Cách Bảo Quản Bánh Phô Mai Tan Chảy / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Utly.edu.vn

Từ Bánh Mì Mềm Sang Bánh Mì Phô Mai Tan Chảy

Bạn đã sẵn sàng cho việc thay đổi vị giác cho mình và cho khách hàng của bạn bằng một món bánh mới – Bánh mì phô mai TAN CHẢY chưa?

Nếu các bạn đã sẵn sàng mà không biết bắt đầu từ đâu? Với cách làm và công thức thế nào thì ngại gì mà không liên hệ với chúng tôi?

Làm thế nào để nhân chảy bây giờ?

Làm thế nào để không bị mất mùi phomai???

….

Phần lớn các thực khách yêu thích món bánh mì tan chảy này bởi vị phô mai beo béo, ngọt thanh và độ hót nhất vẫn là thị hiếu tan chảy của nhân phô mai bên trong món bánh mì ngọt cùng chà bông phủ trên mặt bánh.

Là sự kết hợp hoàn hảo giữa món bánh mì mềm và 1 loại kem phô mai tan chảy.

Với bánh mì mềm các bạn có thể sử dụng công thức của các món bánh mì Sanwich hay các loại bánh mì ngũ cốc. Không giống như bánh mì Hokkado hay bánh mì hoa cúc bánh mì phô mai bạn cần mềm hơn, mịn và ẩm hơn và không cần quá dai hay tạo sớ nhiều vì thế việc nhồi bột t không đạt độ tới hoàn toàn và cũng không ủ bột quá lâu. Nhân phô mai đó chỉ là việc làm tan chảy phần cream chesse với sữa tươi, whipping cùng một số nguyên liệu khác. Dựa trên khẩu vị của từng người mà mình có thể tự điều chỉnh được các nguyên liệu để hỗn hợp kem theo ý muốn. Nếu bạn muốn nhân tan chảy hơn bạn có thể giảm lượng Whipping và thay thế bằng sữa tươi hay ngược lại bạn là người yêu thích vị béo bạn có thể thay thế lượng sữa tươi bằng Whipping hay Cream Chesse. Nhưng đơn thuần việc phối trộn các nguyên liệu bạn nên gia nhiệt thấp và tốt nhất nên thực hiện thao tác chưng cách thủy là tốt nhất vì bản chất của hỗn hợp này thành phần chính là sữa tươi và hàm lượng chất béo rất cao nếu bạn gia nhiệt quá cao thì hỗn hợp sẽ rất dễ bị tách béo và vữa.

Về phương pháp thực hiện có 2 cách:

Cách 1: Bơm nhân trực tiếp

Bơm nhân trực tiếp là các bạn sẽ bơm trực tiếp phần nhân kem vào bên trong ổ bánh mì đã chín và dùng ngay. Đối với cách thực hiện này thì sản phẩm của mình sẽ đạt được độ tan chảy y như ý muốn của chúng ta và hơn nữa kem phô mai sẽ trong hơn. Dụng cụ cần thiết cho phương pháp này là 1 đuôi sò chuyên dụng dùng để bơm kem cho bánh su.

Cách 2: Cuộn nhân bên trong

Phương pháp cuộn nhân đòi hỏi nhân kem phô mai của mình phải được cấp đông trước ít nhất 1 giờ. Sau khi nhân được cấp đông bạn sẽ cuộn phần nhân bên trong giống như món bánh mì Cua phô mai sau đó mang ủ bánh và nướng. Phương pháp này có 1 điểm yếu là độ tan chảy của kem phô mai sẽ không giống như ban đầu là màu sắc của kem phô mai sẽ vàng đậm hơn và độ chảy sẽ không bằng so với phương pháp bơm nhân trực tiếp.

Dùng trực tiếp và bảo quản nhiệt độ phòng được 2-3 ngày

Bạn có thể bọc kín sản phẩm bảo quản ngăn đông hay ngăn mát khi dùng thì hâm nóng lại để làm tan chảy lớp phô mai

Đối với phương pháp bơm nhân trực tiếp bạn có thể nướng trước bánh mì và bảo quản lạnh. Khi dùng đến đâu thì bơm nhân lúc đó

Đối với phương pháp Cuộn nhân trực tiếp bạn có thể tạo hình sản phẩm và cấp đông khi nào có dùng đến đâu bạn rả đông ủ bột và nướng bánh.

Sau khi bạn có thành phẩm là một ổ bánh mì phô mai để tăng thêm tính mỹ quan và hấp dẫn bạn có thể trang trí thêm chà bông, trứng muối, hành lá phi, hành tím phi….

Nước sốt để kết dính chà bông cũng rất đa dạng như Pate; sốt Mayonaise, sốt trứng…

Riêng phần nhân kem phô mai bạn có thể giảm một ít chesse và thay thế bằng trứng muối xay mịn…. để làm đa dạng cho các loại kem hơn.

Bài viết: Lâm Khang

Nguồn tin BAKER LOVE

Bình Luận

Cách Làm Bánh Mì Phô Mai Tan Chảy Ngon Như Tiệm

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

120ml nước lọc

400gr bột bánh mì

40gr đường

1 muỗng muối nhỏ

4gr men khô

1 muỗng đầy bơ lạt

270ml sữa tươi không đường

45gr sữa bột

Trứng gà 1 quả

50gr whipping cream

1 muỗng cà phê đầy tinh bột bắp pha với 20ml nước lạnh.

60gr cream cheese

2. Cách làm bánh mì phô mai tan chảy như sau:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Việc cần làm của bạn bây giờ là bắt tay vào thực hiện cách làm bánh mì phô mai tan chảy này thôi.

Bước 1: Làm Tangzhong (giúp bánh mềm và tươi lâu hơn)

Cho 120ml nước lọc và 20gr bột bánh mì (số 13) vào nồi. Sau đó khuấy bột theo chiều kim hồ để bột hòa với nước một phần. Tiếp đến, bạn bắc nồi hỗn hợp tangzhong lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều tay cho sệt lại.

Bước 2: Làm bột bánh mì

Cho 370gr bột mì (số 13), 1/2 muỗng cà phê muối, 30gr sữa bột, 70gr đường, 7gr men khô, 30gr bơ lạt, 120 ml sữa tươi không đường, tazhong và 1 quả trứng gà vào âu lớn.

Sử dụng máy đánh trứng để trộn đều hỗn hợp ở trên với tốc độ thấp trong 10 phút. Sau đó thì tạm ngưng trộn bột trong vòng 5 phút để bột nghỉ.

Bột nghỉ đủ thời gian thì tiếp tục trộn tiếp hỗn hợp bột 25 phút. Cho tới khi kéo thấy bột dai, không rách là đạt.

Sau đó, sử dụng màng bọc thực phẩm để ủ bột (lần 1) ở nơi ấm áp trong khoảng 40 phút.

Bước 3: Làm nhân phô mai

Cho 150ml sữa tươi, 80 ml Whipping cream, 1 muỗng canh đường, 10gr bột bắp, 60gr cream cheese, 15gr sữa bột và1 ít muối vào tô lớn và trộn đều.

Sau đó, bạn bắt hỗn hợp lên bếp và khuấy đều tay hỗn hợp trên lửa vừa. Tiếp đến cho 3 miếng phô mai và 20 gr bơ lạt vào và trộn đều tới khi phô mai, bơ tan, hỗn hợp quyện vào nhau.

Sau khi hỗn hợp được hòa quyện, bạn nhắc hỗn hợp xuống khỏi bếp. Tiếp tục dùng phới khuấy đều tới khi thấy hỗn hợp nguội bớt. Cuối cùng, bạn đổ hỗn hợp ra hộp thủy tinh sau đó bỏ ngăn đá cho đông lại.

Bước 4: Nhồi bột, nặn bánh và cho vào khuôn

Bột mì đã ủ trước đó bạn đem nhồi cho hết bọt khí, sau đó chia làm 3 rồi đem cán dẹt. Rồi bạn đem cho phần nhân phô mai vào giữa, bọc kín.

Phết bơ vào khuôn (chống dính), đặt phần bánh đã nặn vào, đem ủ lần 2 khoảng 40 phút. Sau khi ủ, bạn sử dụng hỗn hợp trứng gà được khuấy từ 10ml sữa tươi với 1 quả trứng gà, phết đều lên mặt bánh.

Làm nóng lò nướng ở 240 độ C trong 5 phút. Sau đó, đem nướng bánh trong lò nhiệt độ 175 độ C trong 30 phút.

Cách Làm Bánh Mì Phô Mai Tan Chảy Bao Người Ăn Rồi Nghiền

Bánh mì phô mai tan chảy là một trong những loại bánh được ưa chuộng nhất hiện nay và sức hút vẫn chưa hề giảm. Được yêu thích bởi sự kết hợp của vỏ bánh mì mềm thơm bơ, nhân kem phô mai béo ngậy mịn màng và lớp chà bông “quyến rũ”. Nghe qua thì có vẻ khá khó hiểu về sự kết hợp mặn ngọt này, nhưng thực tế nó đã chiếm được cảm tình của rất rất nhiều người. Liệu cách làm bánh mì phô mai tan chảy có khó không?

Nhân bánh

2 lòng đỏ trứng (mỗi lòng đỏ nặng khoảng 20gr)

80gr đường

40gr bột mì

20gr bột bắp

200gr creamchesee

150gr phô mai con bò cười

450ml sữa tươi không đường

70gr bơ

Vỏ bánh

500gr bột bánh mì (bột số 13)

12gr men ngọt

40gr đường

8gr muối

2 quả trứng gà (trứng gà nặng 60-65gr cả vỏ)

200ml sữa tươi không đường (hoặc nước)

15gr bột lion

100gr bơ

Chà bông: 50gr Cách làm bánh mì phomai tan chảy Làm phần nhân bánh

Bước 1: Đánh 2 lòng đỏ trứng cùng đường trong một âu cho đến khi đường tan, trứng chuyển màu vàng nhạt, rây bột mì + bột bắp vào âu. khuấy đều mịn mượt.

Bước 2: Cho tất cả cream chesee và phô mai con bò cười vào một âu khác, dùng phới lồng đánh cho phomai mềm mượt. Đun sữa tươi trong một chiếc nồi nhỏ đến khi nóng ấm, chưa sôi, tắt bếp, từ từ rót sữa tươi vào nồi, một tay rót, tay kia khuấy đến khi hỗn hợp tan hết.

Bước 3: Rót tiếp hỗn hợp sữa phô mai vào âu lòng đỏ, vừa rót vừa khuấy đều tay. Sau khi trộn hai hỗn hợp với nhau, dùng rây lọc lại cho mịn 2 lần rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa. Phải khuấy liên tục khi đun hỗn hợp sốt, sốt sôi sánh mịn là đạt.

Bước 4: Bảo quản phần sốt vừa nấu được trong âu, bọc màng bọc thực phẩm kín mặt sốt, chờ nguội bớt rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh.

Phô mai hay Phomai có tên tiếng anh là Cheese, là một nguyên liệu cần thiết trong một số món ăn và cách làm bánh hàng ngày của chị em nội trợ cũng như cả các đầu bếp chuyên nghiệp. Thành phần chính của Phomai chứ nhiều Protein và chất béo từ sữa. Các loại sữa thông thường được sử dụng làm phô mai như: sữa bò, sữa dê hoặc sữa cừu.

Làm phần vỏ bánh Bước 1: Nhồi bột Cách 1: Nhồi bột bằng máy

Nếu dùng máy để nhồi bột thì bạn chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu (trừ bơ) vào thố. Nhồi 15-20p đến khi bột mịn, không dính tay. Dừng máy, cho bơ cắt nhỏ vào nhồi tiếp đến khi quyện thành một khối bột mịn, ráo, không dính tay là đạt.

Cách 2: Nhồi bột bằng tay Lưu ý:

– Men làm bánh dễ mua thường có 2 loại: Một là men instant (Instant yeast) như mình dùng thì không cần kích hoạt, nhưng nếu men mà các bạn sử dụng là men khô (Active dry yeast) thì chắc chắn phải kích hoạt trước khi sử dụng, bằng cách trộn men với chất lỏng ấm (sữa hoặc nước), tốt nhất trong khoảng 32-38 độ. Lượng chất lỏng này được lấy từ một phần trong công thức. Nếu chất lỏng quá nóng cũng làm chết men nha.

Bước 2: Ủ bột

Xoa dầu vào một âu lớn, bao khối bột tròn lại, lật qua lật lại để có một lớp dầu mỏng bao quanh giúp bột không bị khô khi ủ. Đậy kín âu, ủ bột đến khi nở gấp 2-2,5 lần. Không để bột ủ quá lâu khiến bánh bị chua.

Bước 3: Tạo hình

Chia bột thành các phần lớn nhỏ tùy thích. Lần lượt túm các mép bột vào về tròn để được những khối bột mịn mượt, cán dẹt và bao nhân. Để bột đã tạo hình vào khuôn ủ lần 2.

Lưu ý: Nên dùng một lượng nhân vừa đủ, nếu quá nhiều sẽ rất khó bao kín và dễ bị chảy nhân.

Bước 4: Ủ bột lần 2

Đậy kín khuôn bánh, ủ đến khi bánh nở gấp rưỡi.

Bước 5: Chuẩn bị nướng

Làm nóng lò trước 15p ở nhiệt 170 độ.

Dùng hỗn hợp lòng đỏ trứng + sữa tươi đánh tan quét một lớp mỏng lên mặt bánh.

Bước 6: Nướng bánh

Nướng bánh ở khay giữa lò, nhiệt 170 độ trong thời gian 20-25p là bánh chín.

Bước 7: Hoàn thiện thành phẩm bánh mì phô mai

Bánh sau khi nướng xong để vài phút cho đỡ bỏng, dùng dao nhỏ tách bánh khỏi khuôn để lên rack.

Quét một lớp sốt mỏng lên mặt bánh, thêm chà bông, thưởng thức bánh khi ấm nóng thì nhân sốt sẽ ngon hơn.

Bánh bảo quản nhiệt độ phòng từ 1-2 ngày. Nếu bảo quản bánh trong tủ lạnh thì làm nóng vài phút trong lò nướng hoặc lò vi sóng là được.

Bánh Mì Bơ Tỏi Sốt Phô Mai Tan Chảy Nhỏ Xinh, Thơm Ngon Hết Nấc

Cách làm bánh mì bơ tỏi phô mai Hàn Quốc đã được người người nhà nhà chia sẻ rồi nhưng không biết có bạn nào muốn thử làm theo cách của Trang không? 😀 Trang luôn thích những thứ nhỏ nhỏ xinh xinh nên các món bánh vào tay Trang cũng auto nhỏ nhắn, người ta chưa kịp cảm thấy ngấy bởi lượng phô mai siêu béo có trong bánh thì em ấy đã nằm gọn trong bao tử rùi nên thực sự rất dễ gây thương nhớ cả nhà ạ ^^

Cách làm bánh mì bơ tỏi sốt phô mai tan chảy nhỏ xinh, thơm ngon hết nấc

[A] PHẦN VỎ BÁNH 1. Nguyên liệu

Bột mì đa dụng: 300 g

Đường cát: 45 g

Men ngọt: 5 g

Sữa bột nguyên kem: 20 g

Muối: 2 g

Trứng gà: 30 g hoặc 1 quả trứng gà ta

Sữa tươi không đường (để lạnh): 85 g

Nước lạnh: 60 g

Bơ lạt (nhiệt độ phòng): 55 g

Hỗn hợp quét mặt: 1 lòng đỏ trứng gà + ít sữa tươi, khuấy đều rồi lọc qua rây để loại bỏ lòng trắng dư.

Mè trắng (không bắt buộc): 10 g, rửa sạch rang sơ cho vàng.

2. Cách làm Bước 1: Trộn bột

Cho bột mì và men vào thố inox nhồi bột, trộn lên sau đó cho tiếp phụ gia, đường, sữa bột và muối, trộn đều tất cả. Việc trộn bột trước với men giúp men không tiếp xúc trực tiếp với các nguyên liệu khác để không ảnh hưởng đến sức khỏe men.

Tiếp đến cho trứng, sữa tươi không đường, nước đá vào trộn đều rồi cho vào máy bắt đầu nhồi bột.

Bước 2: Nhồi bột

Mở máy tốc độ thấp nhồi đến khi bột quyện thành khối mịn màng và không dính tay. Tiếp đến cho bơ vào nhồi tiếp đến khi bột mịn mượt, không dính tay và kéo màng mỏng. Tổng thời gian nhồi bột khoảng 20-25 phút tùy loại máy, các bạn lưu ý luôn nhồi bột ở tốc độ chậm để không làm đứt các sợi gluten, sợi gluten được hình thành trong quá trình nhồi bột và giúp bánh mì mềm dai, nếu gluten bị đứt, bánh thành phẩm sẽ bị khô bở chứ không mềm nữa.

Sau khi nhồi bột xong, nếu bột của các bạn có sử dụng phụ gia, các bạn lấy màng bọc thực phẩm gói cục bột lại, cho bột vô ngăn đá nghỉ 30 phút rồi bắt đầu tạo hình.

Trường hợp bột của các bạn không có phụ gia, các bạn cho bột vào một cái tô có thoa 1 lớp dầu ăn mỏng, lấy khăn đậy tô bột lại rồi ủ đến khi bột nở phồng to, gấp 3 lần kích thước ban đầu. Sau khi bột nở đạt, các bạn dùng tay đấm xẹp khối bột rồi đem bột ra ngoài, gom bột lại thành 1 khối rồi để bột nghỉ khoảng 15 phút, dùng khăn che khối bột lại để bột không bị khô. Sau đó bắt đầu chia bột tạo hình.

Bước 3: Tạo hình

Các bạn chia bột thành các phần nhỏ, mỗi phần nặng 30 g. Sau khi chia bột thì các bạn vê tròn từng viên bột rồi đặt vào khuôn giấy cupcake như hình mẫu. Trong quá trình tạo hình, những phần bột nào chưa làm tới thì các bạn nhớ dùng khăn đậy lại để bột không bị khô.

Bước 4: Ủ bột

Tạo hình xong thì các bạn dùng màng bọc thực phẩm che các viên bột lại rồi ủ đến khi bột nở gấp đôi.

Sau khi bột đã nở thì nhẹ nhàng thoa hỗn hợp trứng sữa lên mỗi viên bột rồi rải mè lên nếu thích.

Bước 5: Nướng bánh

Nướng bánh ở rãnh giữa, nhiệt 180-190ºC trong 10-12 phút, không được nướng quá 12 phút nếu không bánh sẽ bị khô.

[B] PHẦN SỐT PHÔ MAI 1. Nguyên liệu

Kem phô mai (cream cheese): 150 g

Sữa tươi không đường: 150 g

Kem sữa (whipping cream): 150 g

Muối: 1 g

Bơ lạt: 40 g

Chiết xuất vani: 5 g

Đường cát: 35 g

Sữa bột bắp: 7-15 g bột bắp pha loãng với 10 g sữa tươi không đường. Các bạn lưu ý, bột bắp sẽ quyết định độ đặc của sốt và lượng bột bắp ít hay nhiều phụ thuộc vào loại kem phô mai các bạn dùng. Ở đây Trang dùng Philadenphia, kem phô mai của nhãn hiệu này tương đối mềm và Trang dùng 11g bột bắp thì sốt mới đủ sệt để trang trí lên bánh.

2. Cách làm

Cho tất cả vào nồi trừ sữa bột bắp, vừa nấu vừa khuấy ở lửa nhỏ vừa đến khi kem phô mai tan hoàn toàn. Hỗn hợp nóng già rồi cho sữa bột bắp vào khuấy đều đến khi sốt bắt đầu đặc lại. Hỗn hợp sôi nhẹ, nấu thêm khoảng 5 phút cho sốt chín hoàn toàn rồi tắt bếp.

Chờ sốt nguội bớt rồi dùng màng bọc thực phẩm đậy mặt sốt lại để không bị khô, đợi sốt nguội hoàn toàn rồi cho vào túi bắt kem chờ trang trí lên bánh.

[C] PHẦN SỐT BƠ TỎI 1. Nguyên liệu

Trứng gà: 50 g

Muối: 2 g

Kem sữa (whipping cream): 20 g

Mật ong: 30 g

Rau mùi tây sấy khô (lá parsley): 1 muỗng cà phê (nguyên liệu này không bắt buộc, nếu không có thì có thể thay bằng hành lá tươi cắt mỏng cũng rất thơm, do Trang không thích mùi của loại lá cây này nên Trang không dùng)

Sốt phô mai (trích từ sốt phô mai ở Phần B): 30 g

Bơ lạt: 20g

Tỏi xay nhuyễn: 1 muỗng cà phê (nếu thích mùi tỏi nồng hơn thì cho 2 muỗng cà phê)

2. Cách làm

Bước 1: Cho trứng gà, muối, whipping cream, mật ong, lá parsley (nếu thích), sốt phô mai vào tô trộn đều rồi để sang một bên.

Bước 2: Cho bơ lạt vào chảo rồi bật lửa thật nhỏ để bơ tan ra mà không bị cháy, sau đó cho tỏi vào khử sơ đến khi có mùi thơm thì tắt bếp, chờ bơ tỏi nguội rồi cho vào hỗn hợp ở Bước 1, trộn đều là xong.

[D] TRANG TRÍ BÁNH

Cách 1: Sau khi nướng xong vỏ bánh, các bạn nhúng bánh vào sốt bơ tỏi rồi đem nướng nhiệt 160ºC trong 12 phút. Sau đó các bạn đợi bánh nguội chút rồi dùng dao răng cưa cứa bánh theo hình dấu cộng, nhớ chỉ cứa khoảng 2/3 thôi để bánh không bị đứt rồi bơm sốt phô mai vào. Trang chọn cách này để sốt phô mai được tan chảy nhiều hơn khi chúng ta xé bánh ra ăn.

Cách 2: Sau khi nướng xong vỏ bánh, các bạn dùng dao răng cưa cứa bánh ra. Sau đó các bạn bơm sốt phô mai vào khe hở của bánh rồi nhúng bánh vào sốt bơ tỏi, tiếp đến xếp lên khay đem nướng nhiệt 160ºC trong 12 phút là xong. Với cách làm này, phần sốt phô mai sẽ khô hơn một chút và ít tan chảy hơn.

Ngoài ra các bạn có thể rải thêm ít chà bông lên trên bánh để trang trí và tăng hương vị cho bánh.

[E] BẢO QUẢN BÁNH

Nếu để bánh ở nhiệt độ phòng từ 28ºC đến 32ºC thì dùng trong 24 tiếng.

Nếu để ngăn mát tủ lạnh thì hạn sử dụng lên đến 3 ngày, khi ăn hâm viba 10 giây là bánh mềm ngon như mới ra lò.

Cách Bảo Quản Phô Mai Mozzarella

In bản tin

CÁCH BẢO QUẢN PHÔ MAI MOZZARELLA

Mozzarella là một trong những loại cheese bắt nguồn từ đất nước hình ủng – nước Ý xinh đẹp. Chúng được xếp vào nhóm cream cheese vì cấu tạo mềm, màu sắc của phomai này cũng biến đổi từ trắng sang vàng tùy thuộc vào chế độ ăn uống của trâu và bò. Mozzarella nhận được giải thưởng Chứng chỉ đặc sản quốc gia vào năm 1998 được công nhận bởi Tổ chức EU. Chứng chỉ này cũng nói rằng phô mai Mozzarella tiêu thụ trong cộng đồng Liên Minh Châu Âu và được sản xuất theo công thức truyền thống.

Chứng chỉ TSG không ghi rõ loại sữa nào được sử dụng để sản xuất phô mai, vì vậy bất cứ loại sữa nào cũng có thể sử dụng được.Riêng ở Ý, Mozzarella thường được làm từ sữa trâu tại một số vùng như Campania, Lazio, Apulia and Molise.

CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN PHÔ MAI MOZZARELLA.

Theo truyền thống từ Châu Âu, phô mai Mozzarella thường được sản xuất và sử dụng trong ngày. Do phô mai Mozzarella có độ ẩm lớn nên thường chỉ được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 7 ngày. Sau này, khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng thì Mozzarella được làm khô bằng cách làm vắt khô nước và cắt nhỏ ra để bảo quản được lâu hơn, thường là từ 6 tuần trở lên.

Nếu các bạn muốn lựa chọn Mozzarella chất lượng thì nên chọn loại phô mai Mozzarella loại khối, khi nào cần chế biến món gì thì bạn có thể cắt chúng ra rất dễ dàng. Mozzarella là dạng cheese mềm và có độ ẩm cao nên vì thế rất dễ lên mốc. Khi mở bao bì, bạn dùng dao để cắt, lúc này các vi khuẩn bên ngoài đã đủ điều kiện để tấn công bề mặt của phô mai. Vì thế, khi bạn muốn sử dụng phô mai Mozzarella thì hãy sử dụng một con dao sạch và bảo quản ngay trong tủ đông để đảm bảo được chất lượng.

Chúng ta sẽ có cách bảo quản phô mai khác nhau tùy thuộc vào thời gian mà chúng ta sử dụng phô mai. Ví dụ, nếu lượng phô mai của bạn quá ít, bạn có thể sử dụng ngay từ 1 đến 2 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc trong ngăn mát của tủ lạnh. Còn nếu số lượng bạn mua khá nhiều thì hãy nhớ mua túi hút chân không thực phẩm rồi bỏ phô mai vào bên trong rồi đặt chúng vào ngăn mát của tủ lạnh. Đặc biệt, đừng bảo quản phô mai trong ngăn đông vì sẽ mất đi hương vị thơm ngon của phô mai đó.

Khi cần bọc lại phần phô mai đã dùng, hãy dùng giấy nến thay vì màng bọc thực phẩm. Căn cứ vào tính chất của phô mai, chúng cũng cần phải thở nên nếu bọc bằng màng thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của phô mai đấy! Giấy nến sẽ hạn chế được tình trạng mất nước và hạn chế tối đa tình trạng nấm mốc.