Cách Sử Dụng Camera Kính Hiển Vi / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Kính Hiển Vi Huỳnh Quang Kết Nối Với Camera Is.3153

Model: IS.3153-EPLi/6

Hãng: EUROMEX – Hà Lan

Sản xuất tại Hà Lan

Tính năng:

– Kính hiển vi huỳnh quang ứng dụng trong công nghệ sinh học và y tế, sử dụng để soi các mô và tế bào sống, có ứng dụng phát huỳnh quang.

– Tùy loại mẫu vật quan sát có thể dùng một hoặc nhiều loại phát huỳnh quang.

– Mẫu vật được nhuộm huỳnh quang rồi được chiếu sáng bằng ánh sáng của một bước sóng kích thích nhờ bộ kính lọc.

Năng lượng phát xạ ở bước sóng này, thuốc nhuộm huỳnh quang sẽ được hấp thụ bởi các chất huỳnh quang, khiến chúng phát ra ánh sáng có bước sóng dài hơn. Theo cách này, sự phân bố của một huỳnh quang duy nhất (màu sắc) được chụp ảnh tại một thời điểm. Hình ảnh nhiều màu sắc của một số loại huỳnh quang được tạo ra bằng cách kết hợp một số hình ảnh đơn màu, cho hình ảnh cần quan sát.

Thông số kỹ thuật:

– Có xử lý chống mốc trên toàn bộ hệ thống quang học, hệ thống quang được phủ lớp chống phản xạ cho khả năng truyền sáng cao nhất

– Thị kính EWF 10x, quang trường rộng 22mm, ống tube đường kính 30mm

– Đầu quan sát 3 mắt (3 đường truyền quang) xoay 360 o, nghiêng góc 30 o so với thân kính, gồm 2 ống lắp thị kính có thể điều chỉnh lên xuống, khoảng cách giữa 2 thị kính có thể điều chỉnh khoảng cách giữa 2 mắt từ 48 – 76mm; với bộ điều chỉnh diop ở 2 bên thị kính; đường truyền thứ ba đầu chờ lắp với camera kết nối máy tính quan sát hình ảnh trên máy tính.

Hệ thống quay cho phép thay đổi vị trí cả 2 tubes vị trí cao (431mm) và thấp (397mm).

– Mâm xoay vật kính có thể lắp được tối đa 5 vật kính khác nhau.

– Bộ vật kính E-Plan EPLi IOS: 4x/0.10, 10x/0.25, S40x/0.65, S100x/1.25 ngâm dầu, đầu vật kính 40X, 100X có gắn lò xo.

– Bàn đặt mẫu phẳng, kích thước 216 mm x 150 mm, di chuyển theo trục X, Y là 79, 52mm với thang dịch chuyển 0,1mm.

– Chân đỡ có gắn núm xoay đồng trục với 2 chức năng điều chỉnh thô và điều chỉnh tinh. loại đồng trục bố trí hai bên thân kính, để thuận tiện thao tác (chỉnh tinh và chỉnh thô), 200 bước tăng. Tổng khoảng cách dịch chuyển 24mm, với mức điều chỉnh 0.10µm, chỉnh bước xoay 0.2mm

– Lẫy bảo vệ vật kính và tiêu bản, điều chỉnh ma sát.

– Tụ quang: Tụ quang Abbe độ tụ N.A. 1.25 có điều chỉnh chiều cao, phù hợp cho nhiều loại tiêu bản khác nhau.

– Nguồn sáng:

+ Đèn NeoLED 3W điều chỉnh sáng, nguồn điện trong 100-240V

+ Nguồn sáng huỳnh quang: Nguồn sáng đèn hơi thủy ngân HBO 100W cho phổ sáng mạnh hơn kèm giá quay 6 vị trí và bộ lọc ánh sáng xanh lam và ánh sáng xanh lá (có thể lắp tối đa 6 bộ lọc sáng khác nhau)

– iCare Sensor: Nguồn sáng kính tự động tắt khi người sử dụng rời xa khỏi vị trí đặt kính, tiết kiệm năng lượng.

– CSS- cable storage system: cho phép người dùng cắm cáp nguồn từ phía sau của kính

Cung cấp bao gồm:

– Máy chính gồm thân kính (01 cái), mâm gắn vật kính loại 5 vị trí (1 cái), Bàn để mẫu cơ học (1 cái), Đèn NeoLED 3W (1 cái)

– Thị kính: HWF 10x/22 mm

– Bộ vật kính Fluarex 4x, 10x, S40x, S100x (dầu) (mỗi loại 1 cái)

– Tụ quang Abbe N.A. 1.25

– Nguồn sáng huỳnh quang, bước sóng 465-475nm

– Bộ kính lọc Blue (xanh lam), lọc Green (xanh lá cây), tấm chắn tia UV

– Tấm phủ máy + hộp xốp đựng máy

– Các phụ kiện tiêu chuẩn, dây nguồn..

