Cách Dùng Hàm If And / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hàm Or Và Cách Dùng Hàm Or Trong Excel

Hàm OR là một hàm logic để kiểm tra nhiều điều kiện cùng một lúc. OR trả về kết quả TRUE hoặc FALSE.

Giả sử:để kiểm tra A2 cho “x” hoặc “y”, hãy sử dụng = OR (A2 = “x”, A2 = “y”). Ngoài ta OR thường xuyên kết hợp với hàm điều kiện IF.

Nghĩa là nếu A2 có giá trị lớn hơn 1 HOẶC nhỏ hơn 100 thì kết quả trả về là TRUE, nếu không kết quả trả về là FALSE.

Công thức hàm OR

=OR(logical1, [logical2], …)

Trong đó

Logical 1: Là một giá trị logic đầu tiên hoặc là điều kiện bắt buộc cho đánh giá

Logical 2: Là một giá trị logic thứ 2, tùy chọn

Sử dụng hàm OR để kiểm tra nhiều điều kiện cùng một lúc, tổng cộng tối đa 255 điều kiện.

Làm sao sử dụng hàm OR trong Excel?

Ở phần này chúng ta sẽ làm ví dụ hàm OR thông thường và kết hợp với hàm IF

Ví dụ 1: Sử dụng hàm OR trong Excel để kiểm tra

Ta có bảng sau, thể hiện số lượng học viên các tháng và số lượng học viên đã hoàn thành khóa học qua các tháng. Bây giờ hãy sử dụng công thức OR để kiểm tra

Ví dụ minh họa cách sử dụng hàm Or trong Excel

Giải thích như sau:

=OR(A2=”Bói Tarot”, A2=”Tự học Yoga”)

Sẽ trả về: TRUE nếu A2 chứa “Bói Tarot” hoặc “Tự học Yoga”, FALSE nếu không có giá trị nào

Ví dụ minh họa cách sử dụng hàm Or trong Excel Ví dụ minh họa cách sử dụng hàm Or trong Excel

Sẽ trả về: TRUE nếu B2 lớn hơn hoặc bằng 1000 hoặc C2 lớn hơn hoặc bằng 900, FALSE nếu không.

Ví dụ 2: Kết hợp hàm OR và hàm IF để kiểm tra

Kết hợp OR và hàm IF: Ta vẫn sử dụng số liệu ở ví dụ 1

Giải thích như sau:

Công thức trả về ” Kết quả tốt ” nếu một số trong ô B2 lớn hơn 1000 hoặc số trong C2 lớn hơn 900, ” Kết quả không tốt ” nếu không.

– THÀNH THẠO Kế toán thực tế trên phần mềm MISA chỉ sau 24 ngày – Học xong làm ngay

– Thành thạo Excel 2010 trong 3 giờ

– Kế toán thuế của doanh nghiệp

Cách Dùng Hàm Len Trong Excel

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ nghe audio.

Hàm LEN là gì?

Trong tất cả các hàm Excel có lẽ hàm LEN được coi là hàm dễ và đơn giản nhất. Tên hàm cũng rất dễ nhớ, không có gì ngoài ba ký tự đầu của từ “length”. Và đó cũng chính là tác dụng thật sự của hàm LEN trả về chiều dài của chuỗi ký tự, hay chiều dài của một ô.

Nói cách khác, bạn có thể sử dụng hàm LEN trong Excel để đếm tất cả ký tự trong một ô, bao gồm chữ cái, chữ số, ký tự đặc biệt, và tất cả khoảng trống (trắng).

Tác dụng của hàm LEN trong Excel

Hàm LEN trong Excel đếm tất cả ký tự trong một ô, rồi trả về chiều dài chuỗi.

Cú pháp hàm LEN

=LEN(text)

Text chính là chuỗi ký tự nơi mà bạn muốn đếm số ký tự hoặc ô trong Excel

Bạn sẽ tìm thấy một vài công thức đơn giản bên dưới nhằm giúp bạn hiểu sơ qua công dụng của hàm LEN trong Excel.

=LEN(135) – trả về 3, bởi vì 3 chữ số được nhập vào câu lệnh text.

