Cách Dùng Hàm Vlookup Với Nhiều Điều Kiện / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hàm Vlookup Nhiều Điều Kiện, Cách Dùng Vlookup Nhiều Điều Kiện.

Hàm Vlookup nhiều điều kiện trong Excel là hàm tìm kiếm trá trị trong chuỗi với những yêu cầu cao cấp mà hàm vlookup thông thường không xử lý được. Nó giúp ta dò tìm dữ liệu theo cột với điều kiện dò tìm được kết hợp từ nhiều cột. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng hàm Vlookup nhiều điều kiện qua các ví dụ cụ thể, thực tế và dễ hiểu.

Hàm vlookup nhiều điều kiện thực chất là hàm Vlookup thông thường, nhưng để sử dụng được thì ta cần kết hợp một số hàm khác nhằm biến đổi điều kiện dò tìm sao cho hàm Vlookup hiểu và trả về kết quả đúng.

1. Chức năng của hàm Vlookup trong Excel.

Trong Excel chúng ta sử dụng hàm Vlookup để tìm kiếm dữ liệu trong bảng hoặc một phạm vi theo cột trong một bảng dò tìm đã định nghĩa trước. Như vậy, chức năng chính của hàm Vlookup là dùng để tìm kiếm giá trị trong một bảng giá trị cho trước.

2. Cú pháp hàm Vlookup trong excel.

Trong đó:

Lookup_value (bắt buộc): Giá trị cần tìm, có thể là ô tham chiếu, một giá trị hoặc chuỗi văn bản.

Table_array (bắt buộc): Bảng tìm kiếm giá trị gồm hai cột dữ liệu trở lên. Có thể là mảng thường, được đặt tên hoặc bảng Excel. Cột chứa giá trị tìm kiếm phải được đặt đầu tiên của Table_array.

Row_index_num (bắt buộc): Số thứ tự của cột chứa kết quả trả về trong Table_array.

Range_lookup (tuỳ chọn): Một giá trị logic (Boolean) cho biết hàm VLOOKUP cần phải tìm kết quả chính xác hay tương đối.

Nếu TRUE hoặc bỏ qua, kết quả khớp tương đối được trả về. Nghĩa là nếu kết quả khớp chính xác không được tìm thấy, hàm Vlookup của bạn sẽ trả về giá trị lớn nhất kế tiếp nhỏ hơn look_up value.

Nếu FALSE, chỉ kết quả khớp chính xác được trả về. Nếu không giá trị nào trong hàng chỉ định khớp chính xác với giá trị tìm kiếm, hàm Vlookup sẽ trả về lỗi #N/A

3. Hàm Vlookup nhiều điều kiện.

Từ công thức trên, ta có thể thấy được hàm Vlookup thuông thường chỉ tìm kiếm được với điều kiện dò tìm là 1 ô tham chiếu, một giá trị, hoặc một chuỗi văn bản. Vậy nếu điều kiện dò tìm nằm ở nhiều ô hoặc từ nhiều chuỗi văn bản trở lên thì chắc chắn ta không thể sử dụng hàm Vlookup thông thường được. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách để tìm kiếm với hàm vlookup nhiều điều kiện.

Cách 1: Dùng cột phụ.

Cách 2: Dùng công thức mảng.

Ưu nhược điểm của 2 cách dùng hàm Vlookup nhiều điều kiện trong Excel.

Sử dụng cột phụ:

Ưu điểm: Đơn giản, dễ dùng và dễ áp dụng.

Nhược điểm: Làm tăng lượng dữ liệu và tìm kiếm bởi việc tạo thêm cột phụ.

Sử dụng công thức mảng:

Ưu điểm: Không làm tăng lượng dữ liệu, không gây dư thừa.

Nhược điểm: Khó dùng, khó nhớ, công thức dài, trừu tượng.

4. Hàm Vlookup nhiều điều kiện sử dụng cột phụ.

4.1 Dùng hàm Vlookup nhiều điều kiện sử dụng cột phụ.

Cách đơn giản nhất để tìm kiếm trong Excel với nhiều điều kiện là sử dụng cột phụ. Từ nhiều điều kiện mình tổng hợp lại vào 1 cột mới và dùng hàm Vlookup để tìm kiếm với điều kiện dò tìm là cột ta vừa tạo.

