Cách Dùng Thuốc Thú Y / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cách Sử Dụng Thuốc Tím Trong Thú Y

Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc tím; Sử dụng được thuốc tím trong chăn nuôi đúng kỹ thuật.

Nội dung trong bài viết

Nhận dạng thuốc

Ứng dụng của thuốc tím

Sử dụng thuốc tím

Bảo quản thuốc tím

Xác định điều kiện bảo quản.

Thực hiện việc bảo quản

Nhận dạng thuốc

Nhận biết chung: Dạng kết tinh lăng trụ có ánh kim loại, màu đen lục, dễ tan trong nước.

Nhận biết tính chất: Có tính ăn da, làm han gỉ kim loại, làm thủng vải.

Nhận biết tác dụng: Là loại thuốc sát trùng ôxy hóa mạnh, trong sự tiếp xúc với các chất hữu cơ, thuốc tím

giải phóng ô xy hoạt tính và những chất ôxid mangan hoặc các muối mangan có tác dụng diệt khuẩn mạnh, tẩy uế, tạo màng phủ ngăn cách. Phá hủy các chất hữu cơ (máu, mủ…) làm mất mùi hôi thối và se da. Dung dịch đậm đặc có thể gây cháy các tổ chức hữu cơ bề mặt, gây đau, đồng thời tác dụng cầm máu.

Ứng dụng của thuốc tím

Điều trị vết thương trong ngoại khoa: Ổ apce, vết thương bị nhiễm trùng hôi thối, lở loét, hoại tử…

Điều trị viêm tử cung, viêm vú:

– Bệnh viêm tử cung, âm đạo tích mủ, bệnh sót, sát nhau ở trâu, bò, lợn; bệnh viêm vú ở bò sữa.

– Tẩy uế chuồng trại, thiết bị, dụng cụ.

– Hun khói xông hơi với formol để diệt nấm mốc trong máy ấp gà.

Sử dụng thuốc tím

Rửa vết mổ, vết thương: Dùng dung dịch thuốc tím 1% rửa vết thương tích mủ, hoại tử hôi thối trước khi xử lý, cắt bỏ tổ chức…Khử nọc độc của rắn bằng cách tiêm dung dịch 1% xung quanh vết rắn cắn và tiêm vào tĩnh mạch ( ở ngựa với liều 500ml).

Thụt rửa bộ phận bị bệnh:

Dùng dung dịch thuốc tím 1% để thụt rửa tử cung, âm đạo trong trường hợp bị viêm nhiễm hoặc bảo lưu thai…

Xông khử trùng: Dùng dung dịch sau: thuốc tím (20g) + formol (30ml) + nước (20ml ) để xông khử trùng buồng cấy vi khuẩn, buồng ấp trứng.

Bảo quản thuốc tím

Xác định điều kiện bảo quản.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại.

Thực hiện việc bảo quản

– Kiểm tra lọ, túi giấy bạc, nilon chứa đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc.

– Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

– Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh

– Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

Công Tác Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Thú Y Được Đẩy Mạnh Tăng Cường Tại Yên Bái, Tin Tức, Thuoc Thu Y, Thai Duong, Svt Thái Dương., Jsc

Hiện nay, một loại thuốc thường tổng hợp 2 đến 3 loại kháng sinh vừa chữa các bệnh đường hô hấp vừa chữa các bệnh đường tiết niệu lại thêm cả đường tiêu hóa. Thói quen sử dụng thuốc của người chăn nuôi hiện nay cũng là điều đáng nói đến. Tuỳ vào hiểu biết, mỗi người dân lại có cách sử dụng thuốc khác nhau.

Phần lớn thuoc thu y đều sản xuất trong nước, giá cả thường chỉ biến động khi giá nguyên liệu đầu vào tăng. Trên thị trường hiện nay đang có nhiều công ty sản xuất thuốc thú y, với bao bì đẹp, bắt mắt. Tuy nhiên, cùng một loại thuốc nhưng mỗi công ty lại có tên gọi khác nhau khiến người chăn nuôi nếu không hiểu biết rất khó lựa chọn.