=LEN(“NAMXUYEN”) – trả về 8 bởi vì từ NAMXUYEN có 8 chữ cái. Giống như bất cứ công thức Excel nào khác, hàm LEN bắt buộc bạn phải đặt chuỗi ký tự bên trong dấu ngoặc kép, và đương nhiên rồi dấu ngoặc kép này sẽ không được đếm.

Khi sử dụng công thức LEN, bạn có thể cần phải nhập tham chiếu ô thay vì chữ số hay chuỗi ký tự , để đếm số ký tự trong một ô cụ thể hay một dải ô.

Ví dụ

Để tính được chiều dài chuỗi ký tự trong ô A5, bạn sẽ dùng công thức này:

=LEN(A5)

Cách đếm tất cả các ký tự trong một ô ( bao gồm cả khoảng trắng)

Như đã nói lúc trước, hàm LEN trong Excel đếm tất cả ký tự trong một ô cụ thể một cách tuyệt đối, bao gồm tất cả khoảng trống hay thụt đầu dòng, thụt cuối dòng, và cả khoảng trống giữa các từ.

Ví dụ, để tính chiều dài của ô A3, bạn sử dụng công thức này:

=LEN(A3)

Đếm số ký tự trong nhiều ô

Để đếm số ký tự trong nhiều ô, hãy chọn ô có công thức LEN rồi sao chép sang ô khác, ví dụ bằng cách kéo ô vuông nằm dưới góc bên phải .

Ngay khi sao chép công thức, hàm LEN sẽ trả về số ký tự đếm được trong mỗi ô.

Và một lần nữa, hãy lưu ý rằng hàm LEN đếm tất cả mọi thứ một cách tuyệt đối bao gồm chữ cái, chữ số, khoảng trống, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, và còn nhiều nữa:

Lưu ý. Khi sao chép một công thức xuống các cột khác, hãy chắc rằng bạn sử dụng tham chiếu ô tương đối chẳng hạn như LEN(A3), hay một tham chiếu hỗn hợp như LEN($A3) chỉ dùng cố định cho cột, nên công thức LEN của bạn sẽ điều chỉnh một cách thích hợp với vị trí mới.

Đếm tất cả ký tự trong nhiều ô

Cách rõ ràng nhất để đếm tất cả ký tự trong vài ô là sử dụng nhiều hàm LEN.

Ví dụ

Hoặc có thể sử dụng hàm SUM để tính tổng số ký tự được trả về bởi hàm LEN:

=LEN(A2)+LEN(A3)+LEN(A4)

Cách nào cũng được, công thức đều đếm số ký tự trong mỗi ô xác định rồi trả về tổng chiều dài chuỗi:

=SUM(LEN(A2),LEN(A3),LEN(A4))

Cách đếm số ký tự không tính khoảng trống dầu dòng và cuối dòng

Khi thao tác với bảng tính lớn thì vấn đề phổ biến chính là khoảng cách đầu dòng và cuối dòng, ví dụ: khoảng trống ở đầu hay ở cuối ký tự. Thong thường chúng ta hầu như không thấy chúng trên bảng tính, nhưng sau khi bạn gặp chúng một vài lần, thì bạn sẽ dễ nhận thấy chúng hơn.

Nếu bạn nghi ngờ có vài khoảng trống vô hình trong các ô thì hàm LEN trong Excel sẽ giúp ích rất nhiều. Hy vọng bạn còn nhớ, nó đếm tất cả khoảng trống trong phép đếm ký tự:

Để tính được chiều dài chuỗi mà không đếm khoảng trống đầu dòng và cuối dòng, hãy nhớ lồng ghép hàm TRIM vào hàm LEN trong Excel:

Cách đếm số ký tự trong một ô không tính các khoảng trống

=LEN(TRIM(A5))

Nếu mục đích của bạn chỉ là đếm số ký tự mà không tính các khoảng trống cho dù đó là khoảng trống đầu dòng, cuối dòng hay giữa các từ, thì bạn sẽ cần một công thức phức tạp hơn:

Chúng ta sử dụng hàm SUBSTITUTE thay thế ký tự này với ký tự khác. Trong công thức trên, bạn thay thế khoảng trống (” “) bằng một ký tự rỗng, ví dụ một chuỗi ký tự rỗng (“”). Và bởi vì bạn lồng ghép hàm SUBSTITUTE vào hàm LEN nên phép thế thật sự không được thực hiện trong các ô, mà nó chỉ hướng dẫn công thức LEN tính chiều dài chuỗi mà không tính các khoảng trống.

