Công Dụng Và Cách Bảo Quản Áo Dài / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cách Bảo Quản Áo Thun Sử Dụng Lâu Dài

Hướng dẫn các bảo quản áo thun

Cách giặt áo thun

Khi mới mua: đừng giặt áo thun ngay vội mà hãy để tầm vài ngày (một tuần) rồi hãy giặt. Bởi vì áo vừa xuất xưởng, mực in vẫn còn đang mới, chưa khô hẳn và bám chắc vào áo được.

Nếu giặt luôn thì hình in sẽ dễ bị mờ và nhòe. Màu áo có thể bị phai hay loang màu luôn ngay lần giặt đầu.

Trước khi giặt áo thun lần đầu: nên ngâm áo thun khoảng một vài tiếng trong chậu nước. Pha chút muối hoặc một vài giọt giấm sẽ giúp áo không bị phai màu và luôn trông như mới.

Cách này cũng có thể áp dụng với quần kaki, jeans và các loại quần áo khác.

Video bên dưới sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản sản phẩm áo thun giúp bạn đảm bảo độ bền của áo cũng như hình in lâu nhất.

Cách phơi áo phông đúng cách

Khi phơi áo thun, do chất liệu là cotton nên tuyệt đối không phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Điều này sẽ khiến áo bị cứng, nhanh bạc màu, tuổi thọ kém.

Vì thế, áo thun sẽ luôn được bền đẹp như mới nếu được phơi dưới thời tiết nắng nhẹ. Hoặc trong mái hiên nhưng vẫn đảm bảo có gió hong khô.

Cách treo và bảo quản áo phông đúng cách

Khi phơi hay khi treo áo thun nên treo ngang để chiều dài áo không chảy xệ, giữ form dáng.

Riêng với áo phông in hình, không nên gập 2 mặt in vào nhau khi treo phơi hay khi gấp. Điều này giúp tránh bị dính và loang màu.

Hãy nhớ luồn mắc từ dưới thân áo khi treo chứ không mắc luôn từ cổ áo để tránh bai giãn, rộng áo vùng cổ và vai.

Khi sử dụng bàn là nên lộn trái áo, không để nhiệt độ bàn là quá cao. Để tránh các tác động xấu tới những sợi vải, dễ khiến áo bị hư hại. Và tuyệt đối không ủi trực tiếp lên hình in trên áo.

Cách Giặt Và Bảo Quản Áo Dài Lụa, Nhung Bền Lâu Đơn Giản

Bí kíp giặt áo dài và bảo quản áo dài đúng cách dành cho bạn

Áo dài là trang phục truyền thống mà có lẽ người phụ nữ Việt Nam nào cũng muốn nâng niu, giữ gìn. Với những ai phải mặc áo dài hàng ngày, việc giặt giũ sẽ tốn không ít thời gian vì chiếc áo dài vốn mỏng manh rất khó giặt máy. Để giữ được áo dài luôn đẹp như mới, bạn hãy tham khảo một số cách giặt áo dài và bảo quản đúng cách sau đây.

Hãy nhớ giặt áo dài ngay sau khi vừa mặc xong, đặc biệt là đối với chất liệu tơ lụa. Thời tiết nóng ẩm dễ khiến mồ hôi để lại đốm thâm vàng trên áo nếu không được làm sạch kịp thời.

Cách giặt áo dài bằng máy

Bạn bận rộn và không có thời gian giặt lụa bằng tay? Một số đồ lụa có thể giặt được trong máy, vì thế hãy kiểm tra nhãn mác giặt trên sản phẩm để biết thêm chi tiết.

Trước khi thực hiện cách giặt áo dài bạn cần kiểm tra áo dài của bạn không bị phai màu và có thể giặt máy (không yêu cầu phải giặt tay hay chỉ được giặt khô).

Cho áo dài vào túi giặt riêng và giặt cùng các đồ có màu hoặc chất liệu mềm mỏng tương tự. Đừng cho các quần áo nặng vào cùng khi giặt áo dài, nhất là những đồ có nạm đính hay khóa kéo – các chi tiết này có thể cọ xát và làm hỏng chất liệu lụa trong khi giặt máy.

