Bạn đang xem bài viết Lập Trình Web Với Visual Studio Code: Html, Css, Javascript được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng quát
Thực ra, Visual Studio Code đã hỗ trợ sẵn một số tính năng đối với HTML, CSS và Javascript. Nhưng trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cài đặt và sử dụng các extension để hỗ trợ lập trình web tốt hơn trên VSCode. Bên cạnh đó, mình cũng sẽ hướng dẫn thêm một số cách hack speed để gõ code nhanh và gọn gàng hơn. Các mục tiêu hướng đến sẽ là:
Hỗ trợ HTML, CSS, JavaScript: Code snippet, IntelliSense
LiveServer: Biến máy tính thành web server nhanh gọn. Xem kết quả trang web nhanh trong trình duyệt hoặc các thiết bị trong mạng lan.
Emmet: Code HTML nhanh như một vị thần. Không cần quan tâm đến đóng mở tags, tạo nhiều thẻ (div, span) một lúc, v.v…
Hướng dẫn cài đặt Visual Studio Code
Visual Studio Code đã hỗ trợ sẵn cho HTML, CSS và JavaScript
Một trong các tính năng của VSCode hấp dẫn các Web Developer đó là hỗ trợ các ngôn ngữ HTML, CSS và JS mặc định mà không cần phải cài thêm thứ gì. Các tính năng cơ bản có thể nói đến như là: Workspace, Xyntax Highlighting, Language Intellisense, Code Formatting, Emmet,…
Workspace: Là một vùng làm việc mà ta có thể tùy chỉnh những thiết lập đặc biệt, phù hợp với project và ngôn ngữ đang sử dụng. Đơn giản thì nó là một folder chứa code và tài nguyên cho project (ảnh, css, js,…).
Xyntax Highlighting: Làm nổi cú pháp, hay đơn giản là làm code của bạn màu mè dựa theo các từ khóa. Giúp dễ phân biệt các thành phần trong một cục code rối rắm.
Language Intellisense: VSCode sẽ gợi ý các từ khóa phù hợp khi bạn gõ code. Tính năng này giúp ta viết code nhanh và đỡ cực khổ hơn.
Code Formatting: Làm cho code của bạn gọn, đẹp, đúng chuẩn hơn. Đặc biết tính năng này hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ hiện nay. Cách Format code thì các bạn xem hình này nè.
Emmet: Là các cú pháp được quy ước để viết code HTML nhanh hơn với tốc độ bàn thờ.
Mặc dù Visual Studio Code đã hỗ trợ sẵn cho bộ ba ngôn ngữ trùm sò trong lập trình web. Thế nhưng chúng ta có thể tối ưu cách làm việc bằng cách sử dụng thêm một số extension và nắm thêm một số quy ước trong xây dựng project.
Thông tin về Workspace và cách tạo workspace trong VSCode. Mình hay mở workspace bằng cách chuột phải vào folder chứa project, sau đó nhấn chọn Open with Code
What is Workspace in VSCode
Hướng dẫn config cụ thể cho JavaScript trên trang chủ của VSCode: JavaScript in Visual Studio Code.
Cho thanh niên nào muốn try-hard JavaScript: JavaScript extensions in Visual Studio Code
Đừng mở file HTML, hãy làm quen với Workspace
Phần này quan trọng, anh em đừng bỏ qua. Đối với Visual Studio Code, workspare là nơi chứa các project với các thiết lập tương ứng. Khi lập trình web bằng VSCode, anh em vẫn có thể mở file HTML và edit. Nhưng sẽ không thể dùng các tính năng như gợi ý file, css, js; Cũng như tạo server ảo để test web như bên dưới bài viết này. Chi tiết anh em có thể đọc ở bày bài viết sau: Workspace VSCode. Còn đơn giản chỉ cần nhớ:
Hãy mở folder chứa code bằng VSCode.
