Xu Hướng 6/2023 # Sử Dụng Hợp Lý Insulin Trong Điều Trị Đái Tháo Đường # Top 14 View | Utly.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sử Dụng Hợp Lý Insulin Trong Điều Trị Đái Tháo Đường # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Hợp Lý Insulin Trong Điều Trị Đái Tháo Đường được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hạ đường huyết

Tiêm insulin có thể làm giảm mạnh và đột ngột nồng độ đường huyết, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê. Hạ đường huyết là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất, thể hiện bằng các triệu chứng sau:

– Suy nhược. – Nhức đầu.

– Cảm giác đói. – Rối loạn thị giác.

– Vã mồ hôi. – Lú lẫn.

Trong trường hợp này, nên cho bệnh nhân dùng ngay loại đường phân hủy nhanh (kẹo, viên đường, mứt) để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng kể trên. Trong trường hợp nặng hơn hoặc hôn mê, có thể cần tiêm một liều glucagon.

Loạn dưỡng lipid

Có thể hạn chế nguy cơ loạn dưỡng lipid (tăng sinh hoặc teo lớp mỡ dưới da) bằng cách thường xuyên thay đổi vị trí tiêm.

Tăng cân

Insulin có thể gây tăng cân do tác dụng kích thích quá trình đồng hóa.

Tương tác thuốc Nguy cơ hạ đường huyết

Nguy cơ hạ đường huyết có thể tăng lên khi sử dụng insulin đồng thời với các thuốc sau:

– Aspirin và các thuốc khác thuộc nhóm salicylic (đặc biệt khi dùng liều cao).

– Thuốc ức chế men chuyển.

– Rượu ethylic (khuyến cáo không nên dùng đồng thời với insulin) do có nguy cơ cao xảy ra hạ đường huyết. Cần tránh các loại đồ uống có chứa cồn và các dạng thuốc có cồn.

– Các thuốc chẹn beta, nhất là loại không chọn lọc trên tim như propranolol do bản thân các thuốc này cũng gây hạ đường huyết. Ngoài ra, các thuốc chẹn beta còn che lấp các phản ứng thần kinh thực vật trong cơn hạ đường huyết (đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi).

Trong trường hợp phải phối hợp các thuốctrên với insulin, cần dặn dò kỹ bệnh nhân và tăng cường giám sát đường huyết.

Nguy cơ tăng đường huyết

Một số thuốc có thể gây tăng đường huyết:

– Thuốc an thần kinh (clorpromazin): do khi sử dụng liều cao có thể có nguy cơ tăng đường huyết.

– Danazol: không nên dùng cùng insulin do có nguy cơ gây tăng đường huyết và có thể gây nhiễm toan ceton.

– Các thuốc có chứa tá dược là đường (lactose, sacarose…).

– Các hormon bản chất progesteron liều cao.

– Glucocorticoid.

– Các thuốc kích thích beta 2 (salbutamol, terbutalin…).

– Lợi tiểu thiazid và lợi tiểu quai.

Trong các trường hợp này cần giải thích kỹ trước cho bệnh nhân, tăng cường giám sát đường huyết và đường trong nước tiểu để chỉnh liều insulin phù hợp.

Các chế phẩm phối hợp các dạng insulin khác nhau

Hiện nay, hỗn hợp các dạng insulin được đóng trong các lọ thuốc tiêm, ống nạp dùng cho bút tiêm hoặc dạng bút tiêm đã có sẵn insulin. Insulin thuộc nhóm tác dụng chậm trong các dạng phối hợp này luôn là insulin NPH. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn cần kết hợp các dạng insulin để hiệu chỉnh liều của từng loại insulin nhanh và chậm. Trong trường hợp này, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

– Không phối hợp các loại insulin có pH khác nhau và của các hãng sản xuất khác nhau.

– Không pha trộn cồn hoặc các dung dịch sát khuẩn với insulin.

– Không pha insulin với các dung dịch có chứa tác nhân có tính khử (các thiol, muối sulfit…) do có thể làm phân hủy insulin.

– Trong trường hợp pha insulin thủ công bằng bơm kim tiêm, trước tiên, cần lấy loại insulin thuộc nhóm tác dụng nhanh (để tránh đầu bơm kim tiêm bị dính insulin thuộc nhóm tác dụng chậm), sau đó lấy insulin thuộc nhóm tác dụng chậm sau khi đã nạp vào trong ống insulin chậm một lượng khí tương đương với số đơn vị sẽ rút ra.

pH và insulin

– Bản thân insulin có pH trung tính trong khoảng 7 đến 7,8.

– Insulin glargin (Lantus) có pH là 4.

– Tinh thể insulin protamin (NPH) tan ở pH acid.

Đối với bệnh nhân ĐTĐ typ 2, có thể phải sử dụng thêm insulin nếu việc điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống không đảm bảo được nồng độ HbA1c mục tiêu. Có nhiều cách sử dụng insulin trong ĐTĐ typ 2.

– Phác đồ insulin 1 lần tiêm (sơ đồ “Bed-time”): duy trì thuốc điều trị ĐTĐ đường uống và bổ sung thêm một insulin chậm hoặc bán chậm buổi tối. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả trong trường hợp đường huyết lúc đói cao.

– Phác đồ insulin 2 lần tiêm: tiêm dạng hỗn hợp insulin buổi sáng và tối. Trong trường hợp kháng insulin, có thể duy trì metformin. Cách này thường được chỉ định cho người cao tuổi để thuận tiện trong quá trình sử dụng, nhưng thường khó điều chỉnh liều do chế phẩm được kết hợp sẵn.

– Phác đồ insulin 3 hoặc 4 lần tiêm:

+ Phác đồ insulin 3 lần tiêm (tiêm dạng hỗn hợp vào buổi sáng và tối, tiêm một chất tương tự insulin tác dụng nhanh vào buổi trưa).

+ Phác đồ insulin 4 lần tiêm, thường được gọi là chế độ “insulin cơ bản – bữa ăn” (basal – bolus) (một chất tương tự insulin tác dụng rất chậm mỗi ngày và một chất tương tự insulin tác dụng nhanh vào mỗi bữa ăn). Cách này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân hoàn toàn thiếu hụt insulin (cần thiết phải bổ sung insulin vào mỗi bữa ăn).

– Chỉ tiêm một chất tương tự insulin tác dụng chậm: thường dùng cho các trường hợp hạ đường huyết ban đêm và tăng đường huyết sau bữa ăn.

Quy định kê đơn:

Trong ĐTĐ typ 1, phác đồ insulin cần được sử dụng ngay để khắc phục tình trạng thiếu hụt insulin. Sơ đồ insulin cơ bản – bữa ăn mô phỏng tối ưu nhất sự tiết insulin sinh lý trong cơ thể. Chế độ này có thể thực hiện thông qua nhiều lần tiêm hoặc qua một bơm tiêm insulin đặt dưới da.

Bơm insulin là một dạng dự trữ insulin có chứa chất tương tự insulin tác dụng nhanh nối với mô dưới da bằng một catheter hoặc ống dẫn. Việc tiêm insulin được duy trì với tốc độ nền đã được chương trình hóa nhưng cũng có thể bơm theo ý muốn với một liều cao vào thời điểm trước bữa ăn (bảng 2).

Bảng 2: Đặc điểm của dạng bơm insulin trong thực tế

Ưu điểm

Nhược điểm

Cứ 3 ngày lại thay catheter, tránh phải tiêm nhiều lần.

Giảm mức dao động đường huyết và nguy cơ hạ đường huyết (ổn định hơn, có thể chương trình hóa với nhiều tốc độ khác nhau…).

Nguy cơ nhiễm khuẩn ở vị trí đặt bơm (nguy cơ thấp).

Chỉ định

Chống chỉ định

ĐTĐ không ổn định hoặc kém ổn định với chế độ tiêm nhiều lần.

ĐTĐ typ 2 với tình trạng kháng insulin nặng.

ĐTĐ ở các đối tượng:

– Trẻ em, thiếu niên.

– Có thời gian làm việc thường xuyên thay đổi.

– Phụ nữ có thai.

– Có biến chứng cấp cần phải ổn định đường huyết một cách tối ưu (bệnh lý thần kinh kèm theo đau, loét lòng bàn chân…).

Bệnh nhân có vấn đề về tâm thần.

Bệnh nhân không chú ý đến vấn đề tự giám sát đường huyết.

Các khuyến cáo khác

Bảo quản

– Các lọ insulin chưa mở cần được bảo quản trong ngăn dưới của tủ lạnh, không để ở ngăn đá do có thể làm thay đổi hoạt tính của insulin. Nên đặt nhiệt kế trong tủ lạnh để kiểm soát nhiệt độ.

– Các lọ insulin đã mở cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng để đảm bảo insulin tiêm dưới da sẽ gần với nhiệt độ cơ thể, giúp giảm đau và điều hòa quá trình khuyếch tán dưới da.

– Thời gian sử dụng một lọ insulin đã mở không nên vượt quá 28 ngày.

Kĩ thuật tiêm Lọ insulin và bơm tiêm insulin:

– Nếu chế phẩm insulin ở dạng hỗn dịch (đục như sữa), cần lắc nhẹ khoảng 10 lần để đưa thuốc trở về dạng hỗn dịch sau khi bị lắng.

– Với loại insulin tác dụng nhanh, không cần lắc do chế phẩm đã ở dạng dung dịch trong suốt.

– Khử trùng nắp lọ insulin với một miếng bông đã nhúng trong dung dịch diệt khuẩn.

– Trước khi rút insulin, hút không khí vào trong bơm kim tiêm một thể tích khí bằng với liều insulin cần lấy.

– Bơm không khí đã hút vào lọ insulin.

– Lấy insulin nhẹ nhàng, tránh làm xoáy dung dịch trong lọ.

– Loại bỏ bọt khí.

Bút tiêm insulin:

– Với insulin dạng hỗn dịch, cần lắc nhẹ khoảng 10 lần bút tiêm để làm đều hỗn dịch insulin tác dụng chậm.

– Lắp mũi tiêm vào bút tiêm.

– Vặn bút tiêm ở mức 2 đơn vị. Trước tiên, bơm hết 2 đơn vị này để loại bọt khí trong ống tiêm. Nếu nhìn thấy có giọt nước ở đầu bút tiêm là được. Nếu không, làm lại một lần nữa, cho đến khi thấy giọt nước ở đầu mũi tiêm.

– Chọn mức liều insulin tương ứng và tiêm.

Chọn vị trí tiêm tùy theo tốc độ giải phóng của insulin

– Chú ý phải sử dụng cồn để sát khuẩn da trước khi tiêm.

– Quay vòng các vị trí tiêm (có thể giữ cùng một vị trí tiêm vào một giờ tiêm nhất định).

– Quay vòng trên cùng một vị trí tiêm, tiêm ở các vị trí cách nhau khoảng 2 đến 3 cm.

– Có thể rút ngắn thời gian tác dụng của insulin nhanh bằng cách tiêm ở vị trí bụng, kéo dài thời gian tác dụng bằng cách tiêm vào đùi. Tiêm ở cánh tay cho thời gian tác dụng trung bình (hình 3).

– Tiêm một góc 90° hoặc 45°, có thể tiêm tại trạng thái bình thường hoặc kéo nhẹ da ở vùng tiêm.

– Đợi 10 giây trước khi rút mũi tiêm để insulin có thể khuyếch tán.

– Rút nhanh kim tiêm để tránh làm cho insulin thoát ra ở vị trí tiêm.

– Không xoa bóp ở vùng đã tiêm do có thể làm thay đổi mức độ giải phóng của insulin.

Theo dõi và giám sát Theo dõi hàng ngày, thông qua đường huyết mao mạch:

– Bệnh nhân đang điều trị bằng insulin cần định lượng đường huyết ít nhất là một lần trước mỗi bữa ăn.

– Thực hiện trong trường hợp phụ nữ có thai, mệt mỏi, thường khó tự nhận thấy cơn hạ đường huyết (cần kiểm tra 4 đến 6 lần/ngày).

– Trong trường hợp hoạt động thể lực bất thường và nhịn ăn.

Mục tiêu đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 3,9 đến 6,7 mmol/l và nồng độ 2h sau bữa ăn phải < 7,8 mmol/l. Đối với người cao tuổi, mục tiêu đường huyết là 5,6 đến 8,3 mmol/l lúc đói và < 11,1 mmol/l sau bữa ăn. Đối với phụ nữ có thai, mục tiêu đường huyết là < 5,3 mmol/l trước bữa ăn và < 6,7 mmol/l sau bữa ăn.

Theo dõi 3 tháng một lần HbA1c

Chỉ số này phản ánh giá trị trung bình của nồng độ đường huyết trong vòng 3 tháng. Mục tiêu < 6,5 % đến 7 % trong trường hợp đã kiểm soát tốt đái tháo đường.

Hiệu chỉnh liều insulin

– Xem lại quá trình điều trị: hiệu chỉnh liều insulin dựa trên kết quả đường huyết sau khi đã điều trị bằng insulin trong những ngày trước đó.

– Dự đoán các tình huống ảnh hưởng tới đường huyết: hiệu chỉnh liều dựa trên việc dự đoán trước các hoạt động thể lực bất thường hoặc bữa ăn kế tiếp.

+ Trong trường hợp tăng đường huyết không giải thích được trong ít nhất 3 ngày.

+ Ngay lần đầu tiên định lượng cho kết quả hạ đường huyết (< 3,9 mmol/l) không giải thích được.

+ Mỗi lần tăng hoặc giảm 1 IU insulin nếu liều insulin hiện tại < 10 IU.

– Hiệu chỉnh liều insulin tùy theo nguyên nhân trong các trường hợp tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết khác.

Những điều cần chú ý khi bệnh nhân nhịn ăn

– Dạng insulin hỗn hợp, insulin tác dụng nhanh: ngừng sử dụng.

– Dạng hoạt chất tương tự insulin tác dụng chậm hoặc dạng NPH: tiếp tục sử dụng, nhưng giảm liều khoảng 20 đến 30 %, với giả thiết là liều insulin nền có thể quá cao.

– Bơm insulin: duy trì tốc độ tiêm (có thể giảm liều một lượng nhỏ), không tiêm tĩnh mạch nhanh.

Trong mọi trường hợp, đường huyết có thể sẽ tăng vào thời điểm bữa ăn kế tiếp và cần phải tiếp tục hiệu chỉnh liều insulin.

Những điều cần lưu ý khi bệnh nhân bị hạ đường huyết

– Nếu bệnh nhân tỉnh táo: cần bổ sung đường tức thì bằng 15 g đường hấp thu nhanh (có thể là 3 viên đường hoặc một cốc nước cam). Theo dõi đường huyết 30 phút đến 1 giờ sau đó và không để bệnh nhân ở một mình. Tìm các yếu tố gây hạ đường huyết để tránh lặp lại.

– Nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức: bổ sung đường tức thì bằng tiêm bắp 1 ống Glucagen (glucagon) hoặc tiêm tĩnh mạch 2 đến 3 ống glucose 30% , sau đó chuyển sang glucose 5-10 % trong vòng 24h.

Quế Điều Trị Tiểu Đường

Gia đình bạn có dùng quế làm gia vị trong các món ăn không? Quế là một loại gia vị rất tốt cho sức khỏe, và gia tăng thêm hương vị của thức ăn. Dùng quế điều trị tiểu đường sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả hơn so với các bệnh nhân không dùng loại gia vị dược này hàng ngày.

Quế còn là vị thuốc đã được Đông y sử dụng kết hợp trong các bài thuốc dùng bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh.

(Quế có tác dụng kiểm soát đường huyết rất tốt)

Theo nghiên cứu, quế có tác dụng ổn định đường huyết

Theo một nghiên cứu mới đây, hợp chất cinnamaldehyde được tìm thấy trong quế có tác động cải thiện đường huyết, nhờ kích thích sản sinh insulin và tăng độ nhạy của insulin để insulin hoạt động hiệu quả hơn. Trong cuộc nghiên cứu, bệnh nhân được cho sử dụng (liều lượng dao động từ 120 mg đến 6 gr trong lúc ăn hoặc sau khi ăn các bữa mỗi ngày, trong vòng từ 4 đến 18 tuần) so với người không sử dụng quế.

Kết quả thu được, cả lượng đường huyết và cholesterol, chất béo trung tính triglyceride đều được cải thiện, đồng thời bổ sung liều lượng các cholesterol tốt, các chỉ số này có thể giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng về tim mạch. Đạt được lượng đường huyết lúc đói 25milligram/deciliter (tuy không hiệu quả bằng thuốc metformin) nhưng hiệu quả cao hơn các loại thuốc điều trị khác.

Điểm vượt trội chính là dùng quế không có tác dụng phụ, các loại thuốc tuy hiệu quả ban đầu nhưng kèm theo đó là các tác dụng phụ nguy hiểm.

Vậy nên, dùng cũng là một lựa chọn phù hợp và gần gũi cho bệnh nhân, chỉ bằng kết hợp trong các món ăn hay nước uống.

Các món ăn từ quế trong điều trị tiểu đường đơn giản cho bệnh nhân

Theo những nhận định đáng tin cậy từ các chuyên gia dinh dưỡng, dùng quế thường xuyên trong các bữa ăn, có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh. Đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho người có nguy cơ cao mắc căn bệnh nan y này.

1. Làm gia vị ướp các món thịt kho, cá, làm tăng hương vị cho các món bánh:

Ướp cho món thịt kho, làm sốt cho món cá thêm vị ngon lạ miệng, tăng hương vị cho món bánh nướng làm tại nhà. Tất cả đều có thể khéo léo cho thêm chút bột quế, vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe, nhất là gia đình có bệnh nhân tiểu đường. Gợi ý món ăn cho bạn cùng quế:

+ Sườn heo ướp bột quế kho

+ Cá áp chảo sốt quế

+ Bò nướng quế hồi

+ Thịt kho trứng quế hồi.

2. Thêm quế vào cháo yến mạch vào buổi sáng cho bệnh nhân tiểu đường, yến mạch sẽ tăng thêm phần mới lạ và hấp dẫn hơn ngày thường bằng cách rắc một ít bột quế lên tô cháo yến mạch đã nấu chín. Hoặc bạn có thể bỏ vỏ quế vào nước đun sôi 10 phút, sau đó pha yến mạch, thêm chút trái cây tươi như dâu, chuối,… đều rất ngon.

(Nên dùng quế hàng ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường)

Dùng quế điều trị tiểu đường đồng thời tăng sức khỏe toàn diện cho cơ thể bệnh nhân

Ngoài làm gia vị tạo thêm hương vị ngon và lạ cho các món ăn thường ngày, bệnh nhân tiểu đường có thể dùng quế làm món nước uống để hỗ trợ điều trị bệnh:

1. Uống nước vỏ quế khô: Uống nước vỏ quế khô mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định đường huyết, giảm cholesterol xấu trong cơ thể, tăng cường hoạt động trí não, hỗ trợ điều trị cảm mạo khi mùa đông, giảm đau nhức xương khớp, …

Cách chế biến rất đơn giản, 1) Bạn cho vài que quế khô cho vào ấm nấu khoảng 10 phút rồi đổ ra bình, chia đều uống cả ngày; 2) Bạn dùng bột quế, rắc vào ly nước sôi, đợi khoảng 1 -3 phút cho tan, uống như trà.

Thêm chút bột quế vào tách cà phê sáng sẽ giúp bạn minh mẫn cho cả ngày làm việc, đồng thời còn kiểm soát tốt lượng đường huyết. Bạn sẽ thích hương vị mới cho tách cà phê + quế này đấy!

3. Dùng trà với quế + mật ong + chanh:

Kết luận, sử dụng quế điều trị tiểu đường ngoài là loại gia vị yêu thích của nhiều gia đình Việt trong các món ăn quen thuộc, bột quế/ vỏ quế khô có thể tạo ra món nước uống giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm và rất ngon miệng nữa.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Lựa chọn những “tuyệt tác” của thiên nhiên sẽ giúp bạn khỏe tự nhiên đấy!

Lưu Ý Khi Sử Dụng Tretinoin Trong Điều Trị Mụn

Sử dụng Tretinoin trong điều trị mụn là gì?

Tretinoin, còn được gọi là axit retinoic toàn liên kết-trans. Thành phần được sinh ra ở đời đầu tiên trong ngôi nhà Retinoids. Việc sử dụng Tretinoin nên cần được sự cho phép của bác sĩ để cho kết quả tốt nhất.

Cách hoạt động của Tretinoin trị mụn

Trước khi xem về cách hoạt động của Tretinoin, chúng ta hãy điểm qua trước sự hình thành của mụn

Mụn hình thành là do quá trình tắc nghẽn lỗ chân lông, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dẫn bã nhờn ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn (comedone). Khi nhân mụn đã hình thành, vi khuẩn P. acnes có sẵn ở lỗ chân lông sẽ phát triển. Và nếu tồi tệ hơn có thể dẫn đến viêm, mủ và mụn nhọt lớn dưới lỗ chân lông.

Hoạt động của Tretinoin trị mụn sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp lưu thông tế bào chết mắc kẹt trong lỗ chân lông, tạo sự thông thoáng và đẩy lớp tế bào chết lên bề mặt. Khi lớp tế bào chết được bỏ đi, lớp da mới hình thành, chống viêm nhiễm cho da và loại bỏ mụn trứng cá.

Những tác dụng của Tretinoin là gì?

Tretinoin có khả năng điều trị mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn viêm đỏ, mụn mủ,…

Ngăn ngừa nếp nhăn và quá trình lão hóa da

Làm đều màu da và sáng da, trị thâm nám

Tăng quá trình sản sinh collagen, giúp da đàn hồi và căng mịn, tươi trẻ

Trị tổn hại từ tia tử ngoại

Những lưu ý khi sử dụng Tretinoin

Đây là sản phẩm bạn không nên dùng khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thậm chí chuẩn bị cho thời kỳ trước khi mang thai để đảm bảo sự an toàn tối ưu.

Không dùng chung với các sản phẩm có cồn và hương liệu cũng như các sản K phẩm có nồng độ đặc trị cao Axit Azelaic, như AHA, BHA, Retinol.

Tuần đầu tiên sử dụng, hãy thoa sau lớp dưỡng ẩm trước để giảm thiểu tình trạng kích ứng và khô da.

Chỉ dùng đủ một hạt đậu đen và không được tham. Tretinoin khi dùng quá liều sẽ gây ra những vết đỏ, rát và dễ kích ứng hơn chứ không bổ hơn!

Tránh sử dụng tretinoin cho vùng mắt và vùng môi

Vào ban ngày luôn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ lớp da mới nhạy cảm

Kiến Thức Cần Biết Khi Sử Dụng Hydroquinone Trong Điều Trị Nám Da

Hydroquinone vốn được xem là 1 chất quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị nám, nghĩa là nhắc đến nám, người ta không nghĩ gì khác đầu tiên ngoài Hydroquinone. Mặc dù ngày nay, đã và đang có rất nhiều hợp chất khác được nghiên cứu nhằm thay thế vị trí này của Hydroquinone với độ an toàn cao hơn cho người dùng, tuy nhiên việc sử dụng Hydroquinone đến ngày nay vẫn còn tiếp tục và được ưa chuộng bởi các bác sĩ da liễu. Riêng 1 vài nước hiện nay đang cấm sử dụng Hydroquinone, 1 vài nước khác cho phép sử dụng nhưng ở mức có thể quản lý và kiểm soát. Tuy nhiên nếu bạn thực sự có nhu cầu dùng sản phẩm này, hãy đọc qua bài viết này để nắm 1 vài nguyên tắc cơ bản nhằm đạt hiệu quả dưỡng da cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho làn da của mình.

Hydroquinone vốn được xem là một chất quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị nám

1. Thời gian sử dụng Hydroquinone

Hydroquinone nên được sử dụng trong chu kỳ 4 tháng, xen kẽ với Kojic Acid, Azelic Acid, Arbutin và chất làm sáng da khác (đặc biệt nếu bạn có làn da sẫm màu)

Hydroquinone được sử dụng trong hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị nám da vì có khả năng ức chế enzyme tyrosinase – 1 yếu tố quan trọng trong việc gia tăng sắc tố melanin trên da. Miễn là bạn cứ tiếp tục sử dụng Hydroquinone, bạn sẽ có thể ức chế được tyrosinase, từ đó kiểm soát quá trình sản xuất sắc tố da.

Tuy nhiên không may là, khi bạn ngưng sử dụng Hydroquinone, tyrosinase không còn bị ức chế. Tuy chậm nhưng chắc chắc màu sắc tự nhiên trước đó của da sẽ trở lại, nám da lại tái phát nếu bạn chăm sóc và bảo vệ da không đúng cách.