Để máy giặt ở nấc “Giặt Nhẹ” (“delicate”) hoặc “Giặt Tay” (“handwash”), nhiệt độ thấp (khoảng 30°C).

Sử dụng nước xả vải dịu nhẹ, an toàn cho chất liệu vải áo dài.

Cách bảo quản áo dài đúng cách

Sai lầm khá lớn của các bà nội trợ ngoài cách giặt áo dài là thường chọn phơi áo dài ở chỗ hút nắng nhất để mau khô. Thật ra, nắng sẽ khiến vải áo dài bị khô cứng, thậm chí xổ lông, nhanh phai màu và không còn bóng nữa.

Khi máy giặt xong, không sử dụng chế độ vắt (“Spin”) mà đặt áo dài nằm phẳng trên một chiếc khăn bông lớn và để khô tự nhiên.

Nếu muốn phơi áo dài, hãy chọn những nơi thoáng gió và nắng vừa phải hoặc trong bóng râm.

Cách là áo dài tốt nhất là sử dụng bàn là hơi nước và lộn trái áo, là ở mức nhiệt thấp nhất. Nếu sử dụng bàn là thường, hãy đặt một mảnh vải ướt lên trên bề mặt áo trước khi là.

Nếu không mặc thường xuyên, gấp áo dài cho vào túi giấy là cách bảo quản áo dài không bị bám bụi và luôn mềm mại.

Cách giặt áo dài bằng tay

Bước 1: Xử lý sơ qua các vết bẩn cứng đầu, các vết ố vàng

Để có thể tẩy sạch các vết cứng đầu trên vải áo dài, bạn không nên dùng bàn chà, chà sát, hay vò mạnh tay mà thay vào đó có thể sử dụng một số mẹo tẩy rửa quần áo bằng kem đánh răng hoặc baking soda.

Dùng chanh chà nhẹ lệ các vết loang bẩn, hay ố vàng và xả lại nước trước khi đem đi giặt

Cho một lượng kem đánh răng lên bề mặt vải bị ố vàng, để yên trong phòng 10 phút rồi đem đi giặt

Trộn muối và giấm thành dung dịch tẩy rửa các vết bẩn cứng đầu, các vết ố.

Bước 2. Pha nước giặt

Khi giặt áo dài bằng tay, cần lưu ý pha loãng bột giặt hoặc nước giặt với nước lạnh trước khi cho áo dài vào. Tránh đổ các dung dịch tẩy rửa, hay bột giặt trực tiếp giặt lên vải áo dài vì như vậy có thể làm vải áo dễ phai màu, các sợi với được tẩy rửa mạnh với hóa chất sẽ kém bền.

Không nên dùng các nước giặt có tính tẩy rửa mạnh, hoặc các loại hóa chất tẩy rửa làm trắng để giặt áo dài. Vì áo dài thường có chất liệu vải mỏng, nhẹ, nếu được giặt tẩy với hóa chất sẽ làm áo nhanh cũ và sờn.

Ngoài ra nên giặt áo dài bằng nước lạnh, hoặc nước ấm không quá 30 độ, vì một số áo dài được làm từ chất liệu gấm hoặc lụa, khi gặp nước với nhiệt độ cao dễ bị mất độ bóng, và dễ bị co lại khi giặt với nước lạnh. Vì vậy tùy loại vải áo dài mà tùy chỉnh nhiệt độ nước giặt cho phù hợp.

Bước 3. Cho áo dài vào thau nước giặt, ngâm và giặt bằng tay

Ngâm áo dài trong thau nước giặt đã pha loãng khoảng 3 đến 5 phút, không ngâm quá lâu, đặc biệt không ngâm áo qua đêm. Khác với cách giặt áo dài bằng máy, khi giặt áo dài bằng tay bạn cần vò áo cẩn thận, giúp bạn tránh được những vết nhăn, giãn của áo dài như khi giặt bằng máy.

