Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Cura Cho Máy In 3D # Top 12 Xem Nhiều | Utly.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Cura Cho Máy In 3D # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Cura Cho Máy In 3D được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khuyên bạn nên tải phiên bản mới nhất trừ các bản Beta. Vì bản mới nhất đã được sửa chửa khắc phục một số lỗi của bản cũ.

Tải xong thì bạn nhấn cài đặt, Next cho tới bước sau.

Cài đặt xong mở phần mềm thì mình có giao diện như sau:

Chọn vào Prusa3d ► Prusa I3 ( Các máy in3D phổ biến hiện nay đều giống với dạng máy in của Prusa, nếu bạn dùng máy khác thì chọn đúng với máy của mình)

Phần chọn này cũng không quan trọng lắm vì chất lượng in chủ yếu phụ thuộc vào thông số mà mình cài đặt cho máy khi in nhiều hơn và cơ khí của máy.

Xong thì nhấn Next.

Để cài các thông số cho máy in chọn vào: Settings ► Printer ► Manage Printers…

Sẽ ra giao diện như sau:

♦ X Y Z là kích thước lớn nhất mà máy in được hay là kích thước hoạt động của máy.

♦ Xmin Xmax Ymin Xmax là khoản cách an toàn tính từ biên của bàn in ( Mình để 0 hết vì muốn kích thước in đúng bằng kích thước bàn).

♦ Build plate shape là hình dán bàn in (Với máy thường là hình chữ nhật với máy delta thì hình tròn).

♦ Chọn Origin at centter nếu muốn gốc tạo độ tại tâm bàn in.

♦ Chọn Heated bed nếu bạn có sử dụng bàn nhiệt cho máy in.

♦ G-code flavor là chọn firmware mà bạn dùng cho máy in (Mình dùng marlin nên chọn nó).

♦ Gantry Height là khoản cách từ đầu in tới bánh răng của bộ đùn nhựa (Nhiều bạn khi cài thông số hay bỏ qua cái này nhưng nó giúp giảm thiếu nhựa khi in rất nhiều đặc biệt với các máy dùng đùn xa).

♦ Number of Extruder là số đầu in mà bạn dùng.

Bạn chọn qua Tab Extruder 1 để cài các thông số của đầu in.

Ở đay bạn chú ý tới 2 thông số là:

♦ Nozzle Size là kích thước mũi in của máy.

♦ Compatible material diameter là đường kính sợi nhựa dùng để in.

Bạn nhấn Close để lưu cài đặt.

Bên phải của giao diện chính sẽ có bản chọn như hình:

♦ Layer height là độ dày lớn mỗi lần in (độ dày càng mỏng thì chi tiết in ra sẽ càng đẹp mà mịn).

♦ Infill là độ đặc của chi tiết (đối với các chi tiết in cần độ cứng thì phải tăng độ đặc lên).

Để sử đổi một vài các thông số khác thì bạn nhấn vào nút Custom.

Đó là các thông số cơ bản nhất khi in, để hiển thị ra các thông số khác bạn chọn vào Settings ► Configure Setting visibility.

Và chọn vào Check all trên giao diện hiện ra. Và Close.

Trong bản Print Setting:

♦ Layer Height: là độ cao mỗi lớp in.

♦ Initial Layer Height: là độ cao lớp in đầu tiên ( Thông số này thường quyết định nhựa có bám bàn tốt không và lớp đầu tiên in có mịn hay không).

Các thông số còn lại như Line Width là độ rộng của một đường nhựa in ra, thường bằng kích thước mũi in (Nếu muốn nhựa in ra dày hơn hay thưa hơn thì có thể tăng giảm nó).

♦ Wall Thickness: Độ dày thành của chi tiết in ra (Mũi in mình 0.4 mình cài đặt là 1,2 thì thành in ra là 3 lớp nhựa – Có thể cài đặt trực tiếp số lớp ở Wall line count).

♦ Top/ Bottom Thickness: Độ dày của lớp trên cùng và lớp dưới cùng chi tiết ( Layer Height trên mình để 0.2 và mình cài đặt mà 0.8 thì số lớp in là 4 lớp – Có thể cài đặt trực tiếp ở Top Layer hoặc Bottom Layer).

