Cách Dùng Y Và I / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cách Viết Y Và I Trong Tiếng Việt

Trong những tranh luận về tiếng Việt, nhất là về chính tả, hẳn chúng ta đã được đọc nhiều bài viết về cách dùng hai chữ cái “i” và “y” trong nhiều năm qua. Cuộc tranh luận này dường như còn lâu lắm mới đến hồi kết thúc. Bài viết này không nhằm đưa ra một tranh luận mới, mà chỉ xin đưa ra một cái nhìn chung và những dữ kiện khách quan về vấn đề này.

Người viết bài đã sinh hoạt trong Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California từ tám năm nay với các Khoá Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm hằng năm vào mùa hè. Trong Khoá HLTNSP năm 2003, nhân nói chung về những điểm vô lý trong chính tả tiếng Việt, chúng tôi cũng có đưa ra một số nhận xét về cách dùng i và y một cách khái quát. Gần đây hơn, vào Khoá HLTNSP năm 2011, trong một lớp nói về cách phát âm phụ âm của học sinh Mỹ gốc Việt, chúng tôi cũng được vài khoá sinh hỏi về cách dùng hai chữ này. Chúng tôi đã dùng cách “khôi hài hoá” vấn đề và trả lời như sau:

Cách dùng i hay y là tuỳ theo sự việc mà từ ngữ diễn tả. Khi hai vợ chồng bỏ nhau mà làm thủ tục êm xuôi, nhanh chóng, thì viết là li dị; nếu thủ tục rườm rà, có nhiều tranh chấp, kéo dài thời gian, thì viết là ly dỵ. Người chữa bệnh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì gọi là bác sỹ; kẻ mới ra trường y khoa, chưa có kinh nghiệm, thì gọi là bác sĩ. Cũng vậy, loại bánh baguette dài thì viết là bánh mỳ, còn loại bánh ngắn thì viết là bánh mì, v.v. Cứ theo cách này, chúng ta sẽ tha hồ mà có muôn ngàn từ ngữ với i và y để diễn tả những khác biệt tinh tế về ý nghĩa của tiếng Việt.

Nhưng đấy chỉ là nói đùa cho vui mà thôi. Nếu nghiêm chỉnh mà nhìn vào vấn đề của i và y thì chúng ta thấy được những gì? Trước khi vào chuyện, chúng tôi xin được phép không đồng ý với một ý kiến là cách phát âm của i và y khác nhau. Theo ý kiến này, i đọc ngắn lại còn y đọc dài ra. Xin quý vị thử nghĩ, chúng ta có đọc ngắn chữ i trong chữ ti tiện và đọc dài chữ y trong chữ công ty không? Đó là chưa nói đến có một số chữ mà xem ra viết với i hay y cũng đều được chấp nhận, không nhiều thì ít, như quí báu hay quý báu (hay lại theo cái kiểu, quí có nghĩa là quí in ít, còn quý là quý nhiều nhiều?!!), hoặc là lâm li hay lâm ly, v.v…

Khi bàn đến ngôn ngữ, nếu chúng ta có thể dẫn chứng một vài ngôn ngữ khác để rộng đường dư luận thì cũng là một điều hay. Không riêng gì tiếng Việt mà tiếng Anh xem chừng cũng khá lúng túng với i và y. Trong một cuộc trao đổi ý kiến với một đồng nghiệp của chúng tôi là giáo sư Lâm Lý Trí, ông đưa ra một ví dụ trong tiếng Anh mà tôi rất lấy làm tâm đắc. Ông bảo ngay trong chữ city của tiếng Anh cũng đã có hai chữ đó sống chung hoà bình với nhau. Chúng ta biết rằng tiếng Anh là thứ tiếng có trọng âm (stress), và trong chữ city vần đầu có trọng âm. Nhưng như vậy thì hoá ra vần ci- có trọng âm phải đọc chữ i kéo dài, còn vần -ty không có trọng âm thì phải đọc chữ y ngắn lại hay sao? Và như vậy thì ngược với ý kiến trong tiếng Việt mà chúng tôi đã nêu trên.