Sau khi ngâm, dùng tay vò nhẹ từng phần của áo, không chà mạnh tay, không dùng bàn chà kể cả loại bàn chà có lông mềm, vì việc chà sát mạnh tay vậy sẽ làm giãn áo, form áo bị mất dáng.

Bước 4. Xả nước, ngâm nước xả vải

Sau khi vò áo, xả áo qua nước sạch nhiều lần cho đến khi xà phòng được xả sạch hoàn toàn.

Dùng nước xả vải để ngâm khoảng 10 đến 15 phút, tạo hương thơm cũng như giúp vải áo dài được mềm và bền màu. Khoảng thời gian 10-15 phút là hợp lý đủ để lưu hương trên áo quần và không làm ảnh hưởng đến chất liệu vải.

Bước 5. Phơi áo dài

Dùng tay vắt nhẹ vải áo dài, vài phơi lên bằng móc. Nên phơi ngang áo, vắt ngang thân áo dài qua móc và treo lên, không phơi khi áo còn ướt sũng để tránh làm giãn áo. Phơi áo dưới ánh nắng nhẹ, có gió, tránh nắng gắt.

Lưu ý khi giặt và bảo quản áo dài

Khi giặt bằng máy, nhớ cho áo dài vào túi giặt riêng để tránh chà xát với những món đồ khác.

Không nên dùng thuốc tẩy để giặt áo dài làm bằng chất liệu vải dễ hỏng như lụa, tơ tằm.

Bảo quản áo dài đúng cách bằng cách là và cho vào túi sạch để treo.

Lưu ý khi phơi áo dài

Phơi áo ở nơi thoáng gió và nắng vừa phải để tránh vải bị khô cứng và phai màu. Bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm Comfort để làm mềm vải áo dài.

Hạn chế phơi áo dài lụa nơi có nhiệt độ cao, bởi vì áo sẽ nhanh chóng bị phai màu, mất đi độ bóng vốn có có khiến cho sợi vải nhanh cũ.

Đừng để áo dài ở nơi có ánh mặt trời trực tiếp vì sợi vải trên áo dài trở nên khô cứng.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam.

5 Cách Bảo Quản Áo Dài Luôn Đẹp Như Mới

Goclean gợi ý 5 cách bảo quản áo dài hiệu quả tại nhà. Để áo dài luôn luôn mới, trước tiên cần phải chú ý về cách giặt áo dài, cách phơi áo dài và cách ủi áo dài. Từ đó, mới có thể bảo quản áo dài tốt và luôn mới được.

– Khi tẩy các vết ố vàng trên áo bạn nên sử dụng nước cốt chanh hoặc giấm ăn, không nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh, chúng sẽ làm phai màu áo dài, gây xơ vải đấy.

– Nếu giặt áo dài bằng máy giặt, bạn nên sử dụng loại bột giặt có độ axit thấp. Chọn chế độ giặt nhẹ nhất và nên cuộn áo dài lại, cho vào túi giặt trước khi bỏ áo dài vào lồng giặt. Làm cách này, áo dài sẽ được giặt sạch, giữ nếp, tăng độ bền.

– Áo dài bằng chất liệu gấm, satin được khuyến khích giặt tay. Không nên giặt máy để tránh chất liệu, màu sắc của vải kém đẹp.

– Khi phơi áo dài cần chọn ngày nắng, không chọn ngày trời ẩm, không nắng, áo dài dễ bị ẩm, nấm mốc khi phơi.

– Áo dài lụa nên phơi ở nơi thoáng mát, không phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời. Các loại chất liệu khác phơi dưới nắng, nơi thông thoáng để áo nhanh khô, không bị ẩm.

Cách tốt nhất để ủi áo dài là nên ủi áo khi áo còn ẩm. Còn nếu bạn đã phơi áo khô mà tính ủi thì nên dùng bình xịt. Xịt nước cho ẩm áo dài rồi mới tiến hành ủi.

Trước khi ủi bạn nên lộn mặt trái của áo dài ra và dùng bàn ủi hơi nước để là. Nên cài đặt bài ủi ở nhiệt độ thấp nhất thì sẽ an toàn cho vải áo dài. Trong trường hợp bạn dùng bàn ủi thường thì nên đặt một mảnh vải ướt lên trên bề mặt áo trước khi là.

