Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng WordPress Cơ Bản Cho Người Mới (Từ A # Top 14 View | Utly.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng WordPress Cơ Bản Cho Người Mới (Từ A # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng WordPress Cơ Bản Cho Người Mới (Từ A được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nếu bạn đang tìm hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản cho người mới.

Thì đây là sẽ là một bài đầy đủ về học WordPress từ A-Z chi tiết.

Đây chủ yếu là những khái niệm cơ bản nhất.

Giúp bạn dễ dàng làm quen với WordPress.

WordPress đã trở thành một hệ thống quản lý nội dung lớn nhất trên internet ngày nay với hơn 66% thị trường và được sử dụng bởi 23,3% website trên toàn thế giới.

Ngày nay WordPress đã không còn chỉ là một công cụ quản lý nội dung đơn giản, mà nó có thể làm mọi thứ từ website bán hàng, tin tức, giới thiệu công ty, bất động sản …v…v..

1.WordPress là gì?

WordPress được bắt đầu từ năm 2003 khi nhà sáng lập Matt Mullenweg phát triển một dự án nhỏ mang tên b2/Cafelog.

Với sự trợ giúp của Mike Little, họ đã sử dụng bộ mã nguồn đó để tạo nên phiên bản đầu tiên của WordPress vào ngày 27/5/2003.

Và tôi tin chắc rằng, trong khoảng thời gian đó họ không hề nghĩ rằng thứ họ vừa tạo ra lại ảnh hưởng đến thế giới ngày hôm nay.

Từ lúc đó đến nay, WordPress được phát triển từ một công cụ cho việc viết blog trở thành một website quản lý nội dung (được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng với MySQL database).

WordPress linh hoạt khiến bạn có thể tạo ra bất kỳ loại website nào mà bạn nghĩ ra, từ blog cá nhân, đến trang giới thiệu sản phẩm, triển lãm ảnh, đấu giá, học trực tuyến hay một trang thương mại điện tử…

Có hàng nghìn giao diện để thay đổi bộ mặt của một website và còn nhiều hơn nữa là các plugin cho phép mở rộng tính năng. Chưa kể đến là chúng hoàn toàn miễn phí cho bất kỳ ai đang sử dụng WordPress.

Trong phần hướng dẫn sử dụng WordPress cho người mới bắt đầu này.

Chúng tôi sẽ không hướng dẫn bạn cách cài đặt WordPress, hay chọn hosting như thế nào cho phù hợp với bạn.

Thứ mà chúng tôi muốn hướng đến là một bài hướng dẫn sử dụng WordPress đầy đủ và thật chi tiết nhất có thể.

2.WordPress.com và chúng tôi khác nhau như thế nào?

Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa chúng tôi và chúng tôi rằng chúng giống nhau. Nhưng thực tế chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Tôi sẽ giải thích dễ hiểu nhất cho bạn.

Với chúng tôi là một dịch vụ cho phép bạn tạo một website miễn phí trên website của họ. Họ có có giao diện có sẵn để bạn tùy chỉnh với chức năng kéo thả dễ dàng.

Bạn được phép sử dụng một dung lượng họ cho phép (3GB nếu vượt quá sẽ phải trả thêm tiền). Nó khác giống với Wix hiện đang khá được yêu thích vì tích tùy biến dễ dàng của mình.

Nói chung là cài đặt rất dễ dàng, ko cần thuê hosting. Để sử dụng tên miền riêng bạn cần chi trả 25$/năm. Rất tiện đối với người mới sử dụng WordPress.

Nhưng nó cũng có những nhược điểm đó là:

Bạn không thể cài đặt plugin (tính năng làm nên tên tuổi của wordpress).

Nếu muốn sử dụng plugin bạn phải trả phí ( 25$/tháng, quá chát)

Không thể sử dụng theme bên ngoài.

Bạn không có quyền kiểm soát 100% với website của mình. Họ có thể xóa website của bạn bất kỳ lúc nào..

Với chúng tôi là một website cung cấp bộ mã nguồn mở của nền tảng WordPress được cập nhật liên tục và hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Kèm theo đó là thư viện plugin miễn phí, diễn dàn hỗ trợ về wordprss. Điều bạn cần làm là:

Tải bộ mã nguồn tại WordPress.org

Mua một hosting và tên miền

Tiền hành cài đặt WordPress

Ưu điểm của chúng tôi các bạn có thể thấy bạn có thể dễ dàng thay đổi giao diện, sử dụng plugin, toàn quyền kiểm soát 100% với website.

Mình đã có bài viết so sánh về chúng tôi và chúng tôi bấm vào link này để xem.

3.Những thứ cần chuẩn bị để học WordPress

Như tôi đã giới thiệu ở trên để học WordPress bạn sẽ cần Hosting và Domain.

Hoặc đơn giản hơn là bạn cài đặt Localhost để sử dụng máy tính của mình làm máy chủ (giả lập)

Đây là cách khá tiện, và tiết kiệm để bạn có thể học hoặc test mọi thứ mà không mất tiền.

Đọc 2 bài Mua tên miền ở đâu là tốt nhất và Thuê hosting ở đâu là tốt nhất. Mình có giới thiệu một số nhà cung cấp chất lượng đến các bạn.

Sau này bạn có thể sử dụng VPS, (yêu cầu có chút kiến thức về quản trị VPS).

4.Hướng dẫn sử dụng WordPress

1.Cài đặt WordPress

Sau khi có tên miền và hosting là bạn có thể tiến hành cài đặt WordPress.

Những bước tiến hành cài đặt khá đơn giản, bạn không cần phải là người am hiểu về kỹ thuật cũng có thể làm được

Đơn giản chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn của tôi ở bài viết sau: Hướng dẫn cài đặt WordPress trên bất kỳ hosting nào

Để bắt đầu sử dụng website, bạn cần đăng nhập vào hệ thống bằng tên đăng nhập và mật khẩu được điền trong quá trình cài đặt.

Màn hình đăng nhập

Khi đã đăng nhập thành công, trang đầu tiên nhìn thấy sẽ là Dashboard (bảng tin).

Đây là khu vực chính của quản trị viên WordPress nới bạn cài đặt thông số kỹ thuật cho website, tạo bài viết và trang, cài đặt giao diện và plugin và nhiều tính năng khác nữa.

Trong lần cài đặt đầu tiên của WordPress, bạn sẽ nhìn thấy khu vực “Chào mừng tới WordPress” ngay trên đầu màn hình.

Bảng tin WordPress

Khu vực này chứa một số đường dẫn giúp bạn hiểu rõ hơn về WordPress cũng như cách sử dụng chúng.

Ở trong bài viết này mình sử dụng WordPress Tiếng Việt, nếu các bạn không quen sử dụng Tiếng Anh có thể chuyển sang cho dễ dùng.

Bạn có thể quan sát, chiêm ngưỡng giao diện mặc định của WordPress được cài đặt ở ngoài trang chủ.

2.Thiết lập đầu tiên (Settings)

Có một vài thông số cài đặt mà bạn cần phải quan tâm trong lần đầu tiên sử dụng WordPress.

Chọn Cài đặt ” Tổng quan và bạn sẽ nhìn thấy một vài tuỳ chọn cho website:

Cài đặt tổng quan

Tiêu đề trang (tên của website)

Khẩu hiệu (miêu tả trang web)

Địa chỉ WordPress (vị trí của website)

Địa chỉ trang web (trang chủ của website nếu bạn cài đặt WordPress trong thư mục khác)

Địa chỉ thử điện tử (email của quản trị viên)

Thành viên (chọn nếu bạn muốn cho người khác đăng ký là thành viên của website)

Vai trò thành viên mới (vai trò của người mới đăng ký trong website)

Múi giờ

Định dạng ngày

Định dạng thời gian

Tuần bắt đầu vào

Ngôn ngữ của trang

Bạn không nhất thiết phải thay đổi mọi thứ ở đây, nhưng hãy nhớ rằng có thể bạn sẽ cần đến chúng trong tương lai khi bạn thay đổi tên miền, thay đổi hosting hay đổi tiêu đề.

3.Đường dẫn tĩnh (Permalinks)

Việc tiếp theo cần phải làm là cài đặt “đường dẫn tĩnh” – cấu trúc URL mà website sẽ sử dụng. Mặc định của WordPress, cấu trúc này sẽ có dạng:

http://www.yourdomain.com/?p=123"

Đây không phải là một cấu trúc tuyệt vời và không thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, WordPress cung cấp cho người dùng rất nhiều lựa chọn có sẵn để thay đổi cấu trúc mặc định như:

http://www.yourdomain.com/2015/08/19/sample-post/

Trông đã tốt hơn nhiều rồi đúng không nào. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng lựa chọn Tên bài và sử dụng tên bài viết để có đường dẫn ngắn nhất và đẹp nhất trong mắt người dùng:

http://www.yourdomain.com/sample-post/"

Và đừng quên chọn nút ” Lưu thay đổi “.

Cài đặt đường dẫn tĩnh

Đây là một tính năng tuyệt vời của WordPress nhưng cần phải được quản lý để tránh các spammer.

Chúng tôi khuyên bạn nên bỏ chọn ” Cho phép liên kết các thông báo từ các blog khác (pingbacks và trackbacks) trên các bài viết mới “.

Vì tính năng này sẽ gây nhiều phiên phức cho website sau này.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã miêu tả rất chi tiết trong bài viết làm thế nào để vô hiệu hóa self pingbacks.

Những lựa chọn còn lại hãy cứ để mặc định nếu như bạn không biết chắc mình đang làm gì.

Ở phía cuối của trang web, có một vài lựa chọn cho ảnh đại diện. Nơi bạn nhìn thấy hình người nhỏ bên trái tên người.

Bạn có thể chọn ảnh mặc định người cho các thành viên.

Ảnh đại diện mặc định

5.Hồ sơ của bạn

Một phần bạn không thể bỏ qua đó là trang hồ sơ cá nhân của bạn. Phần này nằm trong Thành viên ” Hồ sơ của bạn.

Cho phép bạn tùy chỉnh một số thứ như: Tông màu, Ngôn Ngữ..

Hồ sơ cá nhân

Phần trên cùng của trang, có một lựa chọn cho phép bạn có thể tắt tính năng “Hiển thị”.

Chúng tôi khuyên bạn không nên làm như vậy vì nó sẽ gây khó khăn trong quá trình soạn thảo bài viết.

Bạn có thể tuỳ chọn màu sắc hiển thị cho khu vực admin nếu thấy màu sắc mặc định quá nhàm chán. Hay ẩn “Thanh công cụ” trong quá trình sử dụng website.

Thanh công cụ được hiển thị trên cùng của trang web với một vài tính năng cho phép bạn chỉnh sửa bài viết, website một cách nhanh và thuận tiện nhất.

Cá nhân tôi khuyên bạn cứ giữ nguyên như vậy bởi tôi thích sự thuận tiện trong quá trình vận hành website của mình.

Ngay bên dưới những tuỳ chọn này, bạn có thể nhập tên, thông tin liên hệ, website cá nhân và đoạn miêu tả ngắn về bạn.

4.Các chức năng chính trong WordPress

Vậy là bạn đã khá quen thuộc với cách cài đặt wordpress, cấu hình chung của WordPress.

Bây giờ là thời điểm sử dụng chúng vào những mục đích hữu ích hơn và xây dưng nội dung cho website của bạn.

Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách đăng bài viết và trang với một vài tuỳ chọn mà bạn có thể sử dụng sau này.

Vậy bài viết là gì? và trang là gì? Chúng tôi đã chỉ ra sự khác biệt giữa Post và Page trong WordPress rất kỹ lưỡng trong bài viết trên.

1.Soạn thảo bài viết (Post)

Hãy truy cập vào Bài viết ” Viết bài mới.

Chúng ta cùng đi đến trang soạn thảo bài viết. Nơi để bạn tạo nội dung cũng như mang lại giá trị cho người đọc

Có một số vùng bạn cần chú ý như:

Trang soạn thảo bài viết có chứa một ô trống cho phép bạn nhập tiêu đề bài viết và một ô to hơn nằm ngay bên dưới để nhập nội dung của bài viết.

Ngay phía trên, bạn sẽ thấy “trình soạn thảo nâng cao”, nơi cho phép bạn chỉnh sửa định dạng bài viết như bôi đạm, in nghiêng, thêm đường dẫn… Và phía trên công cụ soản thảo là nút ” Thêm Media “, nơi bạn dùng để thêm ảnh, video, gif….v.. cho bài viết.

Hãy trải nghiệm ngay bây giờ bằng cách nhập tiêu đề bài viết và một vài nội dung tuỳ thích, sau đó bấm “Lưu nháp”. Với chức năng lưu nháp bài viết đó sẽ được lưu tạm như một bản nháp để bạn có thể tiếp tục khi bài viết còn chưa hoàn thiện

Nếu muốn thêm đường dẫn, hãy chọn đoạn chữ mà bạn muốn gắn link cho chúng và chọn biểu tượng đường dẫn, rồi nhập đường dẫn bất kỳ bạn muốn. Bạn có thể chọn nút “Xem thử” để xem thành quả của mình trên trang web. Bạn yên tâm, bài viết chưa được công khai trong chế độ này.

Mặc định, bạn sẽ có nhiều lựa chọn để định dạng bài viết trên thanh công cụ soản thảo.

Khi bấm vào biểu tượng ở ngoài cùng bên tay phải trên thanh công cụ với tên gọi “Hiện hoặc ẩn thanh công cụ”, sẽ xuất hiện dòng thứ hai ngay bên dưới với nhiều lựa chọn hơn cho định dạng bài viết.

Một điều quan trọng nữa là đưa bài viết đến được nhiều người đọc. Một bài viết có hay đến đâu mà không ai đọc thì cũng thật vô ích phải không.

Vì vậy cho nên chúng ta phải viết bài chuẩn SEO. Điều đó giúp bài viết của bạn có thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm, thứ hạng cao hơn đồng nghĩa việc có nhiều traffic hơn và được nhiều người biết đến hơn.

2.Hướng dẫn tạo trang (Page)

Như ở trên mình đã có bài giải thích sự khác biệt giữa Post và Page. Nói tóm lại Post mang tính cập nhật thay đổi liên tục, còn Page rất ít thay đổi, và có tính độc lập thường chỉ tạo một lần sử dụng mãi mãi như trang Liên hệ của website.

Để tạo Trang(Page) bên thang Menu bên trái Page ” Add New

Giống như tạo một bài viết mới sẽ có một khung soạn thảo văn bản hiện ra cho bạn. Nhập nội dung mà bạn muốn ở dưới khung

Ỏ bên tay phải sẽ có thêm một ô đó là Page Attributes (thuộc tính trang).