CSS IntelliSense – Gợi ý code cho CSS
Tiện ích “IntelliSense for CSS class names in HTML”
Tiện ích này cung cấp tính năng gợi ý các class name của CSS cho các thuộc tính, thẻ HTML. Tiện ích này sẽ đọc các file CSS từ workspace (local) hoặc các phần CSS online trên mạng dựa vào phần tử link bạn định nghĩa trong file *.html.
Các tính năng của extension:
Hỗ trợ tự động hoàn thành code CSS class (css trong html và từ file *.css trong workspace)
Hỗ trợ cả external CSS được liên kết bằng thuộc tính link trong html header.
Hỗ trợ cú pháp Emmet. (mặc định bị tắt đi)
Hỗ trợ TypeScript React, JavaScript và JavaScript React.
Hỗ trợ CSS, SASS, SCSS.
Tính năng cache và re-cache thủ công các class css. Tìm hiểu thêm trong link tải.
Thông tin khác và cài đặt extension: IntelliSense for CSS class names in HTML
Live Server – Test trang web nhanh-gọn-lẹ
Live Server là một tiện ích giúp biến máy tính của bạn thành một máy chủ web đơn giản. Bạn có thể xem kết quả hoặc test trang web của mình ngay trên trình duyệt hoặc từ một thiết bị khác cùng kết nối chung mạng LAN, ví dụ như smartphone. Điểm đặc biệt của ứng dụng này là trang web trên trình duyệt sẽ tự động tải lại khi bạn lưu file *.html.
Mở Live Server: Kích chuột phải vào file html và chọn Open with Live Server.
Tắt Live Server: Kích chuột phải vào file html và chọn Stop Live Server.
Mặc định, Live Server sẽ mở trang web trên trình duyệt mặc định của bạn.
Bạn cần mở Workspace trong VSCode để Live Server hoạt động được. Nó sẽ xem đây là thư mục gốc của web.
Hoạt động được cả với PHP, chúng tôi và chúng tôi nhưng cần cài thêm extension trên trình duyệt.
Toàn bộ thông tin và cài đặt Live Server:
Vì thời lượng bài viết có hạn nên Hiếu Đá chỉ giới thiệu sơ qua tiện ích này. Mình sẽ viết riêng một bài đầy đủ hướng dẫn dùng Live Server vào dịp khác.
EMMET.IO – Cú pháp Emmet giúp code HTML siêu nhanh
Đối với những bạn mới làm quen với lập trình web. Các bạn nên nắm vững và sử dụng thành thạo các web elements (document, head, body, div, span, a, …) rồi hãy nghĩ đến việc sử dụng Emmet. Cú pháp Emmet mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng dễ gây lú cho người mới làm quen.
Một số cú pháp Emmet cơ bản
Quy tắc chung khi sử dụng Emmet đó là: bạn chỉ cần gõ một đoạn emmet, sau đó nhấn Tab thì editor sẽ tự động sinh code HTML tương ứng. Bạn cũng đừng lo lắng về việc không nhớ rõ các cách viết tắt. Visual Studio sẽ gợi ý các cú pháp emmet cho bạn. Điều bạn cần chỉ là xài lâu ngày rồi quen tay thôi. Cú pháp chung để sử dụng Emmet:
Các extension khác hỗ trợ lập trình web chuyên nghiệp hơn
Công nghệ lập trình web hiện nay đã phát triển rất nhiều. Do đó, chỉ với HTML, CSS, Javascript là không đủ. Một số công nghệ như ReactJS, AngularJS, Electron, Blazor, v.v… được tạo ra để đẩy nhanh giai đoạn phát triển web hoặc tạo ra các ứng dụng đa nền tảng một cách dễ dàng. Những website/ứng dụng được tạo ra về cơ bản sẽ chạy trên một trình duyệt (Chrome, Firefox hoặc Webview của hệ điều hành). Các bạn có thể tải thêm một số extension tương ứng với công nghệ đang làm việc để VSCode hỗ trợ tốt nhất.