Lưu ý đối với trường hợp ủi áo dài bằng lụa thì bạn nên cho áo dài vào túi ni lông. Sau đó bỏ vào trong ngăn đá tủ lạnh cho áo dài ẩm sau đó mang ra ủi nhẹ nhàng.

– Để áo dài phẳng phiu đẹp mắt khi mặc, bạn nên ủi thẳng áo dài sau đó treo lên móc đặt vào tủ. Khi ủi áo dài nên lộn trái áo dài, sử dụng chế độ ủi hơi nước hoặc phun nước lên mặt vải trước khi ủi để vải nhanh thẳng, mềm mịn.

– Nếu không thường xuyên mặc áo dài, bạn nên gấp gọn áo dài sau đó cho vào túi sạch. Sau đó đặt áo dài trong tủ để áo dài luôn sạch sẽ, mềm mại, không bị bám bụi bẩn.

Để giúp áo dài của bạn phẳng và đẹp khi mặc. Việc bạn cần làm trong những cách bảo quản áo dài là ủi thật thẳng áo. Rồi sau đó treo lên móc đặt bên trong tủ. Trong lúc ủi, bạn có thể lật mặt trái của áo và dùng chế độ ủi hơi nước hoặc xịt nước lên vải trước để ủi nhanh thẳng hơn.

Khi phơi và bảo quản áo dài, bạn nên chú ý những điều sau. Với áo dài lụa, bạn phơi ở nơi có bóng râm và có gió để áo không bị xổ lông hoặc khô cứng. Còn với những loại áo dài truyền thống khác, bạn có thể phơi ở khu vực thoáng, nắng vừa phải. Tránh chọn những ngày thời tiết ẩm, không có nắng khiến áo dễ bị ẩm mốc.

Một điều nữa bạn nên chú ý chính là khi không sử dụng áo dài thường xuyên. Bạn nên gấp gọn gàng rồi cho vào túi giấy sạch để giúp áo luôn mềm mại và không bám bụi. Tránh để áo dài trong túi nilon bởi nó sẽ gây nên tình trạng xỉn màu và ố vàng.

Cách giặt áo dài truyền thống thực ra không quá khó khăn. Chỉ cần bạn áp dụng phương pháp đúng cách sẽ đánh bay các vết bẩn dễ dàng. Nếu bạn nâng niu chiếc áo dài của mình. Chắc chắn vẻ đẹp từ quốc phục sau khi đã được giặt sạch hoàn toàn xứng đáng với công sức bạn bỏ ra đấy.

Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Quần Áo Trong Thời Gian Dài

Hầu hết chúng ta đều có những bộ quần áo yêu thích cho riêng mình và muốn lưu giữ chúng càng lâu càng tốt. Nhưng làm thế nào để bảo quản chúng lâu nhất có thể? Một số mẹo bảo quản đơn giản sau đây có thể giúp bạn mặc được những chiếc áo sơ mi yêu thích, quần, hoặc những chiếc áo khoác…trong thời gian dài đấy.

HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO QUẢN QUẦN ÁO TRONG THỜI GIAN DÀI

PHẦN 1: GIẶT QUẦN ÁO ĐÚNG CÁCH:

Phân loại quần áo theo chất liệu, không phải theo màu sắc:

Phân loại quần áo theo chất liệu vải và loại áo (sơ mi, áo thun…) là cách tốt nhất để vừa giảm chi phí năng lượng khi giặt bằng máy, vừa giữ được quần áo bền trong thời gian dài.

Ngoài ra, khi giặt áo sơ mi chung với nhau, bạn hãy lật mặt trong ra bên ngoài, thứ nhất là để tránh các nút áo, thứ hai là để hạn chế bay màu bên ngoài áo. Mẹo nhỏ là bạn có thể ngâm áo với một chút hạt tiêu để giữ cho màu sắc tươi sáng hơn. Nếu bạn có thời gian và thật sự muốn bảo vệ quần áo tốt nhất, bỏ qua giai đoạn sấy trong máy giặt, mà hãy làm khô tự nhiên trong không khí.

