Cách Dùng Phần Mềm Jumpstart / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Tải Và Cài Đặt Phần Mềm Jumpstart

JumpStart có khả năng tìm kiếm nhanh chóng các mật khẩu wifi xung quanh bạn để kết nối miễn phí vào mạng wifi có sóng mạnh nhất. Phần mềm này làm việc với nhiều loại modem khác nhau mà nó lại hoạt động tốt trên các dòng modem của TP-Link, Tenda,… Ngoài ra, JumpStart còn có khả năng bẻ khóa WiFi được bảo mật bằng mã khóa, ưu tiên Modem WiFi phổ biến cũng như driver mạng tương thích với máy tính mà bạn đang sử dụng.

JumpStart là công cụ giúp người dùng dò tìm mật khẩu mạng wifi của hàng xóm hay bất kỳ mạng nào xung quanh vị trí của bạn, đồng thời nó sẽ giúp bạn bẻ khóa mật khẩu wifi một cách dễ dàng mà không hề tốn chút công sức nào. Hơn nữa, nó sẽ tự động chọn và hiển thị các mạng wifi có sóng mạnh nhất và bạn chỉ cần lựa chọn một mạng để truy cập vào.

Giới thiệu về Soft JumpStart – Dò tìm Hack mật khẩu WiFi

Có JumpStart trong tay, nó sẽ hỗ trợ bạn dò tìm mật khẩu wifi chỉ với những thao tác đơn giản nhất, kể cả có đổi mật khẩu wifi khó như thế nào đi chăng nữa. Phần mềm này được coi là cách dò mật khẩu wifi nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Nó thực sự có ích với những người muốn sử dụng wifi chùa mà lại gặp phải mạng wifi có mật khẩu, không những thế nó còn giúp bạn vào mạng tiết kiệm được một khoản chi phí mà không bị ai phát hiện.

Hiện nay, công nghệ wifi phát triển ngày càng phổ biến, đi đến đâu bạn cũng có thể bắt gặp sóng wifi, thế nhưng hầu hết những mạng wifi đó đều cài đặt mật khẩu, để đoán được mật khẩu thì khác gì mò kim đáy bể, lúc này phần mềm Jumpstart sẽ giúp bạn.

JumpStart sử dụng cách lấy wifi áp dụng cùng modem bật chế độ WPS – Wi-Fi Protected Setup, tiện ích sẽ tự động dò và tìm pass wifi cho bạn. Để đạt được tỷ lệ thành công cao, bạn hãy chọn những mạng wifi có sóng khỏe nhất và ở gần bạn nhất, vậy thì việc dò tìm mật khẩu để nhanh hơn bất chấp modem đổi mật khẩu wifi liên tục.

Việc hack password wifi bằng phần mềm Jumpstart không có gì là sai trái bởi sẽ chẳng có biết được trừ bạn và phần mềm này. Ngoài ra, nếu chỉ một mình bạn sử dụng thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì nhiều.

Những tính năng chính của phần mềm JumpStart

Dò tìm, hack mật khẩu wifi.

Tự động quét các mạng wifi để tìm mật khẩu.

Áp dụng cho các modem bật chế độ WPS.

Khả năng thành công cao với dòng modem của TP-Link, Tenda, ZyXEL.

Cách Kiểm Tra Pin Laptop Không Cần Dùng Phần Mềm

Laptop của bạn sau một thời gian sử dụng bị chai là điều dĩ nhiên. Bất kỳ viên Pin nào dùng cho bất kỳ thiết bị nào sau một thời gian sẽ bị chai. Việc thường xuyên kiểm tra pin để biết độ chai của nó là việc bạn cần làm để có phương án thay thế nhằm làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu bạn đi mua laptop cũ thì kiểm tra độ chai Pin là việc làm cần thiết.

Bài viết sau đây, Chiaseit sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra Pin laptop không cần dùng phần mềm rất chính xác và tiện lợi.

Có rất nhiều cách để bạn nhận biết pin laptop có vấn đề hay không:

Thông báo của Windows: khi bạn đưa chuột vào biểu tượng pin ở thanh Taskbar, nếu viên pin có vấn đề, nó sẽ hiển thị dấu X ở hình viên Pin, hoặc có dòng “Not charging”,…

Pin sạc hoài không đầy: có thể bạn không nhận được thông báo nào từ hệ điều hành, nhưng thấy pin sạc hoài nhưng vẫn không đầy cũng là dấu hiệu chai pin.