Chúng tôi xin đưa thêm một ví dụ trong tiếng Anh nữa để chúng ta thấy là i và y thật ra có thể thay thế lẫn nhau trong rất nhiều trường hợp. Trong tiếng Anh, một trong những tiền tố (prefix) phủ định là dis-, có thể thấy trong rất nhiều chữ như disrespectful, dishonest, discontinue, v.v. Thế nhưng, đùng một cái, chúng ta thấy chữ dysfunctional viết với chữ y. Như vậy thì tiền tố dys- này có đọc dài hơn với tiền tố dis- hay không? Chắc quý vị đã có câu trả lời.

Trở lại với tiếng Việt, đặc biệt là chính tả tiếng Việt, chúng tôi xin nêu ra hai đặc tính căn bản trong chính tả, áp dụng không những cho chính tả tiếng Việt, mà cho bất cứ thứ tiếng nào có hệ thống chữ viết. Đặc tính thứ nhất của chính tả là tính tuỳ tiện (arbitrariness). Theo đặc tính này, người nói ấn định một dấu hiệu nào đó trong cách viết để biểu hiện một âm, một vần hay một chữ nào đó trong cách nói. Thí dụ như trong chính tả tiếng Việt, chữ p là để biểu hiện âm /p/. Sự biểu hiện này chỉ đúng với tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v…, nhưng lại chẳng có nghĩa lý gì với một số tiếng khác.

Chẳng hạn như trong tiếng Tagalog (dùng ở Phi-luật-tân), chữ p có âm /f/ (như trong chữ pamilya, có nghĩa là gia đình), còn trong tiếng Nga, chữ p lại có âm /r/ (như trong chữ роза, có nghĩa là hoa hồng). Đấy, chính tả tuỳ tiện là ở chỗ đó. Không có chân lý tuyệt đối trong chính tả.

Đặc tính thứ nhì của chính tả là tính ước lệ (conventionality). Sau khi đã tuỳ tiện quy ước một dấu hiệu nào đó trong cách viết là để biểu hiện cho một âm, một vần, một chữ nào đó trong tiếng nói, những người cùng dùng chung một ngôn ngữ đồng ý với nhau về quy ước đó và cứ như vậy mà áp dụng. Tính ước lệ cũng thấy trong nhiều lãnh vực khác, như các bảng chỉ dấu hiệu đi đường.

Chúng ta đã quá quen với những bảng dấu hiệu đó và chỉ hiểu mỗi dấu hiệu theo một nghĩa duy nhất (theo ước lệ), mà không thể, hay không muốn hiểu theo một nghĩa nào khác nữa. Lấy ví dụ như tấm bảng mà chúng ta hiểu rằng “Thường có nai băng ngang” để cẩn thận trong khi lái xe trên những con đường ở vùng quê. Nhưng có thể có người lại muốn hiểu là “Ở đây có bán thịt nai” thì sao?!!

Biết được hai đặc tính của chính tả nói chung rồi, bây giờ chúng ta nhìn lại nguồn gốc của chính tả tiếng Việt. Chúng ta ai cũng biết là mẫu tự tiếng Việt dựa vào mẫu tự La-tinh, do một số nhà truyền đạo đem đến nước ta trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Những nhà truyền giáo này nói tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ-đào-nha, tiếng Tây-ban-nha, v.v. cho nên những quy ước trong chính tả tiếng Việt phần lớn dựa vào quy ước chính tả trong những thứ tiếng đó. Có những quy ước hợp lý, cũng có những quy ước vô lý, nên chính tả tiếng Việt thừa hưởng cả hai loại quy ước đó.

Trước hết, chúng ta cần trả lời câu hỏi có tính chất căn bản, i và y là nguyên âm hay là bán nguyên âm? Xét qua cách cấu tạo vần trong tiếng Việt, và cách thể hiện những vần đó qua chính tả, chúng ta phài trả lời là i có thể dùng như nguyên âm và cũng có thể dùng như bán nguyên âm; y cũng vậy, vừa dùng như nguyên âm, vừa như bán nguyên âm trong chính tả tiếng Việt.