Với sự chăm chút đúng cách, quần áo bền trong một thời gian rất dài, điều này đặc biệt đúng với áo khoác và áo len, nhưng chỉ khi bạn thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất và làm sạch chúng đúng cách. Tuân theo điều kiện về nhiệt độ giặt, ủi , tránh tiếp xúc với hoá chất nào, bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu…

Tốt nhất là bạn nên thực hiện giặt ủi quần áo tại nhà, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ được từng loại quần áo của mình cần phải chăm sóc thế nào cho đúng cách, đừng mang chúng quăng ra tiệm giặt ủi công cộng.

Giặt quần áo đúng cách chỉ là bước đầu tiên để giữ chúng bền và mới. Bạn cũng cần phải bảo quản quần áo đúng phương pháp nữa.

PHẦN 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÊN ÁP DỤNG KHI BẢO QUẢN QUẦN ÁO:

Thật đáng tiếc , bạn không thể mặc quần áo yêu thích của mình mọi lúc mọi nơi (trừ khi tất cả quần áo bạn đều thích), vì vậy mà bạn có lúc cũng phải cất chúng vào tủ quần áo, một số lưu ý khi cất giữ:

+ Nên gấp áo len và áo thun rồi xếp vào ngăn tủ, đừng sử dụng móc treo vì sẽ làm chảy xệ vải.

+ Nếu bạn lưu giữ áo qua mùa, ví dụ như bảo quản áo len qua màu hè hay giữ áo dây qua mùa đông, để hạn chế côn trùng tấn công, hãy sử dụng băng phiến hoặc một ít hoa oải hưởng đặt trong tủ áo.

+ Hãy chắc rằng bạn bảo quản quần áo ở những nơi tránh ánh sáng trực tiếp và luôn khô thoáng để bảo vệ chúng tốt hơn.

Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng nếu bạn muốn chăm sóc quần áo tốt nhất có thể, hãy biết lưu ý và rút kinh nghiệm từ những nơi, những điều hay làm hỏng quần áo.

Khi tìm ra nguyên nhân của những vấn đề, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với trang phục của bạn. Nếu áo sơ mi có nút cuối không phù hợp, bạn có thể không đóng thùng với chiếc áo đó, hoặc tháo nút ra. Nếu không nhất thiết phải trực điện thoại liên tục, hãy bỏ vào túi xách, đối với nam thì khi ngồi xuống, hãy lấy điện thoại ra.

PHẦN 4: BIẾT CÁCH KHÂU VÁ QUẦN ÁO CƠ BẢN:

Bạn không nhất thiết phải có kỹ năng may vá của người thợ nhưng ít nhất hãy nắm vững cách khâu vá quần áo cơ bản để vá những lỗ nhỏ trên quần áo, tra/tháo nút, làm chắc đường may…

+ Đối với các loại quần áo sợi bông hoặc màu vải đậm, ta dùng nước giặt pha với giấm để giặt thì màu sắc sẽ luôn tươi mới.

+ Đối với các quần áo mới mua về, trong lần giặt đầu tiên, bạn ngâm trước vào nước muối khoảng 10 phút, làm vậy để tránh quần áo bị bay màu. Ngoài ra, khi giặt đồ, bạn nên giặt bằng nước lạnh để tránh lem màu, phai màu quần áo.

+ Trên áo có gắn hàng kim tuyến, hình in, bạn nên bảo quản chúng ở những nơi thoáng mát, tuyệt đối tránh nơi ẩm thấp, nhiều hơi nước nếu không muốn hàng kim tuyến đó bay mất.

+ Trên những trang phục có đính đá, bạn có thể lộn trái lại và dùng bàn là, là nhiều lần trên vị trí đính đá để hạn chế đá rơi ra.

+ Khi xếp quần áo vào va ly để đi chơi xa, để tránh bị nhàu nát, bạn nên xếp thân áo theo chiều ngang.