=LEN(SUBSTITUTE(A5,” “,””))

Cách đếm số ký tự trước hay sau một ký tự xác định

Thông thường, bạn cần phải biết chiều dài của một phần nhất định của chuỗi ký tự, thay vì đếm tổng số ký tự trong một ô.

Giả sử, bạn có một danh sách mã hàng hóa như sau:

Các mã hàng được ngăn cách bởi dấu “-” và tất cả mã hàng hóa hợp lệ đều có chính xác 5 ký tự trong nhóm đầu tiên. Vậy làm thế nào để chúng ta chỉ ra được mã hàng hóa nào là không hợp lệ? Cách giải quyết đơn giản là đếm số ký tự trong nhóm đầu tiên

Công thức áp dụng cho bài toán trên có dạng như sau:

Và bây giờ, hãy chia nhỏ công thức ra để bạn có thể hiểu quy luật của nó:

=LEN(LEFT($A2, SEARCH(“-“, $A2) -1))

Bạn sử dụng hàm SEARCH để trả về vị trí của dấu gạch ngang đầu tiên (“-“) trong ô A2:

Sau đó, bạn sử dụng hàm LEFT để trả về các ký tự phía bên trái của chuỗi ký tự, rồi lấy kết quả trừ 1 bởi vì bạn không muốn tính luôn dấu gạch ngang:

SEARCH(“-“, $A2)

LEFT($A2, SEARCH(“-“, $A2) -1)

Và cuối cùng, bạn có hàm LEN để trả về chiều dài của chuỗi đó.

Hay, bạn có thể xác định mã hàng hóa không hợp lệ bằng cách lồng ghép công thức LEN ở trên vào hàm IF:

Ví dụ, trong một danh sách tên, có thể bạn muốn biết họ của một người có bao nhiêu ký tự. Công thức LEN sau đây sẽ giải quyết việc này:

=LEN(RIGHT(A2, LEN(A2) -SEARCH(” “,A2)))

Công thức hoạt động như thế nào:

Xin hãy lưu ý rằng, để công thức hoạt động một cách chính xác, mỗi ô nên có chỉ một khoảng trống, ví dụ chỉ có tên và họ, không có tên lót, danh hiệu hay hậu tố.

Đầu tiên, bạn xác định vị trí của khoảng trống ” ” trong chuỗi ký tự bằng cách sử dụng hàm SEARCH: SEARCH(” “,A2)))

Sau đó, bạn đếm có bao nhiêu ký tự phía sau khoảng trống. Về việc này, bạn lấy tổng chiều dài chuỗi trừ đi vị trí khoảng trống:

LEN(A2) -SEARCH(” “, A2)))

Sau đó, bạn sử dụng hàm RIGHT để trả về tất cả ký tự phía sau khoảng trống.

Và cuối cùng, bạn sử dụng hàm LEN để tính chiều dài chuỗi được trả về bởi hàm RIGHT.

Hàm Vlookup 2 Điều Kiện, Cách Dùng Hàm Vlookup 2 Điều Kiện.

Hàm Vlookup 2 điều kiện trong Excel là hàm tìm kiếm trá trị trong chuỗi với những yêu cầu cao cấp mà hàm vlookup thông thường không xử lý được. Nó giúp ta dò tìm dữ liệu theo cột với điều kiện dò tìm được kết hợp từ 2 hay nhiều cột. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng hàm Vlookup 2 điều kiện qua các ví dụ cụ thể, thực tế và dễ hiểu.

Hàm vlookup 2 điều kiện thực chất là hàm Vlookup thông thường, nhưng để sử dụng được thì ta cần kết hợp một số hàm khác nhằm biến đổi điều kiện dò tìm sao cho hàm Vlookup hiểu và trả về kết quả đúng.

1. Chức năng của hàm Vlookup trong Excel.

Trong Excel chúng ta sử dụng hàm Vlookup để tìm kiếm dữ liệu trong bảng hoặc một phạm vi theo cột trong một bảng dò tìm đã định nghĩa trước. Như vậy, chức năng chính của hàm Vlookup là dùng để tìm kiếm giá trị trong một bảng giá trị cho trước.