Tùy vào từng yêu cầu cụ thể mà ta sẽ ghép các điều kiện bằng các cách khác nhau, nhưng thông thường Cột phụ sẽ được tạo ra bằng các ghép các điều kiện bằng kí hiệu “&”.

VD: A1 chứa giá trị là: NV. B1 chứa giá trị là 10.

Để dễ hình dung hơn về cách sử dụng hàm Vloolup với cột phụ chúng ta cùng tìm hiểu một vài ví dụ minh họa.

4.2 Ví dụ sử dụng hàm Vlookup nhiều điều kiện bằng cột phụ.

VD: Bạn có một danh sách sản lượng sản xuất cho từng sản phẩm, từng ca, từng nhân viên. Làm thế nào để biết được sản lượng của 1 sản phẩm nào đó trong từng ca theo từng nhân viên là bao nhiêu?

Hình 1: Hàm Vlookup nhiều điều kiện sử dụng cột phụ.

Với bài toán tìm kiếm dữ liệu theo hàng ngang trong Excel chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến hàm Vlookup, nhưng ở đây ta cần tìm sản lượng của từng sản phẩm trong từng ca theo từng nhân viên (3 điều kiện) mà hàm vlookup thông thường lại chỉ dùng được với 1 điều kiện.

Nên ta cần biến đổi điều kiện đầu vào từ 3 điều kiện thành 1 điều kiện bằng cách tạo ra một cột phụ mới từ việc ghép cột Sản phẩm, cột Ca và cột Nhân viên.

Các bước thực hiện:

B1: Tạo cột phụ.

B2: Viết hàm với điều kiện tìm kiếm là cột phụ vừa tạo.

Chi tiết các bước:

B1: Tạo cột phụ:

Ta tạo thêm cột mới, cột này đứng ở trước cột Sản phẩm và được tạo ra bằng cách ghép cột Sản phẩm, cột Ca và cột Nhân viên.

Công thức ghép: [Sản phẩm]&[Ca]&[Nhân viên]

Với hàng đầu tiền thì công thức sẽ là: B5&C5&D5

Sau khi tạo công thức cho hàng đầu ta copy công thức đó cho các hàng tiếp theo để hoàn thành cột.

Sau khi hoàn thành thì cột phụ sẽ có dạng như hình sau:

Hình 2: Hàm Vlookup sử dụng cột phụ.

Bước 2: Viết công thức tìm kiếm với cột phụ vừa tạo.

Trong đó:

Quan sát hình dưới để hiểu hơn về các thành phần của công thức chúng ta vừa tạo.

Hình 3: Hàm Vlookup sử dụng cột phụ.

Nếu muốn tìm sản lượng của sản phẩm khác hoặc ca khác với nhân viên khác bạn chỉ cần nhập sản phẩm, ca và nhân viên cần tìm vào bảng tìm kiếm như trên hình mà không cần tạo lại công thức.

4.3 Những lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup nhiều điều kiện bằng cột phụ.

Về bản chất: Hàm Vlookup nhiều điều kiện khi dùng cột phụ sẽ trở thành hàm vlookup 1 điều kiện thông thường.

Cột phụ được tạo ra phải được đặt ở đầu bảng dò tìm.

Khi tạo cột phụ ta phải ghép các cột lại theo thứ tự giống với thứ tự của điều kiện dò tìm.

5. Hàm Vlookup nhiều điều kiện sử dụng công thức mảng.

Công thức mảng là một cách tính nâng cao trong Excel mà không phải ai học cũng chú ý tới nó. Chắc hẳn, trên 90% các bạn đọc bài viết này sẽ không biết tới việc sử dụng công thức mảng để tìm kiếm với nhiều điều kiện. Bởi hầu hết mọi người ít biết tới mảng trong Excel và cách này tính này khá phức tạp với những bạn chưa thành thạo Excel. Nên các bạn có thể tìm kiếm bằng phương pháp tạo cột phụ phía trên.

Mảng là một hàng giá trị hay một cột giá trị hoặc là một kết hợp các hàng và cột giá trị. (ví dụ: {1,2,3,4})

Công thức mảng là công thức được bao bởi cặp dấu ngoặc nhọn {} do excel tự động thêm vào sau khi kết thúc nhập công thức. Công thức mảng là công thức có thể thực hiện nhiều phép tính đối với một hoặc nhiều mục trong mảng. Công thức mảng có thể trả về nhiều kết quả hoặc một kết quả duy nhất.

