Cách Dùng Hàm If Right / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hàm Right, Cách Dùng Hàm Cắt Chuỗi Ký Tự Bên Phải Trong Excel

Để tìm kiếm thông tin, dữ liệu trên bảng Excel chúng ta có thể sử dụng nhiều hàm khác nhưu như hàm VLOOKUP trên Excel, hàm LEFT tách chuỗi ký tự Excel,.. Và trong bài viết này người dùng sẽ biết thêm cách dùng hàm RIGHT để tìm ký tự trong một chuỗi ký tự lựa chọn.

Hướng dẫn dùng hàm RIGHT trên Excel

Hàm RIGHT có cú pháp sử dụng là =RIGHT(text,[num_chars]). Trong đó:

text: là chuỗi văn bản các bạn muốn trích xuất các ký tự.

num_chars: số lượng ký tự mà các bạn muốn hàm RIGHT() trích xuất.

Lưu ý:

Nếu num_chars bỏ qua thì mặc định của nó là 1.

Num_chars luôn phải lớn hơn hoặc bằng 0.

Nếu num_chars lớn hơn độ dài của chuỗi văn bản thì hàm RIGHT trả về toàn bộ chuỗi văn bản.

Ví dụ 1: Dùng hàm RIGHT tìm ký tự

Ví dụ 2: Hàm RIGHT kết hợp hàm VALUE

2 hàm này kết hợp với nhau sẽ trả về kết quả là giá trị số. Do hàm RIGHT trong Excel luôn trả về chuỗi văn bản, ngay cả khi giá trị gốc là chữ số. Nếu dùng thêm hàm VALUE thì kết quả là số. Bạn tham khảo ví dụ kết hợp 2 hàm trong bài viết Cách sử dụng hàm VALUE trong Excel.

Ví dụ 3: Hàm RIGHT xuất ký tự sau 1 ký tự cụ thể

Khi muốn tách chuỗi ký tự theo sau một ký tự cụ thể cần dùng hàm SEARCH trong Excel hoặc hàm FIND để xác định vị trí ký tự đó, nhưng trừ vị trí ký tự được chọn trong tổng chuỗi ký tự được trả về bằng hàm LEN. Công thức kết hợp là =RIGHT(chuỗi văn bản, LEN(chuỗi văn bản) – SEARCH(kí tự, chuỗi van bản)).

Với bảng ví dụ này cần tìm phần tên trong ô Họ tên, nhập công thức =RIGHT(B2,LEN(B2)-SEARCH(” “,B2)) và nhấn Enter.

Với việc kết hợp 3 hàm trên, chúng ta có thể áp dụng để xuất chuỗi theo sau bất kỳ một ký tự khác, như dấu phẩy, hai chấm, dấu gạch nối,…

Ví dụ 4: Hàm RIGHT loại n ký tự đầu tiên trong chuỗi

Công thức sử dụng RIGHT(string, LEN(string)-number_of_chars_to_remove).

Ví dụ 5: Hàm RIGHT xuất ký tự sau dấu phân cách cuối cùng

Áp công thức vào bảng dữ liệu này chúng ta nhập =RIGHT(B6,LEN(B6)-SEARCH(“$”,SUBSTITUTE(B6,”:”,”$”,LEN(B6)-LEN(SUBSTITUTE(B6,”:”,””))))) và nhấn Enter. Trong đó

LEN(B6): tổng chiều dài của chuỗi ký tự trong ô B6.

LEN(SUBSTITUTE(B6,”:”,””)): chiều dài của chuỗi ký tự không có dấu hai chấm.

LEN(B6)-LEN(SUBSTITUTE(B6,”:”,””)): tổng chiều dài ban đầu trừ đi chiều dài chuỗi ký tự không có dấu hai chấm.

SUBSTITUTE(B6,”:”,”$”,LEN(B6)-LEN(SUBSTITUTE(B6,”:”,””))): thay thế dấu hai chấm phân tách cuối cùng bằng ký tự mới $, hàm SUBSTITUTE cho phép thay thế ký tự được chỉ định trong chuỗi.

SEARCH(“$”,SUBSTITUTE(B6,”:”,”$”,LEN(B6)-LEN(SUBSTITUTE(B6,”:”,””)))): xác định vị trí của dấy phân tách cuối cùng, trong hình dấu hai chấm được thay bằng dấu $.

RIGHT(B6,LEN(B6)-SEARCH(“$”,SUBSTITUTE(B6,”:”,”$”,LEN(B6)-LEN(SUBSTITUTE(B6,”:”,””))))): trả về chuỗi bên phải dấu phân tách cuối cùng, lấy tổng chiều dài chuỗi trừ đi vị trí của dấu phân cách.