Bạn có thể thêm trang mẹ con cho trang mới tạo: giống như việc tạo một thư mục con trên máy tính. Trang con sẽ có đường dẫn: tenmiencuaban/trangme/trangcon/

Ngoài ra bạn có thể chọn giao diện riêng cho trang.

3.Quản lý thư viện Media

Phần quan trọng của bất kỳ blog chuyên nghiệp nào chính là hình ảnh. Đã có nhiều chứng mình rằng bài viết có hình ảnh có nhiều lượt view hơn những bài viết không có.

Tất cả hình ảnh, video và âm thanh trong WordPress đều được quản lý bởi “Thư viện Media”. Khi soạn thảo bài viết, bạn có thể truy cập vào thư viện để tải ảnh hoặc sử dụng hình ảnh có sẵn từ trước.

Trong trang soạn thảo bài viết, chọn nút “Thêm Media” phía trên thanh công cụ. Một popup xuất hiện và hiển thị toàn bộ hình ảnh mà bạn đã sử dụng trong website hoặc tải lên trước đó.

Để thêm ảnh mới, chọn tab “Tải tập tin lên”, sẽ mở ra chức năng tải file của WordPress.

Tại đây, bạn chỉ cần kéo thả một hoặc nhiều hình ảnh từ máy tính vào trong khu vực này hoặc bấm bút “Chọn tập tin”. Một khi ảnh đã được tải lên thành công, bạn sẽ nhìn thấy một vài tuỳ chọn bên tay phải màn hình.

Các tính năng này cho phép bạn đặt tiêu đề hay miêu tả cho bức ảnh nếu cần thiết, thẻ Alt và một vài tuỳ chọn hiển thị trong bài viết. Tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa Alt Text Và tiêu đề hình ảnh.

Nhấn “Chèn vào bài viết” và hình ảnh đó sẽ được thêm vào bài viết. Nếu cần thay đổi bất cứ tuỳ chọn gì, chỉ việc chọn hình ảnh đó và thanh công cụ sẽ xuất hiện để bạn thực hiện việc đó.

Để học cách quản lý thư viện Media một cách chuyên nghiệp hãy đọc bài viết: Hướng dẫn hoàn thiện về cách quản lý hình ảnh trong WordPress.

Ngoài ra bạn cũng có thể tạo và chèn Gallery hình ảnh trong trang WordPress, nếu bạn là một nhiếp ảnh gia thì tạo một Gallery ảnh sẽ giúp website trông rất chuyên nghiệp và đẹp mắt

4.Đăng bài viết

Vậy là bạn đã hoàn thành việc soạn thảo bài viết đầu tiên cho website, bao gồm cả việc thêm đường dẫn và hình ảnh trong đó, nên tôi tin chắc rằng bạn đã sẵn sàng công khai nội dung đó với toàn bộ thế giới. Nhưng trước khi đăng bài viết, còn một vài việc bạn phải hoàn thành trước đã.

Bên tay phải của màn hình soạn thảo, có một vài lựa chọn mà bạn nên hoàn tất. Bỏ qua mục đầu tiên “Đăng bài viết”, chúng ta sẽ quay lại đây cuối cùng.

Điền một vài tag và bấm “Thêm” ngay sau đó. Và cuối cùng là ô hình ảnh đai diện. Tại đây, bạn sẽ tải lên hình ảnh liên kết với bài viết này. Mỗi một giao diện sẽ hiển thị hình ảnh này một cách khác nhau, nhưng về cơ bản thì sẽ hiển thị một ảnh to phía trên hoặc bên cạnh tiêu đề bài viết.

Một khi bạn đã cảm thấy thoả mãn với những lựa chọn của mình, hãy quay lại khu vực trên cùng bên phải, nơi chúng ta đã bỏ qua lúc nãy “Đăng bài viết”.

Để công khai bài viết của bạn trên trang web, đơn giản là bấm nút “Đăng bài viết” và thế là xong. Trươc khi làm việc đó, nếu bạn muốn trải nghiệm một vài thu thuat wordpress hay tính năng khác của WordPress như lập lịch bài đăng, thì bạn chỉ việc chọn “Chỉnh sửa” ngay bên cạnh đoạn “Đăng ngay lập tức”, bạn sẽ chọn được chính xác ngày và giờ mà bài viết sẽ được công khai.

Nếu làm như vậy, nút “Đăng bài viết” sẽ tư động chuyển thành “Lên lịch” và khi đó bài viết của bạn sẽ được đăng vào đúng thời điểm mà bạn đã chọn trước đó. Đây là một tính năng tuyệt vời nếu bạn muốn thêm nhiều bài viết cùng lúc và phân chia thời gian đăng bài trong một khoảng thời gian khác nhau.

Trước khi đăng bài viết nhớ bấm “Xem thử” để xem mình còn sai sót gì trước khi công khai bài viết hay không

5.Chức năng Revision

Revision ( quảy lý nhật ký soạn thảo) chức năng này cho phép bạn lưu lại những bạn chỉnh sửa gần nhất của một bài viết khi lưu bản nháp.

Giúp bạn có thể dễ dàng quay lại bạn chỉnh sửa cũ nếu muốn.

Bạn sẽ cần ít nhất 2 bản nháp để sử dụng tính năng này. Bấm vào Revision (Xem lại) để chọn phiên bản muốn khôi phục

Trên Diều Hâu tôi đã vô hiệu hóa Post Revision để tối ưu cơ sở dữ liệu, vì chúng thường chiếm dung lượng khá lơn trên hosting.

6.Cách chèn video vào bài viết

Để chèn video vào bài viết rất hơn đoan giản, bạn chỉ cần copy đường dẫn của video đó và dán vào bài viết là được.

Hoặc bạn có thêm bằng cách vào Thêm Media ” Chèn từ URL. Nhập đường dẫn video ( tốt nhất là từ youtube), rồi chọn chèn vào bài viết là được

Trong WordPress có tính năng Embed cho phép tự động nhận diện những liên kết từ video và chuyển nó thành dạng nhúng video. Vì vậy mà bạn chỉ cần copy paste đường dẫn video.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều cách tại: Làm Thế Nào Nhúng Facebook Video Vào WordPress

5. Giới thiệu về giao diện WordPress

1. Các loại theme

Blogging – được thiết kế với mục đích tạo blog cá nhân.

Business – tạo dựng trang giới thiệu công ty, doanh nghiệp.

Portfolio – hiển thị hình ảnh hay video.

Magazine – gần giống như blog nhưng có nhiều giao diện hiển thị.

eCommerce – xây dựng website thương mại điện tử.

Multi-pupose – một giao diện đồ sộ có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau.

App – Một giao diện được xây dựng cho một mục đích cụ thể như: tuyển dụng, học trực tuyến hay đấu thầu.

Frameworks – bộ giao diện nền tảng giúp các nhà phát triển có thể tạo ra theme mới dễ dàng hơn.

Mỗi giao diện sẽ có cách hiển thị khác nhau cũng như tính năng khác nhau. Cho nên hãy tham khảo thật kỹ miêu tả, bản demo của theme trước khi quyết định sử dụng. Tiếp theo chúng tôi sẽ chỉ cho bạn nơi có thể tải giao diện miễn phí và giao diện trả phí, sự khác nhau của hai loại đó và cách cài đặt chúng trên WordPress.