Lấy ví dụ, i được dùng như nguyên âm trong những chữ đi, si, chia, chịu, v.v… Nó được dùng như bán nguyên âm trong những chữ như hai, coi, tươi, v.v.

Về phần y, chữ cái này được dùng như nguyên âm trong những chữ ý, quý, ỷ lại, v.v…, và được dùng như bán nguyên âm trong những chữ nguyên, yên, hay v.v…

Rắc rối thật, phải không quý vị? Chẳng trách gì có một số người muốn bỏ phức chữ y đi, để “tiếng Việt càng ngày càng trong sáng” hơn! Thế nhưng sẽ có những người “bảo thủ” bắt bẻ, Nếu bỏ y đi thì tính sao với những chữ như thuý, tận tụy, phát huy, v.v…?!!! Bỏ thì thương, vương thì tội, rõ ràng là thế.

Nếu xét qua những thứ tiếng như Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, là những thứ tiếng mà chính tả được dựa vào để làm nên chính tả tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy những thứ tiếng này cũng dùng i và y, có khi là nguyên âm, có khi là bán nguyên âm, y hệt như trong chính tả tiếng Việt vậy. Chẳng hạn như trong tiếng Tây-ban-nha và tiếng Pháp, có quy luật là hễ âm /i/ viết thành một chữ riêng biệt thì phải viết với y (và tiếng Việt của chúng ta cũng y như thế!)

Ví dụ: María y Juan (Maria và Juan – tiếngTây-ban-nha)Ça y est! (Vậy đó! Xong rồi – tiếng Pháp)

Hay trong tiếng Tây-ban-nha, i và y đều có thể dùng như bán nguyên âm trong những trường hợp khác nhau. Ví dụ như trong chữ bien (nghĩa là hay, tốt đẹp), i được dùng như bán nguyên âm (tựa như chữ biên trong tiếng Việt vậy). Còn trong chữ huyen (có nghĩa là họ chạy trốn), y được dùng như bán nguyên âm (tựa như chữ huyên trong tiếng Việt).Tuy nhiên, nhập gia thì tuỳ tục, khi vào đến chính tả tiếng Việt, ngoài những nét tương đồng với các thứ tiếng gốc La-tinh nói trên, i và y cũng được dùng theo một số quy ước riêng chỉ áp dụng cho tiếng Việt. Để tóm tắt một cách có hệ thống, sau khi quan sát cách dùng i và y trong chính tả tiếng Việt, chúng ta có thể thấy có những quy luật chính tả sau đây:

I. Cách dùng chữ i.

Chữ i được dùng trong những trường hợp sau:

1. Dùng như nguyên âm đơn theo sau một phụ âm: mi, đi, phi, thi, mít, thịt, v.v…

2. Dùng như nguyên âm chính trong một nhị trùng âm: chia, chịu, quít, quì, v.v…

3. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một nhị trùng âm: tiếc, kiếm, thiệp, v.v…

4. Dùng như bán nguyên âm sau trong một nhị trùng âm: hai, mái, coi, hơi, cúi, v.v…

5. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một tam trùng âm: chiếu, tiêu, kiểu, v.v…

6. Dùng như bán nguyên âm sau trong một tam trùng âm: cười, tuổi, chuối, v.v…

II. Cách dùng chữ y.

Chữ y được dùng trong những trường hợp sau:

1. Dùng như nguyên âm trong những chữ chỉ có nguyên âm (không có phụ âm trước hay sau): y, ỷ, ý, v.v…

2. Dùng như nguyên âm chính trong một nhị trùng âm có chứa bán nguyên âm /w/ (biểu hiện bằng chữ u): quý, thuý, luỹ, suýt, v.v…

3. Dùng như bán nguyên âm đầu trong môt nhị trùng âm trong những chữ không bắt đầu bằng một phụ âm: yến, yếm, yết, v.v…

4. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một tam trùng âm trong những chữ không bắt đầu bằng một phụ âm: yêu, yểu, yếu, v.v…