Ông Hà Minh Tâm, thôn Khe Nụ, xã Việt Cường (huyện Trấn Yên) nuôi gần trăm con lợn cả nái và thịt, đã qua những lớp tập huấn về nghiệp vụ thú y nên ông có thể tự sử dụng các loại thuốc cần thiết, đủ liều lượng cho đàn lợn nhà mình. Một số người dân hầu hết là người chăn nuôi nhỏ lẻ đang thiếu kiến thức về cách sử dụng thuoc thu y, thường sử dụng theo thói quen, sử dụng quá liều lượng cho vật nuôi nhanh khỏi. Điều này ảnh hưởng chất lượng thực phẩm, bởi nếu sau khi sử dụng thuốc cần một thời gian nhất định mới được xuất bán hoặc có những loại thuốc không được sử dụng cho vật nuôi cho trứng, cho sữa vì như vậy sẽ làm tồn dư thuốc kháng sinh trong thực phẩm, nguy hại cho người tiêu dùng.

Mấy hôm nay, nghe tin có đợt gió mùa đông bắc sắp về, bà Trần Thị An, xã Yên Bình (huyện Yên Bình) ra cửa hàng thuoc thu y mua các loại thuốc về phòng chống một số loại bệnh thông thường cho đàn gà gần trăm con của nhà mình, loại thì trộn vào thức ăn, loại thì tiêm, bà bảo: “Thường thì người bán hàng bảo loại nào tốt thì tôi mua, đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì, lần này mua loại này chữa khỏi lần sau tôi lại mua loại đó”.

Trong đó có 5 cơ sở lớn có doanh thu vài trăm triệu đồng mỗi năm là nhà phân phối chính cung cấp thuốc cho các cơ sở còn lại và các điểm làm dịch vụ thú y tại các địa phương. Mặc dù hàng năm, cơ quan thú y cũng tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhưng chưa phát hiện được trường hợp nào kinh doanh chất cấm trong chăn nuôi, chỉ có một số trường hợp trưng bày thuốc quá hạn sử dụng.

Cùng với ý thức người sử dụng, việc quản lý mạng lưới thuốc cũng là một vấn đề. Hiện nay, ngoài một số trang trại lớn có bác sỹ thú y và nhậpthuoc thu y từ chính các công ty sản xuất thuoc thu y, còn lại phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều phải trông chờ vào các cơ sở bán thuoc thu y. Yên Bái đang có khoảng 40 cơ sở kinh doanh thuoc thu y được cấp phép kinh doanh và các cơ sở kinh doanh thuoc thu y cần phải đáp ứng yêu cầu như diện tích mặt bằng, người bán hàng có bằng cấp chuyên môn…

Ông Lư Ngọc Duyên – Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: “Khi nào vẫn còn chăn nuôi nhỏ lẻ thì việc tồn tại các cơ sở kinh doanh thuoc thu y sẽ như một nhu cầu tất yếu. Chỉ khi hình thành được các trang trại chăn nuôi quy mô hàng nghìn, hàng vạn con đủ cung cấp lượng thực phẩm cho thị trường thì lúc đó các trang trại này sẽ có cán bộ thú y riêng và sử dụng thuốc trực tiếp từ các công ty như thế kinh doanh nhỏ lẻ mới hết vai trò”.

Vì vậy, để tạo ra nguồn thực phẩm sạch bệnh và an toàn, người chăn nuôi cần nâng cao ý thức sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn cần có biện pháp hướng dẫn người dân sử dụng thuoc thu y đúng cách, đúng liều lượng thông qua các lớp tập huấn và truyền thông.

Thuốc Yumangel F Là Thuốc Gì Có Phải Thuốc Đau Dạ Dày Chữ Y Không?