Tổng kết
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Visual Studio Code Căn Bản
Giao diện của Visual Studio Code
Visual Studio Code dành cho ai?
Hầu hết các lập trình viên frontend đều ứng dụng trình soạn thảo mã nguồn mở miễn phí này cho việc viết JavaScript, HTML hoặc CSS. Nhưng trên thực tế cũng có không ít các lập trình viên backend cũng dùng VS Code để viết mã Scala.
VS Code giúp cho việc viết mọi loại code trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều.
Ngoài ra, những ai đang làm công việc kiểm thử phần mềm hay quản lý dữ liệu cũng có thể sử dụng trình soạn thảo này.
Nên chọn phiên bản Visual Studio Code nào tốt nhất?
Với số lượng người dùng ngày càng tăng, nên qua mỗi năm, hãng Microsoft lại tiến hành cải tiến, bổ sung và cập nhật các tính năng mới cho phần mềm của mình. Chính vì thế, để khai thác hiệu quả các ưu điểm nổi bật của VS Code thì bạn tốt nhất nên cài đặt phiên bản mới nhất.
Hiện chưa có bản 2021 nên phiên bản tháng 11/2020 (version 1.52) sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho bạn. Bạn có thể truy cập vào đường dẫn : https://code.visualstudio.com/updates/v1_52
để tham khảo thông tin về phiên bản này và tải về máy.
Cách sử dụng Visual Studio Code căn bản
Cài đặt Visual Studio Code
Để tải VS Code về máy, bạn vào đường dẫn: https://code.visualstudio.com/Download và chọn hệ điều hành tương ứng.
Cài đặt Visual Studio CodeLấy ví dụ với hệ điều hành Windows, bạn chọn mục Windows. Sau đó bạn chạy file VSCodeUserSetup-x64-1.52.1 và cài đặt như bình thường.
Sử dụng Visual Studio Code
Bài viết này sẽ chỉ tập trung hướng dẫn cách sử dụng 2 tính năng quan trọng của VS Code là Source Control.
Source Control
Visual Studio Code mới chỉ hỗ trợ 1 chương trình Source Code là GIT. Nếu bạn muốn dùng cả SVN thì phải cài đặt Extensions.
Để khởi tạo một kho chứa mã nguồn mới trong Git, bạn nhấp vào biểu tượng GIT trên thanh công cụ của VS Code.
Tính năng Source ControlBiểu tượng chữ U màu xanh cạnh các tệp cho biết tệp đã được cập nhật kể từ lần ủy thác (commit) cuối cùng.
Để tạo commit mới, bạn viết commit message vào hộp trên, rồi nhấn tổ hợp phím cmd – enter, hoặc chọn biểu tượng chữ V. Bạn có thể chọn chế độ Automatic State sau khi commit.
Tạo commit mới trong VS CodeExtensions
Để mở rộng các tính năng của VS Code để sử dụng được nhiều loại ngôn ngữ và phù hợp với nhiều dự án, bạn sẽ cần đến Extensions. Tuy nhiên việc chạy các extensions sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu năng của trình soạn thảo này. Vì thế, bạn chỉ nên cài đặt những extension thật sự cần thiết để tránh làm cho tốc độ phần mềm bị giảm.
Bạn cũng có thể vô hiệu hóa extension đã cài đặt và tắt vô hiệu hóa khi muốn dùng lại. Đối với những ai đang thực hiện nhiều dự án cùng một lúc với những loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, bạn cũng có thể vô hiệu hóa các extension cho từng không gian làm việc (workspace). Để tìm kiếm extension theo ý muốn, bạn nhập tên vào hộp tìm kiếm.
Lập Trình Java Theo Nhóm Sử Dụng Eclipse Và Svn
Tài liệu hướng dẫn dựa trên:
Đây là mô hình làm việc theo nhóm Java sử dụng Eclipse và SVN:
VisualSVN Server
Để có SVN Repository bạn cần phải cài đặt SVN Server chẳng hạn Visual SVN trên một máy tính nào đó, nó sẽ là một máy chủ SVN. Bạn có thể xem hướng dẫn cài đặt và cấu hình Visual SVN tại:
Trong trường hợp bạn không có SVN Server. Bạn có thể đăng ký một tài khoản XP-DEV để có một SVN Repository miễn phí với dung lượng lên tới 1.5G đủ để dùng cho nhóm làm việc. Xem hướng dẫn đăng ký & sử dụng XP-DEV tại:
Subversive
Tiếp theo trên mỗi chương trình Eclipse của mỗi thành viên phải cài đặt Subversive. Bạn có thể xem hướng dẫn tại:
Trước hết cần một thành viên trong nhóm chia sẻ code dự án ban đầu lên SVN Repository (Kho chứa SVN).
Trên Visual SVN đã tạo sẵn một Repository có tên JavaProjects.
URL Copy được có thể chứa tên của máy chủ SVN.
https://TRAN-VMWARE/svn/JavaProjects/
Bạn có thể thay đổi tên máy chủ bằng địa chỉ IP.
Nếu bạn sử dụng XP-DEV và tạo một SVN Repository, bạn cũng sẽ có URL tương ứng, hãy sử dụng URL này.
Quay trở lại với Eclipse.
Chúng ta sẽ chia sẻ 2 Project: ProjectController & ProjectModel lên Repository JavaProjects:
2 Project: ProjectController & ProjectModel đã được chia sẻ lên SVN Server.
Trong một thời điểm nào đó bạn muốn chia sẻ tiếp Project khác cũng lên trên Repository có sẵn (Chẳng hạn JavaProjects). Chúng ta tiếp tục chia sẻ Project ProjectView lên SVN Repository JavaProjects
Project ProjectView đã được chia sẻ lên Repository.
Đây là hình ảnh nhìn trên Visual SVN Server:
Các thành viên khác trong nhóm sẽ checkout các Project từ trên Repository về máy tính của mình.
Giả sử rằng chúng ta chỉ lấy 2 Project, Project còn lại sẽ lấy về sau.
2 Project đã được checkout.
Chúng ta tiếp tục checkout Project khác (Chẳng hạn như nó mới được chia sẻ bởi một người nào đó trong nhóm).
Checkout là hành động lấy toàn bộ dữ liệu 1 hoặc nhiều Project được chia sẻ trên Repository xuống máy địa phương (Khi máy địa phương chưa có Project đó). Sau đó dữ liệu được sửa đổi tại địa phương. Sử dụng chức năng Commit để đẩy dữ liệu đã thay đổi lên Repository. Và sử dụng chức năng Update để lấy dữ liệu có thay đổi về.
Bây giờ chúng ta sẽ sửa (hoặc thêm) file trên các Project, và Commit lên Repository.
Để đưa các dữ liệu đã thay đổi lên SVN Repository. Nhấn phải chuột vào Project hoặc chọn file đã thay đổi, chọn Team/Commit.
Tất cả các thêm mới và thay đổi đã được Commit lên SVN Repository.
Tại Eclipse của các thành viên khác có thể sử dụng chức năng Update để cập nhập các dữ liệu thêm mới hoặc thay đổi.
Chú ý: Trong một số trường hợp việc Commit bị báo lỗi, bạn cần phải Update trước khi Commit.
Chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng của một vài chức năng quan trọng.
Trường hợp bạn có một thư mục hoặc file muốn SVN bỏ qua, không đưa lên SVN Repository. Bạn có thể sử dụng chức năng: Add to svn:ignore
Nhấn phải chuột vào thư mục mynote, chọn Team/Add to svn:ignore
Trong trường hợp này bạn cần phải Update project trước khi Commit.
Revert sử dụng để trả lại dữ liệu ban đầu. Chẳng hạn khi bạn sửa đổi dữ liệu của một vài file, revert giúp cho file trở lại như trước khi thay đổi.
Bạn đang sửa một vài file tại máy địa phương. Và trong quá trình sửa bạn không muốn một người nào đó trong nhóm Commit dữ liệu các file đó lên Repository, bạn có thể sử dụng chức năng Lock để khóa lại. Sau khi sửa đổi xong, bạn có thể Commit và sử dụng chức năng Unlock để mở khóa.
Bạn sửa đổi một vài file và Commit lên SVN Repository. Nhưng nhận được thông báo lỗi khi một trong những file đó đang bị Lock bởi một ai đó. Cleanup cho phép giải phóng việc khóa một cách ép buộc. Bạn không thể sử dụng chức năng Unlock trong trường hợp này, vì nó chỉ sử dụng cho người đã Lock file đó.
Project của bạn đang kết nối với SVN Repository.
Nếu xem trên thư mục Project tại ổ cứng, bạn sẽ thấy tại mỗi thư mục có một thư mục ẩn .svn, đó là các thư mục chứa thông tin tình trạng và dữ liệu các file của SVN (Nó giống kiểu một kho chứa địa phương).
Nhấn phải chuột vào một Project và chọn Team/Disconnect sẽ giúp ngắt kết nối với SVN Repository.
Việc Disconnect có 2 lựa chọn:
Vừa disconnect vừa xóa hết các SVN meta-information
Lựa chọn này sẽ làm xóa hết các thư mục ẩn .svn trên tất cả các thư mục trong Project, trường hợp này không thể kết nối lại, nếu muốn kết nối lại chỉ có cách xóa Project trên ổ cứng và Checkout lại.
Hoặc chỉ disconnect.
Lựa chọn này đơn giản chỉ là ngắt kết nối. Các SVN meta-information vẫn được giữ lại.
Bạn có thể kết nối lại, bằng cách nhấn phải chuột vào Project và chọn: Team/Share Project…
Python Là Gì? Các Kiến Thức Cần Biết Về Lập Trình Python
Python là gì?
Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa năng có cấu trúc dữ liệu cấp cao mạnh mẽ và hệ thống thư viện lớn. Python hoàn toàn tạo kiểu động và sử dụng cơ chế cấp phát bộ nhớ tự động, cú pháp rõ ràng, đơn giản. Lợi ích khi học lập trình Python là gì? Python giúp người học dễ tiếp cận, bao gồm những người chưa từng học lập trình.
Nếu bạn không phải là một lập trình viên thì khái niệm Python hẳn vẫn còn khá xa lạ. Tuy nhiên, Python lại cực kì nổi tiếng trong thời gian qua. Hiện nay nó được nhiều người chọn làm ngôn ngữ lập trình thứ hai hoặc ba.
Lịch sử của Python
Dù rất phát triển trong những năm gần đây, Python lại có một lịch sử lâu đời. Năm 1980, Python bắt đầu được thiết kế bởi Guido van Rossum khi ông muốn tạo ra một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ hiểu.
Cái tên Python xuất phát từ một chương trình hài cuối những năm 70 mà ông rất thích. Được phát hành lần đầu tiên vào năm 1994, đến nay, Python đã có tổng cộng 6 phiên bản và liên tục nnhiều năm liền năm trong TOP ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất.
Tính năng chính của Python là gì?
Ngôn ngữ lập trình nhập môn: Rossum hướng đến sự đơn giản và dễ hiểu nên cấu trúc Python khá rõ ràng, cho phép viết mã lệnh với số lần gõ phím tối thiểu. Ngày nay, Python được đánh giá là ngôn ngữ lý tưởng cho việc bắt đầu học lập trình.
Mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí: Khác với nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao, Python cho phép sử dụng một cách miễn phí tất cả phần mềm, chương trình được viết. Mã nguồn mở sở hữu cộng đồng đông đảo, giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và liên tục cập nhật, cải thiện.