Và một thông số đáng chú ý nữa là Enable Ironing khi chọn chế độ này thì máy in sẽ chạy đi lại lớp trên cùng khoản rất nhỏ để làm mịn bề mặt phía trên, dành cho các chi tiết cần phẵng cả 2 mặt. Các bạn có thể tự tìm hiểu thêm các cái còn lại nhưng thường rất ít khi dùng.

♦ Infill Density như là thông số về độ đặc của vật thể, càng cao thì chi tiết in ra càng đặc nhưng thời gian in rất lâu, bù lại độ cứng của chi tiết cao.

♦ Infill Pattern là dạng lưới bên trong chi tiết hay là hình dạng của infill (muốn độ cứng cao thì để Triangles, muốn thời gian in nhanh thì để Lines).

♦ Infill Line Directions là hướng của các infill

Và các thông số ít dùng khác các bạn có thể tìm hiểu thêm.

♦ Printing Temperature là nhiệt độ in (với nhựa PLA thường 195 và với nhựa ABS thường 240).

♦ Flow là lượng nhựa in đùn ra khi in (nếu bạn muốn lượng nhựa đùn ra nhiều hơn hay ít hơn tại vị trí nào thì tăng lên).

♦ Nếu chọn vào Enable Retaction thì đồng ý rụt nhựa in lại khi chuyển tiếp giữa các vùng in khác nhau hay chuyển giữa vùng in với in support.

♦ Infill speed tốc độ in của infill.

♦ Wall speed tốc độ in của thành vật thể.

♦ Travel speed tốc độ di chuyển không của đầu in.

♦ Initial Layer speed tốc độ in của lớp đầu tiên (tốc độ chậm nhựa in dễ dính bàn hơn).

♦ Support Placement là vùng được tạo support: Nếu để Everywhere thì tất cả các vùng của chi tiết có góc lớn hơn Support Overhang Angle sẽ được tạo support. Nếu để Touching Buildplate thì các vùng phía ngoài của vật thể có góc lớn hơn Support Overhang Angle mới được tạo support.

♦ Support Pattern là hình dạng của support tương tự như của infill.

♦ Support Density là độc đặc của support cũng tương tự như của infill.

Để dễ gỡ support ra khỏi chi tiết sau khi in các bạn nên tăng thông số Support X/Y Distance lên vì nếu để support tạo ra gần chi tiết quá sẽ bị dính với chi tiết in nên khó gỡ ra.

Đối với thông số Build Plate Adhesion sẽ giúp tăng diện tích bám với bàn in của các chi tiết nhỏ và giảm thiếu nhựa khi bắt đầu in. Để tăng diện tích bám với bàn in của chi tiết thì các bạn chọn Brim, muốn chỉ giảm thiếu nhựa khi bắt đầu in thì chọn Skirt như hình.

Xong các bạn chỉ cần mở file cần in vào và tuỳ chỉnh các thông số như mong muốn, nhấn Slice để phần mềm cắt lớp và biên dịch ra Gcode. Nhấn lưu file và copy vào thẻ nhớ để in. Nếu máy tính đang cắm sẵn thẻ nhớ thì phần mềm sẽ tự nhận dạng và lưu vào đó.

Để xem phần mềm sau khi cắt lớp và cách di chuyển in của máy như thế nào thì các bạn chọn qua Tab PREVIEW trên giao diện chính.

Kéo thanh bên phải để xem từng lớp in hoặc nhấn nút Play thanh phía dưới để xem cách di chuyển của đầu in.

Hướng dẫn cân bàn máy in 3D

Xem thông tin chi tiết của máy in trong video

Hướng Dẫn Sử Dụng Tính Năng 3D Trong Phần Mềm Photoshop

– Đừng quên, Photoshop đã có tính năng 3D?

– Photoshop hiện nay là phần mềm chỉnh sửa ảnh số một và hiện đang được rất nhiều người yêu thích sử dụng. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhà sản xuất Adobe đã không ngừng cải tiến và nâng cấp phần mềm con cưng của mình để phục vụ tối đa như cầu của người sử dụng. Và kể từ phiên bản Photoshop CS5 đến phiên bản Photoshop CC 2023 hiện nay đều được trang bị thêm tính năng 3D ngày một hoàn thiện hơn. Và có lẽ cũng không ít các bạn đã và đang hài lòng với tính năng 3D của Photoshop, công cụ này cho phép chúng ta vé được một hình ảnh 3D nhanh chóng, cũng như hỗ trợ render, xuất ra file 3D dễ dàng

– Nhưng không phải là ai sử dụng Photoshop cũng được trải nghiệm qua tính năng mới và độc đáo này, do một số trường hợp công cụ 3D bị ẩn hoặc là cấu hình máy của bạn tương đối yếu, không hỗ trợ được tính năng 3D. Vì thế hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách bật tính năng 3D trong Photoshop.

