Cách Bảo Quản Trân Châu Nhân Dừa / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Mách Nhỏ Cách Bảo Quản Trân Châu Không Bị Cứng Đơn Giản Mà Hiệu Quả

1. Cách bảo quản trân châu đã nấu để được qua đêm

Vốn dĩ, trân châu là thực phẩm được làm từ các nguyên liệu mềm như bột gạo và trộn cùng với bột năng, hoặc thêm một chút nước cốt dừa.

Do đó, trân châu ngay cả khi chưa luộc thì thời hạn bảo quản của chúng vẫn là cực kì ngắn. Đặc biệt, trân châu trắng khi được nấu chín, lại càng khó giữ được lâu hơn.

Cách bảo quản trân châu không bị cứng tốt nhất chính là, ngay từ bước vừa bắt tay thực hiện. Bạn nên chú ý quá trình luộc trân châu, phải đợi nước sôi bùng lên thì mới thả hạt vào.

Nắp nồi cần được đậy thật chặt, thỉnh thoảng hãy mở nắp kiểm tra để tránh tình trạng trân châu quá mềm và nước tràn ra ngoài.

Để nấu trân châu đúng chuẩn, bạn phải luộc chúng với lửa lớn đến khi hạt nổi lên mặt nước thì vớt ra ngay. Bởi hạt sẽ mất đi độ dai vốn có nếu bạn sơ ý để lửa quá giờ. Khi trân châu đã chín thì ta sẽ bắt đầu với các bước bảo quản sau.

1.1. Bước đầu tiên

Đây là bước đầu tiên trong cách bảo quản trân châu không bị cứng mà Bình Minh muốn chia sẻ đến bạn. Trong quá trình đang luộc trân châu, thì bạn nên chuẩn bị ngay một chậu nước lạnh. Khi nấu bạn phải hết sức chú ý, hạt trân châu nào chín, nổi lên trên mặt nước thì dùng muôi thủng vớt ra ngay.

Tránh trân châu bị quá chín, sẽ nhão và mất dai. Tiếp đến, bạn hãy thả hạt trực tiếp vào bát nước lạnh và chờ trong khoảng 5 đến 10 phút.

Việc này không những có tác dụng giúp cho trân châu có độ dẻo và dai, mà còn để các hạt trân châu không bị mềm nhão, dính vào nhau.

1.2. Bước thứ hai

Sau khi ngâm nước lạnh khoảng 10 phút, thì bạn dùng muôi thủng để vớt trân châu ra. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể dùng một chiếc rổ bé hoặc rây đựng để trút hết nước ra ngoài và chờ cho hạt ráo. Khi trân châu đã khô nước rồi thì chuẩn bị một hộp nhựa hay xoong nồi đều được.

Sau đó, bạn cho hết trân châu vào xoong nồi, rồi thêm một chút đường nâu vào. Một mẹo nhỏ dành cho bạn là càng nhiều đường thì trân châu sẽ càng giữ được lâu.

Đường sẽ giúp cho trân châu không bị nở ra to. Và cuối cùng là bạn chỉ việc đặt thành phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản.

Với cách bảo quản trân châu không bị cứng này, thì dù trân châu đã chín bạn vẫn có thể bảo quản được khoảng một tuần. Hãy yên tâm là trân châu sẽ không bị khô và bở.

1.3. Bước cuối cùng

Còn trong trường hợp bạn nấu quá nhiều nhưng lại không thể dùng hết. Thì chúng tôi khuyên bạn một số mẹo nhỏ sau đây. Ngay lúc trân châu vừa ráo nước, bạn hãy cho trân châu vào một hộp kín và quan trọng là có kèm theo nắp đậy.

Nếu không có nắp thì bạn có thể dùng màng bọc nilon thực phẩm để dán kín miệng, rồi sau đó cho vào ngăn mát của tủ lạnh.

Với mẹo vặt này, bạn có thể yên tâm mẻ trân châu vừa làm của mình có thể bảo quản được trong 3 – 4 ngày mà không lo về độ ngon, cũng không sợ bị hư hỏng.

Khi muốn lấy ra để pha trà sữa hay nấu cùng chè, bạn nên luộc lại một lần nữa với nước sôi. Bên cạnh đó, bạn có thể làm trân châu cùng nhiều nguyên liệu và hình dáng khác nhau, tùy theo sở thích mà không lo về cách bảo quản trân châu không bị cứng.

Một cách để những cô nàng có tính lười biếng và không muốn làm trân châu handmade chính là mua các loại hạt có sẵn bên ngoài về để sử dụng nhanh gọn hơn.