2. Tải giao diện miễn phí ở đâu?

Nơi tốt nhất để tải và sử dụng giao diện miễn phí là trên kho giao diện chính thức của chúng tôi Tại đây, có hơn 2000 giao diện được cung cấp hoàn toàn miễn phí cho bất kỳ mục đích nào.

Tại sao đây lại là nơi tốt nhất để sử dụng giao diện miễn phí? Bởi vì tất cả giao diện đều phải thông qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi tới tay cộng đồng sử dụng. Những giao diện này hỗ trợ toàn bộ tính năng của WordPress và quan trọng hơn là an toàn cho website sử dụng.

Bạn thậm chí chẳng cần truy cập vào trang chủ WordPress để tải giao diện cho website, mà có thể làm việc đó ngay trong bảng tin WordPress của mình. Truy cập Giao diện ” Thêm mới và sẽ thấy danh sách giao diện hiện ra. Tại đây, bạn có thể lọc, kiểm tra những giao diện phổ biến nhất, sử dụng nhiều nhất hoặc lọc theo màu sắc, mục đích sử dụng và tìm kiếm theo từ khóa.

Tuy nhiên, không phải tất cả giao diện ở đây đều có chất lượng nhau nhau? Bởi vì đôi ngũ phát hành WordPress chỉ đảm bảo rằng những giao diện này hoạt động tốt với phiên bản hiện tại, sử dụng theo chuẩn của WordPress và không gây hại cho người dùng, chứ không thể kiểm định giao diện đó đã tối ưu hay chưa. Vậy nên bạn hãy tham khảo đánh giá người dùng trước khi chọn cho mình bất kỳ giao diện miễn phí nào.

3. Mua giao diện trả phí ở đâu?

Hay còn gọi là giao diện cao cấp, bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền theo năm hoặc một lần duy nhất cho nhà cung cấp để sở hữu giao diện đó. Những giao diện này thường có nhiều tính năng hơn, nhưng quan trọng hơn là bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ chính nhà sản xuất. Họ sẽ luôn đảm bảo rằng giao diện đó sẽ hoạt động hoàn toàn ổn định khi có bất kỳ cập nhật nào WordPress. Và đây cũng là một trong những sự khác biệt giữa giao diện miễn phí và giao diện cao cấp.

Khi đã quyết định chi trả một khoản tiền cho giao diện website, bạn sẽ phải lựa chọn giữa sự cung cấp từ công ty và chợ phân phối. Đối với chợ phân phối, họ chỉ là trung gian giữa người mua và người bán nên bạn cần phải xem xét những lời phản ảnh của khách hàng, cũng như đánh giá về chất lượng sản phẩm.

Một số công ty nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển giao diện cho WordPress như WooThemes, Obox, Elegant Themes, Themify… Bạn sẽ phải bỏ ra số tiền từ $60 đến $250 để sở hữu một hoặc nhiều giao diện tùy nhà sản xuất. Đối với những người mới bắt đầu, thì số tiền đó thực sự không hề nhỏ. Bạn ko biết chắc chắn được rằng, giao diện bạn bỏ tiền ra có đáp ứng hết những nhu cầu của bạn sau này hay không? Nếu không, thì đây sẽ là một khoản đầu tư không hề có lợi chút nào.

Hãy đọc bài Theme miễn phí và trả phí khác nhau như thế nào? để tìm hiểu kỹ hơn.

4. Cài đặt giao diện

Khi tải xuống giao diện muốn cài đặt, bạn sẽ nhận được một file zip và có hai sự lựa chọn để bạn cài đặt. Cách đầu tiên, giải nén và tải lên thư mục wp-content/themes thông qua FTP

http://www.yourdomain.com/wp-content/themes

Cách đơn giản hơn là sử dụng công cụ có sẵn của WordPress. Truy cập Giao diện ” Thêm mới ” Tải giao diện lên. Chọn Browse để tải file giao diện từ máy tính, sau đó bấm “Cài đặt ngay bây giờ”.

Sau khi quá trình tải lên hoàn thành, chọn Xem trước hoặc Kích hoạt để sử dụng giao diện cho website.Tôi đã có một bài Hướng dẫn cài đặt Theme WordPress cho người mới chi tiết cho ai còn chưa biết.

Có thể cài đặt bao nhiêu giao diện tùy thích. Truy cập Giao diện, bạn sẽ thấy toàn bộ giao diện đã tải lên hiển thị ở đây. Từ màn hình này, bạn có thể kích hoạt bất kỳ cái nào mà bạn muốn. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên xóa những giao diện không sử dụng đến vì đây có thể là một lổ hổng bảo mật của website. Hãy tìm hiểu về bảo mật WordPress nếu bạn vẫn chưa biết. Hiện nay iThemes Security Plugin – Plugin Bảo Mật nên dùng nhất thời điểm này, hiện hầu như mọi website tôi đều đang dùng nó và thực sự rất hiệu quả.

5. Tùy chỉnh giao diện

WordPress cung cấp cho người dùng một cung cụ có sẵn để thay đổi giao diện trang web. Trong công cụ này, bạn sẽ thay đổi màu sắc, ảnh nền, logo và nhiều thứ khác. Tất cả giao diện đều có những lựa chọn khác nhau.

6. Tạo Menu

Đầu tiên hãy đặt tên và bấm “Tạo trình đơn”.

7.Hướng dẫn sử dụng Widget

Khi widget đã nằm bên phí tay phải, hãy bấm và bạn sẽ thấy một vài tùy chỉnh dành riêng cho widget đó. Ví dụ, trong hình là widget Chuyên mục – hiển thị toàn bộ chuyên mục hiện có trong hệ thống. Bạn có thể đặt tên cho chúng, hiển thị dưới dạng drop-down, hiển thị số lượng bài viết của mỗi chuyên mục.

Lưu trữ – danh sách bài viết theo tháng

Lịch

Chuyên mục – danh sách chuyên mục

Meta – đăng nhập, RSS

Trang – danh sách các trang.

Bài viết mới

RSS

Tìm kiếm

Mây thẻ – danh sách các tag được sử dụng nhiều nhất

Văn bản – soạn thảo HTML

6. Giới Thiệu Về Plugin

Chúng ta sẽ chuyển đến một phần vô cùng quan trọng và mạnh mẽ nhất của WordPress: Plugin. Plugin cho phép người dùng mở rộng các tính năng của website mà không cần phải chạm tay vào bất kỳ dòng code nào. Đơn giản chỉ cần tải lên và kích hoạt để sử dụng, thật dễ dàng phải không.

Có hàng nghìn plugin với các tính năng khác nhau như:

Để cài đặt plugin, bạn hãy tham khảo bài viết hướng dẫn cài đặt plugin WordPress, nơi chúng tôi hướng dẫn bạn từng bước rất cụ thể mà ai cũng có thể làm được.

1. Tải Plugin miễn phí ở đâu?

Lại một lần nữa, nơi bạn có thể tải plugin miễn phí chính là kho chính thức của WordPress. Nơi chứa tới 40,000 plugin với tất cả các tính năng mà mọi website đều dùng đến.

2. Mua Plugin cao cấp ở đâu?

Giống như WordPress Theme, plugin trả tiền được cung cấp bởi một công ty hoặc trên chợ plugin. Một trong những chợ plugin lớn nhất hiện tại là CodeCanyon với hơn 3,700 sản phẩm với rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.

