Cách Bảo Quản Bánh Chuối Hấp / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Utly.edu.vn

Cách Bảo Quản Bánh Bao Chưa Hấp Và Bánh Bao Đã Hấp

Bạn luôn muốn tự làm bánh bao tại nhà để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn cho cả nhà yên tâm thưởng thức nhưng lại e ngại không bảo quản được lâu. Cách bảo quản bánh bao chưa hấp lại như thế nào cho đúng? Đừng quá lo lắng vì sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo quản bánh bao trong tủ lạnh sao cho được lâu nhất mà bánh sau khi hấp lại vẫn thơm ngon và không bị biến chất.

Một chiếc bánh bao ngon nhất vẫn là ăn ngay sau khi bánh vừa mới hấp xong, bởi lúc này bánh còn nóng hổi, mùi vị còn được giữ nguyên và thơm phức nên rất hâp dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm bánh ăn cả buổi tối và sáng thì đôi khi cần phải bảo quản bánh lâu hơn, hoặc khi bạn kinh doanh cũng cần đến các phương pháp bảo quản để bánh không bị hư hỏng và vẫn an toàn, thơm ngon khi thưởng thức.

Có hai trường hợp là bạn bảo quản bột – lúc này bánh bao chưa hấp và bạn đã hấp bánh bao rồi và cần để qua ngày để hấp lại ăn. Khi ủ bột, bạn chỉ ủ trong thời gian 2-3 tiếng đồng hồ, và đây cũng là thời gian bảo quản của bột. Nếu ủ bột lâu quá bột sẽ bị chua và hư do bột có sử dụng men hoặc bột nở.

Trường hợp bạn làm xong vỏ bánh, cho phần nhân vào và tạo hình xong xuôi.

Lúc này bạn có thể cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản – cách này giúp bạn bảo quản được khoảng 1 tuần.

Trường hợp bánh đã hấp

Lúc này bạn cần phải đợi bánh thật nguội hẳn rồi mới đem đi bảo quản, đừng để bánh nóng vì nếu bạn để bánh bao nóng vào tủ lạnh không những không bảo quản được lâu mà bánh còn bị nhớt nữa. Lưu ý là bánh nguội hẳn bạn cho bánh bao vào hộp hộp hoặc một chiếc túi nilong bọc kín lại rồi cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Như vậy bánh bao của bạn sẽ được giữ lâu hơn và khi ăn cũng vẫn giữ được hương vị thơm ngon của nó, cách này cũng khiến chất dinh dưỡng có trong bánh không bị mất đi.

Trong trường hợp bạn muốn bánh để được lâu hơn nữa tốt nhất hãy cho bánh bao vào trong ngăn đá tủ lạnh, khi muốn lấy ra để ăn thì đem đi đông hoàn toàn rồi mới dùng đến nồi hấp hoặc lò vi sóng để hâm lại.

Cách Làm Bánh Chuối Hấp ? Ngon Và Chuẩn Nhất 2023

Nếu như bánh chuối nướng được làm từ chuối và bột mì, thơm mùi bơ sữa thì món bánh chuối hấp là sự kết hợp của 🍌 chuối sứ thơm với bột năng và nước cốt dừa 🥥. Miếng bánh dẻo dai, ngọt ngào, thơm béo và hấp dẫn một cách lạ lùng.

Mẻ bánh đang còn hấp trên bếp thôi thì đã thơm lừng cả gian bếp. Mùi chuối rồi mùi nước cốt dừa hòa quyện tạo nên 1 hương thơm lôi cuốn khiến ai cũng muốn ăn ngay. Nhắc đến là đã thấy thèm rồi!

Tuy là món bánh ngọt nhưng ăn lại không hề biết ngán. Đã ăn một miếng thì muốn ăn tiếp miếng thứ 2, thứ 3…

Cắn một miếng bánh, vị thơm ngọt từ chuối, béo béo từ nước cốt dừa hòa quyện với mùi thơm phức của đậu phộng và mè rang mới lôi cuốn làm sao!

