Cách Dùng Bha Và Vitamin C / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Giải Đáp: Có Nên Dùng Bha Và Vitamin C Trong Cùng Routine?

Sử dụng kết hợp BHA và vitamin C trong skincare đang là một vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm bởi đã có thông tin cho rằng công thức này sẽ cải thiện các vấn đề trên da, làm đều màu da, làm da sáng hơn. Thông tin khiến các tín đồ nghiện làm đẹp bị kích thích nhưng liệu công thức này có phù hợp với tất cả mọi người?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho những ai đang quan tâm và muốn thêm các thành phần acid vào quy trình chăm sóc da hàng ngày.

Có nên dùng BHA và vitamin C trong cùng routine?

Câu trả lời ở đây là có nếu như làn da của bạn không bị dị ứng với BHA hay vitamin C đồng thời trên da không gặp vấn đề kích ứng, nhạy cảm khác.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc sử dụng kết hợp BHA và vitamin C cùng nhau mang lại lợi ích tối ưu nhất có thể cho làn da. Hai thành phần này không gây phản ứng khi dùng chung, ngược lại, chúng nâng cao hiệu quả hoạt động cho nhau. Bởi BHA sẽ làm giảm độ pH trên da, tạo điều kiện giúp vitamin C được hấp thụ một cách tốt nhất.

BHA (Salicylic acid) – thành phần có khả năng tan trong dầu, giúp hòa tan cặn bã nhờn, làm sạch bụi bẩn, loại bỏ lớp da chết đồng thời hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả, làm giảm thâm nám, thúc đẩy quá trình tái tạo da, se khít lỗ chân lông, làm da trở nên mềm mịn hơn.

Vitamin C – thành phần chống oxy hóa thần thánh có khả năng ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm, làm sáng da, xóa mờ các vết thâm nám sạm màu, kích thích sản sinh collagen, phục hồi làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, chìa khóa cho làn da khỏe mạnh, tươi sáng.

Hướng dẫn kết hợp BHA và vitamin C trong skincare

– BHA làm sạch sâu bên trong lỗ chân lông, loại bỏ lớp tế bào chết, bụi bẩn, mở đường cho vitamin C thẩm thấu vào da hiệu quả hơn.

– Dựa trên nghiên cứu khoa học, BHA làm giảm độ pH trên da và dạng hoạt động của vitamin C được hấp thụ tốt nhất ở độ pH thấp.

Do đó chúng ta sẽ sử dụng BHA trước khi thoa vitamin C lên da.

Với những trường hợp da khô hay nhạy cảm các bạn cũng có thể thêm BHA và vitamin C vào quy trình chăm sóc da tuy nhiên sẽ linh hoạt thay đổi cách sử dụng để giảm thiểu tình trạng kích ứng da.

Tips kết hợp vitamin C và BHA cho da khô và da nhạy cảm:

Sử dụng vitamin C buổi sáng, BHA buổi tối

Sử dụng xen kẽ BHA ngày chẵn, vitamin C ngày lẻ và lặp lại hàng tuần.

BHA kết hợp với vitamin C là công thức skincare cải thiện làn da hiệu quả, rất đáng để trải nghiệm đó.

Tham khảo các sản phẩm BHA, vitamin C nổi bật của chúng tôi:

Kết Hợp Aha, Bha Và Vitamin C Như Thế Nào Mới Đúng Chuẩn?

Với những bạn đang mong muốn có một làn da sạch và đều màu thì việc sử dụng Acids (AHA, BHA) kết hợp vitamin C trong liệu trình chăm sóc da là điều không thể thiếu. Nếu như Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn những tác hại từ ánh sáng mặt trời thì AHA, BHA lại là những chất có khả năng loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng và làm sạch da hiệu quả. Vậy nếu sử dụng AHA/BHA và Vitamin C trong chu trình dưỡng da thì cần lưu ý những gì?

