Cách Dùng Lò Vi Sóng Midea / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hướng Cách Sử Dụng Lò Vi Sóng , Lò Vi Sóng

Nếu chỉ sử dụng lò vi sóng vào việc hâm nóng và rã đông thực phẩm thì một chiếc lò vi ba “cơ bản” là phù hợp vì đại đa số chiếc lò nào cũng có những chức năng này. Ngoài ra còn có một số lò tích hợp thêm chức năng nướng đối lưu.

Tuy nhiên chức năng nướng kết hợp trong lò vi ba không mang lại hiệu quả như mong muốn bằng các lò nướng riêng biệt, hơn nữa những lò đa năng dạng này bao giờ cũng đắt hơn các lò vi sóng “tiêu chuẩn”.

Vì vậy hãy cân nhắc kỹ về nhu cầu sử dụng của mình và gia đình để tránh lãng phí trong sử dụng.

Chọn hệ thống điều khiển Lò vi sóng có 2 dạng gồm: lò cơ và lò điện tử, vì thế hệ thống điều khiển trên mỗi loại cũng khác nhau. Các lò cơ có hệ thống nút điểu khiển đơn giản, ít tính năng hơn và dễ dàng sử dụng cho những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Còn lò điện tử đòi hỏi nhiều thao tác phức tạp vì nó có thể thực hiện được nhiều hơn các yêu cầu của người dùng từ lựa chọn thời gian, công suất đến từng loại thực phẩm riêng biệt. Vì vậy cần cân nhắc kỹ trước khi mua loại lò nào vì hệ thống điều khiển đôi khi gây không ít rắc rối trong quá trình sử dụng.

Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều thiết bị hữu dụng trong gia đình để làm cuộc sống con người trở nên tiện nghi hơn. Lò vi sóng là một thiết bị nấu nướng đa năng, rất tiện lợi để sử dụng trong một số trường hợp nhất định, thời gian nấu nướng ngắn.

Hiện nay trên thị trường có các loại lò vi ba thông dụng là 17 lít, 20 lít, 23 lít và 28 lít; công suất 600-1.200W. Nếu trong nhà có khoảng 4-5 người, bạn chọn loại 20-23 lít, công suất khoảng 800-1.000 W là vừa.

Nếu phải nấu chuyên nghiệp hay nhiều người hơn thì mua loại lớn hơn, loại nhỏ 17 lít chỉ dùng cho nhà thật ít người.

Công dụng chính của lò vi ba chỉ dùng để hâm nấu thức ăn và giải đông (defrost). Nó không thể làm chín vàng bề mặt thức ăn được. Để chín vàng bề mặt, cần phải nướng bằng nhiệt nhờ các cọng gia nhiệt.

Hiện nay đã có các loại lò vi ba kết hợp thêm chế độ nướng. Chế độ nướng của lò vi ba chỉ để phụ mà thôi cho nên hiệu quả nướng của nó sẽ không cao. Nếu nấu nướng chuyên nghiệp thì nên chọn riêng từng loại, nhưng nếu chỉ để xài ở nhà thì lựa chọn loại nấu có cả nướng cũng tiện miễn là phải đọc kỹ sử dụng trước khi dùng.

Người ta thích sử dụng vỏ inox vì nó bền và sạch sẽ hơn, nhưng thực ra thì nhược điểm của inox là hay để lại vết mờ phải chùi kỹ mới hết, và loại inox thường cũng có bị gỉ sét lấm tấm. Các loại lò vi ba dùng sơn có nhiều mầu sắc hơn để lựa chọn cho phù hợp. Hiện nay hầu hết các loại lò vi ba đều dùng sơn tĩnh điện chịu nhiệt nên độ bền cũng rất cao. Nếu bạn chọn loại inox thì nhớ nên lột bỏ lớp nilông xanh phủ bảo vệ bên ngoài; nếu tiếc mà không lột bỏ thì khi nấu nóng, lớp nilông này chảy ra gắn vào inox rất khó gỡ và lò trở nên xấu xí.