Mức giá để sở hữu một plugin cao cấp rất khách nhau, có thể chỉ $3-$4 / sản phẩm, nhưng có những plugin bạn phải chi trả số tiền lên tới $100 để sở hữu như các plugin về bảo mật, tăng tốc, hay backup dữ liệu.

Chính vì thế chúng tôi khuyên bạn đăng ký thành viên của TheDevKit để được sử dụng các plugin cao cấp với mức giá không thể rẻ hơn mà vẫn CHẤT LƯỢNG. Bạn sẽ có cơ hội sử dụng nhưng plugin hàng đầu hiện nay như BackupBuddy, iTheme Security Pro, WP Rocket.. với giá chỉ bằng CỐC CAFE

7.Kết Thúc

Mặc dù đây chỉ là hướng dẫn sử dụng WordPress cở bản để bạn làm quen với WordPress, nhưng hy vọng nó hữu ích với bạn. Sau khi đã năm được tìm hiểu thêm về thủ thuật WordPress, với rất nhiều mẹo hay mà bạn không thể bảo qua. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về WordPress đừng bỏ qua những bài viết này (Đây đều là những seri được mình tổng hợp lại sau nhiều năm sử dụng và nghiên cứu về WordPress)

Hướng Dẫn Sử Dụng WordPress Toolkit

Trong ứng dụng WordPress Toolkit trên Plesk này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết tất cả các tính năng với giao diện thân thiện và trực quan nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

1.1. Install (Quick): Cài đặt nhanh: Thao tác này sẽ cài đặt phiên bản WordPress mới nhất ở vị trí bạn chỉ định. Tên người dùng (user) và mật khẩu quản trị website ngẫu nhiên sẽ được tạo ra.

Quick Install WordPress

1.2. Install (Custom): Cài đặt Tùy chỉnh: Thao tác này cho phép bạn cài đặt WordPress và thiết lập như sau:

Installation path: Đường dẫn website.

Administrative username and Password: Đặt tên người dùng và mật khẩu quản trị.

Administrator’s email: Email quản trị WordPress.

Interface language: Ngôn ngữ giao diện.

Database name, Database user name, Database user password: Tên, user và mật khẩu cơ sở dữ liệu.

Search Engine Visibility: Công cụ tìm kiếm khả năng hiển thị (hướng dẫn các trình thu thập thông tin không lập chỉ mục website của bạn).

Debug Mode: Bật chế độ gỡ lỗi.

Cài đặt tùy chỉnh WordPress

2. SSL/TLS

3. Security Status

Chỉ với 1 lần nhấp chuột, người dùng có thể đánh giá và tìm ra toàn bộ lỗ hỏng bảo mật của hệ thống. Đồng thời, công cụ này cũng sẽ hỗ trợ trong việc khắc phục những lỗ hỏng trên nếu có.

Tại Security Status → View để kiểm tra tình trạng bảo mật cho WordPress.

Một cài đặt mặc định của WordPress được xây dựng với các cải tiến bảo mật sau đây:

Restrict access to files and directories (Hạn chế quyền truy cập vào các tập tin và thư mục): Nếu quyền truy cập cho các tệp và thư mục không đủ an toàn, các tệp này có thể bị tin tặc truy cập và sử dụng để xâm phạm trang web của bạn. Biện pháp bảo mật này đặt các quyền cho tệp wp-config thành 600, cho các tệp khác thành 644 và cho các thư mục thành 755.

Configure security keys (Cấu hình khóa bảo mật): WordPress sử dụng các khóa bảo mật (AUTH_KEY, SECURE_AUTH_KEY, LOGGED_IN_KEY và NONCE_KEY) để đảm bảo mã hóa tốt hơn thông tin được lưu trữ trong cookie của người dùng. Khóa bảo mật tốt phải dài (60 ký tự trở lên), ngẫu nhiên và phức tạp. Kiểm tra bảo mật sẽ xác minh rằng các khóa bảo mật đã được thiết lập và chúng có chứa ít nhất các ký tự chữ và số.

Block directory browsing (Chặn thư mục duyệt) (có thể trở về): Nếu duyệt thư mục được bật, tin tặc có thể có được thông tin khác nhau về trang web của bạn có khả năng xâm phạm bảo mật của nó. Theo mặc định, duyệt thư mục bị tắt trong Plesk, nhưng khi nó được bật, biện pháp bảo mật này có thể chặn nó. Biện pháp này sửa đổi tệp cấu hình máy chủ (Apache, nginx cho Linux hoặc web.config cho Windows). Lưu ý rằng các chỉ thị tùy chỉnh trong tệp .htaccess hoặc web.config có thể ghi đè lên lệnh này.

Block unauthorized access to to chúng tôi (Chặn truy cập trái phép vào chúng tôi (có thể trở về): Tệp chúng tôi chứa thông tin nhạy cảm như thông tin truy cập cơ sở dữ liệu, v.v. Nếu, vì một số lý do, việc xử lý các tệp PHP của máy chủ web bị tắt, tin tặc có thể truy cập nội dung của tệp chúng tôi Biện pháp bảo mật này ngăn chặn truy cập trái phép vào tệp chúng tôi Biện pháp này sửa đổi tệp cấu hình máy chủ (Apache, nginx cho Linux hoặc web.config cho Windows). Lưu ý rằng các chỉ thị tùy chỉnh trong tệp .htaccess hoặc web.config có thể ghi đè lên lệnh này.

Disable unused scripting languages (Vô hiệu hóa các ngôn ngữ kịch bản không sử dụng): Biện pháp bảo mật này tắt hỗ trợ cho các script ngôn ngữ không được WordPress sử dụng, chẳng hạn như Python và Perl. Tắt chúng để đảm bảo rằng trang web của bạn có thể bị xâm phạm bằng cách khai thác các lỗ hổng trong các script ngôn ngữ này.

Change default database table prefix (Thay đổi tiền tố bảng cơ sở dữ liệu mặc định): Các bảng cơ sở dữ liệu WordPress có cùng tên tiêu chuẩn trên tất cả các cài đặt WordPress. Khi mặc định wp_ prefix được sử dụng cho tên bảng cơ sở dữ liệu, toàn bộ cấu trúc cơ sở dữ liệu WordPress là trong suốt, giúp các tập lệnh độc hại dễ dàng lấy được bất kỳ dữ liệu nào từ nó. Biện pháp bảo mật này thay đổi tiền tố tên bảng cơ sở dữ liệu thành một cái gì đó khác với mặc định wp_ prefix. Lưu ý rằng việc thay đổi tiền tố cơ sở dữ liệu trên một trang web với dữ liệu sản xuất có thể nguy hiểm, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên sao lưu trang web của mình trước khi áp dụng biện pháp này.

Block access to sensitive files (Chặn quyền truy cập vào các tệp nhạy cảm) (có thể trở về): Biện pháp bảo mật này ngăn chặn truy cập công khai vào một số tệp có thể chứa thông tin nhạy cảm như thông tin kết nối hoặc thông tin khác nhau có thể được sử dụng để xác định khai thác đã biết nào có thể áp dụng cho trang web WordPress của bạn.

Change default administrator’s username (Thay đổi tên người dùng của quản trị viên mặc định): Trong quá trình cài đặt, WordPress tạo một người dùng có quyền quản trị và tên người dùng ‘admin’. Vì tên người dùng trong WordPress không thể thay đổi, nên có thể thử sử dụng mật khẩu của người dùng này để truy cập WordPress với tư cách quản trị viên. Biện pháp bảo mật này tạo tài khoản quản trị viên WordPress với tên người dùng ngẫu nhiên và đảm bảo rằng không có người dùng nào có quyền quản trị và tên người dùng ‘admin’. Nếu tìm thấy người dùng ‘admin’, tất cả nội dung thuộc về người dùng này sẽ được gán lại cho tài khoản quản trị viên mới và tài khoản người dùng ‘admin’ sẽ bị xóa.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện bảo mật cho các phiên bản WordPress của mình. Tuy nhiên, trước khi thao tác, vui lòng sao lưu dữ liệu website vì một vài thao tác sẽ ảnh hưởng đến website của bạn mà bạn không thể hoàn tác lại được.

Forbid execution of PHP scripts in the wp-includes directory (Cấm thực thi các tập lệnh PHP trong thư mục wp-includes) (có thể trở về): Thư mục wp-includes có thể chứa các tệp PHP không an toàn có thể được thực thi để tiếp quản và khai thác trang web của bạn. Biện pháp bảo mật này ngăn chặn việc thực thi các tệp PHP trong thư mục wp-includes. Biện pháp này sửa đổi tệp cấu hình máy chủ (Apache, nginx cho Linux hoặc web.config cho Windows). Lưu ý rằng các chỉ thị tùy chỉnh trong tệp .htaccess hoặc web.config có thể ghi đè lên lệnh này.

Disable scripts concatenation for WordPress admin panel (Vô hiệu hóa tập lệnh ghép cho bảng quản trị WordPress) (có thể trở về): Biện pháp bảo mật này sẽ tắt việc ghép các tập lệnh đang chạy trong bảng Quản trị viên WordPress, ngăn trang web của bạn khỏi bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công DoS nhất định. Tắt kết nối các tập lệnh có thể ảnh hưởng một chút đến hiệu suất của bảng Quản trị viên WordPress, nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến trang web WordPress của bạn.

Turn off pingbacks (Tắt pingback) (có thể trở về): Pingbacks cho phép các trang web WordPress khác tự động để lại nhận xét bên dưới bài đăng của bạn khi các trang web này liên kết với các bài đăng này. Pingbacks có thể được sử dụng để khởi chạy các cuộc tấn công DDoS trên trang web của bạn. Biện pháp bảo mật này sẽ tắt pingback RPC XML cho toàn bộ trang web của bạn và cũng vô hiệu hóa pingback cho các bài đăng được tạo trước đó với pingback được kích hoạt.

Enable hotlink protection (Cho phép bảo vệ hotlink) (có thể trở về): Bảo vệ liên kết nóng ngăn các trang web khác hiển thị, liên kết hoặc nhúng hình ảnh của bạn. Thực thi này được gọi là liên hết nóng, thêm nó có thể nhanh chóng rút hết băng thông của bạn và làm cho trang web của bạn không có sẵn.

Enable bot protection (Cho phép bảo vệ bot) (có thể trở về): Biện pháp này bảo vệ trang web của bạn khỏi các bot vô dụng, độc hại hoặc có hại. Nó chặn các bot quét trang web của bạn để tìm lỗ hổng và làm quá tải trang web của bạn với các yêu cầu không mong muốn, gây ra lạm dụng tài nguyên. Lưu ý rằng bạn có thể muốn tạm thời vô hiệu hóa biện pháp này nếu bạn dự định sử dụng dịch vụ trực tuyến để quét trang web của bạn để tìm lỗ hổng, vì các dịch vụ này cũng có thể sử dụng các bot như vậy.

Block access to potentially sensitive files (Chặn quyền truy cập vào các tệp có khả năng nhạy cảm) (có thể trở về): Biện pháp bảo mật này ngăn chặn truy cập công khai vào một số tệp nhất định (ví dụ: tệp nhật ký (log), tập lệnh shell và các tệp thực thi khác) có thể tồn tại trên trang web WordPress của bạn. Quyền truy cập công khai vào các tệp này có khả năng ảnh hưởng đến bảo mật của trang web WordPress của bạn.

Block access to .htaccess and .htpasswd (Chặn quyền truy cập vào .htaccess và .htpasswd) (có thể trở về): Đạt được quyền truy cập vào các tệp .htaccess và .htpasswd cho phép kẻ tấn công đưa trang web của bạn vào một loạt các khai thác và vi phạm bảo mật. Biện pháp bảo mật này đảm bảo rằng các tệp .htaccess và .htpasswd có thể được truy cập bởi những kẻ lạm dụng.

Block author scans (Quét khối tác giả) (có thể trở về): Quét tác giả là một hình thức lừa đảo ID người dùng. Mục tiêu của các lần quét này là tìm tên người dùng của người dùng đã đăng ký (đặc biệt là quản trị viên WordPress) và tấn công mạnh mẽ vào trang đăng nhập của trang web của bạn để có quyền truy cập. Lưu ý rằng tùy thuộc vào cấu hình đường dẫn tĩnh (permalink) trên trang web của bạn, biện pháp này có thể ngăn khách truy cập truy cập các trang liệt kê tất cả các bài viết được viết bởi một tác giả cụ thể.

Việc cập nhật phần mềm theo phiên bản mới nhất là vô cùng quan trọng, giúp khắc phục những lỗi trong hệ thống cũng như trải nghiệm những tính năng mới và tiến trình cập nhật này là hoàn toàn tự động.

Tại Updates → View → Update Settings để chỉ định cấu hình cách bạn muốn WordPress cập nhật.

Minor (security) updates: cập nhật từ từ, từng thao tác nhỏ.

Minor and major) updates: Nâng cấp lên tất cả các phiên bản.

4.2. Update plugins automatically: Tự động cập nhật plugin

Plugin không an toàn là nguyên nhân hàng đầu gây ra website bị hack và nhiễm virus/mã độc. WordPress Toolkit cho phép bạn tự động cập nhật các plugin của mình và phải được bật. Hầu hết mọi người đã không thay đổi cập nhật plugin của họ trên website.

Tính năng này áp dụng cho các giao diện themes được liệt kê trong kho lưu trữ WordPress. Nếu giao diện của bạn có bản cập nhật mới và nó xuất hiện tại Available Updates, Plesk sẽ tự động cập nhật nó.

Tại Site title → Change → Nhập tên mới của website → Change để hoàn tất.

Với WordPress Toolkit, bạn có thể truy cập vào bảng điều khiển WordPress mà không phải đăng nhập ( Login). Hoặc vào Setup bạn có thể xem mật khẩu Quản trị viên và thiết lập mật khẩu mới.

Đồng bộ hóa – Sync dữ liệu qua website khác cùng hosting (addon).

Nếu bạn có một dự án với một số phiên bản WordPress (ví dụ một cá thể để phát triển và một phiên bản để truy cập công cộng), bạn có thể sao chép dữ liệu từ website WordPress này sang website WordPress khách, đồng bộ hóa dữ liệu giữa các website.

Copy website hiện tại ra một website mới để chạy 2 website độc lập, tuy nhiên bạn có thể chỉnh sửa lại nội dung website để phù hợp cho việc kinh doanh, quảng bá thương hiệu.

Tại giao diện Clone → a new subdomain. Bạn có thể tạo 1 subdomain mới hoặc 1 subdomain đã tồn tại → OK.

9. Manage Files

Quản lý tất cả các file trên website WordPress. Tại đây bạn có thể tạo mới, sửa, xóa, upload, nén/giải nén, di chuyển, đổi tên thư mục, phân quyền file,…

Quản lý sao lưu/phục hồi dữ liệu. Mỗi nhà cung cấp sẽ có những chính sách backup dữ liệu khác nhau nhưng việc làm đó chỉ mang tính chất phục vụ cho công việc của nhà cung cấp. Vì thế bạn nên chủ động thao tác backup để bảo vệ dữ liệu website của bạn.

Nếu bạn đang làm việc trên một website dàn dựng và không muốn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nội dung của website dàn trang của bạn, hãy tắt tính năng này. Nếu website dàn dựng của bạn được Googlebot lập chỉ mục, website chính của bạn có thể bị phạt vì nội dung trùng lặp.

Vô hiệu hóa tùy chọn này cho phép tùy chọn “Không khuyến khích công cụ tìm kiếm lập chỉ mục website này” trong WordPress, từ đó, thêm thẻ “noindex, nofollow” vào tiêu đề website của bạn và thêm chỉ thị Không cho phép vào tệp chúng tôi

12. Maintenance mo de

Bật để website chuyển sang chế độ bảo trì thay vì sử dụng plugin trên WordPress. Khi một website WordPress ở chế độ bảo trì, nội dung của website bị ẩn khỏi khách truy cập mà không bị thay đổi hoặc bị ảnh hưởng khác.

Sau khi bật chế độ bảo trì, website sẽ có giao diện như sau:

Việc xử lý lỗi của một website là vô cùng khó khăn, phức tạp và mạo hiểm. Vì vậy, phần mềm hỗ trợ người dùng sao chép từ website chính sang một website thử nghiệm và kiểm tra lỗi trên website này với những công cụ đa dạng.

Bật để cấu hình debug các lỗi của website để quản trị viên dễ dàng nhận thấy để khắc phục (bạn có thể cấu hình chi tiết hơn tại phần setup).

WP_DEBUG: Kích hoạt chế độ gỡ lỗi chính trong WordPress.

WP_DEBUG_LOG: Lưu tất cả các lỗi vào tệp chúng tôi bên trong thư mục wp-content.

WP_DEBUG_DISPLAY: Hiển thị thông báo gỡ lỗi bên trong các trang HTML.

SCRIPT_DEBUG: Buộc WordPress sử dụng các phiên bản không được rút gọn của các tệp CSS và JavaScript lõi. Điều này rất hữu ích khi bạn đang thử nghiệm các thay đổi được thực hiện đối với các tệp .js và .css.

SAVEQUERIES: Lưu các truy vấn cơ sở dữ liệu vào một mảng có thể được hiển thị để giúp phân tích chúng. Lưu ý: điều này sẽ có tác động đáng chú ý đến hiệu suất website của bạn, vì vậy không nên để tùy chọn này được bật khi bạn không gỡ lỗi.

14. Password protection

Nếu bạn cần giới hạn quyền truy cập công khai vào website của mình và yêu cầu tất cả khách truy cập phải cung cấp tên người dùng và mật khẩu, hãy kích hoạt tùy chọn Password protection. Điều này nên được sử dụng cho các website phát triển đã được nhân bản vào một website dàn dựng. Hoặc nếu bạn đang xây dựng một website WordPress mới và chưa muốn công khai. Điều này cũng sẽ ngừng trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm lập chỉ mục website.

Tại Password protection → Setup→ New password → Protect.

Chức năng Import cho phép bạn sao lưu dữ liệu trên một máy chủ khác về website của bạn.

Source domain name: tên miền website nguồn mà bạn muốn sao lưu dữ liệu.

Hosting access: Username & Password: tài khoản và mật khẩu của FTP/SSH.

Chọn “Speed up file transfer by using web streaming (beta) when possible” nếu bạn có một số lượng lớn tệp nhỏ cần nhập. Nếu bạn nghi ngờ rằng quá trình nhập có thể bị gián đoạn do kết nối Internet không ổn định, bạn có thể thử tùy chọn này. Nó cho phép Plesk tiếp tục và ngắt nhập thay vì bắt đầu lại.

Ngoài ra, bạn sẽ nhập thêm các thông tin với các tùy chọn sau:

Source website URL: URL website nguồn – Chỉ định URL đầy đủ của website, tương ứng với website tài liệu nguồn.

WordPress Toolkit cho phép bạn quản lý tất cả các plugin của bạn. Bạn có thể cài đặt các plugin mới, upload các plugin, kích hoạt, hủy kích hoạt và cập nhật plugin theo cách thủ công.

Trong tab Database, bạn có thể truy cập phpMyAdmin trực tiếp và chỉnh sửa tên người dùng cơ sở dữ liệu của bạn và chỉnh sửa mật khẩu của nó.

Check security: Chỉ với 1 lần nhấp chuột, người dùng có thể đánh giá và tìm ra toàn bộ lỗ hỏng bảo mật của hệ thống. Đồng thời, phần mềm cũng sẽ hỗ trợ trong việc khắc phục những lỗ hỏng trên nếu có.

Detach: Ẩn phiên bản WordPress khỏi WordPress Toolkit nhưng các tệp và cơ sở dữ liệu sẽ vẫn còn. Nhấn vào Scan nếu bạn muốn hiển thị lại.

Remove: Xóa. Nhấn vào đây xóa phiên bản WordPress của bạn.

20. Scan

Tính năng Scan sẽ quét bất kỳ phiên bản WordPress và hiển thị tại WordPress Toolkit nếu chúng bị thiếu trong trường hợp WordPress đã được cài đặt thủ công và không thông qua Plesk.

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Iphone 7 Cơ Bản Cho Người Mới

Bạn mới chuyển từ điện thoại Android sang iPhone, cụ thể hơn là chiếc điện thoại iPhone 7. Bạn đang gặp khó khăn đôi chút về cách sử dụng iPhone 7 mới mua. Hãy để Hóng Công Nghệ hướng dẫn cách sử dụng iPhone 7 cơ bản nhất. Chắc chắn sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Hướng dẫn cách sử dụng iPhone 7 cơ bản cho người mới

iPhone 7 với mức giá bán tại thời điểm hiện tại ở mức tầm trung, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam và cũng rất sang trọng. Với mức giá bán khoảng 10 triệu đồng, bạn đã sở hữu cho mình một chiếc smartphone có cấu hình đủ khỏe mạnh để phục vụ mọi nhu cầu sử dụng hàng ngày.

1. Cách sử dụng camera iPhone 7 vừa chụp ảnh vừa quay video

2. Cài đặt tính năng thông báo cuộc gọi đến nháy đèn Flash

Đây là một tính năng được khá nhiều người dùng iPhone 7 quan tâm. Đó là tính năng cài đặt thông báo cuộc gọi đến và tin nhắn nháy đèn LED Flash. Việc cài đặt tính năng thông báo này sẽ giúp người dùng nhận biết được thông tin có cuộc gọi đến và tin nhắn đến ngay tức khắc nhờ hệ thống đèn LED Flash.

Để cài đặt tính năng cuộc gọi đến nháy đèn Flash, hãy cài đặt theo hướng dẫn sau:

3. Cài đặt hiển thị phần trăm pin của iPhone 7

Hầu hết các smartphone ngày nay đều được tích hợp thêm tính năng hiển thị cột % pin phía trên, góc phải màn hình. Việc cài đặt tính năng hiển thị phần trăm pin trên iPhone 7 sẽ giúp cho người dùng biết được chính xác thời lượng pin còn lại.

Để cài đặt tính năng này. Hãy làm theo hướng dẫn sau:

4. Cài đặt tính năng chống mất trộm trên iPhone 7

Đời iPhone 7 đã được Apple tích hợp thêm tính năng chống mất trộm điện thoại được đánh giá là tương đối hiệu quả. Cài đặt tính năng này, người dùng có thể biết được chính xác chiếc điện thoại của mình đang ở đâu khi bị thất lạc, mất trộm. Nhờ vào hệ thống định vị GPS được cài đặt trên điện thoại, người dùng sẽ nhanh chóng biết được vị trí chiếc điện thoại của mình.

Để cài đặt tính năng này, hãy thực hiện các bước sau:

Với cách xác định vị trí điện thoại thông qua truy cập iCloud này, người dùng sẽ dễ dàng quản lý chiếc điện thoại hơn, đặc biệt là những bậc phụ huynh, những người vợ muốn quản lý con cái, muốn biết rõ chồng mình đang ở đâu, làm gì…

5. Cài đặt chế độ màn hình ban đêm trên iPhone 7

Cuối cùng trong danh sách 5 mẹo sử dụng iPhone 7 cho người mới đó là cài đặt chế độ màn hình đêm cho iPhone 7 để bảo vệ đôi mắt của bạn.

Để cài đặt chế độ này, hãy làm theo hướng dẫn sau:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy In Mã Vạch Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

Công nghệ sử dụng áp dụng trong máy in mã vạch

Thông thường trong máy in mã vạch được tích hợp hai công nghệ in ấn là công nghệ in nhiệt trực tiếp và công nghệ in truyền nhiệt. Nếu sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp thì giấy in bạn cần sử dụng bắt buộc là giấy in decal cảm nhiệt. Nếu là loại giấy khác thì chắc chắn bạn không thể sử dụng in ấn được.

Đối với công nghệ in truyền nhiệt thì bạn có thể sử dụng bất kỳ loại giấy in nào miễn không phải là giấy in cảm nhiệt. Bởi khi in ấn bằng công nghệ này bạn cần sử dụng ribbon mực kèm. Tuy nhiên, phương pháp in ấn này rất quan trọng việc tương thích giữa giấy in và mực in mã vạch. Nếu giấy in và mực in không có sự tương thích với nhau thì chắc chắn bạn không thể có được chất lượng tem nhãn mã vạch tốt nhất được.

Nếu bạn đang sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý và theo dõi hàng hóa trong doanh nghiệp của mình thì trong đó đã có tích hợp sẵn chức năng thiết kế tem nhãn mã vạch.

Tuy nhiên, nếu không sử dụng phần mềm quản lý bán hàng bạn vẫn có thể thực hiện in ấn mã vạch thông qua phần mềm thiết kế tem nhãn được hỗ trợ. Thông thường nếu máy không có sẵn phần mềm kèm theo thì người ta sẽ sử dụng phần mềm Bartender – phần mềm thiết kế tem nhãn được ưa chuộng, nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

Hướng dẫn cài đặt kích thước khổ giấy

Đối với mỗi dòng máy in mã vạch cụ thể sẽ có những cách lắp đặt và sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản đa số máy in có cách cài đặt khổ giấy như sau:

Thông thường tất cả máy in khi in ấn đều sẽ hoạt động theo cấu hình mặc định được cài đặt sẵn từ nhà sản xuất. Giấy in mã vạch phải được luồn từ mặt sau của máy in và trong 2 giá đỡ giữ giấy. Nếu sử dụng công nghệ in truyền nhiệt thì mực in cũng phải được lắp vào và mực phải phủ bì giấy in để tránh làm hao mòn, tổn thương đến đầu in mã vạch.

Sau khi hoàn thành lắp giấy mực đầy đủ máy sẽ báo cho bạn trạng thái sẵn sàng hoạt động thông qua việc đèn từ màu đỏ chuyển thành xanh kèm theo âm thanh báo hiệu. Cuối cùng chỉ cần thực hiện các bước sau để lệnh tự động tìm và xác định kích thước giấy được hoàn thành và tiến hành in ấn tem nhãn.

Tắt máy in mã vạch của bạn bằng cách ngắt nguồn điện hoặc tắt nguồn máy → tay trái giữ nút FEED trên thân máy → tay phải mở nguồn máy in (cả hai tay phải hoạt động cùng lúc vừa giữ nút FEED vừa mở nguồn) → tiếp tục giữ nút FEED cho đến khi máy phát âm thanh thông báo 2 tiếng tít → sau đó, bỏ tay khỏi nút FEED.

Bấm, giữ nút FEED cho đến khi đèn led trên máy nhấp nháy 2 lần liên tục → sau đó, bỏ tay khỏi nút FEED.

Sau khi thực hiện xong các bước trên máy in mã vạch sẽ tự động đẩy giấy ra và tự kiểm tra số lượng thông số. Khi máy đã in kiểm tra xong và dừng lại thì bạn nhấn nút FEED thêm 1 lần nữa. Lúc này máy đã ghi nhận kích thước của khổ giấy in mới và bạn có thể thiết kế lại con tem trên khổ giấy mới này và tiến hành in ấn. Nếu sau đó máy in bị lệch dòng hoặc máy không chạy và báo lỗi thì hãy thử lặp lại các bước bên trên một lần nữa.

Lắp giấy in và mực in mã vạch đúng cách

– In ấn mã vạch bằng công nghệ in nhiệt trực tiếp

Đối với công nghệ in ấn này bạn chỉ cần lắp cuộn giấy in nhiệt vào sau đó thực hiện các bước cài đặt khổ giấy như hướng dẫn bên trên và chọn chế độ in nhiệt trực tiếp trên máy tính là đã có thể in ấn được rồi.

– In ấn mã vạch bằng công nghệ in truyền nhiệt

Để thực hiện in ấn mã vạch bằng công nghệ này bạn cần chú ý lắp mực đầu tiên và đúng chiều. Bởi nếu mực in mã vạch lắp ngược thì sẽ không thể in ấn mã vạch với đầy đủ thông tin trên đó được. Để kiểm tra xem mình đã lắp mực đúng hay chưa thì hãy dùng tem decal dán lên. Nếu mặt mực thì con tem sẽ bị đen do mực bám vào, mặt này phải đặt sao cho tiếp xúc với giấy in. Mặt còn lại tem trắng trơn thì đó là mặt bóng – mặt tiếp xúc với đầu in.

Sau khi lắp mực hoàn tất bạn cần lắp giấy in decal mã vạch vào sau đó. Tiếp theo cũng thực hiện các bước cài đặt khổ giấy như hướng dẫn bên trên và cho máy in mã vạch thực hiện công việc của mình.

CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI MÃ VẠCH – BARCODE WORLD

➤ Địa chỉ: Số 30 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

➤ Hotline: 0902 739 569 hoặc (028) 3991 7356

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Sử Dụng WordPress Cơ Bản Cho Người Mới (Từ A trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!