– Tài liệu hướng dẫn sử dụng

Cách Sử Dụng Bảo Quản Sửa Kính Hiển Vi

Kính hiển vi được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm. bài viết này sẽ giới thiệu Cách sử dụng bảo quản sửa kính hiển vi đúng cách nhất

Giới thiêu tổng quan và các loại kính hiển vi

– Loại 1 : Kính hiển vi sinh học là thiết bị sử dụng để soi vi sinh vật nhỏ như nấm mem nấm mốc, bacilus, staphylococus,samonela, các loại vi khuẩn có lợi và có hại. ngoài ra còn dùng để soi tinh trùng. Độ phóng đại thường từ 40 tới 1000x lần ( 1000 lần phải dùng dầu soi kính).Có 2 loại là 2 mắt hoặc 3 mắt ( gắn camera). Kính có camera tiện cho người sử dụng và trong những năm gần đây được các nhà khoa học và nhân viên phòng thí nghiệm quan tâm vì tính năng nổi bật mà nó đem lại

– Loại 2: Kính hiển vi soi nổi là thiết bi sử dụng soi mạch điện tử, soi các chi tiết như vải sợi, dây, hoặc con trùng có kích thước lớn. độ phóng đại từ 3-30 lần. Kính có thể có 2 mắt hoặc 3 mắt ( gắn camera) có camera và phần mềm đo lường cho phép người dùng có thể quan sát qua màn hình máy tính, chụp hình ảnh đang quan sát, đo kích thước vùng cần kiểm tra như vết nứt mạch, kích thước cơ thể côn trùng. thiết bị có camera và phần mềm có thể xuất kết quả hình ảnh ra file báo cáo.

– Loại 3: Kính hiển vi đo lường là dòng chuyên dụng cho ngành điện tử dùng đo các kích thước linh kiện theo 3 chiều cao sâu rộng. thiết bị chính xác tới từng mircomet.Có camera và phần mềm đo lường kèm theo. các phép đo được lập trình sẵn. Cho phép lưu công thức đo, xuất dữ liệu ra file excel các thông số

– Loại 4: Kính hiển vi điện tử đây là dòng cao cấp phục vụ cho nghiên cứu. độ phóng đai lên tới 40,000 lần. Có thể kiểm tra thành phần chất, độ dày lớp. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có một vài trung tâm sử dụng như Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Trung Tâm Công Nghệ Cao Quận 9.

Cách sử dụng kính hiển vi Kính hiển vi đúng cách

Bước 1: Lựa chọn thiết bị Tùy thuộc vào loại ứng dụng, loại mẫu mà chọn cho mình loại phù hợp Như mẫu vi sinh phải chọn kính hiển vi sinh học, mẫu côn trùng, mẫu linh kiện phải chọn kính soi nổi, muốn đo lường chính xác phải chọn kính hiển vi đo lường. Thiết bị phải hoạt động tốt không bị rò điện tránh nguy hiểm cho người sử dụng

Bước 2: Chuẩn bị mẫu: Mẫu kiểm tra có thể kiểm tra trực tiếp hoặc phải chuẩn bị trước khi xem để cho kết quả như mong muốn

Bước 3: Thao tác thực tế Trước tiên đặt mẫu vào mâm đặt mẫu, Chọn độ phóng đại cần kiểm tra ( lưu ý chọn từ độ phóng đại thấp đến cao). Sử dụng núm chỉnh chiều cao sao cho vật vật kính gần sát xuống tới mẫu. Không được để vật kính chạm mẫu vì gây hư vật kính và hư mẫu. Bước này rất quan trọng và bạn cần phải thực hiện hết sức cận thận. Tiếp theo mắt nhìn vào 2 Thị Kính hoặc màn hình nếu thiết bị có kết nối camera phần mềm. Dùng tay chỉnh cho vật kính đi lên hướng xa khỏi mẫu cho tới khi mắt quan sát thấy rõ nhất có thể. Cố định vị trí quan sát rõ nhất sau đó tiến hành kiểm tra mẫu và thực hiện các thao tác chụp hình ảnh, đo các kích thước cần đo. Nếu tại độ phóng đại đang xem không đủ rõ chúng ta từ từ nâng vật kính lên và chuyển qua vật kính có độ phóng đại lớn hơn và tiếp tục thực hiện lại như thao tác lúc nãy. Bước này rất quan trọng vì càng ở độ phóng đại càng cao chúng ta cần điều chỉnh núm chiều cao càng nhẹ nhàng và chậm Sau khi đã quan sát thấy rõ mẫu chúng ta lấy mẫu ra khỏi thiết bị. Vệ sinh thiết bị, bảo dưỡng thiết bị. Phần này sẽ nói ở phần bên dưới

