Cách Bảo Quản Thực Phẩm Khô Công Nghệ 6 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Cách Bảo Quản Thực Phẩm Khô

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHÔ

Cách bảo quản thực phẩm khô. Nguyên tắc quan trọng khi bảo quản thực phẩm khô là bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Có thể kết hợp bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông… tùy từng loại và mục đích sử dụng của bạn.

1. CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHÔ

Với các loại hải sản khô, bạn cần bảo quản trong ngăn đá, nhiệt độ thích hợp là – 18 độ C.

Thực phẩm sẽ trở nên dẻo và thơm ngon hơn sau khi để ở ngăn đá. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hết trong tháng thì cứ khoảng 3 – 4 tuần thì bạn lại mang chúng ra phơi lại một lần, sau đó lại bảo quản tương tự như trên.

2. Các loại nấm khô:

Để mua được nấm hương ngon, bạn chọn những tai nấm không quá to, mình dày, chân nhỏ, màu nâu đều.

Nấm hương khô:bạn chọn những tai nấm không quá to, mình dày, chân nhỏ, màu nâu đều. Còn nấm mèo khô (mộc nhĩ) thì bạn cần chọn những cây có tai to, cánh rộng, mặt trên đen và bóng, mặt dưới màu café sữa, không bị mốc.

Bảo quản các loại nấm:cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi ni lông kín, để ở cánh tủ lạnh.

3. Bánh mì:

Bảo quản nhiệt độ thường: bạn cho bánh mì vào túi nylon sạch rồi cột chặt, bảo quản nơi thoáng mát trong 2-3 ngày.

Bảo quản ngăn đông: biện pháp này gia đình mình thường dùng và thấy rất hiệu quả. Bánh mì bạn bọc trong các túi nylon sạch, sau đó cho vào ngăn đông đá để bảo quản. Khi cần dùng bạn rã đông ở nhiệt độ bình thường khoảng 20 phút, sau đó hơ nhẹ trên lửa là có bánh mì giòn và thơm như mới.

4. Phô mai:

Nếu là phô mai nguyên khối, trước khi bảo quản các bạn cắt ra từng phần ứng với mỗi lần ăn.

Sau đó bạn bọc phô mai lại bằng giấy bảo quản thực phẩm và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

5. Ngũ cốc:

Để bảo quản được lâu, bạn cho ngũ cốc vào các lọ thủy tinh hoặc hũ nhựa có nắp đậy nắp kín (hoặc bịch nylon cột chặt miệng).

Sau đó để vào những nơi khô ráo, thoáng mát hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách Bảo Quản Thực Phẩm Khô Trong Tủ Lạnh

Cách bảo quản thực phẩm khô là một trong những điều được mọi người quan tâm, bởi căn bếp nào cũng có loại thực phẩm này. Thế nhưng, thực phẩm khô có cần bảo quản trong tủ lạnh? Đó là câu hỏi của rất nhiều bà nội trợ.

Nguyên tắc khi bạn muốn bảo quản thực phẩm khô đó là phải bảo quản ở một nơi khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên cũng tùy từng loại thực phẩm mà ta có cách bảo quản hợp lý.

1. Hải sản khô:

– Sau khi mua những thực phẩm hải sản khô, bạn nên phơi lại 2-3 tiếng cho thật khô. Nếu bạn không ăn ngay mà cần bảo quản thì hãy cho vào lọ thủy tinh hoặc gói kín bằng giấy 2-3 lớp, quấn bên ngoài lớp ni lông để ngăn mùi sang các loại thực phẩm khác. Đặt và trong tủ lạnh và nhiệt độ phù hợp cho những loại thực phẩm này là -18 độ C.

2. Nấm khô:

Với những thực phẩm như nấm hương, muốn giữ nấm vẫn thơm và không bị mốc, bạn hãy cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi giấy và để ở phía cánh cửa tủ lạnh.

