Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Ở Ngăn Mát / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Bảo Quản Sữa Mẹ Ở Nhiệt Độ Ngăn Mát Được Bao Lâu

“Bảo quản sữa là việc cần làm để có nguồn sữa giàu dinh dưỡng cho bé. Vậy khi sữa được vắt ra nhưng bé uống không hết, mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ mát được trong bao lâu “

Bảo quản sữa trong ngăn mát được lâu không

Khi mẹ vắt sữa ra bé ti không hết, để thuận tiện khi sử dụng mẹ có thể bảo quản ở ngăn mát cho bé dùng tiếp. Hoặc trường hợp mẹ hâm sữa bé dùng không hết mẹ có thể bảo quản được trong tủ bao lâu để bé đủ an toàn.

Khi sữa được đặt ngăn mát chỉ có hạn trong vòng chưa tới 24h đồng hồ. Vì vậy, trường hợp mẹ dùng không hết bỏ ở ngăn mát và có thể dùng tiếp trong ngày. Nếu qua 24 sữa có thể biến chất, gây hại cho hệ tiêu hoá của bé.

Kinh nghiệm vắt sữa cho bé mới sinh em bé lần đầu

Vì vậy, khi rã đông hay vắt sữa cho bé mẹ nên để lại lượng vừa đủ không nên bảo quản tủ mát quá nhiều. Như vậy mẹ thấy tiếc cứ cho bé uống sữa đó, dễ dàng làm hỏng hệ tiêu hoá của bé.

Bảo quản sữa đúng cách

Khi sữa được vắt ra mẹ nên bảo quản đúng cách mới bảo đảm được nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Nếu muốn để bé ti trong ngày thì mẹ nên bảo quản ở ngăn mát. Còn số sữa còn lại mẹ có thể cho vào túi zíp chuyên dụng. Đóng túi zíp kĩ trước khi đưa vào tủ lạnh. Mẹ nên lưu ý ghi chú ngày tháng mẹ bảo quản, tránh trường hợp sử dụng sữa hết hạn cho bé.

Sau đó sắp xếp lên tủ đông, khi bảo quản sữa tuyệt đối không dùng chung tủ thực phẩm gia đình. Vì số thức ăn dễ dàng phát sinh vi khuẩn xâm nhập vào sữa của bé, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá non yếu.

Khi mẹ bảo quản sữa nên sử dụng các túi zíp vừa đủ lượng sữa cho bé ti. Tránh bỏ nhiều, khi mẹ mang ra rã đông sử dụng không hết lại lãng phí. Mà cất số sữa đó tiếp tục bảo quản lại gây hại cho bé. Làm cho nguồn sữa bị biến chất và hàm lượng dinh dưỡng bị giảm đi. Vì vậy dùng chừng nào mẹ rã đông chừng đó.

Tại sao mẹ phải trữ sữa đúng cách

Mevanshop.vn – Đại lý chính hãng sản phẩm Mẹ & Bé 🔎🔎 Hệ thống shop chúng tôi trên toàn q uốc:🔎🔎 📞Hotline tư vấn: 0903 588 661 🕸️ https://mevanshop.com/ Fb: https://www.facebook.com/mevanshop/ 🏡 TẠI HÀ NỘI: Số 61 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy 🏡 TẠI HỒ CHÍ MINH: Số 428 Điện Biên Phủ, Q. 10 🏡 TẠI ĐÀ NẴNG: Số 228/8 Nguyễn Hoàng 🏡 TẠI HẢI PHÒNG: Số 132 Lê Lai 🏡 TẠI QUY NHƠN: Số 301 Hoàng Văn Thụ

Comments

Lời nhắn

Sữa Mẹ Để Ngăn Mát Tủ Lạnh Được Bao Lâu? Cách Bảo Quản Và Sử Dụng Sữa Mẹ

1. Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Bất kì ai cũng luôn mong muốn con yêu được lớn lên hoàn toàn bằng sữa mẹ. Để làm được điều này, nhiều mẹ đã tiến hành công việc tích sữa. Sữa được vắt ra theo cữ hoặc sau khi con ti. Phần sữa thừa được bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu. Việc bảo quản sai sẽ khiến sữa bị hỏng cũng như mất thời gian, công sức của mẹ.

