Cách Bảo Quản Rau Má Được Lâu / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Utly.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Rau Củ Quả Được Lâu Hơn

1. Bảo quản riêng

Việc phân loại rau, củ, quả khi bảo quản rất quan trọng vì mỗi loại rau củ có một thời gian chín và héo riêng. Nếu gộp chung chúng bảo quản một nơi thì những loại rau củ quả chín trước sẽ làm ảnh hưởng đến những loại còn lại Vì vậy nhớ phân loại khi bảo quản để rau củ tươi lâu hơn.

2. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 1 – 4 độ C.

Đây là khoảng nhiệt độ phù hợp nhất để bảo quản rau củ quả. Nhiệt độ này ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn. Trên 4 độ C, vi khuẩn hoạt động mạnh, sinh sôi làm cho hoa quả nhanh hư hỏng. Dưới 1 độ C, rau quả sẽ bị đông, khi dùng nếu rã đông sẽ làm chúng bị héo nhanh hơn đồng thời vị không còn tươi, ngon như cũ nữa.

3. Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh.

Nếu rửa qua trước khi cho vào tủ lạnh, độ ẩm cao khiến rau củ dễ hư hỏng. Nếu rửa rau củ trước thì nên để ráo rồi cho vào tủ lạnh.

4. Dùng màng bọc thực phẩm.

Hành động này giúp cho rau củ không bị mất ẩm khi cho vào tủ lạnh, giữ cho rau củ tươi lâu hơn. Đây là một cách bảo quản rau củ quả được lâu được nhiều người sử dụng.

Một số sản phẩm như nấm rơm hay những loại rau dễ nhớt, nên dùng giấy báo gọi lại, vì nếu cho vào màng bọc thực phẩm thì chúng dễ bị lầy vì độ ẩm cao và bí hơi.

5. Một số cách bảo quản rau của quả được lâu đối với những loại riêng biệt

– Các loại rau như rau cải, rau lang, rau muống,… nên rửa sạch và để ráo hết nước, gói vào giấy bọc thực phẩm hoặc giấy báo trước khi cho vào tủ lạnh. Lưu ý: Nếu không dính nước thì sẽ giữ được lâu hơn.

– Những loại củ như khoai tây, khoai lang, tỏi, hành, gừng,…. nên bảo quản ở những nơi tối, tốt nhất trong bọc tối, tránh ánh sáng mặt trời. Bởi ánh sáng mặt trời làm chúng nảy mầm gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi sử dụng chúng.

– Những loại quả mọng nước. Nên gói bằng màng bọc rồi cho vào tủ lạnh tránh để chúng thoát nước gây héo.

– Hành tây hoặc khoai tây đã được cắt lát, dùng khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại, cho vào túi nhựa có khóa kéo.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi chúng tôi của chúng tôi!

Cách Bảo Quản Rau Củ Quả Trong Tủ Lạnh Được Lâu

Bếp Nhà Tui giới thiệu đến bạn đọc bài chia sẻ về cách bảo quản rau củ quả được lâu. Bài viết này của một bạn đọc gửi đến chúng tôi.

Thật sự là ai cũng muốn ăn đồ tươi cả, em sống ở nước đạo Hồi. Dịch bệnh nên chính phủ họ không hỗ trợ tiền cho dân nên vừa rồi xảy ra bạo động bắn nhau loạn xạ 2-3 người chết gần chỗ em. Và trời lạnh nên càng hạn chế ra ngoài. Em sẽ tiếp thu ý kiến của các bác thì đúng là đồ nhựa tốt hơn là túi. Hiện giờ kinh tế nhà em chưa cho phép vì đồng Dinar bên em đang mất giá nữa. Qua vừa đi siêu thị mà nhìn mấy cái hộp nhựa cũng chưa giám mua vì còn đang trong cảnh vay mượn.