Nếu bạn mua được những loại trân châu từ các thương hiệu uy tín và nổi tiếng như Ding Tea, Bobapop, trà sữa Tea Box,… thì sẽ có thể đảm bảo được độ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thế nhưng hiện nay trên thị trường lại trôi nổi rất nhiều sản phẩm trân châu không có rõ nguồn gốc, thương hiệu xuất xứ.

Do đó có thể gây hại trực tiếp cho sức khỏe người tiêu dùng khi thưởng thức. Vì thế mà bạn nên lưu ý mua ở những nơi chính hãng, uy tín và quen thuộc.

Và một điều nữa là, trân châu chưa luộc thường sẽ bảo quản dễ dàng hơn so với trân châu đã được nấu chín. Tuy nhiên, nếu không chú ý vẫn có thể xảy ra trường hợp ẩm mốc, hư hại.

Mách nhỏ cách bảo quản trân châu không bị cứng đơn giản mà hiệu quả

Cách Nấu Trân Châu Không Bị Dính Và Cháy

Trân châu là một topping được lựa chọn nhiều nhất trong cốc trà sữa, nguồn gốc từ Đài Loan nhưng trân châu nhanh chóng trở thành topping được yêu thích và hot nhất khi vào Việt Nam.

Trân châu có thể nấu tại nhà với nguyên liệu trà sữa sẵn có, nhưng để nấu trân châu ngon thì thì phải biết cách làm đúng tiêu chuẩn.

Cách nấu trân châu không bị dính và cháy

Khâu quan trọng nhất để trân châu không bị dính là cách luộc và cách ủ. Cụ thể bạn làm như sau:

Bước 1: Đun sôi nước, tỷ lệ 7 phần nước là 1 phần hạt trân châu;

Bước 2: Chờ nước sôi, đổ trân châu vào nồi và khuấy nhẹ, một chiều. Khuấy cho tới khi hạt nổi lên trên;

Bước 3: Khi bột sắn nổi lên, đậy nắp nồi và đun nhỏ lửa. Cứ 5 phút khuấy 1 lần, đun tiếp trong 30 phút nữa;

Bước 4: Sau khoảng 30 phút thì tắt bếp, lấy nồi khỏi bếp và để nguyên trong 20 – 25 phút nữa;

Bước 5: Rửa trân châu bằng nước lạnh, bóp nhẹ để các hạt dính tách rời nhau, rửa sạch và chắt nước;

Bước 6: Ngâm trân châu với đường hoặc sirup đường, ủ trong bình đậy kín nắp và bắt đầu sử dụng.

Nên bảo quản trân châu ở nhiệt độ khoảng 18 – 25 độ C, đậy kín nắp nồi/ bình bảo quản. Trân châu có thời gian sử dụng tối đa khoảng 7 tiếng trong ngày.

Bạn tham khảo

Nếu tất cả các bước làm trên đều trơn tru thì trân châu thành phẩm sẽ rất ngon và đậm vị, tuy nhiên Autoshop khuyên bạn nên sử dụng nguyên liệu sẵn có để đảm bảo quy trình này.

Chẳng hạn sử dụng dung dịch đường ngâm trân châu thay đường hạt vì có thể ủ ngay, thay vì phải chờ đường tan.

Sử dụng nồi nấu và nồi ủ trân châu chuyên dụng để hạt chín đều nhất.

Có thể sử dụng thêm bột rau câu, sirup nước hoa quả, bột màu tự nhiên để làm trân châu nhiều màu…

Nguyên liệu làm trân châu

Nguyên liệu làm hạt trân châu về cơ bản là hoàn toàn tự nhiên, chúng bao gồm:

Bạn có thể tham khảo chi tiết cách làm hạt trân châu.

Khóa Học Làm Sữa Chua Trân Châu Hạ Long

KHÓA HỌC LÀM SỮA CHUA TRÂN CHÂU

Du nhập Thủ Đô thời gian ngắn gần đây, sữa chua trân châu Hạ Long hiện đang là món quà chiều được săn lùng và yêu thích nhất. Vẫn là vị sữa chua thơm, ngọt dịu nhẹ và man mát, sữa chua dẻo Hạ Long còn được nâng cấp với các món ăn kèm từ nếp cẩm, các vị hoa quả cùng cacao, đặc biệt là trân châu ấm nóng nhà làm ngon xuất sắc.

Trân châu là một trong những topping chưa bao giờ lỗi thời, đặc biệt những món ăn kèm với toppings thì luôn được các khách hàng yêu thích và trở thành món hot nhất.