– Cách 1: Do cấu hình máy hoặc là card màn hình của bạn không hỗ trợ tính năng 3D nên chức năng này bị ẩn đi.

– Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở Photoshop lên, vào trong menu Edit, chọn Preferences, tiếp đến là Performance, GPU Seting, tích vào ô Enable OpenGL Drawing . Khi này thì các bạn có thể sử dụng được 3D rồi.

– Trong trường hợp ô Enable OpenGL Drawing bị ẩn thì do card màn hình của bạn không hỗ trợ 3D, vậy thì các bạn có thể cài thử phiên bản Photoshop CS2 32 bit để sử dụng, vì bản này yêu cầu cấu hình thấp hơn. Các phiên bản Photoshop sau này hỗ trợ nhiều tính năng 3D hơn nên sẽ yêu cầu cấu hình mạnh hơn một chút.

– Cách 2: Máy của bạn cấu hình tương đối mạnh nhưng mà tính năng 3D vẫn không được hỗ trợ:

– Trường hợp này có lẽ là bạn cài phiên bản Photoshop chưa đầy đủ lắm, nghĩa là chưa active Photoshop hoàn toàn mà chỉ dùng công cụ bẻ khóa để sử dụng phần mềm tạm thời. Bạn có thể lên Google search cách active Photoshop đầy đủ thì khi đó tính năng 3D sẽ hiện lên ngay thôi. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng lâu dài thì mua bản quyền phần mềm là một lựa chọn hợp lí nhất, bạn không phải lo lắng vì sợ mất tính năng 3D nữa rồi.

– Cách 3: Bạn đang sử dụng phiên bản Photoshop Cs6, và tính năng 3D không được bật lên. – Cách thứ 4: Bạn đang sử dụng card màn hình onboard của Intel (Intel(R) HD Graphics) thì tính năng 3D vẫn có nhưng mà khi chọn vào thì tính năng đó lại bị ẩn, thế thì làm cách nào để sử dụng được tính năng này khi mà phần mềm đã được active đầy đủ ?

– Thường thì khi cài Photoshop Cs6, tính năng 3D sẽ tự động ẩn đi, các bạn có thể tháo Photoshop ra và cài lại. Sau khi cài xong thì các bạn đừng active vội, mà hãy mở Photoshop lên mà kiểm tra thử tính năng 3D đã được bật lên chưa, nếu được bật rồi thì mới active Photoshop. Nhiều khi vô tình, file Active của bạn lại làm hỏng mất tính năng của Photoshop đó. Nếu gặp trường hợp đó thì các bạn tải bản đầy đủ của Photoshop về để cài đặt. Chú ý là nên vào các trang web uy tín mà tải.

– Đầu tiên các bạn vào trang chủ của Intel, chọn bên Driver.

– Tiếp theo là các bạn chọn loại card màn hình mà mình đang sử dụng, sau đó thì tải về và giải nén ra một thư mục nào đó, các bạn nhớ đường dẫn giải nén này, lát nữa còn dễ tìm.

– Tới đây rồi, một hộp thoại tìm kiếm hiện ra, các bạn chọn Browse my computer for driver software rồi tìm kiếm đến thư mục mới giải nén lúc nãy, chọn Next để máy tự động cài Driver cũng như là thư viện OpenGL cho máy tính của bạn luôn.

– Sau khi cài xong rồi thì các bạn có thể khởi động máy lại để máy kịp cập nhật các Driver bạn vừa cài xong và bắt đầu mở Photoshop lên và thưởng thức tính năng 3D đầy thú vị nào.

– Và sau đây là một số hình ảnh mà mà tôi test thử 3D trong Photoshop CC.