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Thuốc Yumangel là thuốc gì?

Thuốc Yumangel thường được gọi là thuốc dạ dày chữ Y, sản phẩm được sử dụng với tính năng hỗ trợ điều trị các triệu chứng như đau dạ dày, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, giúp trung hòa axit và tạo lớp màng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Trong một gói thuốc Yumangel sẽ có:

Công dụng của thuốc Yumangel

Chỉ định dùng trong các trường hợp

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng nhẹ.

Bệnh nhân mắc chứng ợ chua, ợ hơi cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng thuốc Yumangel.

Người sử dụng nhiều rượu, bia, các chất kích thích.

Người thường xuyên căng thẳng, stress.

Bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc giảm đau có chứa NSAID, Corticoid liên tục trong thời gian dài.

Chống chỉ định

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Yumangel

Liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phù hợp với thể trạng bệnh cũng như các lứa tuổi khác nhau. Bệnh nhân không được tự ý kết hợp điều trị thuốc Yumangel với các loại thuốc khác khi không có chỉ định:

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Dùng từ 2 – 4 lần/ lần, mỗi lần uống khoảng ½ gói thuốc Yumangel.

Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn: Uống 1 gói/1 lần, dùng từ 2 – 4 lần trong ngày. Nên uống thuốc Yumangel trước khi ăn khoảng 30 phút trước khi ăn, trước khi đi ngủ hoặc trong khi cơn đau tái phát.

Cách bảo quản thuốc Yumangel

Để sản phẩm phát huy tối đa công dụng cũng như tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý cách bảo quản thuốc Yumangel như sau:

Thuốc Yumangel có tốt không?

Thuốc Yumangel ở dạng gói nhỏ rất tiện lợi khi sử dụng, thuận tiện khi mang đi làm, đi công tác xa.

Thuốc có mùi thơm nhẹ dễ uống.

Người bệnh có thể dùng thuốc trước hoặc sau ăn. Dùng ngay khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đau vùng thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.

Cấu trúc của thuốc khá bền vững nên tác dụng của thuốc với cơ thể người bệnh thường kéo dài hơn các thực phẩm khác.

Hỗn hợp thuốc tạo lớp màng nhầy bảo vệ và giảm tổn thương cho các tế bào biểu mô.

Thuốc có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây phá hủy lớp niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên thuốc Yumangel vẫn tồn tại một số nhược điểm mà nhà sản xuất chưa tìm ra cách khắc phục như:

Gây tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.

Dùng trong thời gian dài thuốc có thể gây ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.

Thuốc có nguồn gốc từ Hàn Quốc sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng.

Đối tượng không nên sử dụng thuốc Yumangel

Người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Người có tiền sử bị rối loạn chức năng gan, thận.

Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, hoạt động tim bất thường cần lưu ý khi sử dụng thuốc .

Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Yumangel tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Tốt nhất, khi bạn gặp phải tình những dấu hiệu nghiêm trọng vần ngưng sử thuốc và gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc Yumangel cần lưu ý

Tác dụng phụ thường gặp nhất chính là thuốc Yumangel gây ảnh hưởng tới bộ máy tiêu hóa, do đó người bệnh thường gặp phải các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy khi dùng thuốc.

Khi dùng thuốc Yumangel quá liều, bệnh nhân có thể bị táo bón nặng, thậm chí là bị tắc ruột. Một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan như gan, thận cũng cần lưu ý.

Tốt nhất, khi bạn gặp phải tình những dấu hiệu nghiêm trọng vần ngưng sử thuốc và gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng trên, bệnh nhân nên uống nhiều nước và ăn nhiều thức ăn có chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón.

Nguồn : 2bacsi.net

Thuốc Oxytocin Là Gì? Tác Dụng, Liều Dùng Và Cách Dùng Của Thuốc

Oxytocin là một loại hóc môn tự nhiên có trong cơ thể. Loại hóc môn này có tác dụng làm tăng co bóp tử cung. Thuốc oxytocin là một loại thuốc được sử dụng rất nhiều trong sản khoa. Thuốc có tác dụng như thế nào? Cách dùng và liều dùng của thuốc ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết sau đây.