Nhược điểm lớn của lò vi ba là sử dụng dụng cụ để nấu, không được dùng bất kỳ vật dụng nào bằng kim loại để hâm nấu. Với các loại thực phẩm gói giấy bạc, chỉ nên cho vào lò khi sử dụng chức năng nướng. Các dụng cụ chứa thực phẩm làm bằng nhựa thông thường cũng không an toàn với lò vi sóng, vì chúng có thể bị biến dạng, tan chảy, thậm chí sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe. Nếu dùng thủy tinh để hâm trong lò vi ba, chú ý phải dùng đúng loại thủy tinh chịu nhiệt chuyên dùng. Không nên dùng pha lê để nấu, nhất là phalê có hàm lượng chì cao. Dùng sứ hay nhựa trong lò viba cũng chỉ được dùng loại sứ, nhựa chịu nhiệt chuyên dùng vì có một số loại nhựa hay sứ có chì khi dùng trong lò vi ba sẽ gây hại cho sức khỏe. Tóm lại nên dùng thủy tinh chịu nhiệt là tốt nhất.

Khách hàng tuyệt đối không cho những dụng cụ làm bằng kim loại, hoặc bát đĩa sứ có trang trí hoa văn kim loại vào lò vi sóng. Vì khi lò hoạt động, sóng viba không thể xuyên qua kim loại mà sẽ phản hồi lại, gây phóng tia lửa điện, dẫn đến cháy, nổ lò.

Thời gian, cách dùng cũng như nhiệt độ ninh, nướng với từng loại thực phẩm khác nhau cũng cần được chú ý.

Với những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng như trứng, khoai lang, sò, ốc… cần làm thủng một lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc bóc vỏ, cắt nhỏ thực phẩm để tránh phát nổ vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bên trong của thực phẩm cũng tăng theo. Những chất lỏng như sữa, cháo loãng… khi hâm lại bằng lò vi sóng cũng phải được để trong đồ hộp rộng miệng, mặt thoáng, chất lỏng thấp hơn thành đựng đồ để tránh nứt vỡ.

Với các loại thực phẩm đóng hộp, tốt nhất nên đổ ra bát, đĩa rồi mới hâm lại. Với những thực phẩm khô như thịt nguội, xúc xích, ngũ cốc khi chế biến bằng lò vi sóng, cần cho thêm một cốc nước trắng vào lò. Việc này sẽ hạn chế tình trạng ống magnetron (thiết bị tạo ra sóng viba – nhân tố làm chín thức ăn) bị hư hao.

Muốn lò vi sóng bền và an toàn, ngoài việc dấu dây tiếp mát, cần cắm thiết bị này vào một nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn, tốt nhất là gắn cố định trên hốc tường. Tuyệt đối không để lò vi sóng dưới đất, những nơi có độ ẩm cao. Một vài người có thói quen để lò vi sóng gần bếp ga hoặc tủ lạnh. Điều này rất nguy hiểm vì khả xảy ra cháy nổ lò vi sóng, bình ga hoặc khí ga rất dễ bị nổ theo.

Vệ sinh lò vi sóng đúng cách: Nên hạn chế cọ rửa bên trong lò và đĩa quay bằng các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh. Nên ngắt nguồn điện trước khi làm vệ sinh lò, tốt nhất là lau chùi bên trong và cửa lò bằng khăn mềm nhúng giấm hoặc nước cốt chanh. Nếu lò vi sóng có mùi, chỉ cần cho một bát nước cốt chanh vào lò đun khoảng 5-7 phút là được.

Vi sóng phát ra khi lò đang hoạt động có thể ảnh hưởng không tốt đến con người, vì thế, khi sử dụng, các bà nội trợ không nên đứng quá gần và phải đảm bảo cửa lò không bị hở để sóng không lọt ra ngoài.