5. Dùng như bán nguyên âm thứ nhì trong một tam trùng âm: nguyên, quyết, chuyện, v.v…

6. Dùng như bán nguyên âm sau trong một nhị trùng âm: hay, đây, xay, v.v…

7. Dùng như bán nguyên âm sau trong một tam trùng âm: quay, xoay, quậy, v.v…

Quan sát cách dùng của i và y, chúng ta thấy y dùng nhiều hơn i trong một trường hợp, và có vài cách dùng của hai chữ cái này có vẻ trùng hợp nhau. Đó là lý do một số người muốn giản lược cách dùng, gộp hai thành một là vậy.Tuy nhiên, có trường hợp i và y được “giao phó” cho một nhiệm vụ là phân biệt cách phát âm. Nhìn vào cách dùng (4) của i và cách dùng (6) của y, chúng ta thấy cấu trúc vần như nhau, nghĩa là nguyên âm + bán nguyên âm. Nếu đem hai chữ hai và hay ra so sánh, chúng ta sẽ thấy “nhiệm vụ” của i và y quan trong như thế nào. Tuy hai chữ hai và hay khác nhay ở cách viết i và y, sự thật là chỗ khác nhau trong cách đọc không phải ở i và y, mà là ở cách đọc chữ a đứng trước. Vô hình chung, có một quy ước như thế này:

* Khi a có i theo sau, ta có nguyên âm a đọc mở, hơi dài, như trong chữ tai, sai, cai, v.v…

* Khi a có y theo sau, ta có nguyên âm ă đọc ngắn lại, như trong chữ tay, say, cay, v.v… (viết là a mà kỳ thực là đọc như ă).

Một công dụng khác của i và y là giúp phân biệt hai loại nhị trùng âm cùng dùng chữ u trong chính tả, nhưng có khi u là nguyên âm, có khi là bán nguyên âm. Lại thêm một quy ước về i và y nữa. Quy ước đó như sau:

* Trong một nhị trùng âm mà u là nguyên âm và i là bán nguyên âm, nhị trùng âm đó sẽ viết là ui: cúi, túi, lui, v.v…

* Trong một nhị trùng âm mà u là bán nguyên âm và i là nguyên âm, nhị trùng âm đó sẽ viết là uy, thuý, quý, luỹ, suy, v.v…

Nên nhớ, đây cũng chỉ là những quy ước thôi, và quy ước nào cũng có thể sửa đổi. Tuy nhiên, qua các quy ước này, chúng ta cũng có thể thấy là i và y khá có ích trong việc giúp phân biệt cách phát âm hay sự khác nhau giữa nguyên âm và bán nguyên âm.

Đọc đến đây, chắc sẽ có một số quý vị phàn nàn, Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!Nhưng câu chuyện này đi đến đâu? Giải quyết thế nào?

Xin thưa, quan điểm của chúng tôi là không sửa đổi, cải cách gì cả. Khi viết, chúng ta nên theo đa số, cách nào nhiều người dùng hơn thì chúng ta dùng (nếu chúng ta không muốn lập dị). Chúng ta cũng có thể tham khảo một số từ điển của những tác giả có uy tín để làm điểm tựa. Đành rằng cách dùng i và y phô ra nhiều điểm không hợp lý, nhưng còn biết bao nhiêu điều chưa hợp lý trong chính tả tiếng Việt đang chờ được giải quyết nữa? Xin đơn cử một ví dụ, chỉ với một âm /k/ mà chính tả tiếng Việt cần đến ba chữ cái là c, k và q để biểu hiện. Tại sao không viết kon ká thay vì con cá nếu cá chữ nào cũng có thể đọc ra cùng một âm /k/? Hay tại vì cách viết kon ká có vẻ “khó koi”?!! Nếu phải cải cách cách dùng ba chữ cái phụ âm này (chỉ dùng một chữ k cho tất cả các trường hợp), chắc chúng tôi sẽ viết ra một câu chuyện nhỏ như sau: Kô Kúk kwa nhà anh Kường rủ anh đi kâu ká. Anh Kường kẹt phải đi làm kiếm tiền nuôi lũ kon kòn nhỏ nên phải kiếu từ. Kô Kúk nghĩ anh Kường kiếm kớ không muốn kwen kô. Phen này kô Kúk kwuyết chinh phục trái tim khô kứng kủa anh Kường, để không hổ mặt giới hồng kwuần nhi nữ!

