Cách Sử Dụng Kí Hiệu Toán Học Trong Word 2003 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cách Tính Toán Trong Word Chi Tiết (Trong Bảng Dữ Liệu)

Word cho phép bạn tạo bảng chỉ với vài bước đơn giản, không những vậy ta còn có thể tạo ra những bảng biểu khá phức tạp với các kỹ thuật như Gộp ô, tách ô. Ngoài ra nếu muốn bạn có thể sắp xếp dữ liệu trong bảng biểu một cách dễ dàng.

Vậy tính toán trong bảng Word thì sao? Được luôn, Word trang bị cho bạn 18 hàm từ cơ bản nhất như Sum, Average, Max cho đến các hàm như Not, Or, Count…Mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chi tiết trong bài viết này.

Hướng dẫn áp dụng cho bản Word 2007, 2010, 2013, 2016 trở lên. Bản Word 2003 chắc cũng tương tự như vậy, mình không rõ lắm.

Giúp bảng Word hiểu được vị trí bạn muốn nó tính toán

Ta sẽ giúp Word hiểu bạn muốn tính toán vị trí nào chứ. Trong Word ta có 2 cách đơn giản giúp bạn làm điều này và mình sẽ trình bày luôn cho bạn cả 2, tùy trường hợp mà dùng.

Dùng tham đối vị trí

Nghĩa là ta sẽ dùng các từ như Left, Right… để giúp bảng biểu xác định được ta muốn tính toán ở đâu.

Dãy số bên trái con trỏ chuột sẽ gọi là Left. Bên phải sẽ gọi là Right.

Ở phía trên con trỏ thì gọi là Above, ngược lại phía dưới thì gọi là Below.

Rồi đấy, cứ dùng những từ này khi muốn tính trong bảng dữ liệu.

Nếu đã từng dùng Microsoft Excel sẽ nhận ra rằng, phía trên bảng tính sẽ có các chữ cái in hoa đánh chữ từ A đến Z để tham chiếu ô của cột. Ở bên trái của bảng thì đánh số từ 1, 2, 3… để tham chiếu ô của hàng.

Ví dụ muốn xác định ô ở cột 3 hàng thứ 2, sau khi chiếu thì vị trí của nó là C2.

Trong Word ta cũng có thể dùng cách này nhưng không được đánh chữ và số rõ ràng như trong Excel, buộc ta phải xác định thủ công một chút.

Dùng tham đối vị trí

Giờ mình muốn tính điểm trung bình của môn Toán, Lý, Hóa, Anh ở hàng 2 ta sẽ làm như sau:

Tiếp đó đến tab Layout chọn Formula.

Number Format: Định dạng số, trong nhiều trường hợp bạn có thể cần đến tính năng này để định dạng số được hiển thị.

Tính năng này khá hay. Nếu chẳng may ta buộc phải thay đổi các dữ liệu trong ô bảng, với chỉ vài ô thì không sao, đằng này rất nhiều vị trí phải thay đổi. Thay vì làm 2 bước để tính toán lại ta sẽ làm cách khác đơn giản hơn nhiều.

Cập nhật tất cả kết quả trong bảng thì sao? Bạn bôi đen hết bảng rồi bấm F9, tất cả kết quả sẽ được cập nhật ngay lập tức.

Một vài hàm cơ bản hay dùng

Dấu “/”: Tính chia, ví dụ A1/B1.ABS(): Tính giá trị tuyệt đối của giá trị bên trong dấu ngoặc.AVERAGE(): Tính trung bình.MAX(): Trả về giá trị lớn nhất.MIN(): Trả về giá trị nhỏ nhất.

Cách Sử Dụng Hàm Sumif Trong Excel Kế Toán

1. Công dụng của hàm SUMIF trong Excel kế toán:

2. Tác dụng hàm SUmif: Hàm sumif là hàm tính tổng theo điều kiện:

– Dãy ô điều kiện: Là dãy ô chưa điều kiện cần tính. Cụ thể trong bài: Là dãy ô chứa tài khoản trong cột TK Nợ/TK Có trên NKC. Hoặc dãy ô chứa mã hàng trên Phiếu nhập kho, Xuất kho …vv

– Điều kiện cần tính: Phải có ” Tên ” trong dãy ô điều kiện. CỤ thể trong bài : Là Tài khoản cần tính trên NKC hoặc mã hàng trên kho ( bảng Nhập Xuất Tồn ) hoặc TK cần tổng hợp trên bảng Cân đối phát sinh…. ( Điều kiện cần tính chỉ là một ô )

– Dãy ô tính tổng: Là dãy ô chưa giá trị trong cột phát sinh Npj hoặc phát sinh. Có trên NKC, hoặc dãy ô chứa giá trị trong cột số lượng hoặc thành tiền trên kho ( trên phiếu NK, XK ). Dãy ô tính tổng và dãy ô điều kiện phải tương ứng nhau, tức điểm đầu và điểm cuối phải tương ứng nhau.