3. Bánh mì:

Bánh mì và các thực phẩm làm bằng tinh bột không nên để trong tủ lạnh. Nguyên nhân là bột khi để vào tủ lạnh thì bột sẽ bị “sống”. Bánh mì hoặc bất kỳ các sản phẩm làm từ bột khác khi bỏ vào tủ lạnh, bột bánh sẽ bị mất độ ẩm, sản phẩm bị khô, cứng nên có hiện tượng như bột còn “sống” hoặc rất cứng.

– Cắt lát phô mai đủ dùng và cắt xuyên qua lớp giấy bóng bên ngoài. Lấy phô mai ra và dùng phần giấy bóng để bọc ngoài phần đầu miếng phô mai chưa dùng.

– Chỉ nên cất phô mai trong ngăn mát của tủ lạnh, không nên mua nhiều và cất trong ngăn đá sẽ làm giảm chất lượng và mùi vị của phô mai.

– Khi cất phô mai, bạn nên gói chúng trong giấy nến – không nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc chặt. Phô mai cần được “thở” – việc gói phô mai không quá chặt giúp chúng tiếp tục có được thêm hương vị hấp dẫn hơn. Nếu có thể bạn nên để chúng trong những chiếc hộp đựng thực phẩm kín và cất trong ngăn mát tủ lạnh.

Gạo sau khi xay, xát có đặc tính khô, không chịu nước. Vì vậy, để bảo quản gạo không bị mốc, mất chất dinh dưỡng thì nên đựng trong lọ bằng thủy tinh có nắp kín hoặc nắp bằng kim loại. Có thể dùng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi. Để có thể kéo dài thêm “hạn sử dụng” của gạo và ngũ cốc đến vài tháng, các mẹ có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không nên để lương thực có số lượng lớn lâu quá một năm.

Sai lầm thường gặp nhất của các bà nội trợ đó là bảo quản củ gừng tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua chúng về mà không bịt bọc. Điều này sẽ làm cho gừng mất đi mùi thơm. Để khắc phục vấn đề này, hãy dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói chúng trong một chiếc khăn rồi cho vào túi nhựa kín và giữ lạnh ở ngăn mát. Bằng cách này, gừng có thể tươi trong khoảng ba tháng.

Mẹo Bảo Quản Đồ Khô Đúng Chuẩn An Toàn Thực Phẩm

So với đồ tươi sống thì đồ khô cũng dinh dưỡng không kém. Thực phẩm khô tuy hàm lượng vitamin có bị giảm đi, nhưng bù lại, có một số dưỡng chất lại dồi dào hơn. Ví dụ như đồ hải sản sau khi được phơi khô, lượng đường, chất béo và axit không hề bị mất đi mà cô đọng lại. Đối hoa quả khô, vitamin cũng không còn đảm bảo như khi còn tươi, nhưng hàm lượng ca-lo lại đạt cao gấp tới 3 lần.

Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng trên sẽ dễ dàng bị mất đi nếu đồ khô không được bảo quản đúng cách. Thậm chí, khi bị nấm mốc, chúng sẽ bị ngấm độc tố từ nấm mốc, gây ung thư. Những độc tố này không thể bị loại trừ sau khi nấu chín hay phơi khô lại. Vì vậy, cần biết cách bảo quản thực phẩm khô đúng, để phòng tránh nguy hại này.

Cách giữ thực phẩm khô lâu ngày không sợ nấm mốc

Mỗi loại thực phẩm khô khác nhau có những cách thức và lưu ý bảo quản cụ thể:

Cách bảo quản đồ hải sản khô

Khi cất nên chú ý bọc gói sao cho tránh ẩm tốt nhất. Bạn có thể bọc trước bằng vài giấy báo để hút ẩm rồi gói lại bằng túi nilon buộc kín hoặc cho vào lọ thủy tinh đậy nắp chặt. Làm vậy vừa ngăn ẩm mốc xâm nhập vừa ngăn được mùi hải sản bay ra ngoài.