Về ngôn ngữ, chúng tôi quan niệm là nó cũng bất toàn như biết bao điều bất toàn khác chung quanh chúng ta. Chúng tôi thường nghĩ đến việc cải cách chính tả như việc phái nữ (và cả phái nam) thích sửa sắc đẹp. Sửa xong cái mũi rồi, thấy đôi mắt chưa được to cho lắm, phải sửa thêm mắt. Sửa mắt rồi, thấy đôi môi chưa được chúm chím, lại phải bơm môi. Chuyện sửa sắc đẹp chắc cũng chẳng khác chi chuyện dài i và y, phải không quý vị? Thôi thì trời sinh sao để vậy. Cái đẹp lâu bền chính là cái đẹp tự nhiên.

GS Trần Chấn TríUniversity of California, Irvine

Học Về Đại Từ En Và Y Trong Tiếng Pháp

ĐẠI TỪ EN VÀ Y TRONG TIẾNG PHÁP Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap France trường dạy học tiếng pháp ở tphcm uy tín chất lượng nhất hiện nay. Với các khóa học nổi tiếng như: Tự học tiếng pháp online miễn phí Tiếng pháp giao tiếp hàng ngày Tiếng pháp căn bản 1. Đại từ En và Y dùng khi nào?

“En” và “Y” để thay thế cho danh từ để tránh lặp đi lặp lại danh từ đó. Vậy đại từ “En”, “Y” trong tiêng pháp được thay thế ra sao? Khi nào ta sử dụng những đại từ này?

Đại từ “En” thay thế cho danh từ có giới từ “de” hoặc mạo từ (article partitif, article indéfini) đứng trước. Còn đại từ “Y” thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn có giới từ “à” đứng trước.

Để biết khi nào dùng “En”, khi nào dùng “Y” thì ta phải nắm rõ cấu trúc của động từ. Như vậy khi ta học một động từ thì phải nhớ luôn giới từ đi sau nó.

2. Đại từ EN Thay thế cho danh từ có giới từ “de” đứng trước

– Đại từ “en” được dùng với các động từ đi với “de”, chẳng hạn như “avoir besoin de”, “avoir envie de”, “parler de”, “rêver de”, “s’occuper de”….

Ví dụ: – Vous avez envie de chocolat? (Anh có muốn ăn sôcôla không?) Oui, nous en avons envie!

– Vous parlez de la dernière exposition du Musée d’Art Moderne? (Anh đang nói về cuộc triển lãm gần đây của Viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại đó hả?) Non, nous n’en parlons pas.

Ta thấy “en” thay thế cho “de chocolat”, “de la dernière exposition du Musée d’Art Moderne”.

Lưu ý: Đối với danh từ chỉ người, ta dùng pronom tonique (như moi, toi, lui, elle, soi, nous vous, eux, elles) để thay thế chứ không dùng đại từ “en”.

Ví dụ:

Vous parlez du patron? (Các bạn đang nói về ông chủ à?) Oui, nous parlons de lui. Vous parlez de son nouveau projet? (Các bạn đang bàn về dự án mới của anh ấy phải không?) Non, nous n’en parlons pas.

“En” có thể thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn nếu như trước danh từ này có giới từ “de”. Ví dụ: Vous revenez du cinéma? (Các bạn mới đi rạp về đó hả?) Oui, nous en revenons à l’instant.

Thay thế cho danh từ có mạo từ đứng trước như article partitif (du, de la, de l’, des) hay article indéfini (mạo từ không xác định, như un, une, des) đứng trước.