Thời gian bảo quản sữa trong ngăn mát sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ và cách bảo quản. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian bảo quản sữa càng lâu. Thông thường, sữa mẹ có thể để tối đa đến 3 ngày trong ngăn mát. Tuy nhiên, để tốt nhất cho trẻ, sữa mẹ chỉ nên để trong ngăn mát 24 giờ. Sau 24 giờ không nên cho bé sử dụng để an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

2. Bảo quản và sử dụng sữa mẹ sau khi để ngăn mát như thế nào?

Để bảo quản sữa mẹ đúng cách, cần lưu ý những điều sau:

– Sữa mà bú bé thừa trong bình nên bỏ và không trữ lại. Do lúc này sữa đã có nước bọt của bé cùng với vi khuẩn. Sự có mặt của vi khuẩn sẽ khiến sữa nhanh hỏng, khi trữ cùng sữa mới sẽ không dùng được.

– Không trộn lẫn sữa mẹ vừa vắt với sữa đã trữ sẵn trong tủ lạnh. Sữa vừa vắt cần được làm mát để có nhiệt độ cùng với sữa đã trữ. Sau đó mới được dồn chung lại thành một túi lớn trước khi đông đá.

– Nên trữ sữa vào bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng. Cần đậy kín hoặc kéo kín miệng túi tránh vi khuẩn xâm nhập.

– Cần ghi rõ ràng thời gian trữ sữa lên túi để sử dụng sữa cũ trước, sữa mới sau.

– Không trữ sữa vào túi ni lông hay chai nhựa chưa được khử trùng.

Sữa sau khi bảo quản ngăn mát nên sử dụng theo một trong hai cách sau:

– Cách thứ nhất: Bỏ sữa ra khỏi ngăn mát 30 phút cho đỡ lạnh. Sau đó hâm sữa bằng máy tại 40 độ hoặc ngâm trong nước nóng 40 độ.

– Cách thứ hai: Sữa sau khi vừa mang khỏi tủ lạnh, ngâm hai lần với nước thường khoảng 5 phút. Tiếp tục ngâm hai lần với nước ấm trong thời gian 5 phút. Cuối cùng mới ngâm sữa hoặc hâm sữa bằng máy tại 40 độ. Cách này sẽ nhanh và tiết kiệm thời gian hơn.

Tuyệt đối không nhanh chóng làm nóng sữa. Việc làm nóng đột ngột khiến sữa bị mất dưỡng chất và những kháng thể tốt cho trẻ. Mỗi lần hâm chỉ nên lấy đủ lượng cho bé bú. Nếu bú thừa nên bỏ đi thay vì hâm lại hay bảo quản trong tủ lạnh.

3. Vì sao sữa mẹ đổi màu và có mùi sau khi bảo quản trong tủ lạnh?

Nội dung trên đã giải đáp cho thắc mắc sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu. Ngoài ra còn có vấn đề khác phát sinh trong quá trình bảo quản sữa mẹ. Sữa mẹ đổi màu và có mùi sau khi bảo quản trong tủ lạnh.

Thông thường sữa bảo quản trong tủ lạnh sẽ đổi từ màu trắng sang vàng. Sữa không có mùi thơm mà có mùi tanh, mùi xà phòng. Hai điều này khiến các mẹ lầm tưởng rằng sữa đã hỏng do bảo quản không đúng. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Dưới tác động của enzim, các chất béo bị bẻ gãy trong nhiệt độ thấp dẫn đến tình trạng trên.

Phụ thuộc vào từng bé, sẽ có bé vẫn uống sữa trữ nhưng có nhưng bé sẽ từ chối do mùi khác lạ này. Chính vì vậy, nên tùy theo nhu cầu của bé để xem xét việc có tích sữa hay không.