Công thức mảng bao gồm nhiều ô được gọi là công thức đa ô và công thức mảng trong một ô duy nhất được gọi là công thức đơn ô.

Nhập công thức mảng:

Chọn ô hoặc vùng ô cần nhập công thức. Nhập công thức cần tính toán.

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter.

5.2 Cách dùng hàm Vlookup nhiều điều kiện sử dụng công thức mảng.

Khi sử dụng công thức mảng chúng ta sẽ không phải tạo thêm cột, không làm tăng lượng dữ liệu và tìm kiếm.

Để tìm kiếm ta kết hợp sử dụng hàm Vlookup với hàm Choose. Và công thức mảng được lồng trong hàm Choose.

5.3 Ví dụ về hàm Vlookup nhiều điều kiện sử dụng công thức mảng.

Như ví dụ bên trên ta tiếp tục tìm kiếm sản lượng của một sản phẩm theo từng ca.

Để tìm kiếm sản lượng của 1 sản phẩm theo ca tại ô I8 ta nhập công thức: =VLOOKUP(I5&I6&I7,CHOOSE({1,2},C5:C9&D5:D9&E5:E9,F5:F9), 2,) và nhấn Ctrl + Shift + Enter.

Trong đó:

I5&I6&I7: Là kết hợp 3 điều kiện cần tìm.

CHOOSE({1,2},C5:C9&D5:D9&E5:E9,F5:F9): Là bảng dò tìm, bảng này được tạo từ 1 mảng 2 chiều có 2 cột.

Cột 1: Cột tham chiều.

Cột 2: Cột giá trị trả về.

2: Số thứ tự cột dữ liệu trên bảng dò tìm.

: Kiểu tìm kiếm chính xác.

Hình 4: Tìm kiếm bằng công thức mảng.

Đọc đến đây chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa hiểu được về hàm Choose mà ta đã sử dụng.

Các bạn cùng quan sát hình bên dưới để hiểu hơn về hàm Choose.

Hình 5: Giá trị trả về của hàm Choose trong Excel.

Giải thích công thức: = CHOOSE({1,2},C5:C9&D5:D9&E5:E9,F5:F9 )

Trong đó:

{1,2} : Công thức này sẽ trả về 1 mảng 2 chiều gồm 2 cột. Cột 1 được lấy ở ngay sau dấu phẩy thứ nhất, cột 2 được lấy ở sau dấu phẩy thứ 2.

C5:C9&D5:D9&E5:E9 : Giá trị trả về là 1 cột, các giá trị trong cột này được ghép từ cột Ca, cột Sản phẩm và cột Nhân viên.

F5:F9 : Là cột sản lượng.

Chú ý: Hình 5 chỉ để các bạn hiểu hơn về cách hoạt động của hàm CHOOSE trong Excel, khi dùng với hàm Vlookup các bạn chỉ cần viết hàm CHOOSE lồng trong hàm Vlookup như trong hình 4.

5.4 Lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup nhiều điều kiện bằng công thức mảng.

Khi nhập xong công thức bạn nhớ nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter.

Dấu ngoặc nhọn {} bao lại công thức mảng là do excel tự động thêm vào sau khi kết thúc nhập công thức.

Hàm Vlookup nhiều điều kiện dùng công thức mảng khá khó dùng nhưng nếu bạn thành thạo nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc dò tìm và thống kê.

Nếu bạn không thực sự thành thạo thì nên bỏ qua cách này để tránh viết sai công thức dẫn đế tính toán sai.

Gợi ý học tập mở rộng.

Trọn bộ khoá học Excel cơ bản miễn phí: Học Excel cơ bản

Kinh Nghiệm Sử Dụng Hàm Vlookup Nhiều Điều Kiện

Có thể thấy Excel là nỗi ám ảnh của nhiều người nếu bạn không phải sử dụng thường xuyên cũng như không biết về các hàm để sử dụng. Trong Excel có rất nhiều hàm. Chúng giúp cho việc thực hiện các trang tính của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ghi nhớ được tất cả các hàm đó. Chỉ là hàm nào hay dùng nhiều thì nhớ đến. Một trong số những hàm được quan tâm nhiều nhất hiện này đó là hàm VLOOKUP nhiều điều kiện.

Hàm VLOOKUP nhiều điều kiện là gì?