Các bạn hãy quan sát các câu dưới đây:

-Je dois aller faire les courses. Est-ce qu’il reste du lait? Non, il n’en reste plus. -Et de la farine ? Oui, il en reste un paquet. – Et des œufs? Oui, il en reste 5. – Et de l’eau ? Non, il n’en reste plus. – Est-ce que tu as acheté une poêle hier? Oui, j’en ai acheté une pour faire les crêpes.

Ta thấy rằng đại từ “en” ở trên thay thế cho “du lait”, “de la farine”, “des œufs”, “de l’eau”, “une poêle”.

Khi ta muốn xác định rõ số lượng, ta có thể thêm một từ định lượng, như j’en ai acheté une, deux, trois… (Tôi muốn mua một, hai, ba… cái) Ví dụ: – Est-ce que vous avez des enfants ? (Anh có con chưa?) – Oui, j’en ai 2. (Có rồi, tôi có 2 cháu.)

2. ĐẠI TỪ “Y Thay thế cho danh từ có giới từ “à” đứng trước

Đại từ “y” được dùng với các động từ đi với giới từ “à”, chẳng hạn như penser à, s’intéresser à, réfléchir à, participer à, croire à, jouer à…

Ví dụ: Est-ce que vous participerez au tournoi de football dimanche? (Anh sẽ tham dự giải bóng đá vào chủ nhật chứ?) – Oui, bien sûr, nous y participerons et nous gagnerons!

Est-ce que vous vous intéressez à l’art moderne? (Anh có quan tâm đến nghệ thuật hiện đại không?) – Non, nous ne nous y intéressons pas du tout!

Thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn

Bạn hãy quan sát các ví dụ sau:

Tu pars où pendant les vacances? Je pars en Australie. Et tu y vas à quelle période? J’y vais à Noël. Et toi, tu vas où? Moi, je vais aux Etats-Unis! C’est super! Tu y vas avec qui? J’y vais avec ma famille.

Ta thấy câu hỏi xác định nơi chốn (òu? ở đâu?). Đại từ “y” thay thế cho “en Australie” và “aux Etats-Unis”.

Thông thường, đại từ “y” thay thế cho tất cả các từ ngữ chỉ nơi chốn. Ví dụ: Quand vas-tu à la banque? (Khi nào bạn đến ngân hàng?) – J’y vais ce matin.

Avec qui vas-tu au cinéma? (Cậu đi xem phim với ai?) – J’y vais avec mes amis.

Pourquoi vas-tu à l’aéroport? (Sao bạn lại ra sân bay?) J’y vais pour aller chercher mes parents qui reviennent de vacances.

Comment vas-tu aux Halles? (Bạn tới Halles bằng phương tiện gì?) – J’y vais en métro.

Comment pars-tu en Corse? (Cậu đi gì đến Corse?) – J’y vais en bateau.

Quand vas-tu à Cuba? (Khi nào cậu đi Cuba?) – J’y vais en décembre.

Tags: dai tu en va y trong tieng phap, hoc tieng phap, tu hoc tieng phap online mien phi, tieng phap can ban, hoc tieng phap o tphcm, tieng phap giao tiep hang ngay

Phân Loại Và Phối Hợp Thuốc Kháng Sinh Trong Thú Y

Kháng sinh được sử dụng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

Có nhiều cách để phân chia chủng loại các thuốc kháng sinh trong thú y, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi thường phân chia theo dựa trên 4 đặc điểm chính bao gồm: khả năng tác dụng (diệt khuẩn và hãm khuẩn); phổ tác dụng (phổ rộng và phổ hẹp); nguồn gốc (tổng hợp và bán tổng hợp); cơ chế tác dụng. Theo cách phân loại dựa trên cơ chế tác dụng, thuốc kháng sinh dành cho vật nuôi được chia thành 4 loại chính.

Loại kháng sinh này có tác động diệt khuẩn thông qua cơ chế gây ức chế cạnh tranh các enzyme transpeptidase ngăn chặn các liên kết tạo nên thành tế bào, dẫn đến quá trình tổng hợp vách tế bào bị chặn lại và gây chết tế bào. Nhóm kháng sinh Beta Lactam và Glycopeptide hai đại diện tiêu biểu cho loại kháng sinh này.