Cách Bảo quản bảo dưỡng Kính Hiển Vi đúng cách

Để thiết bị có tuổi tho cao công việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị rất quan trọng. Một số lưu ý khi bảo quản kính như sau:

– Không được đặt thiết bị trong môi trường ẩm ướt vì như vậy sẽ làm mốc vật kính dẫn tới hình ảnh bị mờ và phải thay thế gây lãng phí tốn kém

– Không đươc để rơi thiết bị vì sẽ làm thiết bị cong méo, các chi tiết cơ khí không còn chính xác, các thấu kính bên trong bi lệch dẫn tới kết quả sai và hình ảnh thu được không rõ nét như mong muốn

– Không được dùng vật sắc nhọn hay vải cứng lau chùi vật kính và thị kính vì nó gây xước kính hiển vi, cần dùng giấy lau kính chuyên dụng để vệ sinh sau khi sử dụng

– Cần phải có bao che bụi cho thiết bị, tránh để trong môi trường bụi

– Thiết bị phải để trên bàn chắc chắn không rung lắc

– Thiết bị cần được đặt trong Tủ đựng kính hiển vi có đèn, hút ẩm chống mốc

Sửa chữa kính hiển vi uy tín chất lượng

Bất kì thiết bị nào sau quá trình sử dụng sẽ dẫn tới hao mòn và cần sửa chữa thay thế. Quý khách không nên tự ý tháo sửa vì nguy cơ hư hỏng thêm nặng là rất cao. Hay liên hệ nơi uy tín có am hiểu về kính để sửa chữa. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thiết bị phòng thí nghiệm và đặc biệt là kính hiển vi chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí, kiểm tra và sửa chữa tận tâm cho thiết bị của bạn

Quý khách liên hệ với chúng tôi qua thông tin

Công ty Tavaka

Mr Việt: 0935.880.309

Kính hiển vi

Cách Sử Dụng Kính Hiển Vi Sinh Học 1 Mắt

Bạn đang sở hữu một chiếc kính hiển vi sinh học 1 mắt mà chưa biết thao tác sử dụng ra sao, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng nó một cách chi tiết nhất qua bài viết này.

KÍNH HIỂN VI SINH HỌC 1 MẮT DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

Kính hiển vi sinh học 1 mắt được sử dụng dùng để phóng đại các sinh vật nhỏ đặt trên lame kính, thường có cả độ phóng đại thấp và cao, với độ phóng đại lớn, từ khoảng 1000x – 1600x. Nó có cấu tạo đơn giản với một chân đế giúp cố định và giữ thăng bằng, thân cong giúp cho việc di chuyển kính dễ dàng, bộ phận quang học của kính gồm 1 ống thị kính có kích thước dài, tạo độ tập chung ánh sáng, khả năng làm rõ hình ảnh giúp người dùng theo dõi mẫu được tối ưu nhất.

Thiết bị này được dùng chủ yếu với mục đích giáo dục, được lựa chọn sử dụng nhiều trong các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo nghề. Đặc biệt, còn được dùng trong các hộ gia đình có trẻ nhỏ, các viện nghiên cứu, viện bảo tàng để nghiên cứu mẫu được dễ dàng, nhanh chóng.

CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI SINH HỌC 1 MẮT

Cách thích hợp để sử dụng kính hiển vi sinh học có cấu tạo 1 mắt là nhìn qua thị kính bằng 1 mắt và giữ cho mắt kia mở. Có thể điều này khá đơn giản, nhưng việc thiếu 1 thị kính có thể gây đến rắc rối cho nhiều người. Thao tác với kính bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu trên lame kính, kết nối nguồn điện, bật công tắc đèn.

Bước 2: Đưa mẫu vật vào vị trí trung tâm bàn tiêu bản, đặt ngay dưới vị trí của vật kính để tiện cho việc quan sát.