Nếu là người thường xuyên phải làm việc với Excel thì khi hỏi đến hàm VLOOKUP nhiều điều kiện là gì, bạn sẽ có thể trả lời ngay lập tức. Đây là hàm dùng để giúp bạn tìm kiếm các giá trị và trả lại một kết quả theo hàng dọc.

Hàm này được sử dụng rất phổ biến trong việc thống kê cũng như dò tìm các dữ liệu. Công việc này sẽ trở nên nhanh chóng, tiện lợi hơn, không hề mất thời gian, công sức, không có sự sai lệch như khi làm thủ công.

Cách sử dụng hàm VLOOKUP với 2 điều kiện

Sử dụng hàm VLOOKUP trong trường hợp tạo cột phụ

=VLOOKUP(G4&G5;$A$2:$D$6;4;0)

Cuối cùng nhấn OK sẽ được kết quả như hình dưới.

Sử dụng hàm bằng cách tạo công thức mảng

Đây là cách thứ 2 để dùng hàm VLOOKUP nhiều điều kiện giúp bạn tìm kiếm dữ liệu. Cách này khá ít dùng bởi nó hơi phức tạp một chút nhưng nếu muốn tìm với nhiều điều kiện hơn cũng có thể thực hiện được.

Lưu ý là sử dụng hàm bằng cách tạo công thức mảng thì nên dùng VLOOKUP cùng với CHOOSE. Hai hàm này đều dùng để tìm kiếm các dữ liệu và chúng sẽ thực hiện tìm kiếm 1 giá trị trong 1 danh sách giá trị khác nhau.

Chúng ta hãy tiếp tục thực hiện với ví dụ ở trên về tìm kiếm sản phẩm, sản lượng trong cùng 1 ca làm việc. Lúc này, bạn sẽ không cần phải sử dụng cột phụ nữa mà trực tiếp tìm kiếm sản phẩm luôn.

Ví dụ, nếu muốn tìm sản lượng của sản phẩm A trong ca sản xuất số 1 thì công thức áp dụng sẽ là:

=VLOOKUP(G3&G4;CHOOSE({12};(B2:B6)&(C2:C6);D2:D6);2;0)

Lưu ý là các dấu (;) hay (.) được sử dụng trong hàm sẽ tùy thuộc vào các máy tính khác nhau. Bạn cần nhận biết để lên công thức chính xác, không phải lặp đi lặp lại nhiều lần và nhầm lẫn.

Đó là những thông tin cơ bản nhất về việc sử dụng hàm VLOOKUP nhiều điều kiện để tìm kiếm một dữ liệu nào đó mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được. Hãy lựa chọn cách phù hợp nhất với công việc của mình để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Cách Sử Dụng Hàm Sumifs Và Sumif Với Nhiều Điều Kiện

SUMIF (range, điều kiện, [sum_range])

range – dải của các ô được đánh giá theo điều kiện mà bạn đưa ra, mang tính bắt buộc.

criteria – điều kiện cần phải đáp ứng, mang tính bắt buộc

sum_range – các ô tính tổng nếu thỏa điều kiện, mang tính tùy chọn.

Như bạn thấy, cú pháp của hàm Excel SUMIF chỉ cho phép một điều kiện. Tuy nhiên, bên trên, chúng tôi có nói rằng Excel SUMIF có thể được sử dụng để tính tổng các giá trị với nhiều điều kiện. Làm thế nào mà có thể được? Thực tế, bạn cần thêm các kết quả của vài hàm SUMIF và sử dụng các công thức SUMIF với các điều kiện mảng, như trong ví dụ tiếp theo.

HÀM SUMIFS – CÚ PHÁP VÀ CÁCH SỬ DỤNG:

Bạn sử dụng SUMIFS trong Excel để tìm một tính tổng có giá trị các giá trị dựa trên nhiều điều kiện. Hàm SUMIFS đã được giới thiệu trong Excel 2007, vì vậy bạn có thể sử dụng nó trong tất cả các phiên bản của Excel 2013, 2010 và 2007.

So với SUMIF, thì cú pháp SUMIFS phức tạp hơn một chút:

sum_range – một hoặc nhiều ô tính tổng, mang tính bắt buộc. Đây có thể là một ô duy nhất, một dải ô hoặc dải có tên. Chỉ có các ô chỉ chứa số mới được tính tổng; Còn giá trị ô trống và giá trị văn bản thì sẽ bị bỏ qua.