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy In 3D (Nhập Môn)

1/ Kiểm tra trước khi in 3D 1.1/ Kiểm tra máy in 3D

Chú ý: đường dây điện để tránh bị mất điện do đụng vào ổ cắm, hoặc phần cắm bị lỏng lẻo

Nếu màn hình hiển thị lỗi, bạn cứ nhấn nút điều khiển nó sẽ tự ổn định lại, không cần phải rút điện cắm lại.

Nếu in lần đầu thì việc cân chỉnh bàn in sẽ mất chút thời gian, còn nếu đã in rồi thì chỉ xem trên bàn in đã sạch chưa, nhất là các vật liệu dư thừa còn sót

Kiểm tra máy kỹ cũng không cần thiết vì nó khá ít trục trặc, chỉ để ý lúc nó bắt đầu in sao cho nhựa ra đều, quạt làm mát có chạy không, nhiều khi cái quạt nó làm phồng nhựa và bị kẹt nhựa nếu không chạy

Nếu in các chi tiết lớn thì thử kiểm tra chạy hết hành trình ( lấy tay đẩy) có bị vướng dây không, sửa lại để khỏi bị tuột dây.

Trong một số trường hợp nếu nhựa in để lâu sẽ xuất hiện hiện tượng dòn, nên hay bị đứt, phải thay nhựa mới chứ đừng mất công tận dụng

Trong trường hợp nhựa bị kẹt, nếu khó đẩy và lấy ra thì bạn vẫn gia nhiệt, rút hết ra, phần bị đứt kẹt bên trong chỉ có cách dùng 1 dây thép, thui nóng nó lên, cắm sâu hết cỡ vào, chờ vài phút cho nó nguội, nhựa sẽ bám chắc vào, và rút ra là xong.

1.2/ Kiểm tra file in 3D

Thiết kế riêng profile tương ứng với vật liệu in của bạn: Mỗi mục danh sách kiểm tra áp dụng khác nhau cho từng tài liệu. Nguyên tắc thiết kế tùy vào loại vật liệu mà bạn in 3D.

Kiểm tra chiều dày thành & đường kính các khối trụ: Mỗi phần của mô hình của bạn phải đủ dày để in 3D, tồn tại sau khi in và được đóng gói và vận chuyển an toàn. Sử dụng Công cụ Độ dày Tường tự động để kiểm tra các khu vực có thể quá mỏng. Bạn có thể truy cập công cụ này từ trang Chỉnh sửa mô hình bất kỳ lúc nào. Tìm hiểu thêm về lý do độ dày của tường.

Tạo lỗ thoát cho các mô hình rỗng: Vật liệu dư thừa, chẳng hạn như bột nylon cho loại nhựa cứng và nhựa dẻo, phải có khả năng thoát khỏi các mô hình rỗng. Các hướng dẫn vật chất mô tả các lỗ thoát cần thiết cho từng vật liệu – khi nghi ngờ, nghiêng về phía các hố thoát lớn hơn.

Kiểm tra ổn định và cân nặng: Một mô hình phải được thiết kế cho theo thực tế vật lý . Trọng lượng phân phối trên chi tiết và khả năng của mô hình được cố định và không bị xê dịch khi in

Bảo vệ khu vực dễ bị hư hỏng: Các chi tiết trải rộng, chẳng hạn như dây hoặc phủ đắp trên bức tượng nhỏ, có thể bị bong ra trong hoặc sau khi in nếu phần liên kết không đủ mạnh.

Điều chỉnh tỷ lệ mô hình: Bạn có thể đã phải xác định thông số đo của mô hình của bạn (mét, mm, inch) trước khi tải lên, nhưng khi mô hình đã được thêm vào phần mềm bạn nên kiểm tra kích thước của nó một lần nữa và đảm bảo rằng nó đáp ứng đúng yêu cầu.

Đảm bảo khe hở cho các bộ phận chuyển động: Các bộ phận chuyển động cần độ hở giữa nhau để hoạt động đúng. Điều này đặc biệt quan trọng khi thiết kế cho nhựa dẻo và linh hoạt – mà không có khe hở đủ, các bộ phận sẽ hợp nhất với nhau trong quá trình in 3D. Tìm hiểu thêm về thiết kế cho các bộ phận cơ khí.

Đảm bảo chi tiết đủ lớn: Các chi tiết nổi và chạm khắc có yêu cầu tối thiểu để đảm bảo chúng xuất hiện rõ ràng. Kiểm tra Nguyên tắc thiết kế theo vật liệu đã chọn.