Lò vi sóng (còn được gọi là lò vi ba) là phương tiện nấu ăn với ưu điểm giữ được vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên để sắm chiếc lò vi ba ưng ý, người tiêu dùng cần có sự lựa chọn. Trên thị trường xuất hiện khá nhiều nhãn hiệu lò vi sóng với những tính năng mới như xoay, xả đông tự động, cài đặt nhiều chế độ nấu, nướng…

Hiện nay các loại lò vi sóng thông dụng là 17 lít, 20 lít, 23 lít và 28 lít; công suất từ 600 – 1.200W. Tùy theo nhu cầu của gia đình, bạn có thể chọn dung tích, giá cả hợp lý. Nếu trong nhà có khoảng 4 – 5 người, bạn chọn loại lò từ 20 – 23 lít, công suất khoảng 800 – 1.000 W là vừa.

Vỏ các lò vi sóng thường được dùng bằng chất liệu inox hoặc sắt có sơn tĩnh điện nhiều màu sắc. Lò vi sóng của các hãng kể trên thường có hai loại điều khiển hoạt động: điện tử và loại cơ. Lò vi sóng điện tử thường có mặt đồng hồ hiển thị số và tự động điều khiển các chương trình nấu. Loại cơ thường sử dụng núm xoay để điều chỉnh công suất và thời gian. Lò vi sóng điện tử sử dụng phức tạp và khó hơn lò vi sóng cơ nhưng có nhiều tính năng hơn.

Khi chọn mua lò vi sóng, người tiêu dùng cần quan tâm tới những đặc tính phụ nhưng cũng rất quan trọng như phương tiện điều khiển (bảng điện tử màn hình cảm ứng, nút vặn…) hay tính năng khóa an toàn (cần thiết cho những gia đình có trẻ nhỏ). Nhược điểm lớn của lò vi sóng là sử dụng dụng cụ để nấu, không được dùng bất kỳ vật dụng nào bằng kim loại để hâm nấu.

Nếu dùng thủy tinh để hâm trong lò vi sóng, chú ý phải dùng đúng loại thủy tinh chịu nhiệt chuyên dùng. Không nên dùng pha – lê để nấu, nhất là pha – lê có hàm lượng chì cao. Dùng sứ hay nhựa trong lò vi sóng cũng chỉ được dùng loại sứ, nhựa chịu nhiệt chuyên dùng vì có một số loại nhựa hay sứ có chì khi dùng trong lò vi sóng sẽ gây hại cho sức khỏe. Tóm lại nên dùng thủy tinh chịu nhiệt là tốt nhất.

Để tận dụng hết sự tiện lợi của lò vi ba, cần sử dụng đúng cách và làm vệ sinh sau khi sử dụng. Thức ăn đặt vào lò phải bảo đảm không bị tràn nước ra ngoài . Do đặc thù thiết kế của lò vi ba là nhiệt không phân bố đồng đều trong thức ăn nên có thể vi khuẩn không bị diệt hết. Để phòng ngừa vi khuẩn salmonella (gây bệnh đường ruột), các nhà sản xuất khuyên người tiêu dùng nên kiểm tra độ chín của từng thức ăn để đun cho đến lúc chín đều.

Nguyên tắc chung nhất là dàn đều thực phẩm trong lò và chọn chế độ năng lượng vừa phải, nướng kỹ. Ngoài ra, một số chất độc từ bao gói plastic và mực in nhãn bao có thể sang thức ăn đun nấu bằng lò vi ba. Vì vậy, người tiêu dùng không nên sử dụng các túi giấy màu nâu, báo, kim loại và giấy bạc trong lò vi sóng. Người tiêu dùng cần biết mỗi loại lò vi sóng đều có những đặc tính riêng mà khi mua bạn nên tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Để tiết kiệm điện khi sử dụng lò vi sóng có một số điều cần biết:

Chọn thiết bị đúng công suất, phù hợp với nhu cầu dùng của nhà bạn. Mọi sự thừa hoặc thiếu công suất đều dẫn đến lãng phí điện. Sử dụng chế độ nấu đúng sẽ tiết kiệm điện hơn.

Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các đồ vật này.

Nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm. Tránh dùng đồ kim loại vì hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín, hao điện mà còn có thể dẫn đến cháy nổ lò.

Luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò để ống magnetron không bị hư hao. Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò.

Sự đa dạng của thị trường lò vi sóng phần nào làm người tiêu dùng thêm khó khăn trong việc lựa chọn được sản phẩm ưng ý. Trong bài này, chúng tôi giới thiệu loạt lò vi sóng dạng cơ, dành cho phân khúc phổ thông, đặc biệt dễ sử dụng.

Trên thị trường, lò vi sóng khá đa dạng và phong phú về chủng loại, nhà sản xuất song nguyên lý hoạt động không có đổi mới so với những ngày đầu có mặt. Chủ yếu, lò vi sóng được phân ra làm 3 loại theo cơ chế điều khiển: dạng cơ vật lý (nút xoay), dạng điện tử (nút nhấn chìm với màn hình LED hiển thị thông số) và bán điện tử. Trong mỗi dạng này lại được chia thành lò vi sóng đơn thuần và lò vi sóng kết hợp lò nướng.

Về nguyên lý hoạt động, lò vi sóng cơ hay điện tử đều như nhau. Cả hai dạng lò đều sử dụng sóng cao tần để làm nóng thức ăn từ bên trong, các tia nhiệt sẽ “bắn phá” tới từng phần tử hữu cơ của thức ăn làm chúng nóng đều và giữ nhiệt lâu hơn cách nấu ăn truyền thống, nhiệt năng sẽ được cung cấp từ ngoài vào trong.

Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu tới loạt lò vi sóng với những chức năng đơn thuần là hâm, nấu, rã đông và điều khiển dạng cơ. Dòng lò vi sóng cơ sẽ ít tùy chọn hơn lò vi sóng điện tử, chỉ có thể chọn thời gian và công suất hoạt động song mọi thao tác đều đơn giản và dễ sử dụng hơn, đặc biệt thích hợp cho những gia đình có người lớn tuổi và nhu cầu làm nóng thức ăn đơn thuần. Hơn nữa, theo chuyên gia điện máy thì lò vi sóng cơ hoạt động bền hơn so với lò vi sóng điện tử.

Một lưu ý khi chọn mua lò vi sóng là nên chú ý tới nhu cầu sử dụng của gia đình, dung tích lò trung bình cho một gia đình khoảng 20, 22 lít, có kết hợp chức năng nướng hay không bên cạnh 3 chức năng mặc định: hâm nóng, nấu, rã đông và đối tượng thường xuyên phải sử dụng là ai?

Thiết bị gia dụng mang thương hiệu Lò nướng thuỷ tinh SupoViet LN189

được khá nhiều bà nội trợ tin dùng. Trước là máy giặt và giờ là lò vi sóng, tần suất góp mặt trong các gia đình không thua kém nhau là mấy.

Thay vì chỉ sản xuất các sản phẩm cao cấp như máy giặt thì Electrolux lại chỉ tập trung vào phân khúc lò vi sóng phổ thông. Hãng có đầy đủ cả lò cơ lẫn điện tử song giá thành không quá đắt, hầu hết các gia đình đều có thể sở hữu một sản phẩm chất lượng mà không cần phải đắn đo quá nhiều.

sưu tầm chúng tôi

Cách Dùng Lò Vi Sóng Hafele An Toàn Đúng Cách

Lắp đặt lò vi sóng

Lò vi sóng nên lắp đặt ở vị trí bằng phẳng, thăng bằng. Nối dây tiếp đất cho thiết bị để đảm bảo an toàn điện. Nên sử dụng nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn và tốt nhất là lắp cố định trên tường.