Pin xài nhanh hết: thời gian sử dụng laptop bằng Pin càng lúc càng ngắn dần, chỉ còn chưa đến 1 giờ thay vì 3-4 giờ như lúc mới mua.

Cách kiểm tra Pin laptop không cần dùng phần mềm

Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run. Sau đó bạn điền vào ô Open dòng powercfg /batteryreport và nhấn OK hoặc Enter. Bạn sẽ thấy màn hình CMD xuất hiện chớp nhoáng và tắt đi là thành công.

Design capacity: thông tin dung lượng viên pin lúc xuất xưởng.

Full charge capacity: dung lượng viên pin thực tế.

Với 2 thông số này bạn có thể tính toán được viên pin của laptop đã chai bao nhiêu %. Nếu khoảng cách giữa dung lượng lúc xuất xưởng và dung lượng thực tế khi sạc đầy càng xa, điều đó có nghĩa, pin của bạn đang bị chai đi càng nhiều.

Nên sử dụng laptop ở nơi mát mẻ, khi sử dụng không nên đặt laptop ở trên nệm, ở nơi có nhiệt độ cao hoặc che mất khe thông gió của máy.

Nếu bạn tháo pin và chỉ sử dụng nguồn điện trực tiếp thì chắc chắn pin laptop sẽ ít bị chai hơn là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn nên cắm pin vào sạc và sử dụng vì Pin cũng sẽ bị hư nếu lâu ngày không được dùng tới. Ngoài ra, tháo pin ra cũng khiến máy bạn bị tắt đột ngột khi mất điện dẫn đến hư các phần cứng như mainboard và ổ cứng.

Khi sử dụng máy ở nơi có ổ điện, bạn hãy cắm sạc vào để sử dụng và đừng rút ra mặc dù máy đã sạc đầy Pin. Vì khi cắm sạc, máy sẽ tự động sử dụng điện trực tiếp từ bộ sạc chứ không dùng điện Pin. Hơn nữa, cắm sạc nhiều lần sẽ làm Pin dễ bị chai hơn.

Nếu pin chai ở mức thấp, bạn có thể đến các trung tâm dịch vụ để thay thế Cell Pin bị hỏng sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Cách Quản Lý Sử Dụng Phần Mềm Hóa Đơn Điện Tử ⋆ Phần Mềm Hddt Eiv

Nghị định 119/2018/NĐ-CP của chính phủ nêu rõ về thời gian bắt buộc sử dụng Hóa đơn điện tử. Để việc chuyển đổi và sử dụng hóa đơn thuận tiện nhất, Doanh nghiệp cần biết được cách quản lý và sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử.

Hướng dẫn về phần mềm Hóa Đơn Điện tử.

Sau ngày 01/11/2020, bắt buộc sử dụng HĐĐT, số hóa đơn giấy còn lại (nếu có) phải tiêu hủy hết theo quy định.

Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử được lập theo đúng quy định cho người mua. Phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua.

Nguyên tắc sử dụng Hóa đơn điện tử.

Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chịu trách nhiệm về việc hóa đơn điện tử của người mua dịch vụ gửi đến cơ quan thuế không đúng thời hạn theo quy định trong trường hợp người mua dịch vụ lập hóa đơn điện tử đúng thời hạn quy định.

Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định.

Tùy vào đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử bằng phương tiện điện tử phù hợp. Lưu trữ đúng, đủ thời hạn theo pháp luật kế toán.

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế.

Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký (Mẫu số 01) của tổ chức, cá nhân, Cơ quan thuế có trách nhiệm trả lời về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận (Mẫu số 02) sử dụng hóa đơn điện tử và hình thức sử dụng.

Tổ chức, cá nhân bị ngừng cấp mã hóa đơn/ ngừng sử dụng hóa đơn điện tử khi:

(i) Người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh;

(ii) Cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn;

(iii) Cơ quan thuế xác minh và thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

(iv) Người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

(v) Trường hợp khác do Bộ Tài chính quy định.

Thủ tục lập hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Sử dụng phần mềm lập hóa đơn điện tử để lập hóa đơn, ký số trên hóa đơn điện tử và gửi cho người mua.

Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).

Trường hợp có lỗi của Cổng thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải thông báo ngay cho người mua dịch vụ, cơ quan quản lý thuế để thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế

Tùy vào từng trường hợp mà (i) sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị hoặc (ii) thông qua trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc (iii) truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn;

Ký số, ký điện tử trên hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).

Gửi hóa đơn cho người mua sau khi được cấp mã.

Trường hợp gặp sự cố thì thông báo với cơ quan thuế để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố, nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để được sử dụng.

Hủy hóa đơn điện tử có sai sót.

Về nguyên tắc, mọi trường hợp hóa đơn điện tử đã lập, nếu có sai sót đều phải hủy theo quy định.

Trường hợp sai sót thuộc trách nhiệm của người mua thì hai bên mua-bán phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót; trường hợp sai sót thuộc trách nhiệm của người bán thì người bán lập thông báo về việc hóa đơn có sai sót.

Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai sót sau khi hóa đơn đã được cấp mã hoặc sau khi nhận dữ liệu hóa đơn đối với hóa đơn không có mã, cơ quan thuế thông báo cho người bán (Mẫu số 05) để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện hủy hóa đơn theo quy định.

(Ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP) Thủ tục hủy hóa đơn điện tử: người bán thông báo với cơ quan thuế (Mẫu số 04) để hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót; đồng thời lập hóa đơn điện tử mới theo thủ tục để thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

Phần mềm Hóa đơn điện tử EIV là lựa chọn hoàn hảo cho Doanh nghiệp bạn, là trợ thủ đắc lực giải quyết bài toán: Chi phí, thời gian và tín an toàn cho Doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP SỐ 247

Địa chỉ: 46/59 đường số 18, Khu phố 1, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email : info@giaiphapso247.com.

Hướng Dẫn Nhanh Dùng Phần Mềm Zoom Trên Trình Duyệt Web

III. Tính năng Zoom trên các trình duyệt khác nhau

*Tính năng chia sẻ màn hình (Screensharing) trên Microsoft Edge yêu cầu Windows 10 Pro hoặc Enterprise. Nó không được hỗ trợ trên Windows 10 Home. Nếu bạn đang chạy Windows 10 Home và cần chia sẻ màn hình của mình, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Chrome hoặc Firefox.

**Kết nối âm thanh thông qua máy tính trên Firefox và Safari chỉ dành cho những người tham dự hội thảo trên web (Tiếng Anh gọi là webinar attendees).

Nhấp vào liên kết (link) mời tham gia cuộc họp.

Một tùy chọn tham gia từ trình duyệt “Join from your Browser” có thể tự động xuất hiện. Nếu không, chọn tùy chọn tải xuống và chạy “download & run Zoom“.

Tùy chọn tham gia từ trình duyệt web “Join from your Browser” sẽ xuất hiện.

Bạn sẽ được nhắc nhập tên của bạn.

Nhấp vào “Join” để được đưa vào cuộc họp.

2. Join audio – Kết nối âm thanh

Khi bạn đã tham gia một cuộc họp, bạn có thể kết nối hệ thống âm thanh bằng máy tính, quay số trên điện thoại (dial in by telephone), hoặc chọn call me (nếu được bật cho tài khoản thuê bao trả phí – Host account). Call Me và các số điện thoại miễn phí yêu cầu bạn phải mua Add-on bổ sung audio conferencing plan.

Nhấp vào Phone Call, Computer Audio, hoặc Call Me tab để chọn phương thức tham gia kết nối âm thanh của bạn.

: Thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình để quay số qua điện thoại.

: Nhấp vào tùy chọn kết nối âm thanh từ máy tính “Join Audio By Computer“. Sau khi kết nối âm thanh từ máy tính, bạn có thể Tắt tiếng (Mute)/ bật tiếng (Unmute) ở góc dưới bên trái hoặc nhấp vào biểu tượng ^ để chọn micro (Microphone) và / hoặc loa (Speaker) khác.

: Chọn quốc gia mà điện thoại bạn đang thuê bao từ danh sách tùy chọn thả xuống. Nhập số điện thoại. Tích chọn hộp kiểm “Remember the number on this computer” nếu bạn muốn số này được lưu trữ cho các cuộc họp trong tương lai. Nhấp vào “Call Me”.