Để an toàn khi hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị nám da, các bạn hãy lưu ý đến hàm lượng và thời gian sử dụng Hydroquinone

Nhưng nếu bạn nghĩ rằng cứ tiếp tục sử dụng Hydroquinone liên tục thì hãy suy nghĩ thật kỹ. Ở những bệnh nhân có màu da tối hơn, sử dụng Hydroquinone trong thời gian quá dài có thể gây ra hiện tượng Ochronosis, 1 dạng đổi màu da vĩnh viễn, da có thể sạm đen vĩnh viễn hoặc mất sắc tố khiến da xuất hiện những vùng da trắng loang lổ. Ochronosis là 1 dạng bệnh đổi màu da vĩnh viễn, xuất hiện do sự chuyển đổi của phenylalanine hoặc Tyrosine trong cơ thể. Đa phần hiện tượng này chỉ được ghi nhận ở những bệnh nhân có màu da tối.

Do đó để an toàn cho người dùng, hầu hết các bác sĩ da liễu đều khuyên sử dụng Hydroquinone chỉ giới hạn trong chu kỳ 4 tháng, xen kẽ vào những tháng còn lại là các chất có khả năng ức chế Tyrosinase nhẹ hơn, chẳng hạn như Azelic Acid, Kojic Acid và Arbutin.

2. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa benzoyl peroxide khi đang sử dụng sản phẩm có chứa Hydroquinone

Sử dụng Hydroquinone với bất kỳ sản phẩm nào có chứa peroxide như hyfrogen peroxide hoặc benzoyl peroxide có thể gây ra hiện tượng da bị sạm màu tạm thời. Hiện tượng này có thể được loại bỏ bằng xà phòng và nước nhưng tốt nhất vẫn là nên tránh sử dụng những thành phần này cùng lúc, nhất là khi đang hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và chăm sóc da bằng Benzoyl peroxide trong khi hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị nám sạm, đốm nâu bằng Hydroquinone.

3. Không sử dụng bất cứ sản phẩm nào có chứa Resorcinol trong khi đang sử dụng sản phẩm có chứa Hydroquinone

Thường thì ochronosis chỉ xuất hiện ở những người có làn da sẫm màu nhưng hiện tượng này cũng sẽ xảy ra nếu bạn kết hợp sử dụng resorcinol cùng hydroquinone. Hàng trăm trường hợp mắc phải chứng ochronosis được ghi nhận là áp dụng phương pháp hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị kết hợp resorcinol và hydroquinone ở Nam Phi những năm trước 1984.

Hậu quả của việc sử dụng Hydroquinone kết hợp với Resorcinol là mắc chứng ochronosis ( làn da sẫm màu)

4. Không sử dụng Hydroquinone bất cứ khu vực da nào gần mắt

Khi Hydroquinone tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ ảnh hưởng đến sắc tố của mắt và tổn thương giác mạc vĩnh viễn

5. Hydroquinone không có mối liên hệ trực tiếp đến ung thư ở người – chỉ xuất hiện ở chuột

Một số thông tin cho rằng việc sử dụng Hydroquinone nếu lạm dụng có thể gây ung thư da. Tin đồn này xuất phát từ 1 nghiên cứu thử nghiệm trên chuột có tiếp xúc với Hydroquinone đã cho thấy có sự phát triển khối u gan. Tuy nhiên những kết quả của báo cáo này trong 1 thời gian dài đã gây ra hiểu lầm và cũng đã được các chuyên gia da liễu giải thích kỹ càng trong 1 đánh giá khác được thực hiện năm 2006 trên tạp chí the Journal of the American Academy of Dermatology.

Các sản phẩm thoa ngoài có chứa Hydroquinone ở nồng độ tiêu chuẩn không gây ra ung thư da

Thay vì có hại cho da, Hydroquinone sẽ làm tăng số lượng khối u gan lành tính (không phải ung thư), giảm tỷ trọng của các khối u gan ung thư ở chuột, do đó cho thấy rằng Hydroquinone có thể biểu hiện tác dụng bảo vệ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Hợp Lý Insulin Trong Điều Trị Đái Tháo Đường trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!