Câu điều kiện gồm có 02 mệnh đề: mệnh đề if (if-clause) chỉ điều kiện và mệnh đề chính (main clause) chỉ kết quả. Cấu trúc, cách sử dụng câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3 ở thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn..
Câu điều kiện là gì?
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện. Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.
Ví dụ: If it rains – I will stay at home. Mệnh đề điều kiện – mệnh đề chính (Nếu trời mưa – tôi sẽ ở nhà.)
Công thức và cách dùng câu điều kiện loại 1
Cấu trúc: IF S + V (hiện tại) , S + WILL ( CAN, MAY) + V (nguyên mẫu)
Cách dùng: Chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
If it is sunny, I will go fishing. ( nếu trời nắng, tôi sẽ đi câu)
If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (thì tương lai đơn giản)
E.g: If you don’t water the trees, they ‘ll die
If my father gives me some money, tomorrow I’ll buy a dictionary
(Nếu bố tôi cho tôi tiền, ngày mai tôi sẽ mua 1 cuốn từ điển)
If + Mênh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (may/can +V)
+ Để chỉ sự khả năng khách quan
E.g: It’s sunny. If we go out without a hat, We may get a headache
(Trời đang nắng. Nếu chúng tôi đi chơi mà không đội mũ, Chúng tôi có thể bị đau đầu)
+ Chỉ sự cho phép
E.g: If you finish your test, You can go home
(Nếu bạn làm xong bài kiểm tra, bạn được phép ra về)
E.g: If you want to get good marks, You must do exercises
(Nếu bạn muốn được điểm cao, bạn phải làm bài tập)
Cấu trúc và cách sử dụng câu điều kiện loại 2
Công thức: IF S + V (quá khứ) , S + WOULD ( COULD, MIGHT ) + V (nguyên mẫu)
( be luôn dùng were dù chủ từ số ít hay nhiều )
Cách dùng: Chỉ sự việc không thể hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
If I were you, I would go abroad. ( nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi nước ngoài)
Chuyện này không thể xảy ra được vì tôi đâu thể nào biến thành bạn được.
If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ đơn giản), Mệnh đề 2 (would/could/might + V)
+ Diễn tả hành động “không có thật” ở “hiện tại” hoặc “tương lai”
E.g: It isn’t cold now so I switch on the fans
* Note: Chúng ta dùng “were” cho tất cả các ngôi, không dùng “was”
If I were a bird, I would fly
(Nếu tôi là 1 con chim, tôi sẽ bay được)
+ “Sự tiếc nuối” ở hiện tại hoặc tương lai
E.g: If he helped me, I could do something
If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ đơn giản), Mệnh đề 2 (could/might + V)
E.g: If he tried, he might succeed
(Nếu anh ấy cố gắng, anh ấy sẽ thành công)
E.g: If I lived in France, I could speak French well
(Nếu tôi sống ở Pháp, tôi sẽ nói tiếng Pháp giỏi)
Cách dùng và công thức câu điều kiện loại 3
Cấu trúc: IF S +HAD +P.P , S + WOULD ( COULD, MIGHT ) HAVE + P.P
Cách dùng: Chỉ sự việc đã không xảy ra ở quá khứ.
Ví dụ:
LƯU Ý:
+ Unless = if … not : trừ phi
+ Bên mệnh đề có if, chữ had trong loại 3, chữ were trong loại 2 và chữ should trong loại 1 có thể đem ra đầu câu thế cho if.
( chữ should đôi khi có thể dùng trong loại 1 với nghĩa làm cho câu mơ hồ hơn)
Ví dụ:
= Should he call,…. ( nếu mà anh ta có gọi, … )
– If I were you, …
= Were I you, ….
– If she had gone there, …..
= Had she gone there,…..
Cách dùng câu điều kiện zero
Người ta gọi tên nó là “zero” có lẽ vì thấy 2 vế đều chia hiện tại đơn.
Cách dùng:
– Diễn tả một chân lí, qui luật:
Ví dụ:
If water is frozen, it expands. Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.
(Đây là sự thật, chân lí lúc nào cũng vậy nên dùng loại zero)
Phân biệt:
If the water is frozen, it will expand. Nếu nước này bị đông đặc nó sẽ nở ra. (Đây là một hoàn cảnh cụ thể, một khối nước cụ thể nào đó xác định nên không dùng loại zero)
– Diễn tả một thói quen:
Ví dụ:
If it rains, I go to school by taxi. (Đây là thói quen chứ không phải một hoàn cảnh cụ thể nào nên dùng loại zero)
Phân biệt:
If it rains this evening, I will go to school by taxi. (Đây là hoàn cảnh cụ thể chứ không phải thói quen nên không dùng loại zero)
Câu điều kiện loại hỗn hợp.
Loại hổn hợp là loại câu điều kiện mà 2 vế khác loại nhau.
Ví dụ:
Nếu cái gì đúng sự thật thì chia động từ theo đúng thời gian của nó, còn cái gì không có thật, khó xảy ra hoặc chỉ giả sử thôi thì lùi về một thì.
Khi nắm nguyên tắc này rồi mems cứ lần lượt xem xét từng vế riêng biệt mà chia thì chư không được chia vế này xong thấy loại mấy thì vội vàng chia vế kia như vậy là rất dễ sai.
tu khoa:
cấu trúc câu điều kiện loại 1 trong tiếng anh
cấu trúc câu tiếng anh lớp 7
cấu trúc câu điều kiện
bài tập câu điều kiện
câu điều kiện loại 1
câu ước trong tiếng anh
câu điều kiện trong tiếng anh viole