2. Cú pháp hàm Vlookup trong excel.

VLOOKUP( LOOKUP_VALUE,TABLE_ARRAY,COL_INDEX_NUM,[RANGE_LOOKUP] )

Trong đó:

Lookup_value (bắt buộc): Giá trị cần tìm, có thể là ô tham chiếu, một giá trị hoặc chuỗi văn bản.

Table_array (bắt buộc): Bảng tìm kiếm giá trị gồm hai cột dữ liệu trở lên. Có thể là mảng thường, được đặt tên hoặc bảng Excel. Cột chứa giá trị tìm kiếm phải được đặt đầu tiên của Table_array.

Row_index_num (bắt buộc): Số thứ tự của cột chứa kết quả trả về trong Table_array.

Range_lookup (tuỳ chọn): Một giá trị logic (Boolean) cho biết hàm VLOOKUP cần phải tìm kết quả chính xác hay tương đối.

Nếu TRUE hoặc bỏ qua, kết quả khớp tương đối được trả về. Nghĩa là nếu kết quả khớp chính xác không được tìm thấy, hàm Vlookup của bạn sẽ trả về giá trị lớn nhất kế tiếp nhỏ hơn look_up value.

Nếu FALSE, chỉ kết quả khớp chính xác được trả về. Nếu không giá trị nào trong hàng chỉ định khớp chính xác với giá trị tìm kiếm, hàm Vlookup sẽ trả về lỗi #N/A

3. Hàm Vlookup 2 điều kiện.

Từ công thức trên, ta có thể thấy được hàm Vlookup thuông thường chỉ tìm kiếm được với điều kiện dò tìm là 1 ô tham chiếu, một giá trị, hoặc một chuỗi văn bản. Vậy nếu điều kiện dò tìm nằm ở nhiều ô, nhiều giá trị khác hoặc từ 2 chuỗi văn bản trở lên thì chắc chắn ta không thể sử dụng hàm Vlookup thông thường được. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách để tìm kiếm với hàm vlookup 2 điều kiện, áp dụng được cho cả nhiều điều kiện.

Cách 1: Dùng cột phụ.

Cách 2: Dùng công thức mảng.

Ưu nhược điểm của 2 cách dùng hàm Vlookup 2 điều kiện trong Excel.

Sử dụng cột phụ:

Ưu điểm: Đơn giản, dễ dùng và dễ áp dụng. Dùng được cho cả hàm Vlookup nhiều điều kiện.

Nhược điểm: Làm tăng lượng dữ liệu và tìm kiếm bởi việc tạo thêm cột phụ.

Sử dụng công thức mảng:

Ưu điểm: Không làm tăng lượng dữ liệu, không gây dư thừa, áp dụng được với cả hàm Vlookup nhiều điều kiện.

Nhược điểm: Khó dùng, khó nhớ, công thức dài, trừu tượng.

4. Hàm Vlookup 2 điều kiện sử dụng cột phụ.

4.1 Cách dùng hàm Vlookup 2 điều kiện sử dụng cột phụ.

Cách đơn giản nhất để tìm kiếm trong Excel với 2 điều kiện là sử dụng cột phụ. Từ 2 hay nhiều điều kiện, mình tổng hợp lại vào 1 cột mới và dùng hàm Vlookup để tìm kiếm với điều kiện dò tìm là cột ta vừa tạo.

Tùy vào từng yêu cầu cụ thể mà ta sẽ ghép các điều kiện bằng các cách khác nhau, nhưng thông thường Cột phụ sẽ được tạo ra bằng các ghép các điều kiện bằng kí hiệu “&”.

VD: A1 chứa giá trị là: NV. B1 chứa giá trị là 10.

Để dễ hình dung hơn về cách sử dụng hàm Vloolup với cột phụ chúng ta cùng tìm hiểu một vài ví dụ minh họa.

4.2 Ví dụ sử dụng hàm Vlookup 2 điều kiện bằng cột phụ.

VD: Bạn có một danh sách sản lượng sản xuất cho từng sản phẩm, từng ca. Làm thế nào để biết được sản lượng của 1 sản phẩm nào đó trong từng ca là bao nhiêu?

Hình 1: Hàm Vlookup sử dụng cột phụ để tìm kiếm.

Với bài toán tìm kiến dữ liệu theo hàng ngang trong Excel chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến hàm Vlookup, nhưng ở đây ta cần tìm sản lượng của từng Sản phẩm trong từng Ca (2 điều kiện) mà hàm vlookup thông thường lại chỉ dùng được với 1 điều kiện.

Nên ta cần biến đổi điều kiện đầu vào từ 2 điều kiện thành 1 điều kiện bằng cách tạo ra một cột phụ mới từ việc ghép Sản phẩm và Ca.

Các bước thực hiện:

B1: Tạo cột phụ.

B2: Viết hàm với điều kiện tìm kiếm là cột phụ vừa tạo.

Chi tiết các bước:

B1: Tạo cột phụ:

Ta tạo thêm cột mới, cột này đứng ở trước cột Sản phẩm và được tạo ra bằng cách ghép cột Sản phẩm và cột Ca.

Công thức ghép: [Sản phẩm]&[Ca]

Với hàng đâu tiền thì công thức sẽ là: C5&D5

Sau khi tạo công thức cho hàng đầu ta copy công thức đó cho các hàng tiếp theo để hoàn thành cột.

Sau khi hoàn thành thì cột phụ sẽ có dạng như hình sau:

Hình 2: Hàm Vlookup sử dụng cột phụ.

Bước 2: Viết công thức tìm kiếm với cột phụ vừa tạo.

Để tìm kiến sản lượng của 1 sản phẩm theo ca tại ô H8 ta nhập công thức: =VLOOKUP(H6&H7,$B$5:$E$9,4,0)

Trong đó:

H6&H7: Là giá trị cần đối chiếu.

$B$5:$E$9: Là bảng dò tìm bao gồm cả cột phụ

4: Số thứ tự cột dữ liệu trên bảng dò tìm.

0: Kiểu tìm kiếm chính xác.

Quan sát hình dưới để hiểu hơn về các thành phần của công thức chúng ta vừa tạo.

Hình 3: Hàm Vlookup sử dụng cột phụ.

Nếu muốn tìm sản lượng của sản phẩm khác hoặc ca khác bạn chỉ cần nhập sản phẩm và ca cần tìm vào bảng tìm kiếm như trên hình mà không cần tạo lại công thức.

4.3 Những lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup 2 điều kiện bằng cột phụ.

Về bản chất: Hàm Vlookup 2 điều kiện khi dùng cột phụ sẽ trở thành hàm vlookup 1 điều kiện thông thường.

Bằng cách này bạn cũng có thể áp dụng cho nhiều điều kiện một cách dễ dàng. Cột phụ sẽ được tạo bằng cách ghép các điều kiện lại sao cho phù hợp.

Cột phụ được tạo ra phải được đặt ở đầu bảng dò tìm.

Khi tạo cột phụ ta phải ghép các cột lại theo thứ tự giống với thứ tự của điều kiện dò tìm.

5. Hàm Vlookup 2 điều kiện sử dụng công thức mảng.

Công thức mảng là một cách tính nâng cao trong Excel mà không phải ai học cũng chú ý tới nó. Chắc hẳn, trên 90% các bạn đọc bài viết này sẽ không biết tới việc sử dụng công thức mảng để tìm kiếm với nhiều điều kiện. Bởi hầu hết mọi người ít biết tới mảng trong Excel và cách này tính này khá phức tạp với những bạn chưa thành thạo Excel. Nên các bạn có thể sử dụng hàm vlookup 2 điều kiện bằng cách tạo cột phụ.

5.1 Công thức mảng là gì?

Mảng là một hàng giá trị, một cột giá trị hoặc là một kết hợp các hàng và cột giá trị. (ví dụ: {1,2,3,4})

Công thức mảng là công thức được bao bởi cặp dấu ngoặc nhọn {} do excel tự động thêm vào sau khi kết thúc nhập công thức. Công thức mảng là công thức có thể thực hiện nhiều phép tính đối với một hoặc nhiều mục trong mảng. Công thức mảng có thể trả về nhiều kết quả hoặc một kết quả duy nhất.

Công thức mảng bao gồm nhiều ô được gọi là công thức đa ô và công thức mảng trong một ô duy nhất được gọi là công thức đơn ô.