Chọn tủ lạnh để bảo quản rau củ quả được tốt

Em là cái đứa mê tủ lạnh, thích gọn gàng nhưng lười dọn dẹp. Cơ mà 1 tháng vẫn phải lau chùi dọn dẹp 1 lần (em thường pha loãng chút baking soda và nước cốt chanh với nước ấm, rồi dùng khăn mềm lau chùi). Đây là em tủ lạnh thứ 3 nhà em. Trước khi em sang ở với chồng em là đã có 2 tủ rồi. Không phải em mua phung phí đâu. Em tủ đầu tiên là em bé nhất, cao tới bụng của em. Em này là hồi chồng em ăn ở tại công ty nên mua ẻm để đựng đồ. Khi chuẩn bị đón em sang đây thì chồng em rước về 1 em nữa vì nghĩ 2 vợ chồng thêm tủ thứ 2 này là đủ… Cơ mà khi em sang, thấy em thứ 2 mà em muốn khóc ròng, ẻm còn chưa cao tới cổ em nữa (em cao 1,57m). Sau khi có bé là đồ không chứa đủ 2 tủ nên là 3-4 hôm đi siêu thị 1 lần rồi. Cuối cùng sau 2 năm chồng em quyết định tậu em thứ 3 này về để giúp em thỏa mãn. À ổng sắp tậu cho em máy rửa bát rồi vì em hay làm bể cốc, bộ cốc nào nhà em cũng bị thiếu 1-2 cái.

Cách bảo quản rau, củ và trái cây:

Bên em rau, củ, trái cây không nhiều. Có rau cải thảo, xúp lơ xanh, dưa hấu (hoặc một số loại quả đã bổ ra ăn không hết) thì em dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Với rau thì để được 2-3 tuần hoặc hơn. Còn dưa hấu hay các quả khác thì em dùng trong dưới 1 tuần.

Dưa hấu bên em toàn loại siêu to khổng lồ nên em chia ra phần nào để ăn, còn phần nào xay sinh tố thì em cho vào túi zip (túi đựng thực phẩm) để cấp đông cũng phải được 1-2 tháng. Mẹo chọn dưa hấu của em chỉ 1 mẹo duy nhất, em sẽ nhìn phần đáy của trái dưa, dưa trong ảnh em chụp là loại dưa phổ biến bên em, giá là 6000vnd/kg. Nhìn đáy dưa vàng đậm là em hốt. Mùa đông này thì dưa ít hơn, dạo này em thấy họ bán loại dưa mà vỏ xanh đậm y như Việt Nam mình. Đứng từ xa chục mét em nhìn tia phát màu vàng đậm thiệt đậm là em phi tới hốt ngay dù giá đắt gấp 3 lần. Với quả nào mà nó có khoảng vàng mà không phải ở phần đáy thì ta không nên hốt. Vì nó chưa chắc đã ngon.

Dứa, dâu tây thì phần nào ăn hoặc nấu trong 1-2 ngày thì em cho vào hộp nhựa đựng thực phẩm, còn phần nào xay sinh tố thì em cho vào túi zip để vài tháng cũng được luôn nà. Dâu tây thì em sẽ cắt bỏ đầu trắng, ngâm với chút baking soda pha loãng với nước trong 10 phút rồi rửa sạch với nước lọc, thấm khô và cho vào túi zip cấp đông để xay sinh tố. Nho thì mua về, em cũng ngâm như dâu tây, sau đó thấm khô rồi cho vào hộp nhựa đậy kín để ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

Với nấm mỡ hay các loại nấm khác lượng nước trong nấm khá nhiều. Không bảo quản kĩ thì chỉ dưới 1 tuần là có hiện tượng hỏng thì các bác nên bọc nấm với giấy báo hoặc giấy nến, sau đó quấn kĩ với 2 lớp màng bọc là để được khoảng 2 tuần luôn nà.

Với chanh, ớt, cà chua, đậu cove thì em cho vào hộp nhựa đựng thực phẩm để cả tháng vẫn tươi ngon.

Cà rốt em rất ít dùng nhưng trong nhà luôn phải có. Vì lâu lâu mới dùng nên là em sẽ gọt vỏ, ngâm với chút baking soda pha loãng với nước rồi rửa qua nước lọc, sau đó thấm khô rồi cho vào túi zip cấp đông. Khi nấu chỉ việc lấy ra để nhiệt độ phòng 1 lúc rồi chế biến luôn. Không cần rửa lại với nước nữa.

Bắp (ngô) nếu xác định ăn trong tuần thì để ngăn mát, còn mua nhiều quá hoặc lâu mới dùng thì bọc bỏ lớp vỏ dày bên ngoài, để lại 1-2 lớp vỏ non bên trong, bọc kín với màng bọc thực phẩm và để cấp đông khoảng 1-2 tháng (như này sẽ tiết kiệm được thời gian nấu). Bên em thì lâu lâu mới có bắp ngon để mua, bình thường đi siêu thị toàn thấy bắp bé tí mà còn bị mất nước (cái này em vạch nhẹ ra xem). Mùa đông 2 vợ chồng em cũng thi thoảng ăn lẩu nên mua nhiều chút mà dùng không hết nên em để cấp đông như này . Hoặc khi thèm lôi ra luộc ăn cũng ngon.

Hành tây, gừng, tỏi em sẽ để chung với nhau. Khoai tây em để vào rổ và cho vào phòng tối để tránh khoai tây lên mầm.

Hành lá, rau thì là thì em cắt rễ, ngâm với chút baking soda. Sau đó rửa sạch, để ráo hoặc thấm với khăn cho khô. Hành lá chia ra cắt khúc, cắt nhỏ để tùy món ăn mà cho vào. Thì là thì cắt khúc. Cho tất cả vào túi zip để cấp đông. Khi cần thì chỉ việc cho ngat vào món ăn khi sắp tắt bếp là xong. Làm như này thì để cả tháng vẫn ok luôn ạ.

Cách bảo quản Thịt, cá trong tủ lạnh

Với thịt gà thì khi mua về em sẽ chia ra phần nào để nấu hôm sau thì em sẽ để ngăn mát. Phần nào chưa nấu thì em sẽ để ngăn đông dùng dần. Thường em sẽ làm gà viên chiên hoặc chả gà.

Cá thì khi mua về, em sẽ xát muối, làm sạch và khử mùi với chút rượu gừng (sẽ không rửa lại với nước nữa). Sau đó chia ra 2-3 phần, chia vào từng túi, mỗi túi là 1 bữa ăn. Khi nào muốn ăn lấy phần đó ra để nhiệt độ phòng cho rã đông rồi chế biến luôn.

Với rau, củ để ngăn mát không nên rửa nước khi mua về luôn. Khi nào nấu hãy ngâm và rửa. Rau lá mềm như rau bina (mồng tơi, rau muống, cải ngọt,… Bên em thì không có mấy rau này rồi) thì nên dùng trong 2-3 ngày đổ lại.

5 Phương Pháp Bảo Quản Rau Quả Tươi Giữ Được Lâu

Rau quả có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Chúng không chỉ cung cấp cho bản thân ta những dinh dưỡng và vitamin cần thiết mà còn góp phần làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Trong quá trình chế biến không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng hết thực phẩm. Để tránh lãng phí bạn cần mang chỗ rau quả này đi bảo quản và dùng cho ngày hôm sau.

Vậy tại sao nên bảo quản rau quả?

Tuy nhiên trong hàm lượng nước có tới 85% đến 95% và chỉ 5% đến 15% còn lại chất khô nên rau quả rất dễ bị hỏng và dập nát trong trạng thái của rau quả tươi sau thu hoạch, bảo quản và vận chuyển.

Bản thân bạn không phải lúc nào cũng có thời gian đi chơi mỗi ngày. Và để có được những thực phẩm chất lượng nhất bạn cần phải biết cách bảo quản rau quả tươi.

Phương pháp bảo quản rau quả tươi ở điều kiện thường

Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước có khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa sở hữu nhiệt độ cũng như độ ẩm rất cao.

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của những loại vi sinh vật, vi khuẩn, nấm mốc. Thêm nữa, ở nhiệt độ cao, rau củ quả dễ dàng hô hấp hơn. Vì thế bảo quản rau củ quả ở điều điện này rất khó khăn bởi chúng rất nhanh chín và chóng hỏng.

Thời hạn bảo quản rau củ như thế nào còn phụ thuộc vào đặc tính sinh học của từng loại như thế nào. Phần lớn những loại củ quả hiện nay chỉ có thể ở điều kiện thường trong khoảng vài ngày.

Còn rau xanh thì chỉ nên dùng trong ngày bởi chúng không để được lâu.

Rau quả sở hữu được kỳ ngủ tĩnh càng dài thì thực tế cho thấy độ bền càng cao, đồng nghĩa thời hạn bảo quản cũng càng lâu.

Đó chính là những lý do lý giải cho việc khoai tây, khoai lang, cà rốt thường sẽ lâu bị hỏng hơn rau cải, rau muống,…

Để giúp cho thực phẩm của mình có thể tươi lâu nhất ở điều kiện thường thì bạn cần tiến hành thông gió. Điều này sẽ tạo ra một môi trường khí quyển thoáng như không gian tự do.