Nếu bạn có ý định để lâu hơn 1 tháng thì nên cất trong ngăn tủ đá. Chỉ cần nhớ đem ra phơi một lần sau khoảng 3 – 4 tuần.

Cách bảo quản ngũ cốc đúng cách

– Đối với các loại gạo: Không nên để gạo ở góc tối trong nhà vì những nơi này là môi trường nấm mốc phát triển và dễ có côn trùng. Phương án an toàn nhất là trang bị một chiếc thùng đựng gạo có nắp đậy và đặt ở nơi khô thoáng. Hãy thử một trong số các mẫu thùng gạo thông minh Bluware xem sao.

– Lạc, đỗ, các loại hạt: Nên cho vào lọ thủy tinh, hộp có nắp đậy kín. Nếu để trong túi nilon, bạn nên dùng nhiều lớp túi và buộc thật chặt, tránh để không khí vào được bên trong. Sau đó để hộp/ túi đựng ở nơi thông thoáng, tránh ẩm ướt.

Cách bảo quản các loại nấm

Cả nấm hương khô lẫn mộc nhĩ đều có cách lưu trữ tương tự nhau. Đó là để trong túi nilon buộc kín rồi đặt ở ngăn mát của tủ lạnh. Nếu không muốn để trong tủ lạnh, bạn có thể dùng túi giấy. Khi đó chỉ cần để ở nơi khô thoáng cũng đảm bảo điều kiện bảo quản cho chúng.

Bảo quản các loại gia vị sao cho chuẩn?

– Hạt tiêu: Nên mua loại tiêu hạt để giữ được mùi và để được lâu hơn. Tiêu hạt cần được để trong hộp đậy kín hoặc trong túi buộc kín sao cho không khí không vào được và để ở nơi thoáng mát.

Nói chung, nơi để đồ khô cần phải đảm bảo khô ráo và thông thoáng. Bạn có thể kết hợp để trong tủ lạnh (ngăn mát và ngăn đông) để kéo dài thêm thời gian bảo quản. Một vấn đề nan giải là tủ lạnh thì có hạn mà với thời tiết của Việt Nam và điều kiện ẩm ướt của nhà bếp thì khó mà có nơi nào đảm bảo luôn luôn khô thoáng suốt cả năm. Ít nhất là vào mùa nồm ẩm, nơi nào cũng có nguy cơ “chảy nước”. Và để giải quyết vấn đề này, kệ tủ đồ khô ra đời. Chúng được ví như chiếc tủ lạnh không độ, giúp bạn lưu trữ các loại thực phẩm khô an toàn, vệ sinh mà vô cùng ngăn nắp. Hãy thử dùng một lần, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì công năng của chúng. Đặc biệt giá kệ chứa đồ khô Bluware được làm bằng inox 304 cao cấp với thiết kế sang trọng sẽ là một điểm nhấn đẹp cho căn bếp gia đình bạn.

Cách Bảo Quản Thực Phẩm Khô Không Cần Tủ Lạnh Cực Đơn Giản

1. Cách bảo quản thực phẩm khô đối với hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm có cả đồ tươi sống và đồ khô, phổ biến nhất trong các món hải sản khô là mực, cá, tôm. Trước khi cất giữ và bảo quản, bạn cần kiểm tra xem chúng đã thực sự khô chưa, có bị dính ẩm mốc không. Hãy nhặt riêng những miếng hải sản khô có dấu hiệu ẩm mốc và phơi riêng, bảo quản riêng để sử dụng trước. Phần hải sản khô còn lại cũng nên được phơi trong 2-3 nắng cho khô ráo hẳn, sau đó mới tiến hành bảo quản.

Bạn dùng những tờ báo hoặc giấy sạch, quấn bọc lấy hải sản khô; chúng sẽ giúp hút ẩm, tăng thời gian cất giữ và bảo quản. Tiếp tục bọc túi ni lông sạch bên ngoài hải sản khô và buộc kín lại, hoặc bạn đựng chúng trong lọ thủy tinh, đậy kín nắp sẽ giúp ngăn ngừa ẩm mốc, ngăn được cả mùi của hải sản khô bay ra ngoài. Với cách này, bạn có thể bảo quản hải sản khô lên tới 1 tháng, còn muốn giữ chúng an toàn, chất lượng trong hơn 1 tháng thì bạn nên dùng tủ lạnh. Đây cũng là cách bảo quản thực phẩm khô đơn giản nhất cho hải sản

Nếu cất giữ và bảo quản không đúng cách, hạt ngũ cốc có thể bị ẩm mốc, giảm hương vị thơm ngon thậm chí là hư hỏng, kém chất lượng. Cũng giống như với hải sản khô; bạn cần phải loại bỏ hạt ẩm mốc để tránh chúng làm ảnh hưởng đến các hạt khác. Bạn nên dùng lọ thủy tinh để đựng hạt ngũ cốc thay vì đựng bằng lọ nhựa, vì lọ thủy tinh chống hơi nước tốt hơn, giữ cho hạt ngũ cốc thơm và không bị ỉu. Ngoài ra, bạn có thể dùng chút giấy ăn đặt ở đáy lọ để hút ẩm.

Chọn vị trí đặt lọ đựng ngũ cốc là nơi cao ráo, thoáng mát, tránh khu vực dễ bị hấp hơi nước, ẩm ướt, nấm mốc. Bạn không nên đặt lọ đựng trên chốc tủ lạnh, gần tủ lạnh hoặc những thiết bị tỏa nhiệt vì chúng dễ sản sinh hơi nước. Tốt nhất là bạn nên đặt lọ đựng ngũ cốc trong các ngăn tủ gỗ, tủ nhựa sạch sẽ. Trường hợp sử dụng túi ni lông để cất giữ hạt ngũ cốc, bạn nên bọc nhiều lần để chống côn trùng cắn. Lưu ý là chia thành từng phần nhỏ để tiện khi lấy ra sử dụng, buộc thật chặt để không bị hả hơi.

3. Cách bảo quản thực phẩm khô đối với gia vị

Rất nhiều người nghĩ cách bảo quản thực phẩm khô với gia vị là đơn giản, nhưng thực tế các loại gia vị khác nhau sẽ có cách cất giữ và bảo quản khác nhau. Chẳng hạn với hành, tỏi khô thì bạn không được buộc kín, càng không được để gần nơi ẩm ướt, bởi chúng sẽ bị thối hoặc bị nảy mầm rất nhanh. Hành và tỏi nên được đựng trong rổ hoặc túi lưới, để ở nơi thoáng mát, tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Kiểm tra thấy hành tỏi bị thối, bạn cần nhặt bỏ để tránh lây sang làm hỏng các củ khác.

Đối với gia vị hạt tiêu thì bạn lại cần buộc kín; vì hương thơm của chúng sẽ bị bay đi nếu để ở ngoài không khí. Hạt tiêu cần được đựng ở trong túi nilon buộc kín hoặc trong lọ thủy tinh. Với nấm hương, bạn để trong túi ni lông hoặc trong túi giấy rồi đặt ở nơi thoáng mát.

Cách bảo quản thực phẩm khô đối với gia vị

Dụng cụ đựng thực phẩm phải sạch sẽ, nên dùng lọ thủy tinh là tốt nhất. Đừng quên thêm chút giấy ăn vào lọ đựng thực phẩm; nó sẽ hút ẩm để thực phẩm khô được bảo quản lâu hơn. Trước khi bảo quản, nhất định phải kiểm tra và loại bỏ những phần thực phẩm khô kém chất lượng; tránh ảnh hưởng đến các phần khác. Thay vì gộp chung tất cả vào một lọ hoặc một túi, bạn nên chia nhỏ để khi sử dụng sẽ tiện hơn, mỗi lần sử dụng sẽ hạn chế không khí, độ ẩm, vi khuẩn bên ngoài lọt vào trong.