Cái tên “Sữa chua trân châu Hạ Long” là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên các các diễn đàn ăn uống. Đây cũng là một món đơn giản so với nhiều món uống cầu kỳ khác, nhưng lại thu hút được nhiều khách hàng.

Hãy bắt đầu khóa học pha chế “Sữa chua trân châu các loại” để thu hút đông đảo khách hàng về quán bạn.

Hình 1: Sữa chua trân châu Hạ Long

I. Menu món trong khóa học

1. Sữa chua trân châu cốt dừa

2. Sữa chua trân châu đường đen

3. Sữa chua nếp cẩm

4. Sữa chua matcha

5. Sữa chua socola

6. Sữa chua hoa quả các loại

7. Sữa chua thạch cafe

Ngoài ra, khi tham gia khóa học tại PASSION LINK học viên sẽ nhận được bý quyết làm nên sữa chua ngon, lâu tan. Đặc biệt, khi kết hợp với các món như trân châu trắng, trân châu đường đen, trái cây, matcha, sốt cốt dừa, … sẽ gây kích thích vị giác của khách hàng, chỉ khiến họ chỉ muốn ăn thêm 1 phần nữa.

Hình 2: Sữa chua trân châu đường đen

Phần 1: Kiến thức chọn nguyên liệu

Bạn phải có kinh nghiệm trong việc chọn và pha chế nguyên liệu làm nên sữa chua, cách nấu trân châu đến sơ chế các loại hoa quả. Các nguyên liệu phải được chuẩn bị kỹ càng, hoa quả phải tươi ngon, trân châu phải mềm. Phải có cách bảo quản riêng để giữ được chất lượng và hương vị của sữa chua.

Phần 3: Quy trình nấu sữa chua, tạo hình viên

Hình 3: Sữa chua trân châu trái cây

Không giống với sữa chua ở những nơi khác, sữa chua trân châu này đặc biệt với phần sữa chua thành hình khối, đây là sữa chua tự làm, rất xốp và mịn, dạng viên giống kem.

Không phải đơn giản để làm được món sữa chua thơm ngon này. Muốn có một cốc sữa chua ngon, trước hết chủ quán phải có bí quyết trong công thức pha chế.

Đến thời điểm hiện tại, món này được rất nhiều người chọn kinh doanh phiên bản nâng cấp với đồ uống đa dạng hơn, không gian đẹp hơn, rộng rãi, thậm chí có cả cửa hàng chỉ chuyên bán món này

Vì vậy, trong khóa học bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn từng kỹ thuật để nấu sữa chua dẻo mịn đến quy trình làm đông và cuối cùng là thành viên kem xốp mịn.

Phần 4: Kỹ thuật nấu toppings

Trân châu ăn kèm với phần sữa chua dẻo, vị chua nhẹ của sữa chua hòa quyện với trân châu dai giòn là sự kết hợp tuyệt vời. Phần học này, bạn sẽ biết được công thức và bí quyết nấu nước cốt dừa béo ngậy, nấu trân châu và một số loại sốt ăn với sữa chua truyền thống bạn nhiều vị khác nhau như sốt matcha, socola, cafe,.. hoặc ăn kèm với nếp cẩm, mít, mứt dâu,..

Phần 5: Thực hành và hoàn thiện hương vị món sữa chua

Hình 4: Sữa chua trân châu socola-matcha

Phần học này giúp học viên nắm vững công thức pha chế kết hợp và thực hành thành thạo để tạo nên hương vị hài hòa tự nhiên thu hút khách hàng.

Phần 6: Thực hành trang trí món sữa chua

Sau khi hương vị món sữa chua được giảng viên đánh giá và góp ý sẽ đến phần trang trí món. Trang trí món ăn là công đoạn cuối cùng để lên thành phẩm.

Được biết món ăn này xuất phát ở Hạ Long, sau khi ăn nhiều người thích mê nên món sữa chua này nhanh chóng được lan rộng ra các tỉnh lân cận phía Bắc, Hà Nội, thậm chí là cả chúng tôi Một chủ quán cho biết doanh thu mỗi ngày từ 500 ly, vào những ngày cuối tuần đông khách hơn doanh thu có thể gấp đôi ngày bình thường.

Hiện tại, món sữa chua trân châu này là món đang rất hot được đông đảo khách hàng săn lùng. Tại sao bạn không nghĩ đến việc kinh doanh ngay hoặc update món này thêm vào menu quán bạn để phục vụ khách hàng trong mùa hè này không? Không cần quá cầu kỳ về không gian cửa hàng, chỉ cần vài bộ bàn ghế đặt trong quán hay vỉa hè vẫn thu hút được lượng khách hàng đông đảo.