Bù trừ cho các điều chỉnh làm mịn (nếu được sử dụng): Máy in 3D không đọc các công cụ sửa đổi làm mịn, do đó, thay vào đó, hãy chia lưới của bạn để nhân rộng hiệu ứng làm mịn. Có nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ in3d, và bạn cần thời gian sử dụng để hiểu hết nó, và nên test các tùy chọn và so sánh, ví dụ như support sao cho dễ gỡ, In sao cho chi tiết không bị bong, làm cách nào để giảm tốn kém nhựa mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

2/ Giao diện màng hình và các thao tác

Hiện nay các máy in3d phổ thông đều sử dụng chung một kiểu phần mềm như loại dẹt hoặc loại vuông, loại nào thì thao tác cũng như nhau, nhưng loại vuông, to hơn sẽ hiển thị được nhiều thông tin hơn. Trên màn hình thao tác chỗ núm xoay, bạn có thể nhấn vào đó để chọn ( chứ không phải chỉ xoay )

2.1/ Prepare

Disable Steppers : Ngừng hoạt động của các động cơ step, chế độ release để giúp bạn đẩy các trục đi bằng tay

Autohome: Chạy về home, dùng để kiểm tra vị trí home của máy, hoặc để máy ở chế độ chờ ( rộng bàn dễ thao tác)

Preheat PLA: Gia nhiệt theo chế độ cài đặt cho nhựa PLA, với 180 độ cho đầu phun và 60 độ cho bàn

Preheat ABS: gia nhiệt theo chế độ cài đặt cho ABS, 245 độ với đầu phun và 90 độ cho bàn

Cooldown: Dừng di chuyển đầu phun và nó sẽ nguội

Move axis: Chọn các trục và di chuyển nó. với các tùy chọn di chuyển nhanh chậm ( 0.1mm, 1mm và 10mm), di chuyển được cả đầu đẩy nhựa. Sau khi chọn mỗi lần xoay sẽ tương ứng với bội số di chuyển đó

2.1/ Control

Fan: Chỉnh tốc độ quạt làm mát

Lưu ý: No Card Insert / Print From SD

Nếu không gắn thẻ nó sẽ báo không có thẻ. Nếu có gắn thẻ nó sẽ hiển thị Print From SD, và bạn vào đó chọn file mình cần in rồi nhấn núm chọn

Ngoài ra khi máy đang chạy, bạn có thể xoay núm chọn để tăng hoặc giảm tốc đô in ( tính theo phần trăm)

3/ Làm việc với phần mềm Cura

Đây là một phần mềm được sử dụng rất phổ biến trong việc hỗ trợ quá trình tạo Gcode điều khiển máy in 3D, phần mềm liên tục được cập nhật cải tiến để tối ưu hóa mã gcode. Có thể download – tìm hiểu – học cách sử dụng chi tiết nhất tại bài viết phần mềm Cura

3.1/ Thiết lập đầu tiên trên phần mềm

Bây giờ bạn phải đối mặt với nhiều lựa chọn máy in. Nếu bạn đã tải xuống thông qua liên kết ở trên cùng, thì tất cả các máy in được liệt kê sẽ là Ultimaker. Đối với tất cả các máy in khác, nhấp vào Other và nếu bạn may mắn thì máy in của bạn sẽ được liệt kê.

Bây giờ bạn sẽ hiển thị màn hình Thêm máy in và ở đây bạn sẽ cần biết một chút về máy in của mình. Một lần nữa, chi tiết nên được tìm thấy trên trang web của nhà sản xuất. Nếu bạn tự chế tạo máy in, thì bạn nên biết những chi tiết này!

Khi bạn đã thiết lập Cura cho máy in của mình, đã đến lúc nhập mô hình vào phần mềm Cura.

Đợi một chút và mô hình sẽ xuất hiện trên bàn in của Cura (hộp ở giữa).

Thay đổi hướng nhìn của khu vực tạo hình trong Cura

Điều hướng khu vực xây dựng Cura: Giữ phím Shift và nhấp chuột trái để di chuyển khu vực tạo hình xung quanh màn hình. Điều này thường hữu ích nếu bạn phóng to mô hình để kiểm tra một số chi tiết tốt hơn, chỉ để thấy rằng chi tiết bạn muốn xem bị ẩn khỏi màn hình do tỷ lệ.

Xoay quanh khu vực tạo hình Cura: Giữ phím Ctrl và nhấp chuột trái để xoay quanh khu vực xây dựng (Trong Ubuntu và Mac, bạn chỉ cần nhấn nút chuột trái và kéo để xoay mô hình). Điều này rất thuận tiện để kiểm tra mô hình 3D từ mọi góc độ.

Thu phóng khu vực tạo hình Cura: Sử dụng con lăn giữa chuột của chuột nếu bạn có một cái để phóng to và thu nhỏ mô hình. Nếu bạn không có một con chuột có bánh xe cuộn, chúng tôi khuyên bạn nên có một con chuột.

Giao diện và các thông số trên Cura: Đây là màn hình chính in nhanh chóng của Cura. Tại đây bạn có thể tải và điều chỉnh mô hình 3D , chọn thông số in và tải lên fles vào thư viện YouMagine. Dưới bạn có thể xem tổng quan nhanh về tất cả các mục trong giao diện. Sau này các chương sẽ được giải thích sâu hơn

Thanh menu. Trong thanh này, bạn có thể thay đổi cài đặt, máy móc và thông số.

Thực hiện lựa chọn các thao tác in nhanh.

Tùy chọn in có support.

Một nút cung cấp cho bạn để tải các đối tượng.

Với nút này, bạn có thể lưu fles đã chuẩn bị vào thẻ SD của mình.

Thông qua nút này, bạn có thể chia sẻ Fles 3D trên YouMagine.com.

Một mô hình chuẩn bị có thể là xem trong các chế độ khác để kiểm tra các lớp/đường in.

Tùy chọn xoay đối tượng bạn muốn in.

Tùy chọn thay đổi Tỷ lệ của đối tượng bạn muốn in.

Các tùy chọn để đối xứng mô hình bạn thích in

Mô hình bạn được đặt tương ứng trên bàn in.

Đây là một hình ảnh trực quan của bản in khu vực của Ultimaker của bạn.

4/ Làm cách nào để tăng độ bám trên bàn in

Những người mới sử dụng máy in3D thường gặp vấn đề với việc vật in không bám bàn nên khi in vài lớp layer là đã bị bong, mới bắt đầu mà đã hỏng làm họ hơi hụt hẫng, mất hết cả hứng.

Để test khả năng của máy và nắm các công nghệ in3D thì ít nhất phải in hoàn thiện các chi tiết để có thể đánh giá được, còn vừa in đã hỏng là việc cần phải khắc phục, một cách nhanh chóng nhất và tuyệt đối không được bỏ qua.

Cân bàn chưa chuẩn, do đó chịu khó cân bàn lại theo hướng dẫn đi kèm máy, hoặc tham khảo nơi bán để bộ phận kỹ thuật họ hỗ trợ. Hoặc dùng cách đơn giản nhất là khai báo offset Z nếu dùng máy Delta, update firmware nếu dùng prusa và thao tác trên phần mềm Repeiter host.

Khai báo Z tăng hoặc giảm bằng cách: Nếu đầu in đè mặt bàn thì tăng Z và ngược lại, thường chỉ tăng/giảm 0.5mm trở lại, vì 1mm là khe hở và cân chỉnh tương đối lớn, có thể thấy rõ, còn thấy khe hở nhỏ thì không nên thay đổi thông số quá nhiều

Và ở bên trái vừa bị lỗi nghiêng bàn nữa là lớp nhựa lúc mờ lúc đậm nghĩa là bàn bị nghiêng, bạn canh chỉnh vị trí tại góc cho phù hợp. Với vật liệu PLA thì việc gia nhiệt cũng chỉ hỗ trợ chứ cũng không quyết định tới khả năng bám bàn của chi tiết.

Keo xịt tóc có thể chọn loại butter fly 300ml tầm 50k. Nhẹ mùi và bám tốt. Xịt qua 2-3 lần là đủ, không xịt quá nhiều. Sau nhiều lần in nên rửa kiến hoặc lấy khăn ướt chùi sạch lớp keo

5/ Cắt và chia nhỏ mô hình trong IN 3D (Sử dụng trong một số trường hợp)

Với các mô hình lớn thì việc in3d mất khá nhiều thời gian, chưa kể là các khó khăn trong thiết lập và đảm bảo chất lượng in. Bạn có thể dùng công cụ chia nhỏ file in3d để in nhiều lần, giảm thời gian in, loại bỏ support, đảm bảo chất lượng in các phần quan trọng, thứ 2 nữa là bạn có thể in được các sản phẩm lớn mà không cần phải sắm máy in to hơn.