Chú ý: Hàm SUMIFS hoạt động với biểu thức logic với AND, nghĩa là mỗi ô trong đối số sum_range chỉ được tính tổng nếu tất cả các điều kiện được chỉ định là đúng cho ô đó.

Khi bạn đang tiếp thu một cái mới mẻ, bạn nên bắt đầu với những điều đơn giản. Vì vậy, để bắt đầu, hãy xác định tất cả các đối số cho công thức SUMIFS của chúng tôi:

Bây giờ tập hợp các thông số trên, và bạn sẽ nhận được công thức SUMIFS sau:

= SUMIFS (C2: C9, A2: A9, “táo”, B2: B9, “Pete”)

Để khiến việc chỉnh sửa công thức đơn giản hơn, bạn có thể thay thế các tiêu chuẩn văn bản “apples” và “Pete” bằng các tham chiếu ô. Trong trường hợp này, bạn sẽ không phải thay đổi công thức để tính toán lượng trái cây khác từ một nhà cung cấp khác nhau:

= SUMIFS (C2: C9, A2: A9, F1, B2: B9, F2)

SỬ DỤNG SUMIFS VÀ SUMIF TRONG EXCEL – MỘT SỐ ĐIỀU CẦN NHỚ:

Mặc dù nét chung thì khá rõ ràng – tương đồng về điểm đến cho kết quả cuối cùng và các tham số – trong khi sự khác biệt dù không rõ rang nhưng vẫn rất cần thiết.

1. TRÌNH TỰ CỦA CÁC ĐỐI SỐ

Trong các hàm Excel SUMIF và SUMIFS, thứ tự các đối số là khác nhau. Cụ thể, sum_range là tham số thứ nhất trong SUMIFS, nhưng lại đứng thứ 3 trong công thức SUMIF.

Khi bắt đầu học, bạn sẽ cảm thấy có vẻ như Microsoft đã cố ý làm phức tạp hóa cho người học và người dùng nó. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn, bạn sẽ thấy lý do thực chất đằng sau nó. Vấn đề là sum_range là tùy chọn trong SUMIF. Nếu bạn bỏ qua nó, không có vấn đề, SUMIF công thức của bạn sẽ tính tổng các giá trị trong range (tham số đầu tiên).

Trong SUMIFS, sum_range là rất quan trọng và là bắt buộc, và đó là lý do tại sao nó đến trước. Có thể những người của Microsoft nghĩ rằng sau khi thêm các dải/điều kiện xem xét thứ 10 hoặc 100, thì có ai đó có thể quên xác định dải để tính tổng:)

Tóm lại, nếu bạn đang sao chép và chỉnh sửa các hàm này, hãy đảm bảo bạn đặt các thông số theo thứ tự đúng.

2. KÍCH THƯỚC CỦA ĐỐI SỐ SUM_RANGE VÀ CRITERIA_RANGE

Trong hàm SUMIF, đối số sum_range không nhất thiết phải có cùng kích thước với đối số range, miễn là bạn có ô phía trên bên trái. Trong hàm SUMIFS, mỗi criteria_range phải chứa cùng một số hàng và cột như tham số sum_range.

Ví dụ, công thức = SUMIF (A2: A9, F1, C2: C18) sẽ trả lại kết quả đúng vì Excel chỉ xem ô phía trên bên trái trong đối số sum_range (C2 trong ví dụ này là đúng) và sau đó bao gồm số cột và hàng giống như kích thước của đối số range.

Công thức SUMIFS: = SUMIFS (C2: C9, A2: A9, “apples”, B2: B10, “Pete”) sẽ báo lỗi # VALUE! vì criter_range2 (B2: B10) không khớp với criteria_range1 (A2: A9) và sum_range (C2: C9).

Có vẻ như chúng ta đã tiếp cận tạm xong lý thuyết rồi, nên mục sau chúng ta sẽ chuyển sang thao tác thực hành (chính là các ví dụ công thức:)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG SUMIFS TRONG EXCEL – VÍ DỤ CÔNG THỨC

VÍ DỤ 1. CÔNG THỨC SUMIFS VỚI TOÁN TỬ SO SÁNH

Lưu ý: Hãy lưu ý rằng trong các công thức SUMIFS, các biểu thức lôgic với các toán tử so sánh phải luôn luôn được đặt trong dấu nháy kép (“”).