Không đặt lò vi sóng trên mặt đất hoặc những nơi ẩm thấp. Không nên đặt lò vi sóng gần tủ lạnh hay bếp gas, tránh trường hợp không may xảy ra nổ lò vi sóng dẫn đến cháy nổ gas.

Lưu ý khi cắm điện

Lò vi sóng Hafele có công suất từ 1000W trở lên, do vậy không nên cắm quá nhiều thiết bị điện trong cùng một ổ cắm vì có thể gây ra sự cố về điện (quá tải chảy dây điện, chập điện)

Hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm có đầy đủ thông tin hữu ích mà bạn cần phải biết: Cách lắp đặt, sử dụng đúng cách, các lỗi thường gặp khi sử dụng, hay thậm chí một số món ăn ngon có thể nấu được từ lò vi sóng Hafele.

Những đồ dùng không sử dụng trong lò vi sóng

Lò vi sóng Hafele nói riêng và tất cả các dòng lò vi sóng nói chung đều không được sử dụng các loại đồ đựng làm từ các chất liệu sau: kim loại, đồ nhựa, đồ sứ , thủy tinh- loại không dùng cho lò vi sóng . Chúng có thể gây cháy nổ nếu bạn đưa vào lò sử dụng

Các loại thực phẩm có màng mỏng như trứng, khoai lang, sò, ốc, … nên chọc một lỗ nhỏ, hoặc tốt nhất là lột vỏ và cắt nhỏ trước khi cho vào lò vi sóng vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bên trong các loại thực phẩm này cũng tăng lên gây phát nổ trong lò.

Muốn hâm lại sữa, cháo loãng, súp thì nên hâm trong hộp đựng có miệng rộng, lượng chất lỏng thấp hơn thành hộp để khỏi gây nứt vỡ. Đồ hộp thì nên đổ ra bát trước khi hâm.

Muốn chế biến thực phẩm khô như dăm bông, xúc xích… trong lò vi sóng thì nên cho kèm theo một ly nước vào lò.

Khoảng cách cần duy trì khi lò vi sóng hoạt động

Sóng viba có thể ảnh hưởng không tốt đến con người. Do đó, các bà nội trợ nên đứng cách xa lò trong khoảng 1 m khi lò đang hoạt động. Đóng kín cửa lò để sóng không lọt ra ngoài.

Vệ sinh

Không sử dụng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để chùi rửa khoang lò. Luôn nhớ ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh lò vi sóng. Chùi rửa bên trong và bên ngoài lò bằng khăn mềm có thấm giấm hoặc nước cốt chanh.

Nếu khoang lò ám mùi thức ăn thì cho một chén nước pha nước cốt chanh vào trong lò, quay khoảng 5 đến 7 phút.

– Không nấu đảm bảo cửa lò phải đóng kín, không bị vênh.

– Không hâm nóng hộp thực phẩm đậy kín vì áp suất cao làm nổ lò.

– Không chiên rán ngập mỡ trong lò vì chất béo quá nóng có thể gây cháy.

– Không để lò hoạt động khi không có thực phẩm trong lò.

Hy vọng những thông tin về sử dụng lò vi sóng Hafele đúng cách an toàn ở trên sẽ là cẩm nang hưu ích giúp bạn có trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm.

Showroom Hafele- Kitchen Luxury

Cách Sử Dụng Lò Vi Sóng A

Lò vi sóng là thiết bị không thể thiếu của người nội trợ hiện đại, nhưng nó cũng mang đến lắm phiền toài và thật sự rất không an toàn khi sử dụng không đúng cách. Một số người nói vui rằng Lo vi song là quả boom trong nhà cũng không có gì là sai cả. Phòng trường hợp có thể gây cháy nổ, đọc hướng dẫn sử dụng lò vi sóng đúng cách là việc bạn nên làm trước khi bắc đầu sử dụng thiết bị tuyệt vời này.