Tức là tạo nên nhiệt độ, độ ẩm và thành phần không khí giống như tự nhiên. Và để đảm bảo quá trình thông gió diễn ra hoàn hảo nhất bạn cần sắp xếp những rau quả có khe hở để không khí dễ dàng luồn qua. Bạn cũng nên để rau củ ở nơi râm mát và tránh nơi có nhiệt độ cao.

Bảo quản rau quả bằng phương pháp lạnh

Để giúp cho rau củ quả trở nên tươi ngon trong thời gian dài thì tốt nhất bạn nên sử dụng phương pháp lạnh. Bởi đây là phương án tối ưu nhất được nhiều người sử dụng hiện nay.

Nhiệt độ lạnh cũng có khả năng hạn chế những ảnh hưởng xấu của môi trường đến thực phẩm.

Trong nhiệt độ thấp, mọi vi khuẩn sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn, chúng không còn có khả năng gây hại đến rau củ quả của bạn. Nhờ vậy, thực phẩm của bạn sẽ luôn trong trạng thái tươi ngon nhất.

Bên cạnh đó, phương pháp bảo quản rau của quả tươi lạnh cũng có khả năng hạn chế hoàn toàn sự trao đổi chất của rau quả.

Trong những cửa hàng hay siêu thị hiện nay, thực phẩm luôn được để trong một môi trường lý tưởng nhất. Điều này vừa tránh được những thiệt hại lại tạo nên lòng tin nơi khách hàng. Thêm nữa, thực phẩm cũng đạt được chất lượng tốt nhất.

Sấy khô

Nhiệt độ càng giảm xuống sâu thì khả năng hô hấp và chuyển hóa của rau củ quả lại càng kém.

Đến nhiệt độ 0 độ C thì mọi hoạt động sống sẽ bị hạn chế hoàn toàn vì thế hoa quả sẽ không thể chín nhanh hay nẫu.

Đây cũng là phương pháp được rất nhiều người làm kinh doanh lựa chọn sử dụng hiện nay.

Với khối lượng rau củ quả nhập vào hàng ngày cực lớn và khả năng bán hết trong một ngày thấp thì những chiếc tủ đông, tủ mát trưng bày sẽ phát huy tác dụng.

Không chỉ làm cho thực phẩm trở nên tươi ngon hơn mà dưỡng chất ban đầu trong thực phẩm vẫn không hề bị mất đi.

Không giống như đông lạnh, sấy khô sẽ làm thay đổi hương vị của sản phẩm phần nào đó. Làm khô cũng thay đổi kết cấu, làm cho trái cây và rau trở nên giòn.

Phụ thuộc vào loại thực phẩm mà bạn chọn phương pháp sấy khô. Bạn có thể làm khô các loại trái như ớt, tỏi, hành, bằng cách treo chúng ở nơi khô, nắng.

Nếu bạn có một lò nướng ở nhà, bạn có thể sấy khô bằng lò nướng đó. Quy trình bảo quản rau củ quả bằng cách sấy khô:

Sau khi sấy khô, đóng gói rau, thảo mộc hoặc trái cây vào hộp kín. Lọ thủy tinh hoặc túi nhựa có khóa kéo là hai lựa chọn lưu trữ chắc chắn. Hãy chắc chắn sử dụng các thùng chứa có cùng kích thước vừa đủ để giữ mùi hương được lâu.

Ngâm chua, ngâm muối

Bật lò nướng ở cài đặt nhiệt độ thấp nhất – thường khoảng 65 độ C.

Đặt rau, trái trong một lớp giấy bạc, sau đó bỏ nó vào lò và để cửa mở nhẹ.

Thời gian sấy có thể từ một vài giờ cho các loại rau, đến 24 giờ cho cà chua hoặc ớt.

Ngâm chua, muối chỉ dành cho dưa chuột, cà rốt, đậu, bắp cải.

Thái nhỏ các loại rau này, ngâm bằng nước nóng và muối trong bình thủy tinh. Đảm bảo bạn đã rửa sạch trước đó.

Quy trình bảo quản rau củ quả này có thể giữ thực phẩm được một vài tháng.

Đóng hộp

Đóng hộp bảo quản thực phẩm bằng cách tạo ra một môi trường mà không thể nhiễm vi khuẩn. Rất nhiều thứ có thể được đóng hộp, từ cà chua trong nhà, đến mứt dâu từ quả việt quất nhà. Tuy nhiên, trong số tất cả các lựa chọn bảo quản thực phẩm này, đây chắc chắn là phương pháp phức tạp nhất.

Có một số yếu tố quan trọng cần lưu ý khi đóng hộp. Bạn nên sử dụng các loại rau và trái cây ở độ chín cao nhất của chúng, và sử dụng lọ thủy tinh đóng hộp có hình dạng tốt và không bị sứt mẻ hoặc nứt.

Nếu bạn muốn tham gia đóng hộp nhưng không chắc chắn nên bắt đầu với cái gì, hãy thử một trong những lựa chọn tuyệt vời sau:

Lời kết

Sốt cà chua hoặc mì ống

Cà chua nấu chín, thái hạt lựu

Thạch trái cây hoặc mứt

Dưa muối

Tương ớt

Tài liệu tham khảo

4 Ways to Preserve Fruits & Vegetables From Your Home Garden (1)

7 Ways to Preserve Your Summer Fruits and Veggies for Winter (2)

Cách Bảo Quản Rau Củ Trong Tủ Lạnh Được Lâu &Amp; Tươi Hơn

sóc sức khỏe, sức khỏe giới tính.

Chỉ cần thay đổi một số thói quen thông thường, bạn sẽ không phải vứt bỏ những thực phẩm có lợi ích cho sức khỏe. Một số mẹo hay sau chắc chắn sẽ giúp các bà nội trợ thoải mái dự trữ rau củ trong thời gian dài.

Cách bảo quản rau củ quả được lâu trong tủ lạnh 1. Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Điều đầu tiên nên nhớ để bảo quản rau củ quả đmược lâu là không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên do là vì quá nhiều độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.

Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào… bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.

2. Phân loại rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Vì là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác. Vì thế bạn nên phân loại để những loại chỉ giữ trong thời gian ngắn không ảnh hưởng đến loại khác.

3. Nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu thì bảo quản rau quả được lâu? 4. Dùng túi nilong để giữ rau quả được lâu

Mẹo vặt để giữ rau quả được lâu bạn có thể dùng bao nilong. Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi nilong để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.

Tuy nhiên, không nên sử dụng túi nilong với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi nilong. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.

4. Muốn dự trữ rau xanh lâu nên tách riêng với trái cây

Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm tạo rất nhiều khí ethylene và nhóm thứ 2 còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm nhóm thứ 2 chín nhanh hơn. Vì thế để bảo quản rau xanh được lâu nên đặt riêng biệt với trái.

Ví dụ : Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua tạo nhiều khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau, trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.

5. Cách dữ trữ rau có lá màu xanh đậm

Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt, được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn, có rãnh nhựa nhằm giữa cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí.

Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm bảo quản rau. Để 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này đối với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh, một số loại rau tương tự.

Thời gian bảo quản rau củ trong tủ lạnh:

Măng tây, cải bắp: 2-3 ngày

Bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá: 3 đến 5 ngày

Đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô : 1 tuần

Cần tây:1 đến 2 tuần

Củ cải, cà rốt, củ cải : 2 tuần

Cách bảo quản một số loại rau cụ thể:

Bảo quản rau diếp và cần tây: Nên quấn rau (đã để ráo nước) bằng khăn giấy rồi mới cho vào túi nhựa. Cách này sẽ hiệu quả với rau diếp và cần tây và giúp rau vẫn tươi được ít nhất một tuần.

Bảo quản khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát: Sau khi cắt lát khoai tây hay hành tây, cũng lấy khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại vào túi nhựa có khóa kéo.

Bảo quản cà rốt: Cà rốt tươi sạch có thể giữ tươi ngon nếu gói chặt trong một hộp nhựa để ngăn chặn sự bốc hơi hoặc bảo quản trong một hộp đựng kín. Chúng có thể kéo dài cả tuần hay lâu hơn.

Các loại củ: Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang nên được bảo quản ở nơi tối hay trong một túi tối màu vì ánh sáng mặt trời làm cho chúng nảy mầm và không ăn được. Trong các cửa hàng những loại củ này lại thường được bày bán dưới ánh đèn và điều này không tốt cho chúng.