Thôi thì cùng Thật Là Ngon vào bếp là thực hiện cách làm bánh chuối hấp ngay thôi nào!

Cách làm bánh chuối hấp Cách làm bánh chuối hấp chi tiết Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp bánh chuối hấp

Trong 1 nồi nhỏ, bạn cho 180 ml nước vào nấu cùng với đường thốt nốt. Bạn đun trong khoảng 7 phút thì đường đã tan hết và lúc này đường cũng hơi sệt lại. Trong quá trình đun thì nước sẽ bốc hơi bớt và còn khoảng 150 ml là vừa đủ dùng.

Bạn nên sử dụng đường thốt nốt để khi bánh hấp xong sẽ có màu vàng óng rất đẹp mắt và cũng rất thơm nữa. Bạn cũng có thể thay thế bằng đường vàng.

Nếu không có cả hai loại đường trên thì bạn dùng đường trắng cũng được nhưng màu bánh sẽ không được đẹp bằng. Nhưng có một mẹo là bạn dùng màu thực phẩm vàng hoặc một chút xíu bột nghệ cũng sẽ giúp bánh có màu vàng đẹp đó.

Bạn bắc nước đường khỏi bếp, cho thêm 50 ml nước cốt dừa và khuấy đều. Bạn chờ nguội bớt trong 2-3 phút.

Trong lúc này, bạn cân 200 g bột năng vào một bát hoặc âu lớn và cho vào 1 ống va ni rồi trộn đều.

Sau đó, bạn rót phần nước đường cốt dừa vào bột năng. Bạn sẽ dùng đũa để khuấy cho hỗn hợp được hòa quyện vào với nhau. Việc rót nước đường nóng vào bột năng sẽ giúp cho lúc sau bột không bị lắng xuống.

Bước 2: Cách Làm Bánh Chuối Hấp – Hấp bánh

Bây giờ, chúng ta sẽ chuẩn bị hấp bánh. Bạn cho nước vào xửng hấp và đun sôi.

Tiếp theo bạn đổ hỗn hợp chuối vừa trộn vào khuôn. Bạn xếp những lát chuối khi nãy lên mặt bánh.

Lúc này nước cũng vừa sôi. Chúng ta cho khuôn bánh vào xửng và hấp trong 20 phút là bánh chín.

Bước 3: Làm phần nước dừa ăn kèm

Bạn cho 350 ml nước cốt dừa còn lại vào 1 nồi nhỏ. Bạn thêm vào 50 g đường trắng, 1 tý xíu muối và khuấy cho tan. Muối sẽ giúp phần nước dừa có vị đậm đà, ăn ngon hơn rất nhiều.

Trong chén nhỏ, cho bột bắp cùng 1 ít nước và khuấy đều. Bột bắp sẽ giúp cho nước cốt dừa sệt lại. Nếu không có bột bắp, bạn có thể sử dụng bột năng, hoặc bột sắn dây đều được.

Khi nồi cốt dừa sôi thì cho phần bột bắp vừa nãy vào. Bạn nhớ khuấy đều tay cho đến khi thấy hỗn hợp hơi sền sệt lại là tắt bếp.

Tiếp theo mình sẽ rang mè và đậu phộng. Thiếu 2 món này cũng mất ngon nha các bạn.

Mè vàng bạn đem rang trên chảo cho thơm. Bạn rang mè với lửa vừa. Bạn nhớ đảo liên tục vì mè rất dễ cháy. Bạn đảo cho đến khi vừa nghe tiếng mè nổ tách tách thì tắt bếp ngay nha. Tắt bếp rồi thì bạn vẫn cứ tiếp tục đảo vì lúc nào chảo còn rất nóng, không đảo mè vẫn bị cháy.

Bước 4: Cách Làm Bánh Chuối Hấp – Hoàn thành

Bánh chín, bạn đợi nguội 1 chút thì lấy ra và xắt miếng vuông hoặc hình thoi vừa ăn.