– Hướng dẫn khi muốn tuyệt đối dòng hoặc cột ( việc tuyệt đối dòng hoặc cột là tuỳ vào từng trường hợp ):

Để có gái trị tuyệt đối ( tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng – ( $cột$dòng). Ví dụ: $E$12 – tức là cố định cột E và cố định dòng 12

Để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng – được hiểu là cố định dòng thay đổi cột – (cột$dòng). Ví dụ: E$12 – tức là cố định Dòng 12, không cố định cột E

Để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột – được hiểu là cố định cột thay đổi dòng – ($cột dòng). Ví dụ: $E12 – tức là cố định Cột E, không cố định dòng 12.

Theo công thức trong bảng tính thì:

– Dãy ô điều kiện là E15 đến E180 ( tức là kéo từ nghiệp vụ phát sinh đầu tiên của tháng )– Điều kiện cần tính là ô E112 ( tức là ô điều kiện cần tính )– Dãy ô tính tổng là H15 đến H180

Với các bút toán kết chuyển cuối kỳ thì điều kiện cần tính có thể bấm trực tiếp vào ô chứa nó. Hoặc gõ trực tiếp tài khoản cần kết chuyển vào công thức

Ví dụ: =SUMIF( $E15:$E180, 5111,$H$15:$H$180)

Để các bạn có thể hiểu rõ hơn và chi tiết hơn khi sử dụng hàm SUMIF

Bài viết giúp ta biết Cách sử dụng hàm SUMIF trong Excel kế toán. Xem tại:

https://ketoan68.net/cach-s-dng-ham-sumif-trong-excel-k-toan/(mở trong cửa sổ mới)

Cách Sử Dụng Footnote Và Endnote Trong Word

Tính năng chú thích trong Word, bạn cần phân biệt sự khác nhau của Footnote và Endnote, cách ghi chú thích bằng Footnote và Endnote .

1. Footnote hay Endnote là gì?

Footnote hay Endnote sẽ tùy thuộc vào cách trình bày của bạn vì điểm khác biệt giữa hai loại chú thích này là vị trí hiện chú thích. Nếu như Footnote hiện chú thích ở cuối mỗi trang hoặc ngay bên dưới phần chữ thì Endnote đặt chú thích ở cuối văn bản hoặc mỗi đoạn (section).

Ngoài ra, cả hai kiểu chú thích này đều đặt ký hiệu chú thích (dạng số hoặc ký tự) ở dạng cỡ chữ nhỏ và nằm phía trên bên phải nội dung cần chú thích. Phần giải thích sẽ cách biệt với văn bản bằng dấu gạch ngang dài và ở vị trí tùy chọn.

Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ chú thích dạng Footnote hơn Endnote nên bài viết chỉ tập trung vào hướng dẫn sử dụng Footnote. Cách sử dụng Endnote hoàn toàn tương tự.

2. Định dạng qua hộp thoại Footnote and Endnote

Tại thẻ References, nhấn vào biểu tượng mũi tên nhỏ ở góc phải của mục Footnotes để mở hộp thoại Footnote and Endnote:

Location: chọn vị trí chú thích khi chèn Footnote, Endnote.

Convert: chuyển đổi chú thích dạng Footnote sang Endnote hoặc ngược lại.

Number format: chọn ký hiệu số hoặc chữ dùng trong chú thích

Custom mark: sử dụng khi cần chú thích bằng ký hiệu đặc biệt ngoài chữ và số.

Start at: chọn số thứ tự khởi đầu cho các chú thích

Numbering: chọn cách đếm số thứ tự chú thích: liên tục, bắt đầu lại ở mỗi đoạn hay mỗi trang

Apply changes to: thay đổi định dạng này với đoạn đang chọn hay toàn bộ văn bản

3. Thêm Footnote vào văn bản

Chọn Insert Footnote trong thẻ References, mục Footnotes để chèn chú thích vào vị trí con nháy trong văn bản. Sau đó, nhấn để đến vị trí cập nhật chú thích. Thao tác với Endnote cũng tương tự như vậy.

Ngoài ra còn có lệnh chuyển tất cả Footnote thành Endnote mà bạn có thể làm để chuyển qua lại là gom chú thích dưới từng trang thành tất cả chú thích nằm cuối văn bản ( Footnote thành Endnote ) hoặc ngược lại

Cách Sử Dụng Các Hàm Excel Trong Kế Toán Bán Hàng

Muốn làm tốt các công việc của kế toán bán hàng, ngoài những kiến thức cơ bản về kế toán bán hàng và những kỹ năng trau dồi theo thời gian thì bạn đọc cũng cần nắm vững một số hàm excel sau đây:

Vlookup là hàm tìm kiếm theo cột có điều kiện.

Cú pháp của hàm Vlookup: = Vlookup(lookup_value, table_array, col_index_num,[range_lookup]) = Vlookup(Giá trị dò tìm, Bảng tham chiếu, Cột cần lấy,X).

Các tham số cụ thể của hàm Vlookup:

Giá trị dò tìm: đây là giá trị cần đem ra so sánh để tìm kiếm.

Bảng tham chiếu: bảng này chứa thông tin mà dữ liệu trong bảng là dữ liệu để so sánh. Lưu ý vùng dữ liệu này là vùng dữ liệu tham chiếu nên cần sử dụng phím F4 để cố định vùng dữ liệu lại.

Cột cần lấy: là số chỉ cột dữ liệu bạn cần lấy để so sánh.

X: là giá trị trả về với độ chính xác tuyệt đối

Hàm HLOOKUP là hàm tìm kiếm

Cú pháp: =HLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,range_lookup)

Các tham số tương tự như hàm VLOOKUP bên trên.

Đây là hàm được sử dụng rất nhiều trong kế toán, nó sử dụng để tính tổng các ô chỉ định theo điều kiện được đưa ra.

Cú pháp của hàng này là: = SUMIF(range,criteria,[sum_range])

= SUMIF(Vùng chứa điều kiện, Điều kiện, Vùng cần tính tổng)

Các vùng tham chiếu của hàm này là:

Vùng chứa điều kiện: là vùng chứa điều kiện cần tính.

Điều kiện: đây là các tiêu chuẩn muốn tính tổng. Các tiêu chuẩn này có thể là dữ liệu số, biểu thức hoặc chuỗi.

Vùng cần tính tổng: Là các ô thực sự cần tính tổng. Sẽ là các ô chứa giá trị tương ứng (số tiền, lượng tiền…)

Hàm SUMIF thường dùng trong các nghiệp vụ kết chuyển cuối tháng trong Nhật ký chung, làm các bảng báo cáo nhập xuất tồn, bảng tổng hợp công nợ, bảng cân đối số phát sinh tháng, quý, năm…

SUM là hàm tính tổng cơ bản nhất mà mọi nhân viên văn phòng chứ không riêng gì kế toán hay kế toán bán hàng cần phải nắm vững. Nó được sử dụng để tính tổng các giá trị vùng dữ liệu.

Cú pháp của hàm SUM đó là: =SUM(number1,number2,…)

Các tham số của hàm SUM:

Number 1 (bắt buộc): Số (ô) đầu tiên muốn thêm vào. Số đó có thể là số 3, 4, 5,…, hoặc ô tham chiếu như D7, D8,…, hoặc ô phạm vi như D7:D11.

Number 2 (tùy chọn): Đây là số thứ 2 bạn có thể thêm hoặc không tùy chọn. Bạn có thể bổ sung đến 255 số bổ sung thêm.

Hàm này có rất nhiều công dụng với nhiều số chức năng khác nhau. Tuy nhiên trong kế toán bán hàng thường chỉ dùng đến số chức năng là 9, số chức năng 9 tương đương với tính tổng.

Ở đây hàm SUBTOTAL là hàm tính toán cho một nhóm con số trong một danh sách hoặc bảng dữ liệu tùy theo phép tính toán mà bạn lựa chọn trong đối số thứ nhất.

Cú pháp: =SUBTOTAL(9; Vùng tính tổng).

Với excel thì còn rất nhiều những hàm khác bạn cần phải biết và nắm vững để làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên, hiện nay, nếu có sự trợ giúp của các phần mềm kế toán bán hàng thì mọi công việc sẽ được giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn.