Bạn đang xem bài viết Sữa Chua Không Để Tủ Lạnh Có Sao Không “ được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sữa chua cung cấp rất nhiều vitamin, vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, tái tạo canxi cho xương giúp giảm cân và phòng chống cảm, cúm
Vậy bảo quản quản sữa chua như thế nào sao cho hợp lý và nếu nhà bạn không có tủ lạnh thì sữa chua không để tủ lạnh có sao không ? Đó là câu hỏi của nhiều người
1.Thế nào là bảo quản sữa chua không đúng cách :
Hiện nay, rất nhiều cửa hàng và nhiều người bảo quản sữa không đúng cách sẽ làm cho sữa chua không đảm bảo chất lượng gây mất an toàn và có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.
Các cửa hàng tạp hóa bày bán sữa chua kèm sữa đậu nành, sữa tươi hộp các loại … để trên sập kê bằng tấm ván cách mặt đất chừng 30 cm, để ngay phía ngoài cửa ra vào bày tràn ra cùng đồ uống và bimbim với nhiệt độ ngoài trời.
Dù ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày hè thì sữa vẫn để ở ngay đường ra vào của cửa hàng để bán cho khách hàng.
Sữa chua được bày cùng một số sản phẩm khác và không được bảo quản ở nhiệt độ quy định
Về việc bảo quản, nhà sản xuất khuyến cáo sản phẩm sữa chua phải được bảo quản đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2 – 8 độ C.
Theo quan sát của PV, trên sản phẩm sữa chua hộp nhỏ có ghi nhiệt độ bảo quản từ 2 – 8 độ C mới đảm bảo an toàn. Nhưng hầu hết các cửa hàng đều không làm theo yêu cầu của nhà sản xuất về nhiệt độ bảo quản sữa.
2. Phương pháp bảo quản sữa chua đúng cách là như thế nào :
– Đầu tiên, hãy nhớ xem thật kĩ hạn sử dụng của sản phẩm sữa chua trước khi mua dùng, hạn sử dụng thường được in dưới đáy của sản phẩm.
– Mỗi loại sữa chua sẽ có độ lỏng khác nhau cũng như thành phần và mùi vị khác nhau, người mua cần lưu ý đọc kỹ thông tin sản phẩm chọn mua vì tiêu chí bảo quản sản phẩm này cần phù hợp với nhiệt độ nơi mình lưu trú.
– Cần lắc đều trước khi sử dụng. Sữa chua giống như kem, có sẽ xu hướng bị đặc khi để lâu trong hộp đựng, vì vậy hãy khuấy hoặc lắc đều trước khi sử dụng.
– Giữ sữa chua trong tủ lạnh ở nhiệt độ được ghi trên bao bìa sản phẩm và tránh ánh nắng trực tiếp là cách tốt nhất để bảo quản sản phẩm sữa chua đóng hộp.
– Tốt nhất hãy sử dụng sữa chua trong vòng 1-2 tuần sau khi mua sản phẩm.
Tóm lại việc “Sữa chua không để tủ lạnh có sao không” là không nên và yêu cầu phải có tủ lạnh. Nếu nhà bạn có tại Đà Nẵng có nhu cầu hãy liên hệ ngay 0905.564.878
Công ty TNHH Cơ Điện Lạnh Lê Tấn Cường
Địa chỉ : Lô 01-B2 Vũ Lăng – Phường Hòa Phát – Quận Cẩm Lệ – TP Đà Nẵng
Website : http://dienlanhodanang.com
Điện thoại : 0236.628.36.36 – 0905.564.878
Email : info@dienlanhodanang.com
Mã số thuế : 0401491524
Sữa Mẹ Để Tủ Lạnh Có Bị Mất Chất Không?
Sữa mẹ vắt ra, trữ đúng cách có thể bảo quản được tối đa 48 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ dưới 26 độ) mà không bị mất chất, lưu trữ ngăn đá tối đa 2 tuần, với các bước thực hiên như bên dưới.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với các mẹ không có nhiều thời gian cho con bú thì việc vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh là một điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngực mẹ không bị hiện tượng cương đầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, nhất là trong 6 tháng đầu đời.
Làm thế nào để bảo quản sữa mẹ tốt con phụ thuộc vào cách mà mẹ muốn sử dụng một cách nhanh nhất. Nếu mẹ có kế hoạch sử dụng trong 1 ngày thì bảo quản lạnh tốt hơn là đông lạnh, vì bảo quản đông lạnh phá hủy một số chất trong sữa
Tùy vào cách bảo quản và nhiệt độ tủ lạnh, sữa mẹ vắt ra có hạn sử dụng cụ thể như sau:
Ở nhiệt độ phòng (trên 260C): sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 260C): thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
Trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 giờ.
Trong ngăn đá tủ lạnh:
+ Tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): tối đa là 2 tuần.
+ Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng.
Với loại tủ đông lạnh chuyên dụng: trữ được tối đa trong 6 tháng.
Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài như sau
Cách trữ sữa
Tùy vào lượng sữa dư của mẹ và nhu cầu “tu ti” của bé mà mẹ trữ với lượng phù hợp, đồng thời chọn dụng cụ lưu trữ sao cho vừa tiện vừa tiết kiệm. Với sữa hút ra trong cùng 1 ngày thì mẹ có thể trữ chung trong 1 bình/túi; còn lại phải để riêng sữa của các ngày khác nhau.
Sữa hút ra mỗi ngày có thể cho vào bình để trong ngăn mát được 48 tiếng. Mỗi lần bé bú mẹ chiết ra lượng vừa đủ thôi, nếu bé vẫn bú không hết thì lượng sữa dư này chỉ nên để dùng trong 1 – 2 giờ nữa rồi bỏ, không nên bảo quản tiếp.
Làm ấp sữa, rả đông như sau
Với sữa trữ trong tủ mát thì trước khi cho bé bú, mẹ hâm ở 40 0 C hoặc ngâm bình sữa trong nước ấm 1 lúc đến khi bình sữa ấm đều lên là cho bé bú được.
Với sữa để trong tủ đá, khi sử dụng mẹ phải rã đông trước. Đầu tiên, mẹ nên chuyển gói/bình sữa sắp dùng xuống ngăn mát để sữa tan dần. Khi sữa đã tan, cho sữa vào bình hâm ở nhiệt độ 40 0 C trước khi bé bú. Sữa sau khi hâm có thể dùng trong 24h giờ, tuy nhiên nếu bé không bú hết thì phải bỏ sữa đó đi, không trữ đông lại hoặc trộn với sữa mới.
Lưu ý quan trọng khi rã đông và làm ấm sữa
Đừng bao giờ rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì việc này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa.
Không lưu trữ sữa mẹ trong cánh cửa của tủ lạnh
Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì sóng của thiết bị này có thể làm mất một số hoạt tính có lợi của sữa, đồng thời việc làm nóng không đều của lò vi ba có thể khiến con bạn bị bỏng.
Nếu sữa có mùi hơi lạ sau khi rã đông dù đã làm đúng cách, nguyên nhân có thể do sữa bạn có men lipase cao. Đây là một loại men tiêu hóa chất béo gây mùi vị khác lạ cho sữa sau khi rã đông.
Có thể làm đông sữa mẹ trong bình trữ sữa hoặc túi sữa mẹ. Không trữ đầy sữa vào bình hoặc túi quá ¾, để khoảng rộng để khi mở có thể lấy sữa dễ dàng hơn.
Ghi nhãn thời gian vào bình hoặc túi trữ sữa để có thể theo dõi dễ dàng.
Không nên làm tan đá sữa mẹ đông lạnh bằng lò vi sóng hay cho vào nước sôi để tránh làm mất vitamin, khoáng chất và các thành phần quan trọng khác trong sữa mẹ. Điều này còn giúp đề phòng gây bỏng.
Để bảo quản các thành phần trong sữa mẹ nên làm tan sữa trong tủ lạnh qua đêm, ngoài ra có thể giữ bình hoặc túi trữ sữa trong nước ấm (cao nhất là 37°C).
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, mẹ nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm.
tu khoa
sữa mẹ vắt ra để trong máy hâm được bao lâu
cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất
bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ thường
Bài viết Sữa mẹ để tủ lạnh có bị mất chất không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
Nấm Linh Chi Có Nên Để Vào Tủ Lạnh Không ?
Nấm linh chi được mệnh danh là “vua thảo dược” với hàng loạt công dụng tuyệt vời. Loại nấm trên có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim.
Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung,… Trong thành phần của thảo dược này có chứa hàng trăm hoạt chất bao gồm: Vitamin, axit amin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, các hoạt chất dược tính.
Đặc biệt, sự có mặt của 5 thành phần Polysaccharides, Germanium hữu cơ, Adenosine, Triterpenoid, Acid ganoderic đã mang đến nhiều công dụng đáng kinh ngạc.
Nấm Linh Chi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng như phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
Nấm linh chi mang lại hiệu quả tốt cho hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tim mạch, cơ xương khớp, bảo vệ cũng như phòng bệnh gan, thận,…
Sử dụng nấm Linh Chi giảm cholesterol, cân bằng huyết áp, tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường, phòng bệnh gout, hỗ trợ đau nhức xương khớp, ngăn ngừa suy nhược thần kinh,…
Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu thì nấm Linh Chi là “thần dược” có tác dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Chính bởi hàng loạt những công dụng cho sức khỏe mà loại nấm trên ngày càng được ưa chuộng.
Cuốn “Thần Nông bản thảo” còn xếp nấm Linh Chi vào hàng thượng phẩm, thậm chí ngang hàng với cả nhân sâm.
Có nên để nấm linh chi vào trong tủ lạnh không?
Tủ lạnh là vật dụng giúp bảo quản nhiều loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống,… Thế nhưng một thảo dược có giá trị lớn với nhiều hoạt chất dược tính như nấm Linh Chi thì có nên bảo quản trong tủ lạnh hay không vẫn là câu hỏi chung của nhiều người.
Theo đó, nếu mua nấm về, chúng ta chưa sử dụng hết thì quý khách có thể sử dụng tủ lạnh để bảo quản chúng khỏi bị mốc hay mối mọt. Câu trả lời chính là “nên bảo quản nấm Linh Chi vào tủ lạnh”.
Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả, bảo quản được lâu
Sử dụng nấm Linh Chi được bảo quản trong tủ lạnh để nấu nước uống hay chế biến các món ăn sẽ mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe.
Dùng khoảng 5 – 7gram nấm Linh Chi đem pha trà hay nấu nước rồi để nguội và uống 2 lần vào sáng, chiều là tốt nhất. Đây cũng là cách sử dụng quen thuộc dành cho những người bận rộn hiện nay.
Chú ý sử dụng bã nấm để nấu nước lần 2,3 sẽ tận dụng được hết những hoạt chất có trong chúng và phát huy công dụng cho sức khỏe.
Tuy nhiên, tùy thuộc sản phẩm nấm với chất lượng khác nhau mà bảo quản trong tủ lạnh sẽ đạt hiệu quả nhất định. Đới với các sản phẩm kém chất lượng đã bị mối mọt hay nấm mốc thì sử dụng tủ lạnh để bảo quản cũng không thể đạt được hiệu quả như ý.
Chú ý trước khi đem đi bảo quản thì khi mua nấm về cần phải phơi thật khô và đóng gói thật kín là tốt nhất. Sử dụng tủ lạnh để bảo quản cũng là một trong những cách thông dụng và được nhiều người áp dụng phổ biến hiện nay.
Nghiền nấm thành bột
Nấm linh chi sau khi được làm sạch, sấy khô thì có thể nghiền thành dạng bột. Với cách này, Nấm Linh Chi sẽ được bảo quản lâu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn là người sử dụng nấm nấu nguyên tai thì không nên bảo quản nấm theo cách này.
Ngâm rượu
Bạn có thể bảo quản Nấm Linh Chi bằng cách chế biến bằng cách ngâm rượu. Nếu bảo quản theo cách này, dùng các loại nồi sành sứ, thủy tinh thay cho đồ bằng kim loại để làm giảm thiểu các phản ứng hóa học độc hại.
Đây là cách bảo quản tiện lợi nhất có thể bảo quản nấm từ 1 – 2 năm và có thể sử dụng ngay khi cần.
Tìm hiểu phương pháp sấy khô nấm linh chi trước khi sử dụng và bảo quản
Việc mua và sử dụng Nấm Linh Chi ngày càng trở nên phổ biến hơn. Rất nhiều người mua nấm với số lượng lớn để sử dụng lâu dài.
Người tiêu dùng đặc biệt cần quan tâm đến việc chọn lựa sản phẩm chất lượng ( Nấm thật, đảm bảo thành phần cũng như hàm lượng dược tính, không bị mốc, mối mọt,…), đây là tiêu chí vô cùng quan trong trước khi bảo quản hay sử dụng để đảm bảo tác dụng hiệu quả và tốt nhất.
Nếu biết cách bảo quản, Nấm Linh Chi có thể sử dụng được rất lâu. Ngược lại, nếu bảo quản không đúng cách, loại nấm này rất dễ bị hư hại, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và sức khỏe của người dùng.
Chính vì thế, việc bảo quản Nấm Linh Chi là hết sức quan trọng, bất kỳ người nào đang sử dụng sản phẩm này đều phải tìm hiểu thật kỹ để bảo vệ chính mình.
Bên cạnh nấm Linh Chi được bảo quản trong tủ lạnh, ngâm rượu, hoặc nghiền thành bột thì hiện nay việc sấy khô, đóng gói hút chân không đang là phương pháp phổ biến và giúp bảo quản nấm Linh Chi được tốt nhất.
Thực hiện sấy khô bằng phương pháp truyền thống hay sấy theo phương pháp công nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại giúp tránh mối mọt và nấm mốc gây ảnh hưởng đến chất lượng của tai nấm.
Ngoài ra, với cách bảo quản này còn đảm bảo lưu giữ thành phần, hàm lượng dược tính cũng như tác dụng vốn có của loại nấm này.
Phương pháp sấy khô nấm quý khách nên tham khảo
Có 2 phương pháp sấy khô Nấm Linh Chi là sấy khô truyền thống và sấy khô công nghiệp:
Sấy khô truyền thống
Ngày 1: Phơi Nấm Linh Chi dưới ánh nắng mặt trời trong 6 – 7 giờ. Trong lúc phơi cần trở mặt nấm thường xuyên để toàn bộ tai nấm đều khô đều.
Ngày 2: Tiếp tục phơi nấm thêm 4 – 5 giờ. Trở mặt thường xuyên để nấm khô đều.
Ngày 3: Tiếp tục lật mặt vàng kem và phơi dưới nắng thêm 5-6 giờ nữa rồi mới cho vào chỗ mát để quạt gió làm khô.
Những ngày tiếp theo liên tục dùng quạt để thổi khô nấm linh chi cho đến khi nấm khô hết.
Với phương pháp này, thời gian để thực hiện khá lâu nhưng việc bảo quản chưa đạt hiệu quả cao nhất. Bởi chất lượng của nấm sẽ phụ thuộc vào độ nắng trong ngày và việc trở mặt nấm của người phơi. Phù hợp với việc bảo quản số lượng ít trong gia đình.
Phương pháp sấy khô công nghiệp:
Nếu dùng phương pháp sấy công nghiêp thì sau khi thu hái nấm linh chi xong nên sử dụng máy sấy hoặc lò sấy để thật khô.
Sau đó bọc túi nilong cẩn thận, chú ý để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp vào sản phẩm để tránh tình trạng ẩm mốc, mối mọt… Tốt nhất nên sử dụng túi nilong hút ẩm để được bảo quản an toàn.
Phương pháp này thích hợp cho các cơ sở sản xuất Nấm Linh Chi quy mô lớn. Cần đầy tư máy móc, thiết bị.
Tại Sao Ko Nên Bảo Quản Cà Chua Trong Tủ Lạnh
Alaska Miền Bắc Mách Nhỏ Bạn Những Mẹo Vặt Hay
Khi bạn cho cà chua vào tủ lạnh có thể khiến cà chua bị mất nước, thịt trở nên khô và vỏ thì nhăn nheo
Nói về 1 quả cà chua ngon là 1 quả cà chua có nhiều nước, thịt chắc, ngọt, nhiều bột. Cà chua chín cây đương nhiên bao giờ cũng ngon hơn chín ép.
Như mọi người vẫn thường nghĩ cho rau và trái cây vào tủ lạnh giúp chúng tươi lâu hơn nhưng riêng cà chua lại là một trường hợp khác. Cách bảo quản cà chua vừa chín tốt nhất là để nó ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C).
Khi bạn cho cà chua vào trong tủ lạnh, cái lạnh sẽ ngăn cản cà chua chín tiếp, đồng nghĩa với việc hương vị tươi ngon của cà chua sẽ ngừng phát triển. Lạnh sẽ khiến cà chua bị khô, vỏ cà chua trở nên nhăn nheo, nước bị mất và cà chua dễ vỡ khi bạn cắt thái. Khi đó, mùi vị ngọt thơm của cà chua cũng bị hao hụt.
Thay vì cất cà chua vào tủ lạnh, mà nên bảo quản cà chua ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ mát (chứ không phải lạnh). Nhiều người còn cẩn thận đặt cà chua ở hầm rượu. Để tránh cà chua bị thâm dập, không nên xếp đè chúng lên nhau. Hoặc nếu xếp nhiều lớp cà chua thì giữa các lớp nên đặt một tờ giấy ăn hoặc giấy báo lót.
Nếu bạn tình cờ mua phải hoặc được cho những quà cà chua đã được bảo quản trong tủ lạnh, hãy để chúng ở nhiệt độ phòng ít nhất một giờ để giúp cà chua hồi phục về trạng thái gần như chưa bị cất trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, nếu cà chua của bạn đã chín mọng và dự định mấy ngày nữa mới ăn hoặc nếu thời tiết nóng nực, bạn nên cho cà chua vào tủ lạnh để tránh tình trạng chúng nhanh bị hư thối.
Bạn không nên cất cà chua vào trong tủ lạnh, vậy còn những sản phẩm làm từ cà chua thì sao? Với những món ăn làm từ cà chua đã nấu chín như soup, nước sốt, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp thực phẩm lâu ôi thiu.
Với những món salad có cà chua, nếu không ăn hết, bạn cũng nên cất vào tủ lạnh, để trong một cái hộp kín. Tất nhiên, cà chua sẽ bị bở hơn nhưng cho vào tủ lạnh là cách bảo quản cà chua đã cắt tốt nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sữa Chua Không Để Tủ Lạnh Có Sao Không “ trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!