Để thưởng thức, bạn cho những miếng bánh chuối hấp đã cắt ra bát, chan lên nước cốt dừa lên trên, rắc thêm đậu phộng rang giã nhỏ và mè lên nữa là hoàn thành.

Nếu bạn không có xửng hấp, bạn có thể làm bánh bằng nồi cơm điện nữa đó. Sau khi trộn chuối vào nước cốt dừa xong thì bạn cho vào nồi cơm điện. Bạn nhớ thoa một lớp dầu mỏng vào nồi cơm để lúc sau lấy bánh ra dễ dàng nha.

Sau khi cho bánh vào nồi thì bạn đóng nắp và bấm nút nấu trong 10 phút rồi gạt lên nút “Warm” khoảng 5 phút. Sau đó bạn lại nhấn xuống nút nấu trong 10 phút nữa. Bạn lặp lại như vậy thêm 1-2 lần nữa là bánh chín.

Cách Làm Bánh Chuối Hấp – Bánh chuối hấp lá

Bánh chuối hấp là món bánh tuổi thơ của biết bao người. Ngày trước, có thể dễ dàng mua được bánh chuối hấp từ các dì quẩy gánh đi bán. Bánh chẳng có gì là cao sang, cầu kỳ nhưng luôn làm cho người ta cảm thấy thèm ăn mỗi khi nhắc tới.

Thành phần và nguyên liệu cũng tương tự như công thức bánh chuối hấp bằng khuôn. Nhưng có một xíu thay đổi là khi cắt chuối mình sẽ cắt theo chiều dài làm 3 phần dày bằng nhau. Mình cắt như vậy để làm nhân của bánh khi gói.

Sau khi trộn nước đường cốt dừa với bột năng như trên, bạn không trộn chuối vào luôn mà đem phần nước này đi nấu. Bạn khuấy đều tay cho đến khi thu được hỗn hợp bột sệt thì tắt bếp.

Bạn có thể thay thế toàn bộ lượng nước bằng nước cốt dừa và nên dùng đường trắng để khi hấp bánh sẽ có vỏ trắng với nhân chuối vàng đẹp mắt.

Lá chuối bạn rửa sạch và cắt thành từng miếng có kích thước khoảng 18×18 cm nha. Bạn nhớ rửa sạch lá chuối và chần qua nước sôi để lá được sạch và mềm.

Bây giờ thì gói bánh thôi. Bạn trải từng lá chuối đã cắt sẵn ra. Cho phần bột đã nấu vào và dàn đều ra giữa lá. Tiếp theo, bạn cho 1 lát chuối vào giữa và cuộn lại. Phần lá dư ở 2 đầu bạn gập lại nữa là xong.

Bạn xếp bánh vào xửng hấp và hấp trong khoảng 25 phút là bánh chín.

Đổi vị với bánh chuối hấp kiểu Thái

Điểm cộng của kiểu bánh này là làm siêu nhanh. Chỉ 15 phút thôi là làm xong. Nếu một ngày bạn bỗng cảm thấy rất thèm bánh chuối và muốn có bánh ăn ngay thì đây là công thức bạn có thể lựa chọn.

Trong 1 tô bạn nghiền nhuyễn 2 quả chuối sứ chín. Sau đó, bạn cho thêm 1/4 thìa cà phê muối, 50 g đường, 50 g bột tẻ, 50 g bột năng và cuối cùng là 100 ml nước dừa. Bạn trộn kỹ để hỗn hợp được hòa quyện với nhau.

Tiếp theo bạn chia phần chuối ra 3-4 chén nhỏ để hấp bánh nhanh chín. Bạn hấp bánh được 10 phút thì mở nắp ra vào cho vào mỗi chén một ít dừa bào sợi lên mặt. Bạn hấp bánh thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.

Bánh chuối hấp yến mạch – công thức cho người ăn kiêng

Loại bánh này phù hợp với các bạn ăn kiêng và cả các bé đang tuổi ăn dặm nữa.

Bạn nghiền nhuyễn 2 quả chuối sứ chín. Sau đó bạn cho vào 3 muỗng yến mạch ăn liền và 80 ml sữa tươi không đường. Vị ngọt tự nhiên từ chuối đã đủ làm cho bánh ngọt ngào nên bạn không cần thêm đường.

Nếu không muốn dùng sữa tươi thì bạn có thể dùng loại sữa khác mà bạn thích như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành,… Bạn cũng có thể sử dụng nước cốt dừa cho mùi thơm giống như bánh chuối hấp thông thường.

Bạn trộn đều hỗn hợp vào cho vào khuôn. Bạn xếp 1 vài lát chuối ở trên mặt để bánh trong đẹp hơn. Bạn chỉ cần hấp trong khoảng 15 phút là bánh chín rồi.

Cách làm bánh chuối hấp yến mạch thật dễ và nhanh gọn phải không nào? Kiểu làm này lại còn rất “healthy”. Nó rất đáng để thêm vào thực đơn giảm cân của bạn đó.

Món bánh chuối hấp, cùng với bánh chuối chiên, chè chuối, kem chuối,… là những món ăn vỉa hè thân quen quá đỗi nhưng ngày nay đôi khi lại không còn thấy bán nhiều nữa.

*Ảnh: Nguồn Internet.

Cách Bảo Quản Tủ Hấp Bánh Bao Công Nghiệp Chưa?

Tủ hấp bánh bao tuy là thiết bị khá dễ sử dụng trong gian bếp của các nhà hàng, quán ăn, nhưng việc bảo quản và vệ sinh cho nó lại không hề đơn giản chút nào.

Hướng dẫn cách bảo quản tủ hấp bánh bao công nghiệp

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng tủ hấp bánh bao, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bên cung cấp, lắp đặt thiết bị và không được tự ý thay đổi các chức năng vốn có của nó. Cụ thể như sau:

Đây là công đoạn quan trọng mà bạn không thể bỏ qua hoặc làm qua loa cho có lệ. Bởi nó không chỉ giúp bạn thu được những suất bánh bao đạt chuẩn mà còn là cơ hội cho bạn phòng trước những sự cố có thể xảy ra trong quá trình hấp bánh.

Trước tiên, hãy kiểm tra hệ thống điện, dây nối và ổ cắm xem đã chắc chắn chưa, nhất là đối với những tủ hấp bánh bao có công suất lớn thì lại càng phải cẩn trọng trong vấn đề này. Sau đó là xem xét bên trong tủ hấp thật kĩ càng, nếu thấy còn vật thể lạ thì lấy ra ngoài để tránh gây cháy, nổ.

Kiểm tra tủ hấp, khay hấp thật cẩn thận trước khi sử dụng

Việc đóng chặt cửa tủ rất quan trọng khi hấp bánh, bởi nó có chức năng giảm thất thoát nhiệt và hơi nước ra bên ngoài, giúp tiết kiệm điện năng cũng như đảm bảo cho thực phẩm chín nhanh, chính đều hơn. Thế nên, trước khi khởi động tủ hấp, bạn phải kiểm tra xem cửa đã được đóng cẩn thận chưa, các then cài đã chặt chưa để điều chỉnh lại.

Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý việc hạn chế mở cửa tủ hấp quá nhiều lần trong khi hấp thức ăn. Thứ nhất, do nhiệt lượng bên trong máy lúc đó rất cao, nếu không cẩn thận có thể gây bỏng hơi nếu cơ thể đứng quá gần với tủ. Thứ hai, mỗi lần mở cửa sẽ làm tiêu hao một lượng nhiệt không hề nhỏ, khiến máy lại phải tiêu thụ thêm điện năng để bổ sung nhiệt.

Không nên mở cửa tủ hấp nhiều lần để không làm giảm chất lượng của máy

Trước khi đóng máy khoảng 3 – 5 phút, bạn hãy mở van xả áp ra để giảm nhiệt nhanh hơn nếu có cần lấy đồ ra ngoài ngay lập tức. Khi không vội thì hãy chịu khó đợi khoảng 10 – 15 phút cho máy nguội hẳn, sau đó nhớ đeo găng tay chống nhiệt để bưng các khay ra. Tuyệt đối không để trẻ em lại gần tủ hấp bánh bao và các khay thực phẩm vừa hấp chín xong để tránh gặp nguy hiểm.

Vì là thiết bị có công suất khá lớn nên bạn phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì các linh kiện, bộ phận cho tủ hấp bánh bao. Tuyệt đối đặt sản phẩm này cách xa các vật dụng có sức tỏa nhiệt lớn, không đặt gần nguồn nước. Tốt hơn hết là nên chọn vị trí nào thoáng mát, có diện tích rộng rãi một chút và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

Khi vệ sinh, lau chùi tủ thì phải ưu tiên việc rửa sạch các mẩu vụn bánh bao, vết bột khô hoặc vết bẩn bám lại trong khoang tủ. Nếu bạn chỉ vệ sinh sơ qua hoặc là chỉ tập trung bên ngoài thì sẽ khiến tủ hấp bánh dễ bị hôi, ảnh hưởng đến hương vị của bánh sau mỗi lần hấp.

Lau chùi thật sạch bên trong để đảm bảo vệ sinh cho tủ hấp

Cách Bảo Quản Bánh Chưng

Bánh chưng, bánh tét là những đặc sản của dịp Tết đến, tuy vậy chúng rất dễ bị ôi thiu nếu không bảo quản đúng cách. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản bánh chưng – bánh tét không thiu mốc, ngon suốt tết.

Bánh chưng và bánh tét là 2 loại bánh phổ biến được người dân Việt Nam dùng vào ngày Tết Nguyên Đán. Đây là những loại bánh được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản vì thế chúng rất dễ bị ôi thiu hoặc nấm mốc.

Lá gói bánh chưng, bánh tét thường là lá dong hay lá chuối. Lá sau khi mua về phải được rửa sạch qua nước ấm. Sau đó lấy khăn sạch lau lại và cuối cùng là phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Đôi khi, có một vài thợ làm bánh còn trụng lá 1 lượt nhanh qua nước nóng để cho thật sạch vi khuẩn.

Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay. Vì gói bánh quá chặt sẽ làm bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Hiện tượng lại gạo tức là hạt gạo nếp sau khi chín, hạt nếp vẫn ở trạng thái khô cứng một phần hay toàn bộ như hạt gạo ban đầu.

Và bạn cũng không nên gói quá lỏng. Vì như vậy bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn. Bạn nên gói bánh vừa tay, không quá chặt hay quá lỏng.

Bánh cần được luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ do luộc ẩu.

Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết nhờn (lớp mỡ) bên ngoài lá gói để giữ bánh được lâu hơn.

Đối với bánh chưng, khi luộc chín xong, bạn đặt bánh lên mặt phẳng. Sau đó, bạn đặt một tấm bìa lên bánh, rồi dùng vật nặng đè lên để ép bánh ra hết nước.

Một chiếc bánh tét hoặc bánh chưng bình thường có kích thước khá lớn. Mỗi khi ăn chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ, phần còn lại bạn dùng giấy bảo quản thực phẩm gói lại, bảo quản thật kỹ. Không cho tiếp xúc với bụi bẩn và không khí bên ngoài.

Dao bạn dùng để cắt bánh phải là dao sạch chưa qua sử dụng. Nếu không, các chất bẩn từ thực phẩm khác có thể bám vào làm bánh rất dễ bị thiu.

Mỗi lần ăn bạn nên đưa vào lò vi sóng hoặc hấp, ngoài ra, cũng có thể chiên. Tuy nhiên, nếu chiên bạn chỉ nên chiên từ 1 đến 2 lần. Vì nếp sẽ hấp thụ lượng dầu lớn khi ăn, không tốt cho sức khỏe.

Bạn loại bỏ phần lá cũ bên ngoài ra, sau đó gói lại bằng lớp vỏ mới và luộc bánh thêm 1 lần nữa. Cách làm này giúp cho bánh vừa được diệt khuẩn vừa loại bỏ được các nguy cơ nhiễm mốc và ngăn chặn nấm mốc thẩm thấu vào trong bánh.

Đó là những cách xử lý khi nấm mốc chưa lan vào trong bánh. Ngược lại, trong trường hợp mốc đã vào trong bánh, tốt nhất bạn nên cắt bỏ phần bánh bị hỏng và chế biến ngay bằng cách chiên bánh, không nên để lâu. Do lúc này bánh đã không còn ngon nữa và dễ tích tụ độc tố gây ra ngộ độc thực phẩm.

Qua bài viết bạn đã biết được cách bảo quản bánh chưng – bánh tét không thiu mốc, ngon suốt tết. Mong rằng bạn sẽ có được những chiếc bánh ngon suốt mùa Tết mà không lo bị hỏng hay ôi thiu.

Bánh Chuối Phồng Đậu Phộng 220G

Bánh chuối phồng đậu phộng Đồng Tháp là món ăn được cách tân hơn so với mứt chuối truyền thống, vừa lạ vừa ngon phù hợp với người tiêu dùng mọi lứa tuổi nhờ có thêm lớp bánh phồng giòn tan bên ngoài, vừa không ngấy vừa tiện dụng hơn. Do đó, loại bánh này luôn xuất hiện trong những dịp đặc biệt như lễ Tết, các đám tiệc của đại đa số gia đình.

Bên cạnh đó, bánh chuối phồng không quá ngọt nhờ tận dụng vị ngọt thanh tự nhiên của chuối chín đồng thời tiết chế lượng đường cát. Hỗn hợp chuối ngào (sên) còn có thêm một vài nguyên liệu khác tạo vị đặc trưng cho món mứt tùy theo sở thích của người làm. Đối với các loại bánh chuối phồng Tư Bông, chúng tôi chọn hạt mè, hạt điều hoặc đậu phộng để bổ sung thêm vị bùi độc đáo cho khoanh bánh thơm ngon.

2. Cần những nguyên liệu gì để làm bánh chuối phồng đậu phộng?

1kg chuối xiêm phơi khô được xắt sợi nhỏ

0,4kg đường

Nửa chén nước cốt dừa

0,2kg gừng cạo vỏ, xắt sợi

0,4kg đậu phộng (lạc) rang chín bóc sạch vỏ

Nếu sản xuất khối lượng mứt chuối lớn, bằng cách cân đong các nguyên liệu theo tỷ lệ chính xác với công thức nguyên liệu trên, đảm bảo sẽ có những mẻ bánh chuối phồng không quá ngọt quyện cùng vị bùi nhẹ nhàng thơm phức của đậu phộng rang bóc vỏ.

3. Cách làm bánh chuối phồng đậu phộng

Việc quan trọng hàng đầu cần thực hiện cho cả quy trình là chuẩn bị các loại nguyên liệu cần thiết bên trên và sơ chế chúng:

Bánh phồng nếp nên được nướng trực tiếp trên bếp lửa củi, canh lửa to, trở tay đều và nhanh để chiếc bánh được chín đều có màu vàng vừa phải, xốp và nở to. Sau đó đem bánh ra ngoài để cho đến khi bánh chuyển từ trạng thái giòn sang dẻo vừa phải, độ dẻo của bánh giúp dễ dàng cuộn mứt bên trong.

Chuối xiêm được chọn là loại chuối chín ngọt tự nhiên. Sau khi bóc vỏ được ép, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, rồi xắt sợi nhỏ.

Gừng được cạo vỏ và xắt sợi nhỏ mịn sao cho dễ trộn vào hỗn hợp mứt chuối.

Đậu phộng nên được rang trên lửa vừa, sau đó chờ nguội rồi bóc sạch vỏ hoàn toàn.