Cách Sử Dụng Hàm Mid, Left, Right Trong Excel

Trong Excel, 3 hàm LEFT, hàm RIGHT và hàm MID là những hàm Excel quan trọng và cơ bản để tiến hành xử lý ký tự có trong chuỗi ký tự ở trên bảng dữ liệu. Với hàm LEFT, khi tiến hành nhập hàm thì Excel sẽ lấy các ký tự ở bên trái. Hàm RIGHT sẽ lấy những ký tự ở bên phải. Còn lại là hàm MID sẽ tiến hành lấy chuỗi ký tự ở giữa tương đương với yêu cầu của người dùng. Cách thực hiện của các hàm này tương đối giống nhau, nhập lệnh, sau đó lựa chọn số ký tự muốn lấy ở trong bảng số liệu là xong.

Hàm MID sẽ cắt ra n ký tự trong chuỗi ký tự từ vị trí ban đầu m.

Cú pháp thực hiện của hàm MID sẽ là =MID(text,m,n).

text: chuỗi ký tự cần cắt.

m: Vị trí bắt đầu cần cắt của chuỗi ký tự.

n: Số ký tự cần cắt ra từ chuỗi ký tự.

Tại ô D3, chúng ta sẽ nhập công thức =MID(C3,5,2) rồi nhấn Enter. Nghĩa là sẽ lấy 2 ký tự bắt đầu từ ký tự thứ 5 trong ô C3 và điền ký tự kết quả vào ô D3.

Để thực hiện với những ô còn lại, chúng ta chỉ cần kéo xuống các ô còn lại để cho ra kết quả tương tự.

Ngoài ra, cách thực hiện hàm LEFT và RIGHT cũng là hai hàm lấy ký tự tương ứng với bên trái và bên phải trong chuỗi ký tự. Bạn thực hiện tương tự như với hàm MID.

Cú pháp của hàm LEFT là =LEFT(text,n).

Trong đó text là chuỗi ký tự cần lấy và n là số ký tự cần cắt. Nếu không có tham số n, Excel sẽ tự động lấy từ giá trị đầu tiên trong chuỗi.

Chẳng hạn cần lấy số hiệu lớp trong tên lớp với 4 ký tự tính từ ký tự đầu tiên. Bạn sẽ nhập hàm =LEFT(C3,4).

Cú pháp hàm RIGHT là =RIGHT(text,n).

Nguồn: https://quantrimang.com

Hàm Trích Xuất Chuỗi Ký Tự Left, Right, Mid

Công dụng: Dùng để trích xuất phần bên trái của một chuỗi một hoặc nhiều ký tự. Công thức: = LEFT(text [,num_chars]).

– text: chuỗi văn bản cần trích xuất ký tự. – num_chars: số ký tự cần trích ra phía bên trái chuỗi text, mặc định là 1.

– num_chars phải là số nguyên dương. – Nếu num_chars lớn hơn độ dài của chuỗi thì kết quả trả về sẽ là toàn bộ chuỗi text. Ví dụ: =LEFT(“M001L2T”, 4) → M001.

2. Hàm RIGHT

Công thức: = RIGHT(text [,num_chars]). – text: chuỗi văn bản cần trích xuất ký tự. – num_chars: số ký tự cần trích ra phía bên phải của chuỗi text, mặc định là 1.

– num_chars phải là số nguyên dương. – Nếu num_chars lớn hơn độ dài của chuỗi thì kết quả trả về sẽ là toàn bộ chuỗi text. Ví dụ: =RIGHT(“M001L2T”, 3) → L2T.

Công dụng: Dùng để trích xuất một chuỗi con (substring) từ một chuỗi.

Công thức: = MID(text, start_num, num_chars]). – text: chuỗi văn bản cần trích xuất. – start_num: vị trí bắt đầu trích ra chuỗi con, tính từ bên trái sang. – num_chars: số ký tự của chuỗi con cần trích ra.

– num_chars phải là số nguyên dương. – start_num phải là số nguyên dương. – Nếu start_num lớn hơn độ dài của chuỗi thì kết quả trả về sẽ là chuỗi rỗng. Ví dụ: =MID(“M001L2T”, 5, 2) → L2.

Ứng dụng: Trích xuất chuỗi ký tự từ mã nhân viên để đưa ra thông tin về Giới tính, Chức vụ,…

Xem tiếp Sử dụng hàm VLOOKUP và HLOOKUP trong Excelđể đưa ra thông tin cụ thể tương ứng với mã nhân viên.

Để thu thập thêm những thủ thuật Tin học văn phòng hữu ích, các bạn hãy nhanh tay tham gia các khóa học do Trung tâm tin học văn phòng MOS tổ chức để nhận được những ưu đãi tốt nhất trong tháng 10 -11:

25/10/2016 – WORD 2010 (Thời lượng 8 buổi, học tối thứ 3-5-7).

26/10/2016 – EXCEL 2010 (Thời lượng 8 buổi, học tối thứ 2-4-6).

10/11/2016 – EXCEL 2013 (Thời lượng 8 buổi, học tối thứ 3-5-7).