Trước tiên bạn cần chia mô hình của bạn thành nhiều phần. Ngoài Cura 3D, bạn sẽ cần một phần mềm bổ sung.

5.1/ Tìm một mô hình đủ lớn để chia thành nhiều phần

Tải xuống và cài đặt Netfabb. Netfabb là một phần mềm giúp bạn khắc phục các mô hình có vấn đề. Nhưng nó cũng có thể giúp bạn cắt mô hình thành nhiều phần. (Bạn có thể tìm hiểu và tải phần mềm Netfabb trên internet)

Mở mô hình của bạn trong Netfabb và sử dụng công cụ cắt để chia mô hình thành các phần.

Khi chúng tôi đã lưu tất cả các phần khác nhau, sẽ đến lúc mở chúng trong Cura, áp dụng các cài đặt khác nhau cho từng phần và sau đó đặt chúng lại với nhau. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

5.1/ Mở tất cả các phần trong phần mềm Cura 3D

Khi bạn thực hiện thử nghiệm theo cách này, bạn có thể chạy bao nhiêu bốn thử nghiệm trong một chu kỳ in, do đó tiết kiệm thời gian và vật liệu. Chúng tôi gọi đó là chu kỳ thử nghiệm thông minh.

Đây là bài viết hướng dẫn sử dụng máy in 3D cơ bản cho người mới ở cấp độ nhập môn, để tối ưu quá trình vận hành máy giúp tăng chất lượng sản phẩm sau khi in có thể xem bài viết: Làm sao để tăng chất lượng sản phẩm in

Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Excel Cho Macbook

Hồng Gấm

– 382

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Excel cho Macbook

Microsoft Office là bộ phần mềm văn phòng không thể thiếu dành cho những người dùng máy tính. Đối với người dùng Macbook, để đồng bộ dữ liệu với các thiết bị khác cũng cần phải có bộ phần mềm Office cài trên máy. Phiên bản Microsoft Office 2023 dành cho Macbook vẫn được cung cấp đầy đủ những dịch vụ cần thiết như Word, Excel, Outlook, OneNote…với giao diện tương thích hoàn toàn với hệ điều hành MAC. Người dùng sử dụng phần mềm Excel cho Macbook sẽ không gặp khó khăn gì trong việc thao tác ngoài các tổ hợp phím tắt đã được thay đổi.

Giao diện của Excel trong Macbook:

Để tạo bảng tính Excel trên Mac, đầu tiên bạn sử dụng một mẫu bảng tính trống để thêm bảng, biểu đồ, text và các đối tượng khác hoặc sử dụng mẫu bảng tính được thiết kế sẵn có các thành phần thuộc tính placeholder, bao gồm text và hình ảnh. Các mẫu bảng tính này được thiết kế để phục vụ cho các lĩnh vực tài chính, kinh doanh và giáo dục, cung cấp cho người dùng điểm khởi đầu tuyệt vời và họ có thể chỉnh sửa các mẫu này theo ý muốn của mình.

*Bước 3: Trong bộ mẫu tạo bảng tính Excel trên Mac , cuộn xuống để tìm loại bảng tính mà bạn muốn tạo, sau đó kích đúp chuột để mở mẫu bảng tính đó.Để tạo một bảng tính mới lại từ đầu, kích đúp chuột vào mẫu Blank.

– Thêm tiêu đề và dữ liệu của bạn vào bảng: Chọn một ô trên bảng, sau đó nhập dữ liệu.

Tạo tất cả Bảng tính từ một mẫu bảng tính cụ thể:

– Sắp xếp các phần tử trên sheet: Kéo các bảng và đối tượng đến vị trí bạn muốn.

Bạn có thể thiết lập Numbers mở một bảng tính mới từ một mẫu, thay vì lựa chọn từ bộ mẫu bảng tính.

– Sử dụng mẫu hiện tại được lựa chọn: Xác minh tên của mẫu mà bạn muốn sử dụng nằm ở sau mục Use template, sau đó đóng cửa sổ Preferences lại.

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy In 3D Prusa Và Delta

Máy in3d không còn xa lạ với nghiều người, và hiện nay chủng loại máy in3d cũng khá phong phú đáp ứng được hầu hết các mong muốn của từng người từ chất lượng tốt nhất hoặc chi phí rẻ nhất. Bạn hoàn toàn có thể sắm cho mình một máy in3d bạn cần, hoặc công ty bạn cũng sẽ có sẵn máy in3d và việc sử dụng nó lại là vấn đề làm bạn lo lắng.

1/ Giới thiệu máy in3d Prusa

Đây là dòng máy đặt theo tên người phát triển, nó là mà nguồn mở nên hầu như ai biết về cơ khí, tự động cơ bản đều có thể tự mình ráp hoàn thiện. Nhưng để đạt độ chính xác của máy cần một số kỹ năng, do đó có người ráp ít xảy ra lỗi, có người ráp in sản phẩm có chất lượng cao,..Do đó cũng có khá nhiều biến thể của máy in3d Prusa từ kiểu dáng, tới loại vật liệu, kích thước, tính năng của máy in3d.

2/ Phần mềm thông dụng cho máy in 3D Prusa

Thông dụng nhất là Cura3d, tiếp theo là repetier host, cả hai đều là phần mềm miễn phí. hoặc có thể sử dụng phần Simplify3d có phí. Ngoài ra một số bạn mới sử dụng cũng hay dùng phần mềm Slicr của Prusa, phần mềm in3d này hơi kém, do đó sử dụng một thời gian người sử dụng cũng chuyển qua phần mềm in3d khác.

3/ Hướng dẫn sử dụng phần mềm in3d Cura3D 3.1/ Thiết lập ban đầu dành cho dòng máy in Prusal

Khi mới sử dụng máy in3d lần đầu thì bạn phải chọn máy và khai báo thông số cơ bản cho máy gồm: Chọn loại máy, khổ in của máy, đường kính đầu đùn, đường kính sợi nhựa. Vào góc phải chọn mũi tên để thêm máy mới.

Nếu chưa có file in bạn có thể vẽ hoặc tải sẵn trên các trang chia sẻ file in3D.

Di chuyển file in3d trên bàn in. Giữ chuột trái để kéo vị trí

Phóng to thu nhỏ chi tiết theo tỉ lệ

Xoay chi tiết, nhất là khi muốn chúng có vị trí in tốt nhất ( ít support và dễ in)

Đối xứng chi tiết in3d

Tùy chọn thiết lập ngoại lệ cho chi tiết ( khi in nhiều chi tiết mà bạn muốn riêng chi tiết đó khác thông số chung)

Support Blocker : Tắt chế độ support

3.2/ Thiết lập ban đầu dành cho dòng máy in 3D delta

Vào góc phải chọn mũi tên để thêm máy mới.

Máy in3d Delta thông dụng thường sẽ tính theo đường kính in ( x, y bằng nhau) x chiều cao in, thường 180×300 hoặc 240x320mm.

Với máy Delta thì orgin tại tâm, nên mục Printer nó sẽ tick sẵn ô Orgin at center ( còn prusa thì không)

Nếu chưa có file in bạn có thể vẽ hoặc tải sẵn trên các trang chia sẻ file in3D.

Di chuyển file in3d trên bàn in. Giữ chuột trái để kéo vị trí

Phóng to thu nhỏ chi tiết theo tỉ lệ

Xoay chi tiết, nhất là khi muốn chúng có vị trí in tốt nhất ( ít support và dễ in)

Đối xứng chi tiết in3d

Tùy chọn thiết lập ngoại lệ cho chi tiết ( khi in nhiều chi tiết mà bạn muốn riêng chi tiết đó khác thông số chung)

Support Blocker : Tắt chế độ support

3.4/ Thiết lập thông số in3d (Quan tâm tới các thông số chính)

Layer: từ 0.1 tới 0.3mm, là chiều cao của lớp in, nếu chi tiết cao 9cm ( 90mm) và bạn chọn layer 0.3 thì nó sẽ chạy 300 lớp để hoàn tất sản phẩm. Do đó lớp càng nhỏ sẽ in càng lâu, lớp càng nhỏ thì độ mịn của chi tiết in càng cao, nhưng nếu lớp nhỏ quá thì dễ nghẹt nhựa.

Thickