Cách Dùng Hàm If Left / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hàm If Kết Hợp Hàm Left

Hàm IF kết hợp hàm LEFT trong excel. Khi điều kiện sử dụng trong hàm if được lấy từ một hoặc một vài ký tự của một chuỗi text tính từ bên trái.

Ví dụ như Mã phiếu chi chẳng hạn: PC01001.

PC đại diện cho Phiếu Chi

01 đại diện cho tháng phát sinh

001 – Phiếu chi số 001 của tháng.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀM IF KẾT HỢP HÀM LEFT

Tìm tên mặt hàng cho từng lần bán hàng căn cứ vào Mã Hóa Đơn biết rằng:

Nếu ký tự đầu tiên của Mã HĐ là J thì tên mặt hàng là Jean, còn lại nếu là K thì tên mặt hàng Kaki.

Mỗi một nghiệp vụ bán hàng đều có một Mã Hóa đơn riêng, Mã hóa đơn trong ví dụ này được cấu tạo bởi:

– Ký tự đầu tiên: là mã của từng mặt hàng

– Ký tự tiếp theo: là mã giảm giá

– 3 ký tự cuối cùng: là mã số của nghiệp vụ

Như vậy để hoàn thành yêu cầu trên chúng ta phải dùng hàm if để tìm tên mặt hàng với diễn giải hàm như sau:

= IF ( Ký tự đầu tiên của Mã HĐ = “J”, “Jean”, “Kaki”)

Hàm IF ở đây chỉ có 3 thành tố mà không cần phải lồng thêm hàm nào nữa đó là bởi vì chúng ta chỉ có hai mặt hàng theo như danh sách này là: Jean và Kaki,

Do đó khi so sánh ký tự đầu tiền của Mã HĐ với “J”, nếu nó thỏa mãn thì tên mặt hàng sẽ là Jean, còn lại nếu không thỏa mãn thì tên mặt hàng sẽ là Kaki.

Vấn đề là làm thế nào để tách được ký tự đầu tiên từ Mã HĐ:

Để làm được điều này ta sẽ sử dụng hàm LEFT.

= LEFT ( Mã HĐ, 1)

Số 1 trong hàm left có nghĩa là chúng ta chỉ muốn lấy 1 ký tự tính từ bên trái của Mã HĐ.

[sociallocker id=”515″]

Cách sử dụng hàm IF kết hợp hàm LEFT trong ví dụ này được viết như sau:

=IF (LEFT (B3,1) = “J”, “Jean”, “Kaki”)

Bạn cần nhập công thức trên vào ô đầu tiên trong cột mặt hàng, sau đó copy công thức cho các dòng còn lại trong cột mặt hàng.

Xong, như vậy là bạn đã tìm được tên của một danh sách hàng nghìn dòng mặt hàng chỉ trong nháy mắt với việc sử dụng hàm excel.

Cách Sử Dụng Hàm Left Trong Excel Kế Toán

Hàm left là một trong những hàm excel thường dùng trong kế toán được dùng để tách chuỗi, xử lý chuỗi, Hàm left thường được kết hợp với hàm if khi điều kiện sử dụng trong hàm if chỉ là một phần của giá trị sử dụng làm điều kiện, ngoài ra nó cũng dùng để kết hợp với hàm vlookup trong excel. Trong bài viết này trung tâm kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn cách sử dụng hàm left trong excel 2007 được sử dụng tương tự như 2003, 2010

Chức năng của hàm Left trong excel:

Trích ra n ký tự từ bên trái của chuỗi Text.

Công thức hàm left trong excel

LEFT(text,[number_chars])

Chú thích:

text: Chuỗi (Xâu) cần tách

number_chars: số ký tự cần tách

Chú ý:

Num_chars phải lớn hơn hoặc bằng không.

Nếu num_chars lớn hơn độ dài của văn bản, hàm LEFT trả về toàn bộ văn bản.

Nếu num_chars được bỏ qua, thì nó được giả định là 1.

Ví dụ về cách sử dụng hàm Left trong excel:

Cho bảng Dữ liệu BẢNG 1 và Bảng Dữ liệu chưa hoàn thành phía dưới.

Yêu cầu: Điền Dữ liệu vào Cột Mã số, Tên Hàng và cột Thành tiền biết rằng:

+ Ký tự đầu của Mã hàng chính là Mã số

+ Dựa vào Mã số tìm được để Tham chiếu lên BẢNG 1, Tìm Tên hàng.

+ Dựa vào Mã số tìm được tham chiếu lên BẢNG 1 điền dữ liệu vào cột Thành tiền biết rằng:

Thành tiền = Số lượng x Đơn giá (ĐG)

Để điền Dữ liệu vào cột Mã số, ta áp dụng công thức của hàm LEFT trong EXCEL để trích Ký tự.

Vì ký tự đầu tiên của Mã hàng chính là Mã số nên công thức cho Hàm LEFT tại ô C12 sẽ là: C12=LEFT(B12,1)

Dựa vào cột Mã hàng tìm được, ta dễ dàng điền được Kết quả vào cột Tên hàng & Thành tiền nhờ sử dụng hàm VLOOKUP.

Công thức tại ô Kết quả D12 như sau: D12=VLOOKUP(C12,$B$5:$D$9,2,FALSE)

Trong trường hợp ta kết hợp trực tiếp với hàm Left, công thức sẽ là:

D12 =VLOOKUP(LEFT(B12,1),$B$5:$D$9,2,FALSE)

Sử dụng thao tác sao chép công thức, ta được Kết quả ở những ô còn lại bên dưới.

Cột Thành tiền tính tương tự: F12=VLOOKUP(C12,$B$5:$D$9,3,FALSE)*E12

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm kế toán trên excel, chưa biết cách sử dụng hàm left hay các hàm khác mời bạn tham khảo khóa học kế toán excel của chúng tôi sẽ giúp bạn tự tin làm chủ công tác kế toán – Hotline: 0988043053

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Hàm If And, If Or, Left, Date Lồng Nhau Trong Excel

1. CÁCH DÙNG HÀM IF VỚI HÀM AND VÀ HÀM OR TRONG EXCEL

1,1 HÀM IF

Hàm IF là một trong những hàm logic giúp người dùng kiểm tra một điều kiện nhất định và trả về giá trị mà bạn chỉ định nếu điều kiện là TRUE hoặc trả về một giá trị khác nếu điều kiện là FALSE.

Cú pháp:

=IF( logical_test, value_if_true, value_if_false)

Trong đó:

1,2 HÀM AND

Hàm AND ít được dùng độc lập mà thường được dùng để mở rộng tính hữu dụng của các hàm thực hiện các kiểm nghiệm logic như hàm IF chẳng hạn.

Hàm AND trong excel là hàm sẽ trả về kết quả là TRUE nếu tất cả các đối số của hàm định trị là TRUE và trả về kết quả là FALSE nếu có ít nhất một đối số của hàm định trị là FALSE.

Cú pháp:

= AND(logical1, [logical2], ...)

Trong đó: logical1 và logical2 là các mệnh đề logic. Hàm này cho phép sử dụng nhiều hơn 1 mệnh đề logic.

logical1: Là điều kiện thứ nhất bạn muốn kiểm nghiệm. Đây là đối số bắt buộc.

logical2: Là những điều kiện khác mà bạn muốn kiểm nghiệm. Đây là đối số tùy chọn. Tối đa bạn có thể thêm là 255 đối số.

Các lưu ý khi dùng hàm AND

Các đối số (điều kiện) phải chỉ định về các giá trị logic hay các mảng hoặc tham chiếu có chứa giá trị logic.

Nếu một đối số mảng hoặc tham chiếu có chứa văn bản hoặc ô trống thì những đối số đó sẽ được bỏ qua.

Nếu dải ô được chỉ định không chứa giá trị logic thì hàm AND trả về lỗi #VALUE!.

1,3 HÀM OR

Cú pháp:

Hàm OR cũng giống như hàm AND khi nó có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện của các giá trị nhưng khác ở chỗ chỉ cần một trong hai hoặc nhiều điều kiện là đúng thì giá trị hiển nhiên là True. Còn tất cả sai thì hiển nhiên là False rồi.

= OR (logical1, [logical2], ...)

Trong đó của hàm OR rất giống với AND:

logical1: bắt buộc. Là một giá trị logic.

logical2 : tùy chọn. Là một giá trị logic. Có thể lên tới 255 điều kiện khác nhau.

Chức Năng: Trả về TRUE nếu bất kỳ đối số nào là TRUE, trả về FALSE nếu tất cả các đối số là FALSE.

2. CÁCH SỬ DỤNG HÀM IF KẾT HỢP NHIỀU ĐIỀU KIỆN:

Nói tóm lại, có thể có 2 loại điều kiện cơ bản – với hàm logic AND và OR. Do đó, hàm IF của bạn nên nhúng một hàm AND và OR để làm phép thử logic tương ứng.

Hàm AND: Nếu điều kiện kiểm tra chứa hàm AND, Excel sẽ trả về TRUE (Đúng) nếu tất cả các điều kiện được đáp ứng; nếu không sẽ trả về FALSE (Sai).

Hàm OR: Trong trường hợp sử dụng hàm OR trong kiểm tra, Excel sẽ trả về TRUE nếu bất kỳ điều kiện nào được đáp ứng; nếu khác sẽ trả về FALSE (Sai).

Để minh họa rõ hơn, chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ của hàm IF với nhiều điều kiện.

VÍ DỤ 1: SỬ DỤNG HÀM IF & AND TRONG EXCEL

Ví dụ: Hãy đưa ra kết quả từ bảng danh sách học sinh gồm Họ và Tên, Điểm 1 phải lớn hơn hoặc bằng 60 và Điểm 2 phải lớn hơn hoặc bằng 90. Chỉ khi đáp ứng cả hai điều kiện trên, học sinh mới vượt qua kỳ thi.

Cách dễ nhất để tạo một công thức thích hợp là viết ra điều kiện trước, sau đó kết hợp nó vào đối số kiểm tra hàm IF của bạn:

Trong đó:

Công thức IF/AND:

VÍ DỤ 2: SỬ DỤNG HÀM IF VỚI OR TRONG EXCEL

Ví dụ: Vẫn là ví dụ về bảng học sinh gồm Họ và Tên, Điểm 1 phải lớn hơn hoặc bằng 60 và Điểm 2 phải lớn hơn hoặc bằng 90. Hãy đưa ra kết quả nếu ít nhất một trong các điều kiện được chỉ định được đáp ứng cả hai điều kiện trên, học sinh mới vượt qua kỳ thi.

Cách dễ nhất để tạo một công thức thích hợp là viết ra điều kiện trước, sau đó kết hợp nó vào đối số kiểm tra hàm IF của bạn:

Trong đó:

Công thức IF/OR:

Trong trường hợp bạn phải đánh giá dữ liệu của mình dựa trên nhiều điều kiện, sẽ phải sử dụng cả hai hàm AND và OR cùng một lúc.

Trong bảng trên, giả sử bạn có các tiêu chí sau để đánh giá điều kiện đạt của học sinh:

Nếu một trong các điều kiện trên được đáp ứng thì bạn đó được coi là đã vượt qua, nếu không thì trượt.

Công thức có vẻ phức tạp, nhưng thực ra cũng không quá khó lắm. Bạn chỉ cần biểu thị hai điều kiện là các câu lệnh AND và đặt chúng trong hàm OR vì không yêu cầu cả hai điều kiện được đáp ứng, chỉ cần một trong hai điều kiện đáp ứng là đủ:

Trong đó:

Cuối cùng, sử dụng hàm OR ở trên làm điều kiện kiểm tra logic trong hàm IF và cung cấp các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai).

VÍ DỤ 4: VỀ CÔNG THỨC HÀM IF CHO NGÀY, THÁNG:

a) CÔNG THỨC HÀM IF CHO NGÀY THÁNG VỚI HÀM DATEVALUE

Để hàm IF có thể nhận dạng được ngày tháng trong một biểu thức logic, bạn phải đặt nó trong hàm DATEVALUE như thế này: DATEVALUE(“11/15/2020”). Công thức hoàn chỉnh có dạng như sau:

=IF(D4<DATEVALUE("11/15/2020"),"completed","Coming soon")

b) CÔNG THỨC HÀM IF MỞ RỘNG CHO NGÀY THÁNG TRONG QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

Để chỉ ra những ngày đã diễn ra cách đây hơn 30 ngày, bạn có thể dùng công thức sau:

Nếu bạn muốn có cả hai dấu hiệu trong cùng một cột bạn sẽ cần sử dụng đến hàm IF được lồng ghép như sau:

VIDEO HƯỚNG DẪN CƠ BẢN HÀM IF AND OR MONTH DATE:

Cách Sử Dụng Hàm Left, Right, Mid Và Len Trong Vba

Để tách ký tự đầu, cuối hay chỉ định trong Excel, chúng ta hay sử dụng các hàm có sẵn như Left, Right, Mid. Vậy khi thao tác dữ liệu bằng VBA, làm sao bạn có thể tách được chuỗi?.

Thực ra, VBA cũng có các hàm như Left, Right, Mid với chức năng tương tự và bạn có thể tùy biến tách chuỗi theo nhiều cách. Và trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn.

Cú pháp:

Left(String, Length As Long)

Trong đó:

*Vị trí ký tự đầu tiên trong VBA là 1.

Ví dụ:

Sub ham_Left() Dim chuoi As String chuoi="VBA Excel 2013" MsgBox Left(chuoi, 3) End Sub

Kết quả: chạy hàm sẽ tách được “VBA” ra khỏi chuỗi.

Được dùng để tách chuỗi từ bên phải qua trái theo số lượng ký tự được chỉ định.

Cú pháp:

Right(String, Length As Long)

Ví dụ:

Sub ham_Right() Dim chuoi As String chuoi="VBA Excel 2013" MsgBox Right(chuoi, 4) End Sub

Kết quả: chạy hàm sẽ tách được “2013” ra khỏi chuỗi.

Được dùng để tách chuỗi từ một vị trí bất kỳ theo số lượng được chỉ định.

Cú pháp:

Mid(String, Start As Long,[Length])

Trong đó:

Start As Long: vị trí bắt đầu tách chuỗi.

Length: độ dài chuỗi cần tách.

Ví dụ:

Sub ham_Mid() Dim chuoi As String chuoi="VBA Excel 2013" MsgBox Mid(chuoi, 5,5) End Sub

Kết quả: chạy hàm sẽ tách được “Excel” ra khỏi chuỗi.

Cách sử dụng hàm Len với các hàm Left, Right, Mid

Hàm Len là hàm lấy độ dài (số ký tự, bao gồm cả khoảng trắng) của chuỗi. Được sử dụng khá nhiều với các hàm kể trên, vì nó giúp linh động xác định được độ dài chuỗi cũng như vị trí bắt đầu.

Cú pháp:

Len(Expression)

Trong đó:

Expression là một chuỗi, định dạng kiểu String hay Var.

Ví dụ 1: Tách “Microsoft” từ chuỗi “Microsoft Excel 2013”

Sub tachchuoi1() Dim chuoi as String chuoi = "Microsoft Excel 2013" MsgBox Left(chuoi, Len("Microsoft")) End Sub

Kết quả trả về là “Microsoft”.

*Vậy lợi ích của hàm Len chính là tự động xác định được chuỗi cần tách mà bạn không cần phải biết trước số ký tự của một chuỗi.

Ví dụ 2: Tách “Excel” từ chuỗi “Microsoft Excel 2013”

Sub tachchuoi2() Dim chuoi As String chuoi = "Microsoft Excel 2013" MsgBox Mid(chuoi, Len("Microsoft") + 2, Len("excel")) End Sub

Phân tích: trong hàm Mid(chuoi, Len(“Microsoft”) + 2, Len(“excel”)) bạn để ý: Len(“Microsoft”) = 9, vì vậy để bắt đầu tại vị trí ký tự của chữ tiếp theo bạn cần cộng thêm 2.

Kết quả trả về là “Excel”.

Ví dụ 3: Tách “2013” bằng hàm Mid từ chuỗi “Microsoft Excel 2013”

Sub tachchuoi3() Dim chuoi As String chuoi = "Microsoft Excel 2013" MsgBox Mid(chuoi, Len("Microsoft Excel") + 2) End Sub

Phân tích: hàm Mid trên không khai báo số ký tự cần tách, như vậy nó sẽ tách chuỗi từ vị trí chỉ định đến cuối chuỗi. Với cách này bạn có thể áp dụng thay cho hàm Right.

Kết quả trả về là “2013”.

Như vậy, bạn đã tìm hiểu qua cách sử dụng các hàm tách chuỗi như Left, Mid, Right và sử dụng Len để linh động xác định vị trí chuỗi cần tách.