Thứ tự sử dụng Acid và Vitamin C

AHA/ BHA kết hợp với Vitamin C luôn cần chú ý đặc biệt

Đối với da khô, da nhạy cảm

Nếu bạn sở hữu một làn da khô, da nhạy cảm thì bạn nên cân nhắc sử dụng AHA/BHA và Vitamin C vào thời gian khác nhau trong chu trình dưỡng da trong ngày để tránh tình trạng da bị kích ứng và khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể sử dụng:

Vitamin C vào buổi sáng, AHA/BHA vào buổi tối.

AHA/BHA vào buổi sáng, Vitamin C vào buổi tối

AHA/BHA vào buổi tối, Vitamin C vào buổi tối hôm sau.

Đối với da thường:

Nếu da bạn đủ khỏe thì bạn có thể sử dụng AHA/BHA và Vitamin C trong cùng một khoảng thời gian.

Luôn apply thứ tự từ độ pH thấp đến cao

Sử dụng AHA/BHA trước hay Vitamin C trước khi :

Bên cạnh những lời khuyên về thứ tự apply những sản phẩm từ mỏng đến dày thì bạn nên “add”thêm cho mình một quy tắc khác đó chính là : sử dụng những sản phẩm có độ pH thấp rồi đến những sản phẩm có độ pH cao hơn. Điều đó có nghĩa là bạn nên sử dụng AHA/BHA trước rồi đến Vitamin C vì theo như các nghiên cứu thì các hoạt chất như Vitamin C có thể hoạt động tốt nhất trên nền pH thấp và chính AHA/BHA có thể tạo ra môi trường tối ưu để Vitamin C phát huy tối đa tác dụng.

AHA/ BHA cũng có thể giúp da hấp thụ tốt hơn các thành phần hoạt tính ( bao gồm vitamin C) bằng cách loại bỏ lớp da chết, giúp dưỡng chất hấp thụ vào da sâu và hiệu quả hơn.

Sử dụng Vitamin C trước khi :

Tuy nhiên với một vài sản phẩm thì Acids có kết cấu đặc hơn ( tương tự như cream) , hoặc Vitamin C có độ pH thấp hơn . Trong trường hợp đó bạn nên apply Vitamin C trước rồi sau đó đến AHA hoặcBHA.

Nếu như bạn muốn sử dụng AHA, BHA cùng một lúc, bạn nên sử dụng BHA trước vì BHA có khả năng hòa tan trong dầu.

Khoảng cách thời gian khi sử dụng Acids và Vitamin C:

Nếu AHA/BHA và Vitamin C có độ pH tương đương:

Khi 2 sản phẩm Acid và Vitamin C của bạn có độ pH tương đương nhau thì bạn có thể thoải mái apply ngay sản phẩm thứ 2 khi mà sản phẩm thứ 1 vừa thấm vào da vì với những sản phẩm có độ pH gần bằng nhau mà không lo ngại chúng sẽ có phản ứng không tốt.

Nếu AHA/BHA và Vitamin C có độ pH cách biệt:

Nếu độ chênh lệch của các sản phẩm Acids và Vitamin C bạn chọn ở mức 1.0-2.0 thì bạn phải chờ ít nhất 30 phút để mỗi sản phẩm hoạt động ở phạm vi pH tối ưu của nó trước khi tiếp tục các bước dưỡng tiếp theo.

Thương hiệu uy tín – Giảm giá 50% Khám phá ngay !

Uống C Sủi Thế Nào Mới Tốt, Cách Dùng Vitamin C

Tuy nhiên, nhiều người không biết cách hoặc sử dụng viên sủi tùy tiện như uống quá nhiều trong ngày, uống không đúng thời điểm, trong người đang có bệnh không thể uống viên sủi nhưng vẫn uống dẫn đến việc không những không khỏe mà còn nguy cơ sinh bệnh.

Phải thận trọng khi sử dụng các dạng viên sủi chứa các vitamin nhất là vitamin C và Ca. Đặc biệt là viên C sủi có khả năng làm cho lớp men răng bị mòn nhanh chóng, sự xói mòn men răng xảy ra bởi sự hòa tan acid có trong viên sủi, vì độ pH thích hợp của men răng là 5,5 do vậy với bất kỳ một hợp chất nào có nồng độ pH thấp hơn đều có thể gây xói mòn.

Không nên lạm dụng C sủi

Điều cần phải nhắc lại là những người bị cao huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt nói chung, trong đó có viên C sủi, bởi vì, bất cứ viên sủi bọt nào cũng chứa natri (hàm lượng từ 274mg đến 460mg).

Vì vậy, có một số người không được dùng thuốc sủi bọt do phải kiêng muối, tức không được ăn mặn, như người bị bệnh tăng huyết áp chẳng hạn. Thực chất của kiêng muối chính là kiêng natri.

Nếu người đã bị tăng huyết áp mặc dù đang điều trị mà ăn nhiều muối hoặc dùng chất có nhiều natri thì huyết áp sẽ tăng vọt. Tương tự, những viên thuốc sủi không thể uống đại trà cho người mắc chứng sỏi thận, phù thũng hay đang phải ăn nhạt, kiêng mặn…

Tác hại nữa của viên sủi là do khi hòa tan trong nước, thuốc tạo thành dung dịch có mùi vị thơm ngon hấp dẫn mà nhiều người lạm dụng thuốc loại này dùng như nước giải khát và dùng nhiều một cách quá đáng. Dược phẩm thường dùng dạng viên sủi là thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng thường gọi chung là thuốc bổ.

Đặc biệt, viên sủi chứa vitamin C liều cao (mỗi viên chứa 1.000mg vitamin C) rất được chuộng dùng và nhiều người dùng chế phẩm này hàng ngày như nước giải khát và dùng bất kể liều lượng.

Vitamin C là chất dinh dưỡng hằng ngày chỉ cần bổ sung từ 60 – 100mg là đủ, với viên sủi vitamin C 1.000mg chỉ cần uống mỗi ngày 1 viên là quá đủ. Thế mà nhiều người uống viên sủi loại này hằng ngày và uống nhiều viên do hòa tan viên uống rất đã khát! Nên lưu ý, vitamin C uống nhiều quá có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa.

Điều cũng cần ghi nhận thêm về dạng thuốc viên sủi cần được tồn trữ, bảo quản trong điều kiện tránh ẩm. Nếu bảo quản không tốt, viên sủi sẽ hút ẩm và phản ứng hóa học giữa các tá dược sẽ âm thầm xảy ra (giữa chất kiềm và acid hữu cơ có trong thành phần viên sủi) làm cho chất lượng thuốc thay đổi (có nhiều dược chất bị biến chất không còn tác dụng thậm chí là gây hại do hút ẩm).

Vì vậy, cần giữ thuốc ở nơi khô ráo, chưa dùng thì không mở lọ đựng hoặc bóc vỏ nhôm bao kín viên sủi. Cũng cần giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ.

Không lạm dụng khi sử dụng viên C sủi, không tự ý mua dùng nhất là khi sử dụng thuốc mà không hề hiểu về quá trình dược động học của thuốc mà chỉ nghe theo sự mách bảo rất dễ gây nên những tai họa nguy hiểm. Do đó mỗi khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Vitamin C Chống Nắng Được Không Và Dùng Như Thế Nào?

Vitamin C chống nắng được không và dùng như thế nào? Những loại kem chống nắng hoặc serum chống nắng vitamin C có hiệu quả hay không? Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Tác dụng của vitamin C với làn da

Bảo vệ da trước ánh nắng Mặt trời.

Vitamin C không phải là một “kem chống nắng” vì nó không hấp thụ các tia UV trong ánh nắng Mặt trời. Thay vào đó, nó giảm thiệt hại ở da do tiếp xúc với các tia UV.

Cụ thể là nó kích thích các tế bào mới tăng trưởng, làm giảm số lượng tế bào bị cháy nắng, giảm ban đỏ, giảm thiệt hại ADN khi các các tế bào tiếp xúc với tia UV.