Oxytocin là một loại thuốc ở dạng hóc môn tự nhiên. Thuốc dùng để cung cấp cho cơ thể trong trường hợp cần thiết. Oxytocin có tác dụng làm tăng co bóp cơ tử cung nên thường được sử dụng rất nhiều trong sản khoa. Thuốc được chỉ định sử dụng khi cần kích thích chuyển dạ hoặc tăng co bóp dạ con khi đang sinh và dùng để giảm chảu máu sau khi sinh con.

Do thuốc có thể làm tăng co bóp tử cung nên cũng có thể được sử dụng ở những người có nguy cơ bị sót thai hoặc sẩy thai.

Dạng bào chế: thuốc được bào chế thành dạng dung dịch pha tiêm. Hàm lượng 5 UI/ml hoặc 10UI/ml.

Oxytocin được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm qua tĩnh mạch. Việc tiêm thuốc sẽ được nhân viên y tế thực hiện tại bệnh viện. Trong quá trình tiêm, các cơn co thắt và các dấu hiệu khác cần được theo dõi chặt chẽ. Và đây cũng là cơ sở giúp bác sĩ xác định liều dùng và thời gian sử dụng thuốc.

Trong khi tiêm thuốc thì nhịp tim của bé và các ảnh hưởng của Oxytocin tác dụng lên bé trong quá trình sử dụng.

Các trường hợp chỉ định sử dụng Oxytocin:

+ Gây chuyển dạ khi để.

+ Kích thích chuyển dạ trong những trường hợp sản phụ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, suy nhau thai gần đến ngày sinh và nếu tiếp tục mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

+ Tăng co bóp cơ tử cung trong khi để do chuyển dạ kéo dài hoặc đờ tử cung.

+ Dùng để phòng và trị chảy máu sau sinh.

+ Gây sảy thai do thai bị sót hoặc thai chết lưu.

Các trường hợp chống chỉ định sử dụng Oxytocin:

+ Người bệnh bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.

+ Người bị suy tim ở mức độ vừa và nặng.

+ Người bị bệnh tâm thần.

+ Cơn co tử cung cường tính.

+ Phụ nữ có nguy cơ dễ bị vỡ do sinh mổ nhiều lần, có sẹo phẫu thuật tử cung.

+ Trường hợp sinh khó và có chỉ định phẫu thuật.

+ Bị đờ tử cung trơ với Oxytocin.

+ Nhiễm độc thai nghén, sản giật.

Liều dùng sử dụng khi chuyển dạ:

Liều khởi đầu: 0,5 – 1 milliunit truyền tĩnh mạch trong 30 – 60 phút, sau đó tăng lên 1 – 2 milliunit cho đến khi có hiệu quả tăng co.

Advertisement

Liều dùng sử dụng trong trường hợp điều trị chảy máu sau sinh:

Dùng liều 10 – 40 UI truyền 1000ml theo đường tĩnh mạch với tốc độ có thể kiểm soát được tình trạng chảy máu. Sau đó, dùng liều 10 UI để tiêm bắp sau khi chuyển dạ nhau thai.

Liều dùng trong trường hợp phá thai:

Liều dùng sử dụng ngay sau khi phá thai là 10 UI trong 500ml, truyền tĩnh mạch. Điều chỉnh liều lượng để hỗ trợ tử cung trong quá trình co bóp.

Sau khi tiêm phá thai giữa thai kỳ dùng liều 10 – 20 milliunit truyền tĩnh mạch mỗi phút. Tổng liều sử dụng không được vượt quá 30 UI trong 12 giờ do có nguy cơ nhiễm độc nước.

Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp chưa rõ và còn thắc mắc, hãy nhờ đến sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều dùng và tác dụng của Oxytocin trên trẻ em. Do đó, để đảm bảo an toàn không nên sử dụng trên đối tượng này trong điều kiện cần thiết bắt buộc phải sử dụng thì nên nhờ đến sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Oxytocin bao gồm:

Rối loại tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…

Bị ảnh hưởng đến trí nhớ.

Dị ứng, chảy nước mũi, đau xoang.

Cơn co bóp tử cung diễn ra với cường độ mạnh hơn so với bình thưởng.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra khi sử dụng Oxytocin cần báo ngay cho bác sĩ được biết:

Rối loạn nhịp tim: nhịp nhanh, chậm hoặc không đều.

Tình trạng chảy máu sau khi sinh diễn ra quá lâu

Rối loạn cảm giác, đau đầu, nói lắp, ảo giác, co giật, ngất xỉu, thở nông hoặc ngưng thở.

Huyết áp cao gây nguy hiểm cho người bệnh.

Không phải ai cũng có thể gặp những tác dụng trên khi sử dụng Oxytocin. Do đó, cần báo ngay với bác sĩ nếu thấy có những biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc.

Oxytocin có thể gây tương tác với các loại thuốc khác nếu sử dụng chung. Sự tương tác này có thể làm thay đổi hoạt động của một số thuốc hoặc làm gia tăng tính ảnh hưởng của tác dụng phụ nếu sử dụng chung. Do đó, trước khi sử dụng cần liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng và nhờ bác sĩ tư vấn về sự tương tác của thuốc nếu sử dụng chung với Oxytocin.

Những loại thuốc có thể tương tác với Oxytocin khi sử dụng chung như:

Cycloproopan khi dùng chung với Oxytocin có thể gây hạ huyết áp.

Sử dụng Oxytocin cùng lúc với dinoproston có thể làm tăng trương lực cơ tử cung.

Oxytocin có thể làm chậm tác dụng của thiopental.

Oxytocin tương kỵ với các loại thuốc khác như fibrinolysin, norepinephrin, bitartrat, proclorperazin edisylat…

Ngoài các loại thuốc trên thì Oxytocin có thể tương tác với một số loại thức ăn, rượu bia hoặc thuốc lá. Do đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chung với thức ăn, rượu bia hoặc thuốc lá.

Oxytocin còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, cần báo ngay với bác sĩ nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe như:

Vấn đề chảy máu, tăng huyết áp, sinh khó, ung thư cổ tử cung.

Tiền sử sinh mổ nhiều lần hoặc sinh hơn 5 lần, tử cung bị giãn quá mức.

Suy thai, nhiễm độc thai nghén, sinh non,..

Bệnh thận

Những lưu ý khi sử dụng Oxytocin để đảm bảo an toàn và sử dụng thuốc hiệu quả:

Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với Oxytocin hoặc trước đây đã có tiền sử dị ứng với bất kỳ một loại thuốc nào trước đó. Bao gồm cả các loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng khác.

Trẻ em không nên sử dụng Oxytocin để đảm bảo an toàn vì chưa có nghiên cứu nào xác định về tác dụng của thuốc trên trẻ em.

Người cao tuổi không nên sử dụng Oxytocin vì không có nghiên cứu nào xác định tác dụng của thuốc trên đối tượng này.

Những người có vấn đề về sức khỏe nên báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Sau khi sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường hãy báo với bác sĩ biết.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và để ở nhiệt độ phòng. Không để thuốc ở nơi ẩm ướt và nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Không bảo quản thuốc ở trong buồng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các con vật nuôi trong nhà.

Không vứt thuốc vào trong toilet hoặc đường ống dẫn nước khi chưa được yêu cầu. Trường hợp thuốc quá hạn sử dụng cần vứt đúng nơi quy định hoặc tìm hiểu về cách xử lý thuốc đúng quy định của cơ sở y tế địa phương.