Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Minh Hà / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Utly.edu.vn

Hotgirl Minh Hà Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Và Trữ Sữa Mẹ

Khác với sữa bột, sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không bị mất đi chất dinh dưỡng. Sữa mẹ đông lạnh vẫn tốt cho bé hơn là sữa hộp nếu được bảo quản đúng như sau

Top 10 quán ăn gia đình ngon nhất ở Hà Nội bạn nên biết

Sữa mẹ đã hút ra nhưng chưa cho bé dùng ngay có thể được bảo quản lạnh, hoặc để đông đá như sau:

1. Thời gian và nhiệt độ phù hợp để bảo quản sữa:

– Sữa để ngoài nhiệt độ phòng – trên 26 độ C: tối đa 1 tiếng

– Sữa để trong phòng có máy lạnh – dưới 26 độ C: tối đa 6 tiếng

– Sữa để trong ngăn mát của tủ lạnh: tối đa 48 tiếng

– Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh có 1 cửa): tối đa 2 tuần

– Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh lớn 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): tối đa 4 tháng

– Tủ đông lạnh chuyên dụng: tối đa 6 tháng.

* Top 10 quán ăn tối ngon ở Hà Nội mà bạn cần lưu lại ngay lập tức

Một ngày Hà hút theo lịch sau 3-6-9-12-15-18-21-24h. Sữa hút nhiều lần trong ngày thì các bạn có thể cho vào cùng 1 bịch hoặc bình trữ.

BẢO QUẢN SỮA DƯ BẰNG TỦ ĐÔNG: Phần sữa trong ngày hút thừa ra hơn 6 bình, hoặc phần sữa trong 6 bình mà đến cuối ngày bé chưa bú tới thì Hà sẽ dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, ghi ngày tháng năm lên đó và cho vào tủ đông lạnh và cất tới khi gần hết hạn sử dụng lại lôi ra xài cuốn chiếu. Do sữa để ngăn mát được 48 tiếng nên có khi lười 2 ngày, Hà mới dồn sữa, viết hạn sử dụng và cho vào ngăn đông 1 lần.

-Thường thì túi trữ sữa chỉ ghi dung tích đến mức 150 – 180 ml, nhưng muốn tiết kiệm nên Hà thường chứa đến đầy gần mép cách chỗ khoá kéo khoảng 2-3cm sẽ được lên thành 200ml – 250ml/ túi tuỳ loại (với túi có 2 khoá kéo thì mới nên làm cách này vì nó an toàn, túi 1 khoá kéo thì khi rã đông, sữa dễ tràn ra nên đừng để quá đầy)

CHÚ Ý:

– Sữa đã rã đông không bú hết thì phải bỏ đi, dùng lại hay trữ lại con sẽ đau bụng.

– Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.

– Không lắc bình sữa rã đông, tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột sữa mẹ, sẽ làm mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể). Các kháng thể Lactoferrin, lysozyne… chỉ phát huy được chức năng bảo vệ kỳ diệu, khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu của nó như: chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột… Một vài cấu trúc vẫn sẽ được giữ nguyên khi bị tác động, một số khác có thể bị gãy thành các amino acids dinh dưỡng – vẫn có lợi ích dinh dưỡng, nhưng mất lợi ích bảo vệ.

CÁCH GIỮ SỮA KHI BỊ CÚP ĐIỆN: Nếu mất điện lâu, bạn mua hoặc mượn thùng giữ lạnh rồi chuyển sữa đã đông đá vào trong thùng này + mua đá cây cho vào thùng để giữ cho sữa đông không bị tan chảy. Khi có điện thì chuyển sữa trở lại vào ngăn đá.

Chúc các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công và các bé khoẻ mạnh!!!

Bảo Quản Sữa Mẹ, Rã Đông, Hâm Sữa Mẹ Đúng Cách

Sau bài viết Cho con bú mẹ đến khi nào là hợp lý bàn về việc cho con bú và hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, mình xin chia sẻ tiếp về việc bảo quản sữa mẹ cũng như cách rã đông sữa mẹ, hâm sữa mẹ cho đúng cách.