Với các loại rau lá: mẹo giữ rau được lâu là nên để rau không bị ướt sẽ giữ tươi được lâu hơn.

cách bảo quản rao củ trong tủ lạnh

bao quan thuc pham trong tu lanh

bao quan thuc an trong tu lanh

5 Công Thức Muối Rau Củ Giòn Ngon, Bảo Quản Được Lâu

Phụ nữ thông thái –

– 1 củ su hào

– 2 quả dưa chuột

– 6,7 nhánh tỏi

– 2,3 quả ớt cay

Cách thực hiện

– Dưa chuột bổ đôi, bỏ ruột, su hào cà rốt rửa sạch sau đó dùng dao có hình răng cưa cắt tất cả thành hình sao cho đẹp mắt, trộn với 2 thìa cà phê muối tinh, ướp trong 15 phút, đổ bỏ phần nước tiết ra để rau củ được giòn hơn.

– Pha nước ngâm dưa góp: Pha theo tỉ lệ 1:1, 1 bát giấm, 1 bát đường, 1 bát nước mắm, 1 bát nước trắng, đun sôi phần hỗn hợp này, thêm tỏi đập dập hoặc thái lát. Đợi hỗn hợp nguội hẳn thì thái ớt thêm vào (tuỳ độ cay của mỗi gia đình mà cho vừa khẩu vị)

– Chuẩn bị bình thuỷ tinh, tráng nước sôi già, để bình được khô ráo. Xếp tất cả dưa chuột, cà rốt, su hào vào bình. Đổ hết phần hỗn hợp ngâm vào, đậy lắp, sau 1 ngày là ăn được. Nếu muốn để lâu thì sau một ngày cho dưa góp vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

Nguyên liệu

– 1 cái bắp cải khoảng 500gr

– 1 củ cà rốt vừa

– 1nắm rau răm

– 1 miếng gừng nhỏ

– 2 tép tỏi

– 1 mớ rau cần ta

Dụng cụ để muối dưa: bình nhựa, bình thuỷ tinh, liễn muối…

Cách thực hiện

– Bắp cải rửa sạch, tách riêng từng bẹ, rau cần bỏ phần lá, rễ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Rau răm nhặt sạch, thái nhỏ khoảng 1cm. Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi. Bắp cải bào mỏng hoặc thái nhỏ.

– Lấy một cái chậu nước sạch, hoà vào chút muối, đổ phần bắp cải, rau cần vào ngâm nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra để ráo. Gừng thái lát mỏng, tỏi cắt mỏng.

Bình thuỷ tinh tráng bằng nước sôi để khô ráo nước.

– Phần nước ngâm: Pha 1/2 bát nước vo gạo (lấy nước sôi nguội để vo gạo và lọc lấy nước sau cùng), 2 lít nước đun sôi để nguội, 5 thìa canh đường, 3 thìa canh muối tinh. Khuấy cho tan đường và muối.

– Xếp hết phần rau vào hũ thuỷ tinh, xen lẫn vài lát gừng và tỏi, đổ ngập nước ngâm vào. Lấy nan tre hoặc vật nặng chè chặt phần rau xuống. Sau 1-2 ngày là ăn được. Ngày đầu tiên chưa chua hẳn nhưng vẫn ăn được, ngày thứ hai ăn sẽ chua hơn.

– 1 củ su hào

– 2 củ cà rốt

– 2 quả dưa chuột

– 5,7 tép tỏi

– 10 củ hành tím nhỏ

– 1 nhánh gừng

– 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo

– 3,4 quả ớt cay (tuỳ độ ăn cay mà gia giảm)

– Gia vị: đường, muối, nước đun sôi để nguội khoảng 1,5 lít

– Bình thuỷ tinh ngâm dưa góp

Cách thực hiện

– Su hào gọt vỏ, thái sợi dày khoảng 1cm. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa cắt mỏng 0,5cm hoặc thái sợi như su hào dày 1cm, dài 7-8 cm. Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút vớt ra để ráo, bỏ ruột cắt miếng vừa ăn. Súp lơ bỏ cuống, thái lát mỏng. Đổ tất cả các nguyên liệu: súp lơ, cà rốt, dưa chuột, su hào vào một cái âu to, cho vào 2 thìa canh muối, trộn đều để như vậy trong 30 phút.

Pha hỗn hợp ngâm: 1,5 lít nước lọc đun sôi để nguội, 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát con nước vo gạo (nước vo gạo lấy nước vo của lần vo thứ 3, nên dùng nước đun sôi để nguội đổ vào vo hoặc đổ hẳn nước sôi vào ở lần thứ ba, chắt lấy 1/2 bát con, không cần đun sôi vì đun sôi lên nước gạo sẽ không lên men chua được. Lần thứ nhất và lần thứ hai vo gạo xong thì đã loại bỏ đi các tạp chất bẩn của gạo nên lần thứ ba nước vo đã sạch), khuấy cho tan đường và muối.

– Tỏi thái lát mỏng, ớt để cả quả hoặc thái lát, gừng gọt vỏ thái miếng mỏng. Bình thuỷ tinh hoặc nhựa rửa sạch, tráng qua một lần nước sôi để thật khô.

– Dưa góp sau khi ngâm muối được 30 phút lọc hết phần nước củ quả tiết ra, có thể rửa lại một lần nữa rồi để ráo nước, sau đó đem phơi qua một nắng hoặc cho vào lò sấy hơi héo.

– Xếp rau củ quả vào lọ, xen kẽ ớt, tỏi, gừng, hành khô lần lượt đến hết rồi đổ nước ngập rau củ quả, đậy lắp kín sau 2-3 ngày ăn được, nên bảo quản dùng dần trong tủ lạnh.

– 2 củ cà rốt

– 1 nắm lá hẹ

– 1 nắm rau răm

– Tỏi 7-8 tép

– Ớt 3-4 quả

– 1 nhánh gừng

– Gia vị: muối, đường, nước trắng đun sôi để nguội, nước vo gạo (lấy nước vo của lần 3)

Cách thực hiện

– Giá nhặt bỏ rễ, rửa sạch để ráo (lưu ý nhẹ tay tránh giá bị gẫy). Cà rốt gọt vỏ, bào sợi hoặc cắt sợi nhỏ. Hẹ rửa sạch cắt khúc dài 6 cm. Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ thái sợi.

– Hỗn hợp ngâm: Pha 1,5 lít nước đun sôi để nguội, 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo, hoà đều các nguyên liệu cho tan. Ớt, tỏi cắt lát mỏng.

– Lần lượt cho cà rốt vào hỗn hợp ngâm, tiếp đến là giá đỗ, rau răm, hẹ, tỏi, ớt, gừng. Trộn nhẹ tay tránh gẫy dập giá đỗ, để nguyên trong âu ngâm khoảng 30 phút

– 1 tiếng để giá mềm ra rồi cho vào hũ thuỷ tinh, đậy lắp sau 2 ngày là dùng được hoặc thời tiết nóng có thể sau 1 ngày. Bảo quản trong ngăn mát có thể dùng được trong nhiều ngày.

– 600gr khế chua (chọn khế chín cho nhiều nước)

– 200gr muối hạt

– Muối tinh 1/2 thìa cà phê muối tinh.

– 200gr đường cát trắng

– 1 chai giấm trắng

– Lọ thuỷ tinh để muối hành.

Cách thực hiện

– Hành tím lột vỏ, cắt bỏ rễ. Khế chua rửa sạch lau khô từng quả, thái lát mỏng,vắt lấy nước, phần bã để riêng, nếu khó vắt thì cho vào máy xay qua để dễ vắt nước hơn.

– Chuẩn bị một cái hộp nhựa to hoặc bát to, xếp một lớp hành, một lớp muối hột, lần lượt cho đến hết. Sau đó đổ hết phần nước khế vào cho ngập xăm xấp, rắc bã khế lên trên cùng, đậy lắp lại để 1 ngày, 1 đêm thỉnh thoảng mở ra đảo đều cho nước khế ngấm vào hành.

– Sau một ngày, vớt hành ra rửa qua hai lần giấm (lấy một cái bát đổ một lượng giấm vào, thả vài củ hành vào rửa lần lượt cho đến hết, sau đó đổ phần giấm vừa rửa đi thay bằng một phần giấm mới và cho hành vào tráng lại là xong). Đổ hành ra cái rổ cho ráo.

– Đun 300ml giấm với 250gr đường cát trắng, thêm 1/2 thìa cà phê muối tinh, đun cho tan đường và muối rồi để nguội.

– Lọ thuỷ tinh muối hành rửa sạch, tráng nước sôi để thật khô ráo. Xếp hành vào hũ thuỷ tinh, đổ phần hỗn hợp đã đun vào, lấy vật nặng chèn lên trên hũ hành, đậy kín sau 4-5 ngày là ăn được.Vì muối bằng dấm hành chua nhanh nên sau khi hành ăn được phải vớt hết hành muối ra một hộp nhựa, đậy kín để tủ lạnh ăn dần.