Tương thích nhiều nền tảng: Python dễ dàng tương thích với nhiều nền tảng như Windows, MacOS, Linux. Thậm chí là di chuyển qua lại giữa các nền tảng cũng không gặp nhiều khó khăn.
Khả năng nhúng và mở rộng: Có thể kết hợp cùng các ngôn ngữ lập trình khác để phát triển các ứng dụng phức tạp.
Tự động chuyển đổi code: Khi dùng Python, người sử dụng hoàn toàn không phải lo các vấn đề về quản lý bộ nhớ, dọn dẹp dữ liệu… Python sẽ tự động chuyển code sang ngôn ngữ máy tính có thể hiểu.
Thư viện lớn: Nhờ số lượng thư viện khổng lồ của mình Python hoàn toàn đáp ứng được mọi nhu cầu lập trình khác nhau.
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: Dù được đơn giản hóa cho người mới học song Python vẫn giữ bản chất hướng đối tượng. Giải quyết các vấn đề trong lập trình một cách trực quan, dễ hiểu.
Tại sao nên dùng Python?
Có rất nhiều lý do để lựa chọn Python làm ngôn ngữ lập trình của bạn. Python rất dễ tiếp cận, dễ học với cú pháp đơn giản, cấu trúc rõ ràng.
Mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, cộng đồng đông đảo là ưu điểm không thể chối cãi. Python còn sở hữu số lượng thư viện chuẩn lớn đáp ứng nhiều nhu cầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến các lĩnh vực từ lập trình, phân tích dữ liệu, khoa học máy tính…
Python được dùng ở đâu?
Viết các ứng dụng web: Công việc lập trình các ứng dụng web ngày nay càng trở nên phổ biến. Các nền tảng tạo ứng dụng web khá đình đám sử dụng Python như Django, Flask, Pyramid.
Khoa học và phân tích số liệu: Hiếm có ngôn ngữ nào có được sức mạnh lớn như Python khi có thể sử dụng trong cả Data Analytics, Machine Learning, Computing Science. Bằng số lượng thư viện chuẩn lớn và các plugin như Numpy, SciPy và Panda, Python hoàn toàn đáp ứng tốt công việc phân tích và tính toán.
Tạo nguyên mẫu hay bản thử của phần mềm: Một tính năng rất hay dành cho các nhà lập trình, giúp tạo bản mẫu để thử nghiệm trước khi đưa vào thực tiễn.
Dạy và học lập trình: Python hiện đã và đang được đưa vào chương trình giảng dạy cho người lần đầu tiếp cận ngôn ngữ lập trình tại nhiều quốc gia.
Tại sao nên học lập trình Python?
Lý do nên học Python là gì?
Cú pháp đơn giản, dễ hiểu: Ngày nay, dù có nhiều ngôn ngữ lập trình nhưng Python vẫn được đánh giá rất cao về mặt cú pháp. Nó gần như là tiếng Anh nên có thể đọc hiểu và viết nhanh chóng ngay cả với người chưa có kinh nghiệm lập trình.
Cấu trúc rõ ràng, ngắn gọn: Bạn đã từng học bất kì một ngôn ngữ nào hẳn đã ít nhiều phải đau đầu vì các lỗi cú pháp, khai báo hàm, thư viện… Python sẽ tự động thực hiện những công việc này, không còn dấu chấm phẩy cuối dòng lệnh, không cần xác định kiểu biến…
Giảm lượng code cần viết: Với tiêu chí đề ra, Rossum cho biết Python có cấu trúc cho phép người dùng viết mã lệnh với số lần gõ phím ít nhất.