Vắt dừa lấy nước cốt, sử dụng lượng nước cốt dừa vừa đủ ngào mứt.

Sau khi đã chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu sẵn sàng, công việc tiếp theo là sên mứt bằng cách đổ tất cả các nguyên liệu trừ đậu phộng vào chiếc chảo lớn và trộn đều. Đợi hỗn hợp trong chảo sôi thì liên tục đảo đều tầm 30 phút cho các nguyên liệu hòa trộn với nhau, khi thấy mứt quện sánh thì tắt bếp, cho đậu phộng vào trộn đều.

Bước cuối cùng đòi hỏi bàn tay khéo léo của người làm bánh là cuộn bánh. Trải chiếc bánh phồng đã đạt độ dẻo lên mâm phẳng, sau đó cho mứt chuối đã sên lên bề mặt và trải đều khắp bánh, đổ lượng mứt vừa phải sao cho khi tán ra độ dày của lớp mứt tầm 0,5cm là vừa. Sau đó dùng tay cuộn nhẹ nhàng nhưng đảm bảo chặt dính, có như vậy bánh mới thật sự ngon. Cuối cùng cắt bánh ra từng khoanh thì đã hoàn tất quy trình chế biến bánh.

4. Lưu ý khi chế biến bánh chuối phồng đậu phộng

Đó có thể là công thức cân đo đong đếm lượng nguyên liệu sao cho vừa phải để được mẻ mứt tròn vị như phía trên đã giới thiệu. Nếu muốn chế biến mứt chuối ở khối lượng khác thì cần dựa trên công thức đó rồi căn theo tỷ lệ chính xác để có được vị bánh chuối Tư Bông tuyệt hảo.

Điểm lưu ý thứ hai trong suốt quá trình làm bánh trái cây này là công đoạn trải mứt lên bánh phồng và cuộn bánh lại. Giai đoạn này yêu cầu người làm phải chú ý nhiệt độ của mứt vừa đủ độ nóng và không quá nguội sao cho dễ dàng cuốn bánh cũng như đảm bảo bánh được kết dính giòn dẻo thơm ngon.

5. Cách đóng gói bảo quản bánh

Sau khi trải qua khâu chế biến để có được những khoanh bánh chuối cuộn đậu phộng thơm ngon, công việc tiếp theo là chờ cho phần bánh và mứt dính chặt, nguội hẳn. Sau đó, chúng tôi sẽ bảo quản bánh trong hộp nhựa và đóng hộp kín đáo trước khi cung cấp ra thị trường. Khi trưng bày, những hộp bánh sẽ được đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào để bảo quản được lâu và màu sắc của bánh không bị biến đổi.

Một phương pháp đóng gói bảo quản hiệu quả khác là cho mỗi khoanh bánh vào một túi nilon nhỏ khác nhau, sau đó dự trữ trong bọc nilon lớn hoặc hũ thủy tinh tùy ý, tránh để không khí luồng vào bên trong bánh, như vậy bánh luôn trong trạng thái giòn bên ngoài và dẻo bên trong.

Bánh chuối phồng đậu phộng Tư Bông là sản phẩm hàng đầu được quý khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và chọn làm quà tặng miền Tây cho người thân khi du lịch đến đất Đồng Tháp. Hiện nay, chúng tôi cung cấp nhiều mặt hàng bánh chuối phồng với số lượng lớn trên thị trường bánh kẹo Việt Nam, bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ đặt và nhận hàng tại nhà rất tiện lợi cho quý khách.

Mọi chi tiết thắc mắc về bánh chuối cuộn đậu phộng cũng như thương hiệu món ăn miền Tây Tư Bông, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp về:

CÔNG TY TNHH TÂY CÁT

Địa chỉ: 374A/6, ấp Tân Thạnh, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp

Email: taycat.dongthap@gmail.com

Điện thoại: (+84) 277 653 6695

Hotline: (+84) 90 739 1389

Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

Quy cách đóng gói hộp giấy nhỏ hơn: Bánh chuối phồng đậu phộng 140g