Kháng sinh ức chế thành tế bào có thể ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng tụ cầu ở gia cầm

Tổng hợp protein là một chu trình cần thiết để tế bào có thể hình thành sự sống, trong đó quá trình dịch mã các axit amin thành chuỗi polypeptide được coi như là hoạt động cốt lõi. Các thuốc kháng sinh trong thú y sẽ gây ức chế lên quá trình này, khiến chuỗi polypeptide được tạo thành không hoàn chỉnh hay không thể hoàn thành. Từ đó, tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển. Các nhóm kháng sinh như Lincosamid, Cloramphenicol và Aminoglycoside sẽ có thể diệt khuẩn hoàn toàn nếu sử dụng với nồng độ cao.

Kháng sinh gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nhân tế bào thường xuất phát từ cơ chế gây ức chế axit nucleic. Đây là một đại phân tử sinh học có mặt trong hầu hết tế bào sống và giữ vai trò truyền đạt thông tin di truyền. Khi axit nucleic bị ức chế và hoạt động không đúng khiến cho vi khuẩn không thể sinh sôi và tồn tại. Do tác dụng trực tiếp đến thành phần quan trọng này khiến vi khuẩn có thể bị diệt khuẩn hoàn toàn, tiêu biểu là nhóm Macrolide.

Nhóm kháng sinh Macrolide giúp điều trị các bệnh tiêu chảy ở lợn

Trong vòng đời phát triển của một tế bào vi khuẩn còn đòi hỏi sự góp công của axit folic. Sự thiếu vắng axit folic sẽ làm cho màng sinh chất đánh mất phương hướng hoạt động khiến tế bào không thể sinh sôi và duy trì sự sống. Polymyxin là nhóm thuốc kháng sinh trong thú y có khả năng phá vỡ màng tế bào, gây chết và vô hiệu hóa các độc tố.

Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ mang lại một hiệu quả giới hạn, để tăng khả năng kháng bệnh cho vật nuôi, người chăn cần thực hiện phối hợp sử dụng thuốc đúng cách.

Phối hợp kháng sinh giúp mở rộng phổ kháng khuẩn ở bò

Sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng sinh trong thú y có thể giúp tăng cao hiệu quả nhưng đồng thời tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ cũng cao hơn. Do đó, người chăn nuôi cần tuân thủ một số nguyên tắc phối hợp kháng sinh sau đây để không gián tiếp gây hại cho vật nuôi.

Hai loại kháng sinh thành phần nên cùng tác dụng diệt khuẩn hoặc hãm khuẩn. Kháng sinh diệt khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn bao gồm các nhóm: Beta Lactam, Aminoglycosid, Polypeptide, Fluoroquinolon, Rifamycin. Kháng sinh hãm khuẩn chỉ ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt như: Tetracyclin, Lincosamid, Macrolid, Phenicol. Khi kết hợp hai loại kháng sinh khác tác dụng dễ dẫn đến tình trạng đối kháng và bị phản tác dụng. Đồng thời, chủ đàn cần lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh hãm khuẩn khi cơ thể vật nuôi còn sức, kháng sinh đóng vai trò làm suy yếu vi khuẩn và hệ thống đề kháng sẽ tiêu diệt chúng.

Hai loại kháng sinh thành phần không nên cùng cơ chế tác động. Cụ thể như, khi sử dụng một kháng sinh tác động theo cơ chế ức chế sự tổng hợp thành tế bào thì không nên kết hợp với kháng sinh ức chế tổng hợp protein, việc này không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho vật nuôi.

Hai kháng sinh thành phần không kích thích sự đề kháng. Ví dụ như không thể phối hợp cefoxitin với penicillin, vì cefoxitin kích thích vi khuẩn đề kháng với penicillin bằng cách tiết ra enzyme phân hủy kháng sinh phối hợp với nó.