Sữa Mẹ Để Ngăn Đá Bảo Quản Được Bao Lâu?

Ngoài ra, nếu sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4℃) thì có thể bảo quản được khoảng 3 ngày. Và lượng sữa này nên được đặt phía bên trong tủ, không đặt ngoài cánh cửa tủ lạnh để đảm bảo nhiệt độ bảo quản sữa ổn định nhất.

Mẹ nên chú ý khoảng thời gian này để cho trẻ ăn lần lượt những túi sữa được vắt ra trước đó, đảm bảo không có túi trữ sữa nào bị “quá hạn sử dụng”.

Cách bảo quản sữa khoa học

Sữa mẹ cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ:

Mẹ cần vệ sinh tay và dụng cụ thật sạch sẽ trước khi tiến hành vắt sữa.

Đối với dụng cụ đựng sữa vắt: mẹ có thể đựng trong bình sữa bằng nhựa hoặc thủy tinh hoặc túi đựng sữa chuyên dụng.

Cách sắp xếp sữa trong tủ: mẹ hãy xếp thành hàng và ghi chú ngày vắt trên từng bình/túi để có thể dùng từ cũ đến mới.

Không nên để chung sữa của trẻ và đồ ăn tươi sống trên cùng 1 ngăn đá tủ lạnh.

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh:

Trước khi sử dụng 1 ngày, mẹ nên cho sữa từ ngăn cấp đông xuống ngăn mát để rã đông. Hoặc mẹ có thể rã đông sữa trong một chậu nước, nhưng phải là nước đá lạnh.

Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, lúc đó mẹ cần nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa và phần nước sữa trong được hòa đều với nhau. Sau đó mới thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để hâm đến nhiệt độ thích hợp cho trẻ ăn.

Tránh rã đông bằng lò vi sóng, vì lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể có trong sữa mẹ.

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:

Mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để trẻ ăn. Tuy nhiên, không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.

Sữa mẹ sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh không thể cấp đông lại dùng tiếp. Do đó, mẹ chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa ăn mỗi cữ cho trẻ.

Không nên bỏ trực tiếp sữa từ tủ đá vào nước ấm để rã đông cho nhanh: Việc này làm mất hết các chất có trong sữa do sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.

Không trực tiếp rã đông sữa mẹ trong nước quá nóng: Không chỉ làm mất các chất dinh dưỡng mà còn khiến trẻ bị bỏng vì sữa quá nóng.

Tuyệt đối không rã đông sữa mẹ trong lò vi sóng: Lò vi sóng có thể điều chỉnh được nhiệt độ cho phù hợp, nhưng lại không làm ấm đều sữa dẫn đến chỗ nóng chỗ lạnh sẽ nguy hiểm cho trẻ khi bú sữa.

Không rã đông nhiều sữa cùng một lúc, trẻ dùng không hết lại bỏ vào tủ lạnh: Sữa mẹ đã rã đông chỉ dùng được một lần, nếu không dùng hết mẹ phải bỏ đi vì chất dinh dưỡng không còn nữa.

Rã đông sữa mới, sau đó trộn chung với sữa cũ: Có thể khiến trẻ bị đi ngoài, lại không nhận được nhiều chất dinh dưỡng có trong sữa.

Hương vị của sữa mẹ rã đông có thể thay đổi: Đôi khi sữa tan đá có mùi không dễ chịu với trẻ. Có thể là mùi và vị chua lạ là từ một loại enzyme trong sữa có tên là lipase. Mùi khó chịu này chỉ có mẹ mới ngửi thấy rõ. Hầu hết các trẻ sẽ vẫn ăn bình thường chỉ có điều những trẻ nhạy cảm có thể không uống vì không thích mùi vị đó. Nếu vẫn muốn cho trẻ ăn ngon lành, mẹ có thể đun sữa nóng xuất hiện bong bóng nhỏ là tắt bếp, tuyệt đối không đun sôi.

