung. Cách ăn rong nho với táo đỏ và nhãn nhục sẽ mang đến cho bạn một món chè thơm ngon đầy bổ dưỡng.

Đậu hũ sốt dầu hào rong nho

Khẩu phần: 2 người ăn

Nguyên liệu:

Lá dứa

1 trái ớt sừng

20g rong nho tươi

2 miếng đậu hũ non

1 tai nấm đông cô khô

2 muỗng canh dầu hào

1/4 muỗng cà phê tiêu

1/2 muỗng cà phê dầu mè

1/2 muỗng cà phê hạt nêm

1/2 muỗng cà phê gừng băm

1/2 chén nước dùng từ rau củ

1/2 muỗng cà phê hành baro băm

1/2 muỗng cà phê mè rang vàng

Cách thực hiện:

Ngâm rong tươi trong nước sạch khoảng 15 phút, sau đó vớt ra và để nơi kín gió

Nấm đông cô cắt bỏ gốc, khía chữ thập trên đỉnh, ngâm nước cho nở mềm, rửa thật sạch sau đó vớt ra và để ráo

Đậu hũ cắt thành những khối vuông nhỏ, cho vào xửng hấp cùng với lá dứa cho có mùi thơm

Phi thơm hành baro, cho thêm gừng, dầu hào và nước dùng vào. Nêm thêm tiêu, dầu mè, hạt nêm cho vừa ăn

Cuối cùng, xếp lá dứa ra đĩa, cho đậu hũ lên và rưới sốt dầu hào. Cho rong lên trên, thêm ớt sừng thái sợi, mè rang vàng và tiêu lên cho đẹp mắt.

Đậu hũ chứa isoflavone làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể, qua đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

Mực nướng cuộn rong nho

Khẩu phần: 4 người

Nguyên liệu:

1 con mực nang

60g rong nho tươi

1/2 muỗng cà phê ớt bột

1/2 muỗng cà phê tỏi xay

1/2 muỗng cà phê dầu ăn

1/2 muỗng cà phê hạt nêm

1/2 muỗng canh giấm trắng

1 muỗng cà phê nước tương

1/2 muỗng cà phê mù tạt xanh

1/4 muỗng cà phê bột ngũ vị hương

Cách thực hiện:

Ngâm rong tươi trong nước sạch khoảng 15 phút, sau đó vớt ra và để nơi kín gió

Mực khía bông phần thân sau đó ướp với tỏi xay, ớt bột, ngũ vị hương, hạt nêm và một chút dầu ăn trong 15 phút cho mực thấm đều

Nướng mực sao cho vừa chín vàng. Cắt xéo thân mực theo đường khía bông thành những miếng vừa ăn

Xếp mực ra đĩa và cho rong lên trên. Bạn có thể rắc một ít ớt bột lên trên mực cho đẹp.

Bạn có thể trộn mù tạt xanh với giấm, nước tương làm nước chấm. Khi dùng rưới nước chấm vào rong, trộn đều và thưởng thức.

Salad rong nho bốn mùa

Khẩu phần: 2 người ăn

Nguyên liệu:

Giấm, đường

1 củ cà rốt

80gr rong nho

8 quả trứng cút

8 trái cà chua bi

1/2 muỗng cà phê tiêu

1/2 muỗng cà phê muối

1/2 muỗng cà phê dầu ăn

Thực hiện:

Ngâm rong tươi trong nước sạch khoảng 5 – 10 phút, sau đó vớt ra và để nơi kín gió

Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và cắt sợi. Cà chua rửa sạch và để ráo nước

Tiếp theo, ngâm cà rốt và rong trong nước đá khoảng 5 phút để tăng độ giòn. Sau đó bạn vớt ra rổ và để ráo.

Pha phần nước sốt với giấm, đường, muối, tiêu chung với dầu ăn, nêm nếm cho vừa miệng

Cuối cùng, bạn cho tất cả nguyên liệu vào đĩa trộn đều. Rưới nước sốt lên bên trên, trộn qua và dùng ngay để rong vẫn còn độ giòn ngon.

Món salad này kết hợp nhiều loại rau củ sẽ không gây cảm giác ngán. Cách ăn này rất thích hợp trong thực đơn khi bạn đã ăn quá nhiều món thịt, cá trước đó.

Cách bảo quản rong nho biển

Rong tươi có thể bảo quản trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày. Bạn nên để rong tươi ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Thậm chí, bạn có thể để rong tươi ở bên ngoài trong điều kiện phù hợp để chúng tiếp tục quang hợp.

Rong nho khô đã được đóng gói hút chân không cần được bảo quản theo hướng dẫn trên bao bì. Thời gian bảo quản thường từ 6 – 8 tháng.