Thời gian và dụng cụ bảo quản sữa mẹ

Trong phòng cao hơn 25-26 độ C thì sữa mẹ giữa được tối đa tầm 1 tiếng

Trong phòng lạnh, nhiệt độ thấp hơn 26 độ C: tối đa khoảng 4 – 6 tiếng (riêng mình thì thường chỉ lấy mốc 3 tiếng)

Trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ khoảng 10 độ C: tối đa khoảng 48 tiếng

Trong ngăn đá tủ lạnh 1 cửa (thường xuyên đóng mở): tối đa khoảng 2 tuần

Trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ít mở cửa, có cửa ngăn đá riêng): tối đa khoảng 4 tháng

Trong tủ đông chuyên dụng: tối đa khoảng 6 tháng

Về dụng cụ để bảo quản sữa thì có thể là bình, chai, lọ thủy tinh hoặc nhựa không chứa BPA. Các túi trữ sữa chuyên dụng

Cách bảo quản sữa mẹ

Để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, mình đã mua 1 cái tủ lạnh mini 1 cửa để trữ sữa trong ngày (mình cũng xác định sau này dùng để đựng các loại rau quả cho con), và cũng mua một cái tủ đông chuyên dụng, loại 5 ngăn 1 cửa để trữ đông sữa thời gian dài.

Hằng ngày, ngoài thời gian cho con bú, mình đều đặn hút sữa, thường thì mình dư ra khoảng tầm 1 lít sữa. Mình đựng vào các chai đựng sữa medela, đây cũng là các chai đi theo bộ máy hút sữa, mình cũng có mua thêm khoảng 20 chai khác để sử dụng. Lượng sữa này mình sẽ để vào ngăn mát của tủ lạnh mini.

Tủ đông nhà mình nhiệt độ đặt khoảng âm 18 độ C, nên theo lý thuyết bảo quản sữa mẹ thì có hạn sử dụng tối đa 6 tháng, tuy vậy mình thường không để quá 2 tháng. Hồi đó lượng sữa trữ đông này đa số mình hỗ trợ cho các mẹ không đủ sữa cho con xung quanh khu vực mình sống, nên lượng sữa này luôn được luân phiên thay mới ^^

Cách rã đông sữa mẹ và hâm sữa mẹ

Con mình thì đa số bú mẹ trực tiếp, chỉ có sau này khi mẹ đi làm, khoảng thời gian ở nhà với ông bà, con sẽ bú bình.

Mình bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát, thời gian sử dụng là 48 tiếng, ngày hôm nay hút sẽ được dùng cho ngày hôm sau, ôn bà chỉ cần hâm sữa là con có thể bú.

Riêng có hôm nào không đủ sữa ngăn mát thì mình sẽ dùng sữa được bảo quản trong tủ đông. Với sữa đông ở trong tủ đông, mình cần phải rã đông sữa trước.

Khi rã đông sữa mẹ, mình không được rã đông đột ngột, kiểu như cho vào nước sôi để nhanh tan, hoặc lắc bình sữa để nhanh tan… Những cách làm thay đổi nhiệt độ của sữa đột ngột sẽ làm ảnh hưởng không tốt, làm mất tính năng tự nhiên của sữa.

Hôm nào xác định cần sử dụng sữa đông, mình sẽ chuẩn bị rã đông sữa mẹ bằng cách lấy ra và cho vào ngăn mát của tủ lạnh sữa tan ra dần dần.

Đến khi cần cho con ăn, mình sẽ hâm sữa mẹ, nhiệt độ là một yếu tố rất quan trọng. Mình phải đảm bảo được mức 40 độ C khi hâm sữa mẹ, đây là mức nhiệt độ làm ấm sữa nhưng không làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa.

Để hâm sữa mẹ, mình mua một cái máy hâm sữa, có xác định nhiệt độ 40 độ C. Khi cần hâm, mình đổ một lượng sữa cần thiết ra bình và cho vào máy hâm sữa mẹ, sau khi máy báo đạt nhiệt độ và sữa ấm đều thì mình cho sữa vào bình để cho con bú.

Bảo quản sữa mẹ khi mất điện

Đây cũng là một vấn đề đau đầu ở chỗ mình ở ^^ Đang yên đang lành thế là mất điện, mình đã phải mua 1 cái thùng xốp loại lớn, tủ lạnh của gia đình thì phải luôn làm sẵn đá. Khi có sự cố mất điện liền phải cho tất cả sữa trữ đông ra thùng xốp, cho nước đá vào phủ kín để giữ lạnh, đến khi có điện thì lại chuyển lại vào tủ đông.

Như vậy đó các mẹ ạ, nuôi con bằng sữa mẹ là một chặng đường không dễ dàng. Tuy vậy, vì mục tiêu thực hiện điều tốt nhất cho con thì dù có khó khăn hơn nữa mình nghĩ các mẹ cũng đều sẽ vượt qua được.

