Cách Bảo Quản Gạo Nếp Đã Ngâm / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Utly.edu.vn

Cách Ngâm Rượu Gạo Nếp Cẩm Thơm Ngon

cách ngâm rượu gạo nếp cẩm thơm ngon – bảo quản rượu nếp cẩm như thế nào?

Rượu nếp cẩm lên men có vị ngọt của gạo nếp, vị cay cay của men rượu Vậy cách ngâm rượu gạo nếp cẩm thơm ngon và bảo quản rượu nếp cẩm như thế nào?

Cách ngâm rượu gạo nếp cẩm thơm ngon

Để có thành phẩm rượu nếp cẩm mùi vị cay ngọt hoàn hảo nhất, trong cách ngâm rượu quan trọng nhất là bước chọn nguyên liệu. Gạo nếp cẩm nên chọn loại mới thu hoạch dưới 3 tháng, có hạt tròn mẩy dài, màu sắc đỏ hoặc tím thẫm. Lá sen / lá chuối khi sử dụng phải khô ráo và sạch.

Nguyên liệu:

– 500g gạo nếp cẩm

– 1,5 cái men ngọt

– Lá chuối hoặc lá sen, nếu không có thì dùng lá bạc cũng được

Cách thực hiện:

B1: Gạo nếp cẩm đem ngâm trong nước khoảng 8 – 10 tiếng để gạo nở đều, bạn có thể ngâm qua đêm để gạo nếp cẩm nhanh mềm và chín khi nấu.

B2: Sau khi ngâm và loại bỏ các hạt bị hỏng, bạn cho phần gạo đã chuẩn bị vào nồi cơm điện, thêm nước xâm xấp mặt là được. Trong thời gian nấu, nếu nước cạn mà gạo chưa mềm bạn có thể thêm nước sôi và nấu thêm lần nữa. Còn một cách là nấu bằng nồi đất, cách này làm cực hơn nhưng sẽ cho ra thành phẩm rượu ngâm có hương vị gia tăng nhiều lần.

B3: Khi cơm nếp cẩm chín, bạn xới ra đĩa to rồi dàn mỏng cơm để nhanh nguội.

B4: Tiếp đến bạn lấy men đem cạo hết lớp vỏ trấu bên ngoài rồi cho vào cối giã thành bột mịn, dùng rây rắc đều men lên mặt cơm nếp cẩm đã nguội, trộn đều rồi gói trong lá chuối hoặc sen. Nếu dùng lá bạc thì bạn nhớ đục vài lỗ trên bề mặt

B5: Cho cơm vào chum sành để ủ rượu, sau hai ngày được ủ cơm sẽ tiết ra nhiều nước và có mùi thơm của men rượu đặc trưng.

Nước rượu gạn ra được gọi là rượu cái, chúng ta cho thêm rượu trắng loại ngon vào (tỷ lệ khoảng 1: 2 hoặc 1:3) và đem hạ thổ từ 1 đến 2 tháng hoặc lâu hơn (hạ thổ càng lâu càng ngon). Thành phẩm chúng ta có được bình rượu nếp cẩm ngon ngọt, thanh vị, làm say men không biết bao nhiêu người.

Cách bảo quản rượu nếp cẩm

Thông thường sau khi thành rượu nếp cẩm bạn có thể để được từ 2 – 3 năm, thậm chí là 5 năm hoặc lâu hơn nếu như bạn biết cách bảo quản đúng cách. Chưa kể đến rượu vẫn còn tiếp tục lên men thêm nữa, giúp rượu có vị ngon đậm đà theo thời gian.

Để bảo quản rượu nếp cẩm, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

– Thứ nhất, bạn nên bảo quản rượu ở nơi thoáng mát, tránh việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

– Thứ hai, chỉ nên chứa rượu trong bình sứ, bình thủy tinh kín đã được làm sạch và lau khô, bởi vì bình nhựa rất dễ xảy ra hiện tượng oxy hóa, sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe.

– Thứ ba, bạn có thể hạ thổ rượu để rượu được ngon hơn, hoặc cũng có thể để trong tủ lạnh để rượu không lên men nữa.

Nếu bạn bảo quản không đúng cách, rượu nếp cẩm sẽ xuất hiện các hiện tượng như rượu có vị chua, đắng, có váng, rượu không lên men, hạt cơm nếp cẩm bị mốc…Nếu có dấu hiệu này thì rượu bạn chưa đạt và không thể để lâu được.

Hy vọng rằng với những thông tin về cách ngâm rượu nếp cẩm thơm ngon cũng như bảo quản sao cho đúng, bạn sẽ có được một bình rượu nếp thơm ngon cho gia đình mình vào những dịp quan trọng như lễ tết.

Các loại rượu ngâm vừa có hương vị thơm ngon vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe

Bên cạnh rượu gạo nếp cẩm, các bạn còn có thể thử ngâm các loại rượu khác. Không chỉ có mùi vị thơm ngon đặc trưng mà rượu ngâm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điển hình là rượu ngâm hạt sen.

Rượu ngâm hạt sen tốt cho sức khỏe

Rượu ngâm hạt sen có nhiều công dụng như: chữa mất ngủ, trị tiêu chảy, giảm đau đầu, đẹp da, chống lão hóa, chữa thiếu máu, giảm huyết áp và tốt cho tim mạch. Kết hợp với một số vị thuốc để chữa thận hư. Rượu ngâm hạt sen còn là cách hiệu quả nhất để cải thiện sinh lý nam giới , chống mất ngủ, bổ thận tráng dương rất tốt. Những trường hợp mắc bệnh lý mất ngủ, hay hồi hộp, hay tiểu đêm, xuất tinh sớm,…. tốt nên dùng dùng rượu ngâm hạt sen. Nữ giới mắc các bệnh như khí hư ra nhiều, mất ngủ, tim đập nhanh, tỳ vị yếu cũng nên uống rượu ngâm hạt sen.

Bình ngâm rượu gốm sứ bát tràng chính gốc bán tại cửa hàng Không gian gốm – Bình ngâm rượu rẻ

NẾU BẠN MUỐN MUA BÌNH NGÂM RƯỢU , CHUM SÀNH NGÂM RƯỢU CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT, HÃY GHÉ THĂM CỬA HÀNG BÌNH NGÂM RƯỢU RẺ CỦA CHÚNG TÔI .

ĐỊA CHỈ CỬA HÀNG BÌNH NGÂM RƯỢU TẠI TPHCM:

” Q TÂN BÌNH : 21 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình, TPHCM

” QUẬN 7 : 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng , P Tân Phong , Q7

” Q TÂN PHÚ : 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM

” QUẬN 1 : 98 Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Quận 1, TPHCM

” Cửa hàng chi nhánh tại ĐÀ NẴNG :

27B Nguyễn Tri Phương, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng

SỐ ĐIỆN THOẠI HOTLINE TƯ VẤN – MUA HÀNG:

☏ TPHCM: 0938 309 713

☏ Đà Nẵng : 0915 599 363

Cách Bảo Quản Tổ Yến Đã Ngâm Và Qua Sơ Chế

Yến Sào được cả Đông y và Tây Y đánh giá là một trong những thực phẩm bổ sung cực kỳ bổ dưỡng. Trong quá trình sử dụng Tổ Yến hay sau khi đã ngâm và sơ chế thì cách bảo quản rất quan trọng.

Từ khâu ngâm, vệ sinh, nhặt lông Tổ Yến đến sơ chế, và cuối cùng là chế biến Chưng Yến. Tất cả đều phải đòi hỏi sự chính xác, kĩ lưỡng vì nếu không khéo chúng ta sẽ làm mất đi vi chất. Giảm đi tác dụng của Yến Sào gây lãng phí.

Cách vệ sinh, nhặt lông Yến Sào

Đầu tiên, chúng ta sẽ ngâm Yến trong nước từ 1-2 giờ để các sợi Yến nở. Thời gian sẽ phụ thuộc vào sợi Yến non hay già. Sau đó, chúng ta dùng rây vớt hết Yến ra. Lúc này phần lớn những bụi bẩn, lông lớn đã tơi ra theo nước.

Đối với Yến đã được vớt ra, ta chia làm 2 phần, phần sợi Yến và phần bụng Yến. Bụng của Tổ Yến thường là sợi nhỏ, vụn và nhiều lông măng, bẩn chúng ta sẽ xử lý sau.

Phần sợi lớn ta sẽ ưu tiên gắp lông ra trước vì ít lông và dễ gắp hơn. Xử lý xong phần sợi chúng ta để sang 1 bên và chuyển sang phần bụng.

Cho phần bụng Yến vào rây và lược qua nước thêm vài lần. Vừa lược vừa xé vụn ra để các lông sẽ theo nước nổi lên, ta cứ việc vớt hoặc đổ bỏ. Cuối cùng là loại bỏ những lông măng còn sót lại trên những sợi Yến.

*Lưu ý: bạn cần có 1 cái đèn bàn để hỗ trợ ánh sáng cho quá trình gắp lông. Và trên là quy trình vệ sinh chung. Tuy nhiên với mỗi loại Yến chúng ta sẽ có cách cụ thể hơn để nhặt lông.

Cách bảo quản Tổ Yến đã qua qua sơ chế Yến rút lông

Là loại Yến trắng sạch, ít lông và quá trình sơ chế không qua xử lý nước quá nhiều. Nhưng để bảo quản được lâu, chúng ta cần đảm bảo Tổ Yến đã được sấy khô. Bằng quạt hoặc trong phòng lạnh, sau đó cho vào hộp kín có giấy hút ẩm.

Yến tinh chế

Tổ Yến được xé tơi ra và tạo hình lại sau đó nhờ khuôn. Quá trình xử lý dùng rất nhiều nước nên chúng ta cần chắc chắn rằng Tổ hoàn toàn khô ráo trước khi cũng được cho vào hộp kín có giấy hút ẩm.

Cách bảo quản Tổ Yến đã ngân và qua sơ chế -Yến tươi

*Mẹo: để bảo quản khô được lâu và không mất chất, ngoài việc đậy kín. Với mỗi Tai/ Tổ chúng ta bọc lại bằng màng nylon (wrap) thực phẩm. Giúp cho Yến Sào bảo lưu được chất dinh dưỡng trong thời gian lên đến vài năm

Là Yến đã ngâm nở và đã được sơ chế nhặt sạch lông. Chỉ còn chưng lên nữa thôi là dùng được ngay, nên thường được bảo quản ướt. Yến tươi nên được bảo quản trong tủ đông để bảo quản được các vi chất với thời hạn lên đến 6 tháng.

Tuy nhiên, tốt hơn vẫn nên dùng trong 3 tháng đổ lại để hạn chế hao hụt vi chất. Mỗi lần dùng chúng ta có thể rã đông hoặc bảo quản ngăn mát nếu dùng trong ngày.

Hướng dẫn dùng Yến Sào đúng cách và hiệu quả

Việc dùng Yến Sào nhiều trong 1 thời gian ngắn do tâm lý nôn nóng là điều thường thấy ở nhiều người. Tuy nhiên, Thanh xin chia sẻ cho mọi người 1 cách để có thể dùng Yến mỗi ngày. Không những tiết kiệm nhưng lại đạt được hiệu quả tối đa.

Vì Yến là thực phẩm bổ sung có nhiều vi chất bổ dưỡng. Để đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải dùng đều chứ không cần dùng nhiều. Nên mỗi ngày 1 hũ Yến Chưng 70 ml là đủ để các chất bổ đi vào cơ thể bạn. Dùng vào lúc bụng đói trước khi ngủ hoặc sáng sau khi ngủ dậy là tốt nhất.

Tuy nhiên, để dùng Yến có hiệu quả thì việc chọn mua Tổ Yến chất lượng, chế biến đúng cách cũng rất quan trọng. Hoặc chúng ta có thể chọn những cơ sở cung cấp Tổ Yến Chưng Sẵn uy tín.

Bài viết được thực hiện bởi:

CHIANG VÂN THANH Địa chỉ: 842/3 Nguyễn Trãi, phường 14, Quận 5, TPHCM Điện thoại: 0906 866 747 Email: Chiang.cvt@gmail.com Facebook: https://www.facebook.com/chiang.thanh Website: chúng tôi

Website cá nhân: chúng tôi

4 Cách Bảo Quản Gạo Nếp Được Lâu Không Bị Mối Mọt Và Ẩm Mốc

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của gạo nếp đối với con người

Gạo nếp thường được chia làm hai loại đó là: Nếp trắng và nếp than. Mặc dù khác nhau về màu sắc, cũng như về vị trí địa lý canh tác. Nhưng chúng có điểm chung đó là cả 2 loại nếp này đều có giá trị dinh dưỡng ngang nhau. Cụ thể các gạo nếp cung cấp dinh dưỡng cho người sử dụng như sau:

Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Cũng như gạo trắng, sử dụng gạo nếp hàng ngày, cơ thể bạn sẽ được cung cấp một nguồn năng lượng nhất định. Đủ để bạn có thể duy trì các hoạt động của mình trong ngày.

Gạo nếp còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong gạo nếp có trữ lượng lớn các loại: Vitamin E, sắt, magie và kali. Đây là những thành phần này đều có hàm lượng cao tới gấp 3 lần so với gạo trắng. Khoáng chất magie và kali là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch và thận. Vitamin E có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa.

Thông qua những công trình nghiên cứu, người ta nhận thấy những thành phần của gạo nếp, đặc biệt là nếp than có dưỡng chất antoxian. Đây là thành phần cũng đã được tìm thấy trong loại gạo đen, có tác dụng bảo vệ màng tế bào. Và không làm thay đổi hoặc phân hủy cấu trúc tế bào, do đó nó tác dụng hỗ trợ chống ung thư. Do vậy, những người có nguy cơ bị ung thư hoặc đã bị ung thư thì nên sử dụng gạo nếp thường xuyên trong mỗi bữa ăn.

Là thực phẩm phù hợp cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo hạn chế tối đa việc sử dụng gạo trắng. Tuy nhiên họ có thể sử dụng nếp trắng và nếp than trong mỗi bữa ăn của mình. Các chuyên gia cho biết, gạo nếp chứa rất ít đường và hàm lượng đường được tạo ra khi vào cơ thể sẽ thấp hơn gạo trắng thông thường.

Những cách bảo quản gạo nếp được lâu và hiệu quả Cách bảo quản gạo nếp bằng tỏi

Bước 1: Các bạn cho gạo nếp vào thùng to hoặc các thùng có nắp đậy.

Bước 2: Tiếp theo, các bạn sử dụng các tép tỏi đã bóc vỏ và đặt trên mặt gạo nếp. Lượng tỏi bỏ ít hay nhiều phụ thuộc vào lượng gạo nếp các bạn muốn bảo quản. Sau khi bỏ tỏi lên bề mặt gạo thì đóng nắp lại là xong.

Mùi hương của tỏi có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của các loại mọt gạo. Để đảm bảo quá trình bảo quản gạo nếp tốt nhất, các bạn nên tìm hiểu kỹ về các đặc điểm của gạo nếp.

Cách bảo quản gạo nếp lâu hơn bằng lu, vại

Từ xa xưa đến nay, việc sử dụng lu, vại để đựng gạo được rất nhiều gia đình ưu tiên sử dụng. Vì trong lu, vại thường rất thông thoáng và ít độ ẩm. Đây là điều kiện rất tốt để tránh sự hình thành của các loài mọt gạo.

Trước khi bỏ gạo nếp vào lu, vại. Các bạn nên chùi sạch và đem lu, vại ra phơi nắng cho hoàn toàn thông thoáng và không còn độ ẩm. Sau khi đổ gạo nếp vào và đậy nắp lại. Các bạn nên kê lu, vại gạo nếp lên cao khỏi mặt đất để tránh các côn trùng như gián, chuột, bụi bẩn. Đồng thời tránh quá trình thấm nước trong quá trình sinh hoạt của gia đình.

Nếu như bạn không thích mùi tỏi, do đó không muốn sử dụng tỏi để bảo quản gạo nếp. Thì có thể sử dụng chai nhựa rửa sạch để bảo quản gạo nếp. Các bạn tiến hành làm khô chai nhựa rồi cho gạo vào và đậy chặt nắp. Sau đó đem các chai nhựa chứa đầy gạo nếp cất ở nơi thoáng mát. Giờ thì các bạn có thể yên tâm là sẽ không bị lũ mọt tấn công gạo nếp của mình nữa. Gạo nếp của bạn sẽ được bảo quản lâu hơn, nhưng vẫn giữ được độ thơm ngon và dẻo như ban đầu.

Chú ý: Bên trong chai nhựa cần phải phơi cho khô ráo, nếu để ẩm thì sẽ dễ làm gạo nếp bị mốc.

Cách bảo quản gạo nếp lâu hơn bằng tủ lạnh

Khi gạo nếp bị ẩm, mốc điều này sẽ dẫn tới việc gạo nếp giảm đi chất lượng, mất đi hương vị. Do đó nơi lý tưởng nhất chính là tủ lạnh của các bạn. Đây là một thiết bị vừa thoáng mát, vừa khô ráo và rất thích hợp cho loại thực phẩm hút ẩm cao như là gạo nếp.

Trước khi cho gạo nếp vào các thiết bị chứa đựng như: Thùng, bao bì… Thì các bạn nên cho gạo vào trong tủ lạnh từ 4-5 ngày. Đây là cách hiệu quả nhất, có thể ngăn chặn bất kỳ một loại côn trùng nào đang cố xâm nhập vào gạo nếp của bạn.

Lời kết

Cách Bảo Quản Rượu Nếp Cẩm

Hẳn bạn đã biết, cách ủ rượu nếp cẩm không khó vì được khá nhiều người đã từng làm chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên, ủ sao để rượu ngon và để được lâu mà không bị chua, bị váng hay quá cay lại là câu chuyện rất khác.

Rượu nếp cẩm để được bao lâu – là câu hỏi không ít chị em nội trợ muốn chinh phục cách làm rượu nếp cẩm thắc mắc. Cũng như cách làm hay tác dụng của rượu nếp cẩm đối với người sử dụng, cách bảo quản cũng như thời gian bảo quản để giữ được rượu ngon lâu cũng là yếu tố cần bàn đến. Theo những người có kinh nghiệm, rượu để được bao lâu còn tùy thuộc vào cách ủ rượu, bảo quản đúng cách.

1. Ủ rượu nếp cẩm như thế nào để rượu ngon và để được lâu?

Hẳn bạn đã biết, cách ủ rượu nếp cẩm không khó vì được khá nhiều người đã từng làm chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên, ủ sao để rượu ngon và để được lâu mà không bị chua, bị váng hay quá cay lại là câu chuyện rất khác. Theo những người dày kinh nghiệm, để rượu ngon và để được lâu, khâu chọn nguyên liệu và sơ chế phải rất chú ý. Ví dụ cụ thể, nếp cẩm chọn để làm rượu phải là nếp mới, không nên dùng nếp cũ có dấu hiệu mối mọt. Hay men ngọt dùng để ủ phải là men ngon.Khâu làm sạch gạo phải cẩn thận, phủ men nên đều tay, cũng như gói cơm phải dùng lá sạch và khô nếu là lá sen, nếu dùng giấy bạc thì không được quên đục ít lỗ trên bề mặt. Thêm vào đó, dụng cụ đựng phải thật sạch, nơi để ủ phải khô thoáng, tránh ánh nắng, nhiệt độ vừa phải, không gian chung quanh sạch sẽ, có như thế mới tránh được vi khuẩn và nhiệt độ ổn định, quá trình lên men sẽ tốt hơn. Bảo đảm được những yếu tố như thế, chắc chắn rượu nếp cẩm của bạn làm ra sẽ ngon và để được lâu không chỉ là vài tháng mà đến vài năm.

Một điểm đáng lưu ý khác quyết định đến vị ngon và thời hạn rượu là, khi cơm rượu dậy mùi, tức lên men được 3-4 ngày, bạn nên thử xem cơm rượu cái đã thực sự đủ độ chín hay chưa. Độ chín chính là độ ngọt ngay của cơm rượu và vị cay nồng dễ chịu đặc trưng mà không gắt. Đến lúc này, bạn mới thêm rượu trắng đủ độ vào tiếp tục ủ, để rượu cái tiết ra rượu sữa. Cũng có thể đôi lúc do ảnh hưởng của môi trường chung quanh, mà rượu cái chưa chín, hoặc lên men quá nhanh, khi bạn cho rượu trắng vào không phải là thời điểm vàng, đều có thể khiến cho món rượu nếp cẩm của bạn giảm ngon.

2. Vậy rượu nếp cẩm để được bao lâu?

Thông thường, nếu như các công đoạn trong quá trình làm rượu từ khâu nấu cơm đến khâu lên men, bạn làm tỉ mỉ, cẩn thận, chuẩn quy trình, thì sau khi thành rượu bạn có thể để rượu được từ 2-3 năm, thậm chí là 5 năm hoặc lâu hơn.Như đã đề cập khá kỹ ở phần đầu bài viết, thời gian để rượu dài hay ngắn phụ thuộc vào quy trình làm và chất lượng rượu thành phẩm. Rượu ủ ngon, thanh, cay nồng nhưng không cay thé, không váng, đạt độ ngon chuẩn vị, chắc chắn là bạn ủ rượu đã thành công. Và khi bảo quản rượu này ở nơi thoáng mát, bình đậy kín, nhiệt độ ôn hòa, rượu của bạn sẽ để được trong thời gian đến vài năm, chưa kể là rượu vẫn còn tiếp tục lên men thêm nữa, tăng thêm độ ngon theo thời gian. Bạn cũng có thể để rượu trong tủ lạnh, làm ngưng tiến trình lên men, để giữ độ ngon ổn định của rượu như ý muốn.

3. Cách bảo quản rượu nếp cẩm

– Thứ nhất, nên bảo quản rượu ở nơi thoáng mát, tránh việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. – Thứ hai, nên bảo quản rượu trong bình sứ, bình thủy tinh kín, đã làm sạch và khô, tuyệt đối không dùng bình bằng nhựa. Vì bình nhựa rất dễ dẫn đến hiện tượng oxy hóa, sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. – Thứ ba, bạn có thể hạ thổ rượu để rượu được ngon hơn. Hoặc cũng có thể để trong tủ lạnh để rượu không lên men nữa.

4. Rượu nếp cẩm để lâu có hại gì không?

Câu hỏi này cũng tương đối khó để trả lời đây! Khách quan mà nói, nếu như rượu nếp cẩm được bảo quản đúng cách thì dù để lâu vẫn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Còn ngược lại, nếu như việc bảo quản là không đúng cách, vi phạm những nguyên tắc trong việc bảo quản, ủ rượu thì việc để rượu càng lâu sẽ càng nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đó, trước khi bạn băn khoăn về điều này thì bạn cần xem xét kĩ rằng mình đã bảo quản rượu đúng cách hay chưa.

5. Làm sao để nhận biết rượu nếp cẩm không đảm bảo?

– Rượu nếp cẩm có vị chua, đắng, có váng. – Rượu nếp cẩm không lên men được hoặc lên men quá chậm. – Để 3-4 ngày, hạt cơm nếp cẩm bị mốc… – Sau thời gian lên men, cơm rượu cái không mềm mà cứng, phần men lẫn trong cơm rượu còn nguyên, không tan.

Nếu như phát hiện những dấu hiệu này, đồng nghĩa với việc cơm rượu cái chưa đạt, cũng như rượu nếp cẩm làm ra đương nhiên cũng không đạt chất lượng, hoặc không để được lâu. Bạn cũng cân nhắc khi dùng, vì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tìm Hiểu Bột Gạo Và Bột Nếp, Sự Khác Nhau Giữa Bột Gạo Và Bột Nếp

Bột gạo tẻ, bột gạo nếp là tinh bột từ gạo rất gần gũi và quen thuộc trong những món ăn, món bánh của người Việt Nam. Từ nồi cháo sườn sớm mai đến những loại bánh trôi bánh chay, oản phẩm hay bánh in cúng Phật, đến những món bánh chiên như bánh rán, bánh xèo, bánh khọt, bánh khoái, v.v. bánh hấp như bánh bột lọc, bánh tằm bì, bánh bèo, bánh cuốn, v.v. Kể sao cho hết.

Chỉ có hai loại bột là từ gạo nếp và gạo tẻ nên cũng đỡ phức tạp hơn so với bột mỳ

Bột gạo tẻ: Thường được gọi tắt “Bột gạo”, là loại bột được xay từ hạt gạo tẻ (gạo dùng để nấu cơm ăn hàng ngày). Bột gạo có thể dùng nấu cháo sườn, làm bánh bột lọc, v.v.

Bột gạo nếp: Thường được gọi tắt là “Bột nếp”, là loại bột được xay từ hạt gạo nếp (gạo dùng để nấu các món xôi). Bột gạo nếp thường được sủ dụng trong nhiều các công thức bánh khúc, bánh rán (ngọt), bánh rán (mặn), bánh gai, Daifuku, v.v.

Bột gạo tẻ

Nếu như gạo là nguyên liệu chủ yếu lâu đời có mặt trong bữa ăn chính của nhiều nước Châu Á thì bột làm từ gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước này. Nguồn gốc bột gạo khá lâu đời có thể từ khi con người biết trồng lúa. Rất nhiều loại bánh cổ truyền của các nước Châu Á đều có thành phần chính là bột gạo cho thấy nguồn gốc lâu đời cũng như tính phổ biến của bột gạo.

Hầu hết các loại bánh được làm từ bột gạo đều có mặt trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam và các nước Châu Á khác nhất là trong các dịp Tết hoặc lễ hội cổ truyền. Vào dịp Tết cổ truyền Trung Quốc bánh Nian Gao là loại bánh không thể thiếu, Nian Gao là bánh được làm bằng bột gạo sau đó được hấp hoặc chiên lên rồi xào hoặc kẹp với các loại ngũ cốc. Tại lễ hội mùa thu Chuseok của người Hàn Quốc các loại bánh truyền thống Songpyeon và Tteok cũng được làm bằng bột gạo, các loại bánh này được tạo thành rất nhiều hình dánh và được hấp chín với nhân ngọt bên trong. Một số loại bánh cổ truyền Mochi của Nhật cũng có vỏ làm bằng bột gạo như Mochigashi hay Dango.

Đối với ẩm thực Việt Nam, bột từ gạo là một thành phần không thể thiếu trong rất nhiều món ngon. Được sử dụng rất phổ biến từ Nam tới Bắc. Miền Nam phổ biến có bánh ướt, bánh canh, bánh bò, bánh đậu xanh hay bún gạo… Miền Trung và miền Bắc dùng trong bánh bèo, bánh xèo, tôm cháy, bánh đúc, bánh khoái, cao lầu, bánh đập hay bánh cuốn…

Từng vùng đều có cơ sở làm bột từ gạo. Chất lượng bột gạo sẽ tùy thuộc vào chất lượng chất lượng gạo dùng làm bột và phuơng pháp sản xuất. Bột gạo ngon phải mịn không lẫn tạp chất, trắng, khó bị chua và thoảng hương thơm của gạo chất lượng tốt. Ở miền Nam làng nghề sản xuất bột gạo lớn nổi tiếng có thể kể đến tại Sa Đéc với hơn 2000 lao động sản lượng 30.000 tấn/năm cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ của Thành Phố Hồ Chí Minh và khắp vùng Đông, Tây Nam Bộ và xuất khẩu ra cả các nước Đông Nam Á.

Bột nếp (gạo nếp)

Gạo nếp là nguyên liệu để sản xuất ra bột nếp. Gạo nếp hay gạo sáp (danh pháp khoa học: Oryza sativa var. Glutinosa hay Oryza glutinosa) là loại gạo hạt ngắn phổ biến ở châu Á, đặc biệt dính khi nấu.

Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng…

Tuy nhiên do nó có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng thì không nên dùng. Ngoài ra, chất amilopectin – thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp lại gây khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều gạo nếp cho trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược.

Bột Nếp có đặc tính dẻo, dai, có màu trắng tự nhiên của nếp. Bột nếp là loại bột được xay ra từ gạo nếp, do trong hạt gạo nếp có chất amylopectine – 1 chất gây dính, nên bột nếp cũng rất dính, dai, dẻo tương tự như gạo nếp… Một số món ăn mà chúng ta thường biết đến như: bánh ít, perles de coco, chè trôi nước, xôi khúc, bánh dày, bánh cam,…

Sự khác nhau giữa bột gạo và bột nếp

Bột nếp và bột gạo khác biệt chủ yếu là tỉ lệ Amylose/Amylopectin. Hay nói cụ thể hơn là tỉ lệ liên kết alpha 1,4 và alpha 1,6 glucoside có sự khác biệt. Gạp nếp thì tỉ lệ Amylopectin cao hơn, liên kết alpha 1,6 cao hơn, tức là nhiều mạch nhánh hơn (có một số loại gạo nếp 100% Amylopectin). Điều này dẫn đến swelling power giữa 2 loại gạo có sự khác biệt rõ rệt và có thể nhận thấy qua cảm quan. Lượng tinh bột nhiều hay ít cũng có thể ảnh hưởng đến cảm quan tuy nhiên khi nhận xét thì phải đứng trên góc độ tinh bột của gạo nếp và tinh bột của gạo tẻ để đánh giá (tức là đã loại bỏ chất xơ, protein, lipid… để có được tinh bột).

Đó là chưa nói đến khối lượng phân tử (M.W) và D.P (degree of polymer) của amylose và amylopectin. Chưa nói đến mức độ kết tinh (crystallinity), sự liên kết của các gốc hóa học trên amylose và amylopectin (phosphate, citrate…), sự liên kết giữa lipid và amylose…

Gạo nếp và gạo tẻ có rất nhiều giống khác nhau. Giữa các giống gạo nếp khác nhau thì thành phần cấu tạo cũng đã có sự khác biệt có nghĩa về mặt thống kê, tương tự đối với gạo tẻ. Thành phần dinh dưỡng trong gạo chủ yếu được tính trên hàm lượng protein, vitamin và độ tiêu hóa của tinh bột (rất khác nhau giữa các giống).

Nam Pro