Trong trường hợp bạn muốn tính tổng các giá trị với nhiều điều kiện dựa trên ngày hiện tại, hãy sử dụng hàm TODAY () trong điều kiện của hàm SUMIFS của bạn, như được trình bày bên dưới. Công thức sau đây tính tổng giá trị trong cột D nếu ngày tương ứng trong cột C rơi vào khoảng thời gian 7 ngày vừa qua, có bao gồm ngày hôm nay:

Chú thích. Khi bạn sử dụng một hàm Excel khác cùng với toán tử logic trong các điều kiện, bạn phải sử dụng ký hiệu và (&) để nối với 1 chuỗi, ví dụ “<=” & TODAY ().

Tương tự như vậy, bạn có thể sử dụng hàm SUMIF để tính tổng các giá trị trong một dải có dữ liệu là ngày xác định. Ví dụ: công thức SUMIFS sau sẽ thêm các giá trị trong các ô C2: C9 nếu ngày trong cột B rơi trong khoảng giữa ngày 1 tháng 10 năm 2014 và ngày 31 tháng 10 năm 2014, như sau:

Kết quả tương tự có thể đạt được bằng cách tính toán sự khác biệt của hai hàm SUMIF, như được minh họa trong ví dụ này – Cách sử dụng SUMIF để tính tổng các giá trị trong một dải ngày xác định. Tuy nhiên, bạn cũng thấy rằng công thức SUMIFS là dễ dàng hơn và dễ hiểu hơn nhiều, phải không nào?

Cách Sử Dụng Hàm If Có Nhiều Điều Kiện Trong Excel

Hàm if trong excel là gì? Cách sử dụng hàm if trong excel cũng như ách sử dụng hàm if có nhiều điều kiện trong excel như thế nào?

Hàm IF cho phép bạn tạo so sánh lô-gic giữa một giá trị và một giá trị dự kiến bằng cách kiểm tra điều kiện, rồi trả về kết quả nếu True hay False. c

=IF(Điều gì đó là True, thì làm gì, nếu không thì làm gì khác)

Vì vậy, một câu lệnh IF có thể có hai kết quả. Kết quả đầu tiên là nếu so sánh của bạn là True, kết quả thứ hai là nếu so sánh của bạn là False.

Câu lệnh IF cực kỳ mạnh mẽ, đồng thời tạo cơ sở cho nhiều mô hình bảng tính nhưng chúng cũng là nguyên nhân cốt lõi của nhiều sự cố bảng tính. Tốt nhất, bạn nên áp dụng câu lệnh IF cho các điều kiện tối thiểu, chẳng hạn như Nam/Nữ, Có/Không/Có thể nhưng đôi khi, có thể bạn sẽ cần đánh giá các kịch bản phức tạp hơn yêu cầu lồng* 3 hàm IF với nhau.

* “Lồng” ám chỉ việc thực hiện kết hợp nhiều hàm với nhau trong một công thức.

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm If Trong Excel Bạn Nên Biết

1. Cú pháp của hàm IF trong Excel

Cú pháp: If(Điều kiện, giá trị 1, giá trị 2)

Ý nghĩa: Hàm trả về kết quả “Giá trị 1″ nếu như điều kiến đúng, và trả về ” giá trị 2″ nếu điều kiện sai. Công thức = IF (BIỂU THỨC SO SÁNH, GIÁ TRỊ NẾU ĐÚNG, GIÁ TRỊ NẾU SAI)

Ví dụ: Cho bàng lương của nhân viên, xét số ngày công đi làm để tính tiền chuyên cần, nếu số ngày công là 23/26 công thì được tiền chuyên cần là 500.000 đồng, còn lại làm không đủ 23 công thì không được.

2. Cách sử dụng hàm If trong trường hợp có nhiều điều kiện

Cách sử dụng hàm if có nhiều điều kiện trong excel cũng đơn giản. Trong trường hợp có nhiều hơn 2 sự lựa chọn thì ta sử dụng nhiều hàm If lồng nhau

Ví dụ: Cùng ví dụ trên nhưng ngoài tiền chuyên cần, công ty còn có chính sách thưởng theo ngày công,

Một vấn đề khi sử dụng hàm IF là: Trong hàm If nếu không có đối số thứ 3 thì biểu thức điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị FALSE.