Bạn đang xem bài viết Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính #1: Ống Kính Zoom được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ống kính zoom cho phép bạn sử dụng những độ dài tiêu cự khác nhau mà không phải thay ống kính, trên thực tế giúp chúng trở nên rất hiệu quả. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn các loại ống kính zoom khác nhau và các đặc điểm của chúng. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
Chỉ với 1 ống kính zoom, bạn có thể tạo ra những cách biểu đạt khác nhau
Lợi ích – Chỉ một ống kính có thể bao hàm dải độ dài tiêu cự rộng – Bạn không phải liên tục thay ống kính
Nhược điểm – Đa số ống kính zoom có số f tối đa lớn ( khẩu độ tối đa nhỏ)
Ống kính zoom rất tiện khi sử dụng-tất cả những gì bạn cần làm là xoay vòng zoom để thay đổi độ dài tiêu cự. Việc này giúp bạn không phải thay ống kính, điều này ngược lại có nghĩa là ít có khả năng bạn bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh hơn. Nó cũng giảm số lượng ống kính bạn cần mang theo, và thiết bị nhẹ hơn luôn có là một điểm cộng nhất là khi bạn đi du lịch, hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời chẳng hạn như đi phượt. Đây là lý do tại sao ống kính theo bộ hầu như luôn là ống kính zoom.
Dải độ dài tiêu cự mà một ống kính có thể chụp ‘ dải tiêu cự ‘ hay ‘dải độ dài tiêu cự’ của nó) được cho biết trên ống kính. Ví dụ, dải “18-55mm” có nghĩa là bạn có thể thay đổi độ dài tiêu cự đến bất kỳ giá trị nào nằm trong khoảng từ 18mm đến 55mm. Độ dài tiêu cự càng ngắn mang lại cho bạn góc xem càng rộng. Độ dài tiêu cự càng dài, nó cho phép bạn phóng càng to đối tượng ở xa.
Một điểm bạn nên lưu ý là so với ống kính một tiêu cự, ống kính zoom có xu hướng có số f tối đa lớn hơn (khẩu độ tối đa nhỏ hơn). Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng ống kính zoom để chụp ở một địa điểm thiếu sáng, có khả năng cao hơn là bạn phải sử dụng độ nhạy sáng ISO cao hơn. Mức nhòe trong hiệu ứng bokeh (phiên bản tiếng Anh) mà bạn có thể tạo ra bằng ống kính zoom cũng sẽ bị giới hạn, so với ống kính một tiêu cự có thể có khẩu độ tối đa lớn hơn. (Chúng tôi sẽ giải thích thêm về hiệu ứng bokeh trong một bài viết trong tương lai.)
Khái niệm chính (1): Các loại ống kính zoom
Có 4 loại ống kính zoom. Ống kính zoom góc rộng cho phép bạn chụp được khu vực cảnh rộng. Ống kính zoom tiêu chuẩn và ống kính siêu zoom bao phủ một dải độ dài tiêu cự rộng bao gồm tầm tele. Trong khi đó, ống kính zoom tele cho phép bạn chụp ảnh cận cảnh các đối tượng ở xa. Tất cả 4 loại ống kính zoom đều có ở các phiên bản tương thích với máy ảnh DSLR full-frame, máy ảnh APS-C DLSR, hoặc máy ảnh mirrorless EOS M-series.
Khái niệm chính (2): Dải tiêu cự rộng
Ống kính zoom là phổ biến với nhiều người vì chúng có thể bao phủ một dải tiêu cự rộng. Ví dụ, bạn chỉ cần 1 ống kính zoom tiêu chuẩn để bao phủ toàn bộ dải độ dài tiêu cự từ góc rộng đến tele. Việc có một dải tiêu cự như thế cho phép bạn thay đổi hình thức của ảnh cuối cùng, hoặc bằng cách bao nhiều nhiều phần cảnh hơn vào khung hình, hoặc bằng cách phóng to một vùng cụ thể.
Như phần trên cho thấy, mặc dù khẩu độ tối đa có thể là khác nhau, ống kính EF24-105mm f/4L IS USM có thể bao phủ dải tiêu cự bằng 4 ống kính một tiêu cự khác nhau.
Khái niệm chính (3): Khẩu độ khả biến và khẩu độ cố định
Khái niệm chính (4): Khẩu độ tối đa trên ống kính có khẩu độ khả biến
Khẩu độ tối đa trên một ống kính có khẩu độ khả biến được thể hiện như một dải, chẳng hạn như “f/3.5-5.6”. Khẩu độ tối đa càng lớn (số f càng nhỏ) áp dụng ở đầu góc rộng, và nhỏ dần về phía số f lớn hơn khi độ dài tiêu cự tăng lên.
Ví dụ: Trên ống kính EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS STM
Khái niệm chính (5 ): Khẩu độ tối đa và mức bokeh
Trong ví dụ bên trên, ở góc rộng 24mm, khẩu độ tối đa có thể là f/3.5 trên ống kính có khẩu độ khả biến và f/2.8 trên ống kính có khẩu độ cố định. Sự chênh lệch là khoảng 1/3 f stop, có thể có vẻ nhỏ nhưng có thể dẫn đến những khác biệt rõ rệt về hiệu ứng bokeh. Lưu ý hiệu ứng bokeh hậu cảnh nổi bật hơn như thế nào trong ảnh chụp bằng ống kính zoom có khẩu độ cố định.
Trong ví dụ bên trên, ở độ dài tiêu cự 70mm (tầm tele), số f tối đa là f/5.6 trên ống kính có khẩu độ khả biến, và f/2.8 trên ống kính có khẩu độ cố định-chênh lệch 2 f stop. Sự chênh lệch lớn hơn này cũng chuyển thành hiệu ứng bokeh-ảnh chụp bằng ống kính có khẩu độ cố định có hiệu ứng bokeh hậu cảnh nhòe nhiều hơn. Nếu hiệu ứng bokeh đóng vai trò quan trọng trong phong cách chụp của bạn, bạn có thể nhận được lợi ích nhiều hơn từ một ống kính có khẩu độ cố định.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Bảo Quản Ống Kính Máy Ảnh Như Thế Nào?
Ống kính là thành phần đắt tiền và dễ hư hại nhất trong một bộ máy ảnh. Cho nên, dành thời gian bảo quản ống kính máy ảnh là cần thiết. Mình từng làm trầy không ít ống kính trong những ngày đầu sử dụng máy ảnh. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cách vệ sinh & bảo quản ống kính cho đúng. Để hạn chế trầy xước hư hỏng.
Nên bảo vệ ống kính bằng UV Filter
Mình từng phân vân nên sử dụng Filter hay không? Sau đó mua nhiều filter hoya cho ống kính khác nhau. Mình biết filter làm thay đổi chất lượng ảnh. Nhưng rất khó nhận ra ảnh hưởng của filter trong những điều kiện thuận lợi.
Ảnh vẫn giữ được độ sáng, màu sắc và độ tương phản tốt. Filter chỉ lộ rõ những hạn chế trong một số điều kiện chụp nhất định. Đặc biệt khi chụp ngược sáng, dưới ánh đèn công suất cao. Filter làm ảnh thêm nhiều bóng ma (ghost) và loé (flare) hơn. Nên mình quyết định tháo một số filter đang sử dụng.
Mình nhận thấy ống kính hao mòn rất nhanh khi tháo Filter. Mặc dù sử dụng lenspens, giấy lau, da cừu đủ kiểu. Nhưng vài chiếc ống kính đã bị xước. Trong đó có chiếc Nikon 70-200 VR II của mình xước mấy đường luôn. Làm mình đau tim mấy hôm…😢
Sau nhiều thử nghiệm trên những ống kính rẻ hơn. Mình nhận thấy ống kính máy ảnh dễ hư hỏng khi không sử dụng filter. Chúng rất dễ bị xước, bám bụi và lọt bụi vào bên trong. Chúng ta nên gắn filter để hạn chế tối đa những hư hỏng này.
Tất nhiên giảm rất nhiều thời gian vệ sinh ống kính. Đánh đổi chất lượng ảnh để ống kính ở trạng thái hoàn hảo nhất là xứng đáng. Chúng ta không phải lo xước, lo bụi, vân tay lên ống kính nữa. Nếu bạn quyết định không sử dụng filter thì hãy tham khảo phần sau của bài viết.
Cách vệ sinh ống kính máy ảnh
Có lẽ khái niệm sạch bụi trên lens của mọi người là khác nhau. Gần như chưa bao giờ mình hài lòng về cách mọi người vệ sinh lens. Nhìn thoáng qua thì có vẻ sạch đẹp. Nhưng để ý một chút thôi sẽ thấy nguyên một lớp dầu mỡ rất mỏng. Bởi vì vệ sinh bằng quần áo, bông, hà hơi không thể loại bỏ những vết này.
Một số bạn sử dụng bộ vệ sinh chuyên dụng thì ổn hơn chút. Nhưng hay bị xước ống kính do sử dụng chưa đúng cách. Để mọi chuyện tốt nhất, chúng ta nên mua một bộ vệ sinh máy ảnh loại hịn chút xíu và tìm hiểu cách sử dụng.
Hiện tại mình sử dụng bộ vệ sinh máy ảnh của VSGO khoảng 200 ngàn. Sản phẩm có giá hơi cao nhưng hiệu quả tốt. Vậy sử dụng như thế nào đây?
Chổi vệ sinh ống kính máy ảnh
Mặt trước của ống kính luôn bám bụi, vân tay, dầu mỡ và đủ thứ khác. Tất nhiên kèm theo những hạt cát rất cứng. Để không làm xước ống kính. Mình thường dùng chổi lông mềm quét trên bề mặt ống kính thật nhẹ nhàng. Nhằm loại bỏ những hạt bụi cứng ra khỏi ống kính trước khi vệ sinh chi tiết hơn
Bạn có thể dốc ngược ống kính để có hiệu quả tốt nhất. Chúng ta nên quét từ tâm ống kính ra rìa, thay vì làm ngược lại. Như vậy không gom bụi vào một chỗ làm hư hại ống kính. Bước này giống như phải quét nhà trước khi lau vậy. Để nguyên bụi mà lau thì kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đấy.
Bóng thổi bụi máy ảnh
Sau khi loại bỏ những hạt bụi lớn, chắc chắn còn bụi mịn lơ phơ trên bề mặt ống kính. Bạn đã bao giờ dùng máy hút bụi chưa? Chúng ta sử dụng bóng thổi xịt nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt ống kính.
Nhằm thổi bay những hạt bụi mịn càng nhiều càng tốt. Mặc dù hơi ngược với cách hoạt động của máy hút bụi, nhưng hiệu quả đem lại tương tự nhau. Ok, chúng ta có một sàn nhà khá tươm tất rồi đấy. Giờ đi pha nước rừa và dùng khăn lau thôi nào.
Vệ sinh ống kính bằng khăn vải
Bộ vệ sinh kèm theo một lọ dung dịch không cồn, không mùi, không màu. Dung dịch giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và hạn chế nấm trên bề mặt ống kính. Chúng ta xịt dụng dịch lên khăn vải đi kèm bộ sản phẩm.
Nhẹ nhàng lau từ tâm ra rìa ống kính cho đến khi thật sạch. Ống kính sẽ có một lớp màng bao quanh và tự động biến mất sau khoảng 5 tới 10 giây. Trả lại cho bạn một bề mặt hoàn hảo như mới.
Quan trong nhất là loại bỏ những hạt bụi lớn, bụi mịn. Bạn càng làm chi tiết bao nhiêu thì càng hạn chế xước bấy nhiêu. Nếu làm ẩu như mình thời gian vừa qua. Khi lau bằng khăn vải, sẽ giống như đánh giấy nhám trên mặt kính vậy.
Chắc chắn sẽ xước và không thể phục hồi được. Chắc hẳn một số bạn thích sử dụng lenspen và giấy lau lens. Mình cũng sử dụng 2 loại này nên có một vài kinh nghiệm muốn chia sẻ.
Có nên sử dụng Lenspen vệ sinh ống kính
Lenspen sử dụng đầu da kết hợp với carbon giúp loại bỏ dầu mỡ bụi mịn rất tốt. Nhưng chỉ tốt trong vài lần đầu tiên mà thôi. Lenspen dễ làm xước ống kính khi tái sử dụng quá nhiều lần.
Những hạt bụi sẽ bám vào đầu Lenspen gây trầy xước ống kính. Chúng ta nên vệ sinh thật sạch ống kính bằng chổi lông, bóng xịt khí sau đó mới dùng lenspen. Tất nhiên cũng nên thổi bụi đầu Lenspen sau khi sử dụng. Mình đã làm xước ống kính bằng Lenspen. Nên bạn hãy lưu ý khi sử dụng Lenspen nhá. Chúng ta cũng nên thay Lenspen khi quá mòn hoặc hết Carbon.
Giấy lau lens Zeiss
Có lẽ đây là giấy lau ống kính xịn nhất trong thời điểm này. Được hãng Zeiss làm riêng cho các thiết bị quang học. Giấy lau lens Zeiss làm sạch nhanh, loại bỏ dầu mỡ, diệt khuẩn rất tốt. Gần như không có gì để chê ngoài mắc tiền. Nhưng cũng có một vài lưu ý. Chúng ta nên sử dụng chổi lông, bóng thổi bụi để loại bỏ bụi cứng trước khi sử dụng giấy lau lens.
Nếu để nguyên hiện trạng và lau ngay rẩt dễ làm xước ống kính. Bởi vì bụi sẽ gom vào giấy và di chuyển khắp bề mặt ống kính. Bụi thường cứng hơn chất liệu bề mặt nên chắc chắn xước. Nếu thực hiện tốt khâu làm sạch bằng chổi lông, bóng thổi bụi thì ngon. Không có gì để chê giấy lau lens cả. Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu cách vệ sinh ống kính máy ảnh và những điểm cần lưu ý.
Nên dùng túi bảo vệ ống kính
Đa số các hãng đều tặng kèm túi bảo vệ ống kính. Nhằm hạn chế bụi bẩn, va đập và tác động môi trường lên thân vỏ ống kính. Nhưng một số bạn thích lens trần hoặc không biết đến phụ kiện này. Điều này cũng ok thôi, nhưng sẽ làm ống kính bị bụi và xuống sắc nhanh hơn. Theo kinh nghiệm của mình.
Chúng ta nên sử dụng túi bảo vệ riêng cho từng ống kính. Túi được làm bằng mút mềm, giúp ống kính an toàn hơn trong balo. Đồng thời hạn chế thiết hại nếu bạn lỡ làm rớt. Bạn có tìm mua trên Shopee với từ khoá ” túi bảo vệ ống kính máy ảnh “. Chúng ta nên bảo vệ ống kính thật tốt thay vì phó mặc cho môi trường. Chắc chắn sau nhiều năm. Bạn sẽ thấy tính cẩn thận mang lại kết quả rất ấn tượng đấy.
Nên bảo quản ống kính trong tủ chống ẩm
Nấm mốc có mọi nơi trong không khí. Chúng bám vào bề mặt ống kính và đợi điều kiện thuận lợi để phát triển.
Nếu bạn có ý tưởng bỏ ống kính trong balo 1 tuần, 1 tháng mà không ngó tới. Chắc chắn bạn sẽ hối hận khi nhận được kết quả. Nấm mốc phát triển rất nhanh trong điều kiện thuận lợi như vậy. Dù vệ sinh sạch sẽ cỡ nào đi nữa, nhưng để trong môi trường độ ẩm cao thì cũng tạch thôi.
Để ống kính ở trạng thái tốt & an toàn nhất. Bạn hãy chuẩn bị một chiếc tủ chống ẩm. Có thể làm bằng hộp kín khí hoặc tủ chuyên dụng. Nhằm giữ độ ẩm trong mức 40%. Độ ẩm thấp sẽ hạn chế nấm mốc phát triển trên bề mặt ống kính. Nếu lỡ phát triển rồi, không có cách nào quay trở lại tráng thái ban đầu. Lớp phủ trên ống kính sẽ hư, để lại rễ tre sau khi vệ sinh xong. Tủ chống ẩm là cần thiết với tất cả người chơi máy ảnh. Đắt rẻ gì cũng được, miễn sao giữ được độ ẩm trong mức 40%.
Nên phơi nắng ống kính để hạn chế nấm mốc
Bảo quản ống kính trong tủ chống ẩm nhiều tháng không phải ý hay. Tủ chống ẩm chỉ hạn chế thời gian nấm mốc phát triển thôi. Nhưng không thể ngăn hoàn toàn được. Mình thường phơi ống kính dưới nắng để diệt nấm mốc.
Tia UV trong ánh sáng kèm nhiệt độ cao sẽ diệt hết các loại nấm. Kết hợp tủ chống ẩm và phơi nắng là hai cách rất tuyệt để bảo quản ống kính máy ảnh. Mình từng quá tin tưởng vào tủ chống ẩm nên làm mốc lens khác mắc tiền đây. Cho nên đừng nghi ngờ điều mình nói…😣
Có nên tháo ống kính khi không sử dụng
Mình thường xuyên nhận được câu hỏi “Có nên tháo ống kính khi không sử dụng”? Theo kinh nghiệm, chúng ta không phải tháo ống kính khi không sử dụng. Nếu bạn có một chiếc ống kính, thì cứ gắn liên tục trên máy mà dùng. Dùng xong cất cả cụm vào tủ chống ẩm là được. Vừa ngăn được bụi bẩm và đỡ mất thời gian.
Trừ khi có quá nhiều ống kính và đang hết không gian trong tủ chống ẩm. Thì hãy háo ống kính để sắp xếp được gọn gàng hơn. Việc lắp ống kính liên tục không gây hư hại hao mòn gì. Cho nên không phải phân vân về vấn đề này. Cứ làm như bạn muốn là đươc. Những tiểu tiết như vậy không đáng để tốn thời gian suy nghĩ.
Có nên tháo ống kính khi để trong balo
Nhiều bạn hỏi có nên tháo ống kính khi để trong balo. Trường hợp sử dụng balo chuyên dụng bảo quản máy ảnh. Chúng thường có ngăn cho ống kính riêng lẻ. Tất nhiên cũng có ngăn dành cho cả máy & lens gắn liền. Đối với những balo này, bạn cứ gắn cả máy & lens trong khi đi tác nghiệp.
Không cần phải tháo ra làm gì cho mất việc và tốn thời gian. Ngàm trên máy ảnh rất cứng. Trừ khi đánh rớt balo hoặc cố tình làm hư hại. Còn không có chuyện hư lens khi bảo quản như vậy.
Có nên tháo lens để vệ sinh
Mình biết nhiều bạn thích sự hoàn hảo và mình cũng thế. Đặc biệt trong thời gian đầu sử dụng máy ảnh. Chúng ta chú ý tới từng hạt bụi trong ống kính & kính ngắm. Những hạt bụi đó làm chúng ta rất khó chịu nhưng lại không mấy tác động lên ảnh. Nhiều bạn hỏi mình có nên tháo lens để vệ sinh một vài hạt bụi đó hay không?
Chúng ta chấp nhận chụp trong những điều kiện bụi bẩn, nên bụi lọt vào lens là chuyện rất bình thường. Đến lens 100 triệu cũng lọt bụi thôi. Không thể sạch bong như vừa bóc hộp được. Thậm chí lens vừa bóc hộp vẫn có bụi từ nhà máy. Nếu bụi không làm ảnh bị mờ, sai màu thì không nên tháo ra vệ sinh. Bởi vì cấu tao của ống kính rất phức tạp.
Phần lớn thợ ngoài hãng không đủ dụng cụ và kinh nghiệm cần thiết để vệ sinh lens. Đa số làm theo kinh nghiệm không theo quy chuẩn nào. Khi đã tháo ra chắc chắn có sai lệch và không có gì để cân lại. Bạn sẽ gặp những vấn đề như mờ góc ảnh, lấy nét kém ổn định, cứng zoom. Nói chung một cảm giác gì đó rất fake trên chính chiếc lens xịn của bạn.
Chia Sẻ Cách Sử Dụng Và Bảo Quản Ống Kính Máy Ảnh Bền Và Không Bị Mờ
Ống kính máy ảnh hay còn gọi là lens chính là con mắt của chiếc máy ảnh, lượng sáng và chất lượng các tia sáng đi qua ống kính quyết định chất lượng hình ảnh. Vì thế ống kính là yếu tố rất quan trọng trong việc xử lý hình ảnh tuy nhiên trong quá trình sử dụng ta thường gặp phải tình trạng lens bị mờ.
Nguyên nhân khiến ống kính máy ảnh bị mờ
Có nhiều nguyên nhân khiến ống kính máy ảnh bị mờ, một số nguyên nhân như không kiểm soát được nhiệt độ giữa máy ảnh và môi trường gây ra hiện tượng ngưng tụ, sử dụng kĩ thuật lấy nét không đúng cách, khẩu độ ống kính quá lớn hoặc quá nhỏ, sử dụng độ nhạy sáng ISO quá cao, không vệ sinh máy ảnh thường xuyên,…
Hướng dẫn sửa chữa ống kính máy ảnh bị mờ
Có một số cách khắc phục ống kính máy ảnh bị mờ như sau:
Ống kính bị ngưng tụ: dùng khăn mềm lau sạch các hạt nước ngưng tụ trên ống kính và chờ cho đến khi nhiệt độ máy bằng với nhiệt độ môi trường.
Lấy nét tự động đúng cách: khi ta chọn chế độ Auto Focus (lấy nét tự động) và trong một số trường hợp chúng lấy nét tại điểm chúng ta không muốn. Khi đó bạn cần chuyển sang lấy nét tự động tại một điểm hoặc bỏ AF chuyển sang MF.
Sử dụng chế độ MF đúng cách: khi sử dụng chế độ AF đôi khi không lấy nét được vật thể thì hãy chuyển sang chế độ MF sẽ giúp bạn alasy nét dễ dàng hơn mà không cần di chuyển.
Sử dụng AF đúng cách: khi bạn chụp chủ thể đang chuyển động hãy chọn AF với chế độ lấy nét tự động tại một điểm và chọn điểm lấy nét tự động đúng với nơi bạn muốn.
Sử dụng ISO phù hợp: trong một số trường hợp điều kiện thiếu sáng, bạn sẽ phải chọn độ nhạy sáng ISO cao để tránh rung máy khi cầm máy ảnh bằng tay. Tuy nhiên ở chế độ này lại khiến ảnh rất dễ mất chi tiết. Bạn có thể chụp tệp RAW và xử lý hậu kì bằng phần mềm chuyên dụng.
Dùng khẩu độ ống kính hợp lí: khẩu độ càng hẹp thì độ sâu trường ảnh càng sâu và ngược lại khẩu độ càng rộng thì độ sâu trường ảnh càng nông. Ở một số máy ảnh khi tăng khẩu độ tối đa sẽ làm giảm độ sắc nét, có khi lấy nét sai làm ảnh của bạn bị mờ. Do đó bạn nên cân nhắc không nên để khẩu độ quá rộng khiến ảnh không còn sắc nét.
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động thường xuyên vệ sinh và bảo quản lens ống kính máy ảnh để gia tăng độ bền và tuổi thọ của máy ảnh.
Cách sử dụng lens ống kính máy ảnh an toàn và bền
Để ống kính máy ảnh của bạn gia tăng độ bền và tuổi thọ, thì bạn có thể áp dụng một số những mẹo sau:
Hạn chế tiếp xúc với không khí nóng ẩm
Tránh di chuyển đột ngột từ nơi khô lạnh sang nơi nóng ẩm, hạn chế bề mặt ống kính tiếp xúc trực tiếp với không khí nóng ẩm.
Chống nấm mốc
Do khí hậu ẩm thấp của Việt Nam dễ gây ra tình trạng nấm mốc, rễ tre trên ống kính và làm mờ ảnh, giảm chất lượng ảnh cũng như hư hại thiết bị. Để hạn chế tình trạng này bạn nên bảo quản máy ảnh và ống kính trong hộp chống ẩm, thường xuyên vệ sinh, lau chùi và kiểm tra tình trạng của máy.
Lau chùi thiết bị
Máy ảnh dơ, ống kính không sạch sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bức hình. Vì thế bạn nên tạo thói quen lau chùi, vệ sinh thiết bị ngay sau khi sử dụng
Sử dụng filter và hood cho ống kính
Sử dụng một filter trong để bảo vệ thấu kính, filter sẽ giúp thấu kính trước của bạn tránh bị xước hay vỡ trong trường hợp làm rơi ống kính hay máy ảnh.
Nếu có thể bạn cũng nên sử dụng thêm hood cho ống kính chúng sẽ giúp bạn giảm được hiện tượng ghosting (bóng mờ) hay flare (lóe sáng) và tránh được va đập mạnh khi vô tình đập vào bàn, tường,…
Nếu gặp phải những vấn đề khác, bạn không nên tự ý sửa chữa ống kính máy ảnh tại nhà mà nên đem máy tới những cửa hàng sửa chữa máy ảnh uy tín để được người có chuyên môn xem xét và đưa ra phương án xử lý. Bên cạnh đó, bạn nên trang bị thêm kiến thức và những điều cần lưu ý sau trước khi đem máy tới cửa hàng sữa chữa.
Bảo quản lens ống kính máy ảnh không bị mờ
Có nhiều cách để bảo quản lens ống kính máy ảnh tại nhà mà bạn có thể tham khảo như sau:
Sử dụng hộp chống ẩm/ tủ chống ẩm chuyên dụng
Đây là cách bảo quản khá phổ biến hiện nay. Bạn có thể tùy chỉnh độ ẩm chính xác và máy ảnh của bạn sẽ được bảo quản tuyệt đối. Tuy nhiên giá thành của tủ chống ẩm cũng khá cao nên bạn cần cân nhắc trước khi mua. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng hộp chống ẩm bằng cách mua hộp nhựa đựng thực phẩm sau đó mua hạt hút ẩm về để bảo quản máy ảnh.
Phơi nắng lens máy ảnh
Đây cũng là một cách hiệu quả khi sử dụng ánh nắng mặt trời để tiêu trừ nấm mốc. Nếu không sử dụng máy thường xuyên, cách 1-2 tuần bạn hãy phơi ống kính máy ảnh khoảng 15 phút dưới nắng. Lưu ý chỉ phơi lens máy ảnh, không được phơi thân máy ảnh sẽ gây hư hỏng nặng.
Ngoài ra cần lưu ý thêm: không để máy ảnh ở gần các vật dụng sắc nhọn gây xước máy, không nên sử dụng máy ảnh trong những ngày nồm, ẩm và nhớ vệ sinh thường xuyên khi không sử dụng để tránh các lỗi thường gặp ở máy ảnh.
Lý do bạn nên lựa chọn sửa chữa máy ảnh tại Cường Thịnh Camera
Tại sao trên thị trường có rất nhiều cửa hàng sửa chữa máy ảnh uy tín nhưng Cường Thịnh Camera luôn là trung tâm được khách hàng lựa chọn và trao gửi niềm tin? Bởi chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, luôn trung thực thông báo đúng tình trạng hư hỏng đúng thực tế của máy và luôn cung cấp hóa đơn, phí dịch vụ sau khi sửa chữa.
Thuyết Minh Về Cái Kính Đeo Mắt
Đề bài: Thuyết minh về cái kính đeo mắt
Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính đeo mắt.
Chiếc kính đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Vào năm 1930, để việc mang kính được dễ dàng hơn, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã sáng tạo ra hai gọng kính. Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau. Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh khúc xạ ánh sáng. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Thường trước khi chọn tròng kính, người mua sẽ chọn gọng kính trước. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và làm khung cho mỗi chiếc kính. Thông thường, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, tuy nhiên do nặng hơn cũng như giá thành cao hơn nên gọng kim loại ít được ưa chuộng.Ngày nay còn có loại gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến. Ngoài ra, kính còn các bộ phận, chi tiết nhỏ như ốc, vít.. dể kết nối các bộ phận với nhau.
Thuyết minh về cái kính đeo mắt
Từ khi ra đời, chiếc kính đã có nhiều chủng loại khác nhau, Có kính râm, kính thuốc, kính thời trang… Tùy chức năng của người dùng mà lựa chọn các loại kính khác nhau. Chẳng hạn kinh thuốc dùng cho những người có tật về mắt: cận, viễn, loạn. Đa số người dùng kính để khắc phục những bệnh về mắt của mình. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc. Nếu tròng kính của kính thuốc thường nhỏ, dày thì tròng kính của kính râm to hơn, mỏng hơn. Tròng kính ủa kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác. Vì thế mà nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng nóng. Kính râm có kiểu dáng, màu sắc đa dạng hơn kính thuốc rất nhiều. Chúng có màu sắc khá bắt mắt, không đơn giản như kính thuốc. Còn loại kính thời trang thì được dùng để tạo dáng cho mắt và khuôn mặt đẹp hơn, hợp thời trang hơn. Loại kính này có thể bắt gặp nhiều trên các tạp chí thời trang hay shot hình mẫu ảnh…
Mỗi loại kính đều có cách bảo quản riêng để kính được bền, đẹp, lâu hơn. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Sau khi dùng nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng kính để tránh rơi vỡ. Mắt kính làm bằng các chất liệu này rất dễ vỡ và trầy xước. Khi tròng kính bị trầy xước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dùng. Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau của kính mắt để phù hợp với thẩm mỹ cũng như nhu cầu tính thẩm mỹ cao của người tiêu dùng. Chiếc kính mắt ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được sự sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Việc sử dụng kính ngày càng cần thiết đối với con người. Với sự phát triển của giáo dục cũng như các yếu tố khác như ngành điện tử phát triển như vũ bão tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng đặc biệt là trẻ nhỏ, nhu cầu về sử dngj kính thuốc vì thế cũng tăng lên. Không thể phủ định lợi ích mà chiếc kính mắt đem lại cho con người. Đây được xem là phát minh có tính ứng dụng cao trong lịch sử nhân loại.
Chiếc kính mắt là vật dụng không thể thiếu của con người ngày nay. Với những công dụng, tiện ích mà nó đem lại, chiếc kính ngày càng trở nên quen thuộc với con người. Phải nói rằng, nó là một trong những vật dụng hữu ích cho con người thời đại ngày nay.
Thống kê tìm kiếm
thuyết minh về kính đeo mắt
thuyet minh ve kinh deo mat
thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
thuyết minh kính đeo mắt
thuyết minh về cái kính
thuyet minh ve chiec kinh deo mat
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính #1: Ống Kính Zoom trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!