NHỮNG LƯU Ý VỀ AN TOÀN CỦA LÒ VI SÓNG:

– Các công tắc của lò có lắp khóa bên trong ngăn không cho mở cửa khi lò đang hoạt động.

– Không nghịch các công tắc, không cố khởi động lò vi sóng khi cửa đang mở vì sẽ làm thoát nhiệt vi sóng.

– Không để thức ăn hay xà phòng bám vào ngăn cửa.

– Không sử dụng lò khi bị trục trặc cho đến khi được kỹ thuật sửa chữa.

– Cửa lò phải được đóng chặt, không bị kẹt, các bản lề, chốt cửa không bị gảy, chắc chắn gioăng cửa phải khít.

– Sẻ rất nguy hiểm nếu một người không được đào tạo kỹ thuật tự ý sửa chữa hay điều chỉnh lò. Hãy liên hệ với trung tâm bảo hành lò vi sóng Điện Lạnh Gia Định nếu bạn cần dịch vụ bảo dưỡng lò vi sóng.

– Bất cứ lúc nào cũng không được tháo vỏ lò, cánh cửa, bảng điều khiển, bàn phím vì có thể gây điện áp cao.

– Lắp đặt lò vi sóng phải theo đúng hướng dẫn lắp đặt lò.

– Chỉ sử dụng lò vi sóng cho các hoạt động gia đình. Không dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau cọ lò. Lò vi sóng được thiết kế để hâm nóng, nấu và giải đông thực phẩm. Không sử dụng lò với mục đích công nghiệp, thí nghiệm hay kinh doanh. Nếu sử dụng không đúng mục đích, lò không được bảo hành.

– Không bật lò khi trong lò không có đồ nấu. Nếu trong lò không có thực phẩm hay nước để hấp thụ nhiệt, nhiệt sinh ra có thể làm hỏng đèn magnetron.

– Khi trẻ em sử dụng lò, cần theo dõi chặt chẽ.

– Không để lò vi sóng ở ngoài trời, không sử dụng lò vi sóng gần nơi có nước.

– Không dùng lò vi sóng để sấy quần áo, giấy tờ vì đó là những vật dụng dễ bắt lửa.

AN TOÀN CỦA VẬT DỤNG KHI NẤU TRONG LÒ VI SÓNG:

– Hầu hết các loại thủy tinh, sứ thủy tinh và thủy tinh chịu nhiệt điều có thể sử dụng được trong lò vi sóng. Mặc dù nhiệt vi sóng không làm nóng các vật dụng thủy tinh hay bằng sứ nhưng chúng vẫn làm nóng do nhiệt từ thực phẩm truyền qua. Khi lấy thực phẩm ra khỏi lò, nên sử dụng găng tay.

LƯU Ý AN TOÀN KHI NƯỚNG TRONG LÒ VI SÓNG:

– Khi đang nướng, cửa kính trong lò có thể bị nứt khi nước bắn vào.

– Khi cho thức ăn vào hay lấy thức ăn ra khỏi lò nớ mang găng tay vì vật đựng, giá đỡ và đĩa quay trong lò rất nóng.

– Không chạm các vật kim loại vào cửa kính,( bên trong cũng như bên ngoài ) khi cho thức ăn vào lò hay lấy ra, lưu ý bên trong cánh cửa sẽ rất nóng.

– Không ngâm đĩa quay hay vật đựng vào nước lạnh để làm nguội nhanh.

– Không để các vật dụng khác lên nóc lò. nóc lò sẽ nóng khi lò hoạt động có thể làm hư các vật dụng trên nóc.

Lưu ý: Khi sử dụng lò vi sóng bạn sẽ thấy hơi nước bốc quanh cửa, làm mở kính, có khi còn tạo thành những giọt nước trên cánh cửa. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Đó chỉ là hiện tượng ngưng tụ hơi nóng của thực phẩm, không gây hiện tượng gì đến lò.

– Không quay đĩa bằng tay, có thể làm hư lò vi sóng.

– Khi sử dụng vật dụng bằng kiim loại trong lò vi sóng sẽ xuất hiện những tia lửa điện, tia lửa điện phát ra liên tục sẽ làm hỏng lò. Dừng chương trình nấu nướng và kiểm tra lại vật đựng thực phẩm.

– Lưu ý không để bị mất các lỗ thoát khí trên nóc lò, phía sau, bên cạnh và dưới đáy lò.

THỬ VẬT ĐỰNG TRONG LÒ VI SÓNG:

– Đặt vật đựng trong lò cùng với một nữa cốc nước. Bật lò ở công suất 750W (100%) trong 1 phút. Nếu vật đựng bị nóng thì không nên sử dụng trong lò vi sóng. Nếu hơi ấm thì có thể dùng để hâm nóng thức ăn nhưng không dùng để nấu. Nếu vật dụng có nhiệt độ bình thường là phù hợp để nấu thức ăn trong lò vi sóng.

– Đĩa nhựa, cốt, vật dụng trong tủ lạnh và giấy gói bằng plastic có thể sử dụng trong lò vi sóng. Hãy tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng đồ plastic trong lò vi sóng. Không dùng vật dụng làm bằng plastic để chứa thực phẩm có hàm lượng đường, mỡ cao vì những chất này khi ở nhiệt độ cao có thể làm chảy plastic. Không sử dụng những đồ đựng bằng kim loại hay có trang trí bằng kim loại trong lò vi sóng trừ khi có hướng dẫn cụ thể dùng được trong lò vi sóng.

– không sử dụng vật có miệng hẹp như chai, lọ trong lò vi sóng. Cẩn thận khi mở nắp vật đựng để tránh bị hơi nóng làm bỏng.

AN TOÀN THỰC PHẨM:

– Không để nguyên thực phẩm trong họp kín khi nấu trong lò vi sóng. Lấy thực phẩm ra vật đựng phù hợp.

– Không rán những món nhiều mỡ trong lò vi sóng vì nhiệt độ của mỡ không kiểm soát được dễ gây nguy hiễm.

– Cắt những loại thực phẩm có lớp võ hay màn bọc ra thành từng miếng để tránh hơi nước tích tụ trong thực phẩm gây nổ.

Lưu ý: Khi hâm nóng chất lỏng như súp, nước sốt hay đồ uống, nhiệt độ đã vượt quá điểm sôi nhưng không thất sủi bọt lên có thể dẫn đến bị trào. Để tránh bị trào nên:

Không dùng những vật đựng có thành thẳng, miệng nhỏ.

Không nên đun quá nóng.

Khuấy chất lỏng trước khi đưa vào lò vi sóng. Khi nấu được một nữa thời gian, bỏ ra khấy lại.

Sau khi hâm nóng, để một lát trong lò, sau đó khuấy lại một lần nữa trước khi lấy ra.

Cách Sử Dụng Lò Vi Sóng An Toàn

Nấu bằng lò vi sóng an toàn hay không?

Sắp xếp thức ăn đều trong đĩa/tô được đậy kín và thêm một chút nước nếu cần. Có thể dùng nắp đậy hoặc giấy bóng chuyên dụng để đậy thức ăn. Lưu ý nới lỏng hoặc nắp có lỗ thông hơi để thoát hơi nước. Hơi nước nóng được tạo ra sẽ diệt khuẩn có hại và đảm bảo nấu đồng đều.

Đừng hâm nóng thực phẩm có tính axit như sốt cà chua trong hộp nhựa.

Đừng nấu miếng thịt lớn với công suất đầy đủ. Thay vào đó, sử dụng công suất trung bình (50%) trong một thời gian lâu hơn để bảo đảm nhiệt tỏa đến trung tâm mà không phải nấu quá các khu vực bên ngoài.

Hãy khuấy hoặc xoay thức ăn nửa chừng thời gian nấu để loại bỏ các điểm lạnh, nơi vi khẩu có hại có tể còn tồn tại.

Khi nấu thức ăn một phần bằng lò vi sóng và sau đó chuyển sang nướng chẳng hạn, bạn lưu ý chuyển ngay thức ăn đó sang nguồn nhiệt khác. Đừng bao giờ nấu chín một phần bằng lò vi sóng và cất đi để dùng sau.

Đừng sử dụng lò vi sóng để khử trùng chai lọ, bao gồm cả chai trẻ sơ sinh.

Dùng nhiệt độ thực phẩm để kiểm tra thức ăn đã đạt đến nhiệt độ bên trong an toàn tối thiểu chưa. Thời gian nấu có thể rất khác nhau bởi các lò vi sóng có công suất khác nhau. Nhiệt độ trong an toàn tối thiểu như sau:

Nấu thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sườn tươi cắt miếng ở nhiệt độ bên trong tối thiểu 63 độ C (được đo bằng nhiệt kế thực phẩm trước khi đưa thực phẩm ra khỏi nguồn nhiệt). Để đảm bảo an toàn và chất lượng, hãy để thịt trong lò ít nhất ba phút trước khi dùng. Tùy theo sở thích cá nhân, người dùng có thể chọn nấu thịt ở nhiệt độ cao hơn.

Hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ 73 độ C.

Nấu các thức ăn có trứng và thịt hầm ở nhiệt độ bên trong tối thiểu 72 độ C

Nấu gia cầm ở nhiệt độ bên trong tối thiểu 74 độ C. Khuyến cáo không nấu gia cầm cả con hoặc nhồi vì có thể quá trình nấu không đạt nhiệt độ cần thiết để diệt khuẩn có hại có trong thực phẩm.

Khay và bọc thực phẩm

Không bao giờ dùng tô, đĩa chất liệu kim loại trong lò vi sóng vì nó có thể gây ra tia lửa.

Chỉ sử dụng dụng cụ được sản xuất đặc biệt chuyên cho lò vi sóng. Khay, đĩa, tô thủy tinh, sứ và nhựa đều cần phải được dán nhãn sử dụng cho lò vi sóng.

Không bao giờ sử dụng túi nilon mỏng, giấy màu nâu hoặc các túi nhựa, báo, hoặc giấy nhôm trong lò vi sóng.

Không bao giờ dùng các tô, khay nhựa như hộp bơ và các loại hộp dùng một lần để quay thức ăn trong lò vi sóng. Các dụng cụ loại này khi gặp nhiệt độ cao có thể tan chảy, khiến các hóa chất độc hại ngấm vào thức ăn.

Rã đông bằng cách nào?

Lấy thực phẩm ra khỏi bao bì trước khi rã đông. Không sử dụng khay nhựa xốp và bọc nhựa bởi vì chúng có thể không chịu được nhiệt độ cao. Các chất liệu này tan chảy làm cho hóa chất ngấm vào thực phẩm.

Nấu thịt, gia cầm, các món trứng và cá ngay lập tức sau khi rã đông trong lò vi sóng bởi một số phần của thực phẩm đông lạnh có thể bắt đầu đã nấu trong quá trình rã đông. Đừng nấu thực phẩm rã đông một phần để sử dụng sau đó.

Bọc thực phẩm bằng nắp hoặc bóng kính an toàn cho lò vi sóng để giữ hơi nước và làm nóng đều, an toàn.

Sau khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, hãy để thức ăn trong lò một vài phút. Sau đó sử dụng nhiệt kế thực phẩm sạch để kiểm tra thực phẩm đã đạt nhiệt độ 74 độ C chưa.