Nhập công thức mảng:

Chọn ô hoặc vùng ô cần nhập công thức. Nhập công thức cần tính toán

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter.

5.2 Cách dùng hàm Vlookup 2 điều kiện sử dụng công thức mảng.

Khi sử dụng công thức mảng chúng ta sẽ không phải tạo thêm cột, không làm tăng lượng dữ liệu và tìm kiếm.

Để tìm kiếm ta kết hợp sử dụng hàm Vlookup với hàm Choose. Và công thức mảng được lồng trong hàm Choose.

5.3 Ví dụ về hàm Vlookup 2 điều kiện sử dụng công thức mảng.

Như ví dụ bên trên ta tiếp tục tìm kiếm sản lượng của một sản phẩm theo từng ca.

Để tìm kiến sản lượng của 1 sản phẩm theo ca tại ô G7 ta nhập công thức: =VLOOKUP(G5&G6,CHOOSE({1,2},B5:B9&C5:C9,D5:D9),2,0) và nhấn Ctrl + Shift + Enter.

Trong đó:

G5&G6: Là kết hợp 2 điều kiện cần tìm.

CHOOSE({1,2},B5:B9&C5:C9,D5:D9): Là bảng dò tìm, bảng này được tạo từ 1 mảng 2 chiều có 2 cột.

Cột 1: Cột tham chiều.

Cột 2: Cột giá trị trả về.

2: Số thứ tự cột dữ liệu trên bảng dò tìm.

0: Kiểu tìm kiếm chính xác.

Hình 4: Tìm kiếm bằng công thức mảng.

Đọc đến đây chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa hiểu được về hàm Choose mà ta đã sử dụng.

Hình 5: Hình họa giá trị trả về của hàm Choose trong Excel.

Giải thích công thức: =CHOOSE({1,2},B5:B9&C5:C9,D5:D9)

Trong đó:

{1,2}: Công thức này sẽ trả về 1 mảng 2 chiều gồm 2 cột. Cột 1 được lấy ở ngay sau dấu phẩy thứ nhất, cột 2 được lấy ở sau dấu phẩy thứ 2.

B5:B9&C5:C9: Giá trị trả về là 1 cột, các giá trị trong cột này được ghép từ cột Ca và cột Sản phẩm.

D5:D9: Là cột sản phẩm.

Chú ý: Hình 5 chỉ để các bạn hiểu hơn về cách hoạt động của hàm CHOOSE trong Excel, khi dùng với hàm Vlookup các bạn chỉ cần viết hàm CHOOSE lồng trong hàm Vlookup như trong hình 4.

5.4 Lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup 2 điều kiện bằng công thức mảng.

Khi nhập xong công thức bạn nhớ nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter.

Dấu ngoặc nhọn {} bao lại công thức mảng là do excel tự động thêm vào sau khi kết thúc nhập công thức.

Hàm Vlookup 2 điều kiện dùng công thức mảng khá khó dùng nhưng nếu bạn thành thạo nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều, kể cả với nhiều điều kiện.

Nếu bạn không thực sự thành thạo thì nên bỏ qua cách này để tránh viết sai công thức dẫn đế tính toán sai.

Gợi ý học tập mở rộng.

Trọn bộ khoá học Excel cơ bản miễn phí: Học Excel cơ bản

Cách Dùng Hàm Sumif Kết Hợp Vlookup

Thực hiện hàm sumif kết hợp vlookup trên excel như thế nào? Khi nào thì ta cần áp dụng sự kết hợp của 2 hàm sumif và vlookup ?

Chắc hẳn những ai chuyên dùng công cụ Excel đều biết đến 2 hàm : Sumif – tính tổng giá trị theo điều kiện và Vlookup – tìm kiếm giá trị trong chuỗi. Đây là 2 hàm đặc biệt sử dụng nhiều trong Excel và sự kết hợp giữa 2 hàm này là rất phổ biến.

1. Cách dùng hàm vlookup

Hàm Vlookup được dùng để tra cứu dữ liệu trong một mảng xác định nào đó. Hàm cho phép người sử dụng tìm kiếm dữ liệu trên 1 chuỗi nhất định theo các điều kiện cho trước.

Công thức hàm vlookup : =VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])

Trong đó :

Lookup_value : giá trị dùng để tìm kiếm

Table_array: là bảng giá trị tìm kiếm, để ở dạng địa chỉ tuyệt đối (có dấu $ phía trước bằng cách nhấn F4).

Col_index_num : thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị cần tìm.

Range_lookup: phạm vi tìm kiếm với TRUE tương đương với 1 (tìm kiếm tương đối), FALSE tương đương với 0 (tìm kiếm tuyệt đối).

Sumif là hàm tính tổng có điều kiện. Hàm thường được sử dụng nhiều trong kế toán, nó hỗ trợ tính toán nhanh, chính xác và gia tăng hiệu quả trong công việc của bạn như :

– Tính tổng phụ cấp cho nhân viên

– Tính lương cho nhân viên theo một điều kiện nào đó

– Lập bảng cân đối phát sinh theo tháng/năm, bảng nhập xuất tồn kho,…

Cú pháp của hàm : =SUMIF(range, criteria, [sum_range])

Trong đó :

=SUMIF : là cú pháp câu lệnh bắt buộc.

Range ( bắt buộc ) : là vùng chọn có chứa các ô điều kiện. Ví dụ : từ ô B2 đến ô B5 (B2:B5).

Criteria ( bắt buộc ): là điều kiện, có thể ở dạng chữ, số, ô tham chiếu, biểu thức hay một hàm xác định sẽ cộng các ô đó. Biểu hiện như : “chuối”, 99, B52, “<3”, “11” hoặc TODAY().

Sum_range ( tùy chọn ) : vùng chọn thực tế cần tính tổng mà không giống vùng đã chọn trong đối số Range. Nếu như đối số Sum_range được bỏ qua thì Excel sẽ mặc định cộng các ô được xác định trong Range.

3.Cách thức mà hàm Sumif kết hợp Vlookup

Đây là một trong những bài học excel nâng cao mà bạn cần nắm rõ. Cách sử dụng hàm sumif kết hợp vlookup giúp chúng ta truy xuất nhanh mọi đối tượng cần tìm với kết quả chính xác mà khi ta thay đổi đối tượng sẽ không cần phải nhập lại công thức.

Đầu tiên, ta có 3 bảng dữ liệu sau :

Đề bài yêu cầu xuất kết quả ra bảng số 3 bao gồm họ tên và tổng doanh số mà người đó đạt được. Ngoài ra có thể tra cứu được điểm thi của những sinh viên khác khi thay đổi họ và tên tương ứng.

Bước 1: Ở đề bài này chúng ta sẽ sử dụng hàm sumif kết hợp vlookup để tính tổng doanh số của nhân viên đó với điều kiện tìm kiếm thỏa mãn các yêu cầu.

Công thức của bài này là : =SUMIF(D:D,VLOOKUP(G6,$A$6:$B$9,2,FALSE),E:E)

– Sumif và Vlookup là tên hàm tính tổng và hàm tìm kiếm theo điều kiện. – D:D là vùng được lựa chọn để chứa các ô điều kiện – G6 là giá trị đối chiếu với cột doanh số, là giá trị dò tìm. Tại đây khi bạn thay đổi tên thì cột doanh số cũng thay đổi theo. –$A$6:$B$9 là thứ tự cột cần lấy dự liệu để dò gì cho giá trị G6 ở trên. – Số 2 là thứ tự xuất giá trị, hiển thị lên màn hình tùy theo cột cần lấy dữ liệu có mấy cột, vì cột Mã NV ở vị trí thứ 2 nên chúng ta đặt là 2. – False là phạm vi tìm kiếm tuyệt đối cho kết quả chính xác thay vì sử dụng True cho kết quả tương đối. – E:E là khu vực cho trước doanh thu của từng nhân viên đạt được.

Bước 2:

Bạn sẽ nhập công thức bên trên tại ô H6 ở Bảng 3, rồi điền tên nhân viên muốn tính tổng doanh thu tại ô B12. Ở đây tôi sẽ tính tổng số doanh thu của nhân viên Trần Thị Yến.

Ngay sau đó sẽ hiển thị tổng doanh thu mà nhân viên này đạt được. Tổng số tiền hoàn toàn chính xác