“Sữa bò tốt nhất cho bê và sữa mẹ tốt nhất cho con”, bởi vậy có tiếc gì khi mình cố gắng bảo quản sữa mẹ cho con, các mẹ nhỉ ^^

Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Sữa Mẹ An Toàn

Khi sữa mẹ nhiều hoặc mẹ hết thời gian thai sản 6 tháng và phải bắt đầu đi làm lại, vắt sữa mẹ dự trữ chính là cách nuôi con hợp lý để ông bà hay bố bé cũng có thể cho con ăn. Tuy nhiên, câu hỏi nhiều mẹ đặt ra là cách bảo quản sữa mẹ thế nào mới đúng cách? Bởi nếu trữ sữa không đúng cách sẽ khiến ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe của bé.

1. Thời gian bảo quản sữa mẹ khi vắt ra

Vắt sữa là một cách kích thích sữa ra nhiều hơn và giúp con có sữa uống mọi lúc ngay cả khi mẹ bận bịu.

Nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng dưới 26 độ C, sữa mẹ vắt ra có thể để được trong vòng 6 – 8 tiếng đồng hồ. Với nhiệt độ cao hơn, sữa mẹ chỉ để được 2 – 4 tiếng.

Trong tủ lạnh

Sữa mẹ vắt ra để trên ngăn đá tủ lạnh có thể để ít nhất 72 tiếng đồng hồ. Mẹ nên tránh không trữ sữa ở cánh tủ lạnh vì đây là nơi có nhiệt độ thấp nhất.

Trong tủ đông đá

Ngăn đông đá có mức nhiệt độ dưới -20 độ C sẽ có khả năng bảo quản sữa mẹ trong khoảng thời gian 6 – 12 tháng.

Tuy nhiên, mẹ không nên trữ sữa quá lâu bởi sẽ khiến giảm sút lượng protein, chất béo, enzim và mất hầu hết các vitamin, chất kháng thể, chất chống viêm có trong sữa.

2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Sử dụng bình hoặc túi trữ sữa

Mẹ có thể dùng tay vắt sữa hoặc sử dụng các máy hút sữa có chất lượng tốt để hút sữa trực tiếp vào bình hoặc túi trữ mua được tại các cửa hàng, shop cho mẹ và bé.

Ghi rõ thời gian vắt sữa và dùng băng keo dán lên túi sữa để quản lý thời gian sử dụng tốt nhất.

Trữ sữa ở ngăn mát trước

Nếu như mẹ chỉ vắt sữa ít và có nhu cầu sử dụng luôn trong khoảng thời gian, mẹ nên trữ sữa trong ngăn mát. Trong trường hợp mà chưa dùng hết sữa để ngăn mát đã vắt được sữa mới, các mẹ mới chuyển sữa cũ vào ngăn đông để trữ.

3. Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Không nên trữ sữa bé dùng thừa

Trong trường hợp, bé dùng thừa sữa mẹ, mẹ không nên dùng sữa đó tích trữ cho lần dùng sau. Vì sữa thừa sau mỗi lần bé ăn đều đã dính nước bọt, có thể nhiễm khuẩn và gây hư sữa trong thời gian ngắn.

Không đổ lẫn sữa mới và sữa trữ đông

Trộn lẫn sữa mới và sữa đã trữ trong tủ lạnh sẽ khiến mẹ khó theo dõi chính xác thời gian bảo quản sữa, đồng thời, khiến sữa bị thay đổi nhiệt độ, dễ hỏng hơn.

Sử dụng sữa trữ đông

Sau khi lấy sữa từ tủ lạnh ra, mẹ nên đợi sữa tan hết, ngâm nước ấm, rồi mới hâm lại sữa nhằm giúp sữa tránh khỏi tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột và khiến sữa mất hết chất dinh dưỡng, kháng thể.

Ít nhiều chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ bị mất đi trong quá trình bảo quản, tuy nhiên, với cách bảo quản sữa mẹ trên, mẹ vẫn có thể yên tâm bởi phần lớn chất dinh dưỡng vẫn được giữ lại, thậm chí đảm bảo dưỡng chất cho con hơn nhiều loại sữa công thị trên thị trường.

Cách Bảo Quản Sữa Mẹ An Toàn Nhất

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với các mẹ không có nhiều thời gian cho con bú thì việc vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh là một điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngực mẹ không bị hiện tượng cương đầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, nhất là trong 6 tháng đầu đời.