3. Xem video (Viewing video)

Khi tham gia một cuộc họp Zoom meeting từ trình duyệt web, bạn có thể xem video của một người tham gia trong chế độ xem loa đang hoạt động – Active speaker view – hoặc nếu thiết bị của người chủ trì (tiếng Anh gọi là Host) đang phát video. Nếu nhiều người tham gia cuộc họp cùng đang chia sẻ video của họ, bạn sẽ chỉ có thể xem một lần.

4. Mời người khác tham gia cuộc họp hoặc hội thảo (Inviting others)

Nhấp vào “Invite” để mở các tùy chọn để xem những người khác có thể mời tham gia cuộc họp.

Các tùy chọn khả dụng sẽ phụ thuộc vào các tiện ích bổ sung (tiếng Anh gọi là add-ons) cho tài khoản của bạn, nếu bạn là người chủ trì cuộc họp (thiết bị tham gia cuộc họp của bạn được gọi là máy chủ lưu trữ, tiếng Anh gọi là Host), và nếu bạn đang đăng nhập (logged in) tài khoản Zoom account của mình thì có các tùy chọn mời người khác tham gia như sau:

: Tùy chọn này sẽ mở ra các tùy chọn để gửi email với ứng dụng email client mặc định, Gmail, Yahoo mail, sao chép URL hoặc sao chép toàn bộ lời mời vào email để gửi đi.

: Nếu bạn có đã mua gói tiện ích bổ sung audio conferencing add-on, bạn có thể gọi cho người tham gia qua điện thoại. Nhập tên bạn muốn hiển thị cho họ, chọn quốc gia của họ, nhập số điện thoại của họ và nhấp vào Invite.

: Nếu bạn đã mua gói tiện ích bổ sung Cloud Room Connector add-on, Xem thông tin của hệ thống phòng họp H.323 hoặc SIP Room System để tham gia cuộc gọi hoặc mời họ bằng cách gọi đến địa chỉ IP của họ.

5. Chia sẻ màn hình của bạn (Sharing your screen)

Nhấp vào nút chia sẻ màn hình “Share Screen” nằm trên thanh công cụ điều khiển cuộc họp “Meeting Tool Bar” của bạn.

Chọn cửa sổ của một ứng dụng đang mở trên máy tính của bạn muốn chia sẻ, sau đó nhấp vào Share. Nếu bạn đang sử dụng nhiều màn hình cùng lúc (multi monitors), bạn sẽ thấy từng cửa sổ của từng màn hình và các cửa sổ ứng dụng đang mở ra trên nó.

Để chia sẻ một cửa sổ ứng dụng cụ thể, bấm vào Application Window tab, chọn cửa sổ ứng dụng cần chia sẻ, sau đó nhấn nút Share.

*Khi chia sẻ một ứng dụng, những thay đổi trực tiếp được thực hiện đối với tài liệu có thể không xuất hiện cho những người khác. Nếu bạn gặp phải sự cố này, vui lòng ngừng chia sẻ và thực hiện lại thao tác chia sẻ hoặc chia sẻ toàn bộ màn hình của bạn để tránh sự cố này.

*Đối với người dùng Windows 10, nếu một số ứng dụng được mở, một số lượng giới hạn sẽ được liệt kê dưới dạng tùy chọn để chia sẻ. Nếu ứng dụng bạn muốn chia sẻ không được liệt kê, hãy đóng các ứng dụng không cần thiết và thử lại.

Trong khi chia sẻ màn hình, bạn sẽ có quyền truy cập vào các điều khiển sau:

Một thông báo ở phía trên cửa sổ cuộc họp Zoom meeting window hiển thị bản xem trước của màn hình được chia sẻ của bạn. Nhấp vào Pause Share để tạm dừng chia sẻ màn hình.

Nhấp vào Resume Share để bắt đầu chia sẻ màn hình một lần nữa. Bạn cũng có thể nhấp vào Stop Share để ngừng chia sẻ màn hình của bạn.

Một thanh thông báo nổi xuất hiện trên đầu trình duyệt của bạn. Nhấp vào Stop sharing để ngừng chia sẻ màn hình của bạn. Nhấp vào Hide để ẩn thanh công cụ thông báo nổi của trình duyệt – floating notification bar.

Nhấp vào mũi tên hướng lên (^) bên cạnh nút Share screen để thay đổi người có quyền truy cập vào chia sẻ màn hình.

6. Yêu cầu truy cập từ xa (Request remote control)

Trong khi một người tham gia khác đang chia sẻ màn hình, bạn có thể điều khiển từ xa màn hình của họ.

Trong khi xem chia sẻ màn hình, nhấp vào Request Remote Control nằm ở trên cùng.

Nhấp vào bên trong vùng màn hình được chia sẻ để bắt đầu kiểm soát màn hình của người tham gia.

Để dừng điều khiển từ xa, nhấp vào Give Up Remote Control ở trên cùng.

7. Thực hiện Hỏi & Trả lời trong cuộc hội thảo trên web (Webinar Q&A)

Nhấp vào Q&A trong thanh công cụ điều khiển hội thảo trên web.

Bạn sẽ có quyền truy cập vào các điều khiển sau:

Nhập câu hỏi của bạn vào hộp văn bản để đặt câu hỏi.

Nếu người tham gia khác đã hỏi một câu hỏi, hãy nhấp vào biểu tượng ngón tay cái để bỏ phiếu cho câu hỏi hoặc nhấp vào Comment để thêm nhận xét của bạn. Các câu hỏi được sắp xếp dựa trên số phiếu bầu.

Nhấp vào Record để bắt đầu ghi nội dung cuộc họp trên Cloud.

– Quản lý người tham gia cuộc họp

Nhấp vào Manage để quản lý người tham gia cuộc họp hoặc hội thảo.

Di chuột qua tên của người tham gia và nhấp vào More để có thêm tùy chọn đối với người tham dự này.

* Rename: Thay đổi tên của người tham gia trong cuộc họp.

* Make Host: Chuyển quyền điều khiển cuộc họp (Host controls) cho người này.

* Put in Waiting Room: Đưa người này vào phòng chờ – Waiting room. Sau đó, bạn sẽ có tùy chọn để cân nhắc có đưa người này tham dự cuộc họp hay không?.

* Remove: Xóa tư cách tham gia của người này khỏi cuộc họp.

Ở cuối cửa sổ của người tham gia – Participants window, nhấp vào Mute All.

Khóa cuộc họp ngăn không cho bất kỳ người tham gia mới tham gia cuộc họp.

Ở cuối cửa sổ của người tham gia – Participants window, nhấp vào More.

– Điều khiển việc hỏi & Trả lời trong cuộc họp trên Web

Khi bạn là người tổ chức cuộc hội thảo (webinar host), người đồng tổ chức hội thảo (co-host), hoặc người tham gia hội thảo (panelist), nhấp vào Q&A trên điều khiển hội thảo – Webinar controls.

Câu hỏi được sắp xếp dựa trên số phiếu bầu (Vote). Bạn sẽ có quyền truy cập vào các điều khiển sau:

*Nhấp vào Answer Live để trả lời câu hỏi trực tiếp trong hội thảo trên web (tiếng Anh gọi là webinar).

*Nhấp vào Type Answer để nhập câu trả lời của bạn cho người tham dự đã nêu câu hỏi.

Nhập câu trả lời của bạn và nhấp vào Send.

( Tùy chọn): Tích chọn hộp kiểm Answer Privately nếu bạn chỉ muốn người tham dự đã nêu câu hỏi thấy được câu trả lời của bạn.

*Di chuột qua một câu hỏi và nhấp vào Dismiss để chuyển câu hỏi sang vùng từ chối trả lời Dismissed tab.

*Để mở lại câu hỏi, hãy nhấp vào Dismissed tab, tìm câu hỏi bạn muốn mở lại và nhấp vào Reopen Question.

*Nhấp vào biểu tượng bánh răng để hiển thị các cài đặt Q&A settings.

Lưu ý:Nếu bạn cho phép người tham dự trả lời Q & A, các câu hỏi sẽ vẫn xuất hiện trong danh sách các câu hỏi đang mở của Open tab, ngay cả khi người tham dự đã nhận xét về câu hỏi. Bạn có thể trả lời câu hỏi bằng cách chọn trả lời trực tiếp – Answer Live hoặc nhập câu trả lời – Type Answer.

Bài viết này hữu ích cho bạn không?