Một số phối hợp mang lại hiệu quả như: Beta Lactamin + Aminoglycoside; Glycopeptide + Aminoglycoside; Sulfamid + Trimethoprim. Một số phối hợp cần tránh như: Aminoglycoside + Chloramphenicol, Aminoglycoside + Tetracycline, Quinolone + Chloramphenicol.

Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm ở gà

Trong chăn nuôi, kháng sinh nên được sử dụng ngay khi vật nuôi còn nhỏ để tăng sức chống chọi với bệnh tật. Đặc biệt, các loài được nuôi theo đàn với số lượng lớn như gà vịt thì việc sử dụng sớm thuốc kháng sinh góp phần bảo vệ vật nuôi khỏi các bệnh truyền nhiễm và lây lan. Thông qua bài viết này, Animaid hy vọng đã mang đến một số thông tin hữu ích về thuốc kháng sinh trong thú y.

Hướng Dẫn Cách Dùng Pin Iphone 5 Bền Và Tránh Chai Pin

Hướng dẫn cách dùng pin iphone 5 bền và hiệu quả

1) Sạc pin đúng cách và hiệu quả :

Khi bạn sạc Pin cho iPhone 5 bạn nên cho nó nạp hết nhiên liệu đầy rồi mới sử dụng. hạn chế ngắt khi đang sạc. Các bạn không nên vừa dùng sạc vừa lướt web hay chơi game điều này có thể làm cho tuổi thọ của giảm. Và một điều nữa là các bạn hạn chế sạc pin liên tục trong ngày. Khi nào Pin báo phần % thấp thì lúc đó chúng ta mới sạc. Nên sạc pin bằng ổ cắm điện hạn chế sạc pin bằng cổng máy tính( Sạc bằng cổng của máy tính sẽ rất lâu gây ra tình trạng nóng máy )

2) Sử dụng linh kiện sạc chuẩn.

Sử dụng linh kiện sạc chuẩn khi đi kèm theo hộp là cách để tăng tuổi thọ cho pin iPhone 4 của bạn. Sạc Pin theo linh kiện chuẩn của hãng khi mua sẽ giúp chúng ta cải thiện được thời gian pin. Pin sẽ được nạp vào rất nhanh

3) Restore cho máy đều đặn

Trung bình khoảng một tháng bạn Restore máy lại sẽ giúp cho máy hoạt động trơn tru hơn. Các chức năng được vận hành một cách mượt mà hơn sẽ giúp cải thiện được độ hao pin của máy. Nếu không làm thế các chức năng sẽ hoạt động công suất cao và đi kèm pin sẽ phải hoạt động vất vả hơn dẫn đến tình trạng hao pin.

4) Tắt các App, ứng dụng chạy ngầm trong máy

Bạn không nên để nhiều ứng dụng cùng hoạt động một lúc trong máy. Những ứng dụng nào bạn không thường hay sử dụng đến hay bạn cảm thấy không cần thiết thì hãy tắt nó đi.

5) Tắt các chức năng truyền dữ liệu: Wifi, 3G

Nếu bạn không dùng đến hãy tắt những chức năng này đi vì nó là nguyên nhân dẫn đến việc pin trong máy bị hao nhanh.

Giảm độ sáng màn hình cũng là cách để pin của máy không bị giảm nhanh.

7) Cài đặt tính năng cập nhật mail thủ công.

Apple đã cài đặt mặc định cho chức năng này là cập nhật mail trong khoảng : 15 phút, 30 phút hay 1 giờ. Nếu bạn không phải là người thường liên lạc qua mail thì chức năng tự động này sẽ làm máy phải hoạt động và làm pin hao nhanh. Để cài đặt chức năng không cập nhật mail các bạn làm theo bước sau : Các bạn mở setting chọn mail, contact, calender các bạn kéo xuống dưới và chọn Manually.

8) Các chức năng như Chứng khoán, thời tiết, các dịch vụ khác nếu được tắt đi cũng sẽ giảm hao pin và tăng tuổi thọ cho pin.