Làm thế nào để bảo quản sữa mẹ tốt con phụ thuộc vào cách mà mẹ muốn sử dụng một cách nhanh nhất. Nếu mẹ có kế hoạch sử dụng trong 1 ngày thì bảo quản lạnh tốt hơn là đông lạnh, vì bảo quản đông lạnh phá hủy một số chất trong sữa.

1. Số lượng sữa vắt hợp lý

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ không có nhiều thời gian để cho bú trực tiếp) thì số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé.

2. Bảo quản trong nhiệt độ phòng

Sữa mẹ sẽ bảo quản được từ 4-6 giờ ở nhiệt độ 19-26°C. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ, trời nóng là dưới 1 giờ, dưới 200C không nên quá 2 giờ. Do sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.

3. Bảo quản trong tủ lạnh

Với ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ bảo quản được 3-8 ngày ở nhiệt độ 4°C hoặc thấp hơn. Nếu mẹ không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt, nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Với tủ đông: Sữa mẹ sẽ bảo quản được 6-12 tháng ở nhiệt độ -18 đến -20°C. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá.

Với sữa mẹ đã rã đông sẽ bảo quản được trong tủ lạnh tối đa thêm 10 giờ và chú ý không làm đông lạnh lại. Khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½ -1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài.

4. Lưu trữ trong các dụng cụ

Sau đó bảo quản sữa mẹ được vắt ra trong những đồ đựng làm từ nhựa cứng hoặc thủy sinh có nắp sạch. Mẹ cũng có thể dùng những chiếc túi nhựa bảo quản sữa mẹ chuyên dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia khuyên không nên sử dụng túi nhựa lâu dài vì chúng có thể bị chảy và nhiễm khuẩn dễ hơn các loại đồ đựng cứng.

Để tăng sự an toàn, mẹ có thể xếp những chiếc túi sữa vào một hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa cứng có nắp đậy kín. Bên cạnh đó, một vài chất dinh dưỡng nhất định trong sữa có thể bám vào thành túi nhựa khi được bảo quản dài ngày, dẫn đến bé bị mất những chất dinh dưỡng cần thiết khi bú sữa này.

Cho dù mẹ lựa chọn bảo quản sữa trong tủ lạnh hay làm đông lạnh, mẹ cần lưu ý:

– Rửa tay trước khi xử lý sữa và lưu trữ. Vệ sinh sạch sẽ mọi dụng cụ lưu trữ để tránh vi khuẩn gây hại.

Sử dùng các hộp khử trùng, tốt nhất là chai nhựa, hoặc túi sữa nhựa có sẵn tại một số cửa hàng nhà hóa học và shop đồ em bé.

– Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh.

– Giữ máy hút vú sạch sẽ. Rửa sạch các bộ phận trong nước xà phòng nóng và rửa chúng kỹ lưỡng trước khi khử trùng.

– Không được lưu trữ sữa mẹ trong các khay đá.

Khi đông lạnh và rã đông sữa mẹ, các mẹ cần biết:

– Đừng bao giờ rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì việc này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa.

– Không lưu trữ sữa mẹ trong cánh cửa của tủ lạnh.

– Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì sóng của thiết bị này có thể làm mất một số hoạt tính có lợi của sữa, đồng thời việc làm nóng không đều của lò vi ba có thể khiến con bạn bị bỏng.

– Nếu sữa có mùi hơi lạ sau khi rã đông dù đã làm đúng cách, nguyên nhân có thể do sữa bạn có men lipase cao. Đây là một loại men tiêu hóa chất béo gây mùi vị khác lạ cho sữa sau khi rã đông.

– Có thể làm đông sữa mẹ trong bình trữ sữa hoặc túi sữa mẹ. Không trữ đầy sữa vào bình hoặc túi quá ¾, để khoảng rộng để khi mở có thể lấy sữa dễ dàng hơn.

– Ghi nhãn thời gian vào bình hoặc túi trữ sữa để có thể theo dõi dễ dàng.

– Không nên làm tan đá sữa mẹ đông lạnh bằng lò vi sóng hay cho vào nước sôi để tránh làm mất vitamin, khoáng chất và các thành phần quan trọng khác trong sữa mẹ. Điều này còn giúp đề phòng gây bỏng.

– Để bảo quản các thành phần trong sữa mẹ nên làm tan sữa trong tủ lạnh qua đêm, ngoài ra có thể giữ bình hoặc túi trữ sữa trong nước ấm (cao nhất là 37°C).

– Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, mẹ nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm.

CÁCH VẮT SỮA BẰNG TAY CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH BÍ QUYẾT VẮT SỮA MẸ THẬT DỄ DÀNG