29/10/2016 – POWERPOINT 2010 (Thời lượng 8 buổi, học tối thứ 3-5-7).

02/11/2016 – IC3 GS4 (Thời lượng 10-12 buổi, học tối thứ 2-4-6).

(Tất cả các khóa học đều học từ 18h đến 21h).

Cách Dùng Hàm Đếm Có Điều Kiện (Hàm Countif) Trong Excel

Hàm COUNTIF được dùng để làm gì?

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang có một tệp tổng hợp các mục chưa được sắp xếp gồm: sản phẩm, doanh số bán hàng, số tháng và bạn đang muốn biết tần suất bán hàng của một sản phẩm cụ thể. Thay vì bạn sắp xếp chúng một cách thủ công, thì hãy sử dụng tính năng của hàm COUNTIF.

Hàm COUNTIF là gì?

Trong Microsoft Excel, COUNTIF là một hàm được dùng để thống kê số liệu. Lấy ví dụ, bằng cách tìm hiểu tần suất bán hàng của một danh sách sản phẩm, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được mặt hàng nào đang có doanh số bán tốt nhất. Những dữ liệu thống kê này sau đó còn có thể được sử dụng tạo cách thành phần trực quan như sơ đồ và đồ thị.

Hàm COUNTIF trong Excel về cơ bản là sự kết hợp giữa hàm IF và hàm COUNT hoặc COUNTA (hàm thống kê). Sự kết hợp này để đảm bảo rằng Excel chỉ đếm những ô đáp ứng một số tiêu chí nhất định mà bạn đưa ra.

Chú ý: Bạn đừng nhầm lẫn giữa hàm COUNTIF và SUMIF. Một hàm sẽ trả về đếm số lượng của một giá trị cụ thể (COUNTIF), còn một hàm sẽ tính tổng các giá trị thỏa điều kiện bạn đặt ra (SUMIF).

Công thức hàm COUNTIF

=COUNTIF (RANGE, CRITERIA)

Range: Phạm vi các ô được tính toán, thống kê.

Hàm COUNTIF – Cách sử dụng và ví dụ minh họa

=COUNTIF(A3:A11,E3)

Range: A3:A11. Do bạn muốn đếm các giá trị có thể đáp ứng giá trị Criteria trong phạm vi những ô này.

Criteria : E3. Do bạn chỉ muốn đếm các giá trị trong phạm vi nêu trên nếu nó có giá trị trùng khớp với ô E3, chính là Toyota.

Và kết quả trả về sẽ là 4.

Thay vì sử dụng tham chiếu ô ( E3) làm tiêu chí lựa chọn, bạn cũng có thể thay thế nó bằng một giá trị văn bản -bằng cách gõ ” Toyota ” để có kết quả tương tự. Một lợi thế khác của việc sử dụng tham chiếu ô đó là bạn có thể đếm luôn cả các thương hiệu xe hơi khác nhau (nếu muốn). Lúc đó bạn chỉ cần kéo chuột xuống để copy công thức thay vì phải nhập thủ công tên các hãng xe khác nhau vào từng công thức.

Mẹo: Nếu như bạn nhìn thấy có khá nhiều ô chứa giá trị văn bản bị sai chính tả, thì bạn có thể nhanh chóng sửa lại chúng bằng cách dùng tính năng REPLACE. Bạn nhấn phím CTRL + H và một Menu sẽ được bật lên, sau đó bạn hãy nhập văn bản sai (văn bản bạn muốn thay đổi) và nhập giá trị văn bản mới ở trường bên dưới nó. Cuối cùng bạn nhấp vào REPLACE ALL.

Cách dùng hàm COUNTIF để đếm ô chứa văn bản trong Excel

Bạn có thể sử dụng hàm COUNTA để đếm cả giá trị số và giá trị văn bản, sau đó dùng hàm COUNT để đếm các giá trị số riêng lẻ và sau đó thực hiện phép tính trừ giữa các con số trả về của hàm COUNTA và hàm COUNT. Tuy nhiên, cách làm này khá rườm rà và làm mất thời gian của bạn, hôm nay tôi sẽ chỉ cho bạn cách dễ dàng hơn để đạt được kết quả tương tự.

Bạn hãy xem xét ví dụ minh họa bên dưới:

=COUNTIF(A3:A10,"*")

Range : A3:A10. Đây là phạm vi bạn muốn đếm các giá trị văn bản trong phạm vi.

Criteria : “*”. Có ý nghĩa rằng bạn chỉ muốn đếm các giá trị văn bản chèn một dấu HOA THỊ (*) được bọc trong dấu ngoặc kép.

Và kết quả trả về sẽ là 5.

Dấu HOA THỊ (*) được sử dụng làm ký tự đại diện để thể hiện cho một hay nhiều ký tự. Vì bạn chỉ muốn đếm tất cả các ô chứa giá trị văn bản nên việc chèn dấu HOA THỊ sẽ giúp bạn đạt được mục đích này.