Thông qua bài viết chúc các mẹ có thêm kiến thức về những cách rã đông sữa phù hợp, đảm bảo trẻ nhận được nguồn sữa an toàn và chất lượng.

Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách

Những lúc bé không bú nhưng sữa chảy ra khó chịu hoặc bạn không thể ở cạnh bé suốt để cho bé bú, có một số cách để bảo quản Sữa mẹ lâu hơn mà không sợ hỏng

* Ở nhiệt độ phòng (không quá 25 độ C) : bảo quản được 6 giờ

* Trong một hộp mát mẻ, đậy kín và cho vào thùng đá : bảo quản được 24 giờ. * Trong tủ lạnh ( bốn độ C hoặc lạnh hơn) : bảo quản được năm ngày. Để nó ở sát trong của tủ lạnh , nơi nhiệt độ lạnh nhất và tránh xa các loại thịt cá, những thực phẩm chưa nấu chín. * Trong ngăn đá của tủ lạnh : bảo quản được 2 tuần * Ở nhiệt độ -16 độ hoặc hơn Sữa mẹ có thể bảo quản được trong 6 tháng, Nếu bạn đang đi làm lại, hãy thử những thói quen lấy sữa bằng dụng cụ và bảo quản sữa dùng dần . Điều này giúp cho sữa của bạn có đều, bé sẽ nhận được những lợi ích của Sữa mẹ dù bạn không ở cạnh bé. Cách lưu trữ và bảo quản Sữa mẹ phụ thuộc vào mục đích và thời gian bạn sẽ dùng số sữa đó. Nếu bạn dự định sẽ cho bé dùng số sữa đó trong vài ngày thì trữ lạnh sẽ tốt hơn là đông lạnh. Đông lạnh sẽ phá hủy một số chất chống nhiễm trùng và kháng viêm ở Sữa mẹ, mặc dù vậy, Sữa mẹ đông lạnh vẫn là một lựa chọn lành mạnh, tốt hơn việc sử dụng sữa công thức.

* Sử dụng bình tiệt trùng, không nên bỏ vào bịch nilông, túi nhựa, chai nhựa hay chai thủy tinh bị nứt.

* Dán nhãn và ghi lại ngày lấy sữa và canh ngày cam đoan dùng trong đúng thời hạn. * Giữ cho máy hút sữa sạch sẽ. Rửa các bộ phận trong nước xà phòng nóng, và rửa sạch lại lần nữa trước khi đem khử trùng * Rửa tay trước khi thực hiện và xử lý sữa để lưu trữ. Giữ tất cả mọi thứ càng sạch càng tốt vì giữ càng sạch chừng nào thì khả năng nhiễm trùng của sữa sẽ càng thấp chừng đấy..

Sữa được lưu trữ một thời gian xuất hiện tình trạng sữa bị tách. Điều này là bình thường,chỉ cần lắc nhẹ là được. Một số em bé thích uống sữa lạnh trực tiếp trong tủ lạnh còn một số bé khác lại thích sữa ấm. Bạn có thể làm ấm sữa bằng cách đặt chai kín trong một bát nước ấm.

Nếu bạn muốn đông lạnh sữa thì nên bỏ vào ngăn đá ngay sau khi lấy sữa. Chừa một khoảng trống trong chai hoặc túi tiệt trùng vì sữa sẽ chiếm hết khoảng không đó ngay sau khi đông lạnh.

Bạn có thể thêm sữa tươi vào chung với sữa đông lạnh, miễn là sữa tươi được ướp lạnh trong ít nhất một giờ đầu tiên. Và lượng sữa đó nên ít hơn phần sữa đông lạnh

Sữa mẹ đông lạnh lý tưởng nên được rã đông trong tủ lạnh, và có thể được lưu trữ ở đó trong 12 giờ. Không được đông lạnh lại Sữa mẹ khi nó đã tan đá.

Không làm tan Sữa mẹ bằng lò vi sóng. Nếu bạn cần sữa gấp, rã đông nó ở ngăn mát, sau đó cho vào bát nước ấm hoặc nước sinh hoạt bình thường.