Cách cài đặt Python
Mắt Bão sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Python trên 2 nền tảng phổ biến nhất hiện nay:
Cài đặt Python trên Windows
Cài đặt Python trên Linux
Cách cài đặt Python trên Windows
python get-pip.pyChạy câu lệnh trên để tiến hành cái đặt PIP3 trên Windows.
print ('Hello world');Cuối cùng, chạy Python, tạo một file chúng tôi và chèn dòng code trên vào.
python hello-world.pyMở CMD và cd tới thư mục chứa file.
Cách cài đặt Python trên Linux
Dùng tài khoản root hoặc user có quyền sudo, Package Python 3 được tính hợp sẵn trong repository của Ubuntu.
Bước 1: fetch package mới nhất về từ Internet bằng câu lệnh
sudo apt-get updateBước 2: Kiểm tra package của Python
Bước 3: Cài đặt Python 3
sudo apt-get install python3.7Bước 4: Kiểm tra version mặc định của Python 3
python3 --versionCấu hình chuyển đổi version của Python, ví dụ version mặc định là 3.6 và muốn chuyển đổi lên 3.7 vừa cài.
sudo update-alternatives --install /usr/bin/python3 python3 /usr/local/bin/python3.7 2 sudo update-alternatives --install /usr/bin/python3 python3 /usr/bin/python3.6 1 sudo update-alternatives --config python3Trường hợp Ubuntu có version thấp và không có sẵn Python 3 có thể cài từ PPA
sudo add-apt-repository ppa:jonathonf/python-3.7 sudo apt-get update sudo apt-get install python3.7Cài đặt Python 3 từ Source, có thể chọn bất cứ version nào của Python 3 build từ source.
cd /usr/src wget https://www.python.org/ftp/python/3.7.1/Python-3.7.1.tar.xz tar xvfJ chúng tôi cd Python-3.7.1/ sudo ./configure --enable-optimizations sudo make sudo make installCài đặt PIP3 trên Ubuntu
Cách 1: Cài từ gói có sẵn của Ubuntu
sudo apt-get install python3-pipCách 2: Cài từ Source
curl "https://bootstrap.pypa.io/get-pip.py" -o "get-pip.py" python3 chúng tôi --userKiểm tra PIP 3
pip3 --versionIDE lập trình Python là gì?
IDE lập trình Python là gì? – Pycharm (JetBrains)
IDE lập trình Python là gì? – Visual Studio Code
Một sản phẩm đình đám và khá phổ biến từ Microsoft, gọn, nhẹ và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình. Lưu ý để lập trình Python trên Visial Studio Code cần cài đặt thêm các .
Hướng dẫn viết chương trình đầu tiên sử dụng Python
Bắt đầu bằng chương trình Hello Word, hãy tạo 1 file có tên chúng tôi và chèn đoạn code sau vào.
print('Hello world')Sau đó, tiến hành chạy chương trình bằng IDE hoặc chạy trực tiếp bằng command:
python3 firstapp.pyCác ứng dụng được viết bằng Python là gì?
Web development: các trang web như Google, Dropbox, Instagram, Reddit… Đều được xây dừng bằng ngôn ngữ Python.
Script: Dù công việc này có thể được thực hiện bởi nhiều ngôn ngữ khác, song Python vẫn là lựa chọn tốt nếu bạn có ý định viết các hàm toán học để phân tích hay nghiên cứu dữ liệu.
Python là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Python mang nhiều ưu điểm của một ngôn ngữ tương lai, cú pháp đơn giản, cấu trúc rõ ràng, số lượng thư viện lớn, mở nguồn mở, miễn phí, hướng đối tượng…
Những điều này đã giúp Python ngày một trở nên mạnh mẽ và không ngừng phát triển. Dù bạn là một lập trình viên ở bất kì ngôn ngữ nào hoặc một người chưa từng tiếp cận với lĩnh vực lập trình. Python vẫn là một sự lựa chọn tốt và nên cân nhắc. Hy vọng Mắt Bão – nhà cung cấp dịch vụ cho thuê Hosting uy tín đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lập Trình Web Với Visual Studio Code: Html, Css, Javascript trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!