– Áp dụng cho học viên đăng ký trước ngày 20/3

– Học phí đã bao gồm nguyên liệu, máy móc và giáo trình dành cho học viên

– Passion Link không hạn chế nguyên liệu thực hành trong lớp

Sáng từ 8h30-11h30 và Chiều từ 13h30-16h30

Hotline: 0908.924.460 – 0977.300.098

Fanpage: https://www.facebook.com/passionlink/

Sữa Tươi Trân Châu Đường Đen Đảm Bảo Thơm Ngon Và Đậm Đà Hơn Tiệm

Theo xu hướng, Trang cũng đến các tiệm trà sữa có bán món uống hot-trend này để tìm hiểu tại sao các bạn trẻ lại phát cuồng với nó như vậy, điều đầu tiên mà Trang cảm nhận được là viên trân châu được làm từ đường đen ngon các loại trân châu khác rất nhiều, đặc biệt nhất vẫn là sốt đường đen, một dạng sốt ngọt được nấu từ đường đen, khi kết hợp với sữa tươi không đường tạo nên cái vị ngon vừa thanh khiết nhẹ nhàng, vừa đậm đà cuốn hút, có thể nói nó dễ uống hơn trà sữa trân châu thường rất nhiều.

Sau khi tìm hiểu cách làm và nguyên tắc pha chế món uống hót hòn họt này trên các trang mạng, Trang đã tự điều chỉnh và thêm thắt các nguyên liệu để tăng tối đa vị đậm đà cho món uống thơm ngon này và phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong gia đình hơn.

[A] PHẦN SỐT ĐƯỜNG ĐEN

1. Nguyên liệu

Đường đen: 350 g (có thể mua của Hàn Quốc hoặc Đài Loan).

Nước lọc: 150 g.

2. Cách làm

Cho cùng lúc đường đen và nước vào nồi, nấu lửa vừa đến khi đường tan hết và hơi sánh lại thì tắt bếp, lập tức vắt nước cốt chanh vào rồi khuấy nhẹ nhàng cho nước cốt chanh hòa vào nước đường, sau đó để sang một bên chờ nguội. LƯU Ý: Tuyệt đối không khuấy nước đường trong lúc nấu để tránh hỗn hợp bị lại đường. Thời gian từ lúc bắc lên bếp đến khi đường hơi sánh lại tầm khoảng 25 phút. Vì nước đường lúc nguội sẽ đặc thêm nữa nên các bạn chỉ nấu đến khi nước đường hơi sệt thôi là đã có thể vắt nước cốt chanh vào, khi nguội nước đường sẽ sệt thêm như mật ong là đúng chuẩn. Nếu để nước đường sánh quá thì khi nguội sẽ đặc kẹo như mạch nha rất khó pha chế.

[B] PHẦN TRÂN CHÂU ĐƯỜNG ĐEN

1. Nguyên liệu

Bột năng: 200 g

Bột gạo: 10 g

Bột cacao nguyên chất: 30 g

Đường đen: 120 g

Nước lọc: 380 g

Mật ong: 20 g

2. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị bột

Cho bột năng, bột gạo, bột cacao vào tô trộn đều rồi để sang một bên. LƯU Ý: Nếu các bạn thích trân châu dai kiểu bánh bột lọc thì dùng 100% bột năng, nghĩa là 210 g bột năng. Nếu thích trân châu có độ dai vừa phải pha thêm chút độ dẻo mềm thì pha theo tỉ lệ bột như trên, nghĩa là 200 g bột năng + 10 g bột gạo.

Bước 2: Nấu nước đường nhồi bột

Cho đường đen và nước lọc vào nồi rồi nấu đến khi đường tan, hỗn hợp sôi bùng. Cũng theo nguyên tắc không khuấy trong lúc nấu, cứ bật bếp lên rồi để vậy đến khi nước đường sôi là được.

Bước 3: Nhồi bột

Sau khi nước đường sôi, các bạn lấy muỗng ăn cơm múc vài muỗng nước đường đổ vào tô bột đã chuẩn bị, vừa đổ vừa trộn đến khi nước đường thấm hết vào bột rồi lại đổ thêm vài muỗng nước đường nữa vào trộn tiếp. Cứ đổ và trộn như vậy đến lúc thấy bột có thể quyện thành khối rồi thì dừng và chuyển sang công đoạn nhồi bột.

Các bạn đeo bao tay nilon vào và nhồi đến khi bột tạo thành một khối dẻo mịn và không dính tay là đạt.

Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc cục bột lại rồi để bột nghỉ 30 phút mới bắt đầu tạo hình.

Lưu ý khi nhồi bột

Đối với bột năng thì các bạn phải dùng nước sôi 100ºC thì bột mới kết dính lại thành khối dẻo dai.

Do mỗi loại bột sẽ có độ hút nước khác nhau nên các bạn không đổ hết nước đường vào một lần mà phải cho từ từ, thấy bột tạo thành khối rồi thì ngưng không cho nước nữa và chuyển sang nhồi bột.

Trong lúc nhồi bột, nếu thấy bột khô thì các bạn cho thêm chút nước đường (lúc này không cần nước đường sôi nữa, chỉ cần còn nóng là được), bột nhão thì các bạn lại cho thêm xíu bột năng rồi nhồi tiếp đến khi bột đạt chuẩn là xong.

Về phần nước đường nhào bột, sau khi nhồi bột xong mà còn dư nhiều quá, thì các bạn lại bắc lên bếp nấu đến khi nước đường hơi sánh lại rồi vắt ít nước cốt chanh vào là xong (cách thức nấu giống y sốt đường đen ở trên), một lát chúng ta sẽ dùng phần nước đường này để ngâm trân châu chứ không bỏ đi.

Bước 4: Tạo hình

Các bạn vê tròn cục bột lớn rồi chia 16 phần, lấy từng phần ra vê dài, cắt khúc nhỏ nhỏ rồi vo tròn thành viên như hình mẫu (phần bột chưa làm tới, các bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc khăn mỏng che kín lại để bột không bị khô).

Sau khi đã tạo hình xong thì các bạn cho các viên bột vào tô lớn, rải lên đó khoảng 15 g bột năng, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô bột lại và xốc đều lên để các viên bột được áo một lớp bột khô, không bị dính vào nhau.

Bước 5: Luộc trân châu

Bắc một nồi nước lên bếp, chờ nước sôi rồi thả các viên bột vào luộc, dùng muỗng khuấy nhẹ để các viên không dính vào nhau và dính dưới đáy nồi.

Khi thấy các viên bột nổi lên trên mặt nước nghĩa là bột đã chín, các bạn hạ nhỏ lửa rồi nấu tiếp đến khi bột lắng lại xuống đáy nồi thì tắt bếp.

Lấy nắp nồi đậy lại ủ trân châu tầm 10 phút cho trân châu chín hoàn toàn.

Trong lúc đợi ủ trân châu thì chuẩn bị 1 thau nước đá (tốt nhất là dùng nước lọc đã nấu chín để đảm bảo trân châu được sạch sẽ), sau khi hết thời gian ủ thì dùng rây thưa vớt trân châu ra cho vào thau nước đá để xả sạch lớp nước luộc bám bên ngoài trân châu là xong.

Bước 6: Ngâm trân châu với sốt đường đen

Dùng rây thưa vớt trân châu ra rổ sạch, để trân châu thiệt ráo nước rồi cho trân châu vào tô, lấy khoảng 1/3 lượng sốt đường đen ở Phần A, mật ong và lượng nước đường còn lại ở phần nhồi bột cho vào trân châu trộn đều.

Ngâm trân châu ít nhất 30 phút cho thấm rồi mới đem pha chế.

[C] PHA CHẾ SỮA TƯƠI

1. Nguyên liệu

Sữa tươi thanh trùng: 1 lít

Kem sữa (whipping cream): 100 g

2. Cách làm

Cho whipping cream vào sữa tươi khuấy nhẹ nhàng cho hỗn hợp hòa quyện là xong.

[D] TRÌNH BÀY VÀ THƯỞNG THỨC

Các bạn lấy một cái ly thủy tinh sạch, múc trân châu vào ly rồi dùng muỗng múc sốt đường đen tráng vòng quanh thành ly như hình mẫu để tạo vân cho ly sữa.

[E] BẢO QUẢN TRÂN CHÂU VÀ SỐT ĐƯỜNG ĐEN

Trân châu: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, lúc ăn thì hâm viba lại 1 phút, trân châu sẽ dẻo dai trở lại, sử dụng hết trong vòng 5 ngày.

Sốt đường đen: Các bạn cho vào chai lọ đậy kín rồi bảo quản ở nhiệt độ phòng đến khi dùng hết là được. Không bảo quản trong tủ lạnh để tránh sốt đông cứng lại như kẹo.