Bổ sung qua chế độ ăn uống hay là thoa vitamin C lên da thì đều nên kết hợp với vitamin E hoặc các chất chống oxy hóa khác để gia tăng lợi ích mỗi bên. Bởi nếu chỉ một mình nó thì hiệu quả bảo vệ da không cao.

Vitamin C giúp ổn định collagen mRNA, do đó làm tăng tổng hợp collagen – giúp cho da căng mịn hơn và sửa chữa làn da khi bị tổn thương.

Nó cũng làm gia tăng các nguyên bào sợi – tế bào này giảm dần theo tuổi tác; kéo theo nếp nhăn xuất hiện.

Nhiều nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn giàu vitamin C giúp làm tăng collagen, giảm nếp nhăn, giảm vết thâm sẹo, giảm độ nhám hoặc sần sùi ở da.

Làm vết thương nhanh lành hơn.

Vitamin C giúp vết thương mau lành hơn bằng cách kích thích sản sinh collagen, thúc đẩy các keratinocyte khác nhau, kích thích hình thành hàng rào biểu bì và tái tạo lại lớp sừng.

Đó là lý do vitamin C thường có mặt trong điều trị răng miệng chẳng hạn như sâu răng, nhổ răng, loét miệng,…

Một khẩu phần ăn giàu vitamin C có sự tương quan với giảm nguy cơ khô da. Do nó thúc đẩy sự tổng hợp của hàng rào lipid – tạo nên một lớp sừng với độ thấm nước thấp.

Hay nói cách khác, nó làm da không bị khô và mịn màng hơn.

Vitamin C có thể giúp giảm viêm do mụn trứng cá, từ đó sẽ giảm sẹo giảm vết thâm cũng như lây lan mụn.

Nó cũng có thể làm sáng da, lý do là vì nó làm giảm sự sản xuất melanin và thúc đẩy quá trình oxy hóa melanin.

Vitamin C chống nắng được không?

Các loại kem chống nắng hoạt động bằng cách hấp thụ các tia UV, ngăn cản các tia này xâm nhập vào da để rồi gây tổn thương cho da.

Vitamin C hoạt động không giống như hoạt động của các loại kem chống nắng. Mà nó chống nắng bằng cách giảm những thiệt hại ở da do ánh nắng Mặt trời,

Cho nên việc nói vitamin C chống nắng có thể là đúng mà cũng không đúng.

Cung cấp vitamin C cho da qua thực phẩm là an toàn và tốt nhất. Còn khi bổ sung qua các thực phẩm chức năng hoặc thuốc thì khả năng hấp thụ dạng vitamin C hóa học này là không đáng kể nhưng vẫn có.

Khi bổ sung quá mức, nồng độ vitamin C trong huyết tương sẽ bão hòa và nó không thể tăng lên được nữa.

Nếu thoa vitamin C lên da thì khả năng hấp thụ tối đa chỉ là 20% do lớp biểu bì ngoài cùng rất dày. Và thứ 2 là nó cũng dễ bị phân hủy do tiếp xúc với không khí, nhiệt độ và ánh sáng. Vì thế hiệu quả làm đẹp cách này là không cao. Nếu áp dụng thì phải thoa nó liên tục ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Mặt khác, một điểm hạn chế của vitamin C đó là, nó làm giảm melanin từ đó da trắng sáng hơn, nhưng cũng đồng thời làm cho da hấp thụ các tia UV nhiều hơn và dễ dàng hơn.

Chính vì thế nhiều người cảm thấy sau khi thoa vitamin C hoặc serum C lên da, da càng dễ bắt nắng hơn.

Nhưng các loại kem chống nắng dưỡng ẩm vitamin C lại khác, nó kết hợp lợi ích của cả 2 bên : một bên là tác dụng chống nắng, một bên là tác dụng của vitamin C.

Như vậy, cách tốt nhất để chống nắng bằng vitamin C đó là thông qua chế độ ăn uống và sử dụng kem chống nắng chứa vitamin C.