Bước 3: Dùng mắt quan sát và chọn vật kính phù hợp. Điều chỉnh khả năng thu – phóng thích hợp. Ghi lại kết quả, hiện trạng của mẫu nếu cần thiết.

Bước 4: Sau khi sử dụng xong, đưa mẫu vật ra khỏi bàn đặt, vệ sinh bộ phận quang học, rút điện và đưa kính về trạng thái nghỉ.

Hướng Dẫn Sử Dụng Kính Hiển Vi Cho Người Mới Bắt Đầu

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi

1. Các bước chuẩn bị cơ bản

1.1 Đặt kính hiển vi trên một bề mặt phẳng sạch sẽ

Đầu tiên, đặt kính lên một bề mặt phẳng cố định như bàn làm việc. Làm sạch khu vực đặt kính bằng các vật dụng vệ sinh. Kiểm tra nguồn điện để chắc chắn rằng thiết bị của bạn được cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ.

Khi di chuyển, chú ý cầm phần dưới đế kính để tránh làm hỏng các bộ phận khác.

Bàn tay chính là bộ phận làm việc trực tiếp với kính hiển vi. Tay của bạn luôn tiết ra mồ hôi, chúng dễ dàng bám vào các bộ phận quang học hoặc các slide hay các mẫu vật. Điều này có thể làm hỏng vật mẫu hoặc ảnh hưởng đến quá trình sử dụng kính của bạn.

Trước khi thao tác với kính, bạn nên rửa tay sạch hoặc sử dụng găng tay để tránh dấu vân tay hoặc bụi bẩn ở tay bám vào kính làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của kính.

Trong khi sử dụng kính hiển vi, hãy chắc chắn rằng bạn duy trì một tư thế cực kỳ thoải mái khi sử dụng. Điều chỉnh tư thế ngồi để phù hợp với quá trình làm việc, tránh bị đau lưng hay mỏi cổ.

Chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, có thể sử dụng ghế có tựa để dễ dàng thư giãn khi quan sát.

2. Các bước thao tác với kính hiển vi

2.1 Chuẩn bị Slide quan sát, đặt mẫu vật lên bàn tiêu bản

Lấy mẫu vật quan sát đặt trên slide. Đặt một tấm che ở góc 45 độ với slide giúp mẫu vật nằm ở vị trí chính giữa.

Đưa slide quan sát hoặc vật mẫu lên bàn đặt tiêu bản.

Kính hiển vi thường được trang bị đèn chiếu sáng Led hoặc Halogen. Tùy màu sắc và mức độ của mẫu vật mà bạn điều chỉnh đèn chiếu sáng sao cho phù hợp.

Lưu ý chỉnh đèn vào đúng vị trí đặt vật mẫu để hình ảnh quan sát thể hiện rõ vật mẫu.

2.3 Điều chỉnh Diop kính hiển vi phù hợp

Đưa độ phóng đại về 0 sau đó điều chỉnh đến mức phóng mà bạn mong muốn.Nó tùy thuộc vào kích thước của vật mẫu và mong muốn quan sát của bạn. Ví dụ, nếu bạn sử dụng kính hiển vi sinh học để quan sát mẫu vật là hoa lá hay côn trùng, độ phóng đại lý tưởng là 40x.

Thực hiện thao tác một cách chậm để quen với hình ảnh kính mang lại.

Để sử dụng tốt kính hiển vi quang học, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

Tùy thuộc vào kích thước mẫu vật và mục đích quan sát mà bạn nên cân nhắc lựa chọn giữa các dòng kính: soi nổi, kỹ thuật số, sinh học.

Đảm bảo nguồn điện để hoạt động của kính không bị gián đoạn. Kiểm tra rắc cắm để chắc chắn kết nối không bị lỏng, kính được cung cấp điện đầy đủ.

Sử dụng theo đúng hướng dẫn để đảm bảo chất lượng quan sát. Bạn không nên dùng sai mục đích vì điều này sẽ làm giảm chất lượng vận hành cũng như hình ảnh quan sát thu được.

Cần có ghi chú để ghi lại những điều thú vị khi sử dụng kính. Đây là điều nên làm vì nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình báo cáo cũng như xử lý công việc của mình.

Vệ sinh và bảo quản kính hiển vi đúng cách: Sau khi sử dụng xong, ngắt kết nối với nguồn điện sau đó hãy vệ sinh kính bằng dung dịch chuyên dụng. Chú ý vệ sinh thật sạch bộ phận làm việc chủ yếu của kính đó là thị kính. Bảo quản kính trong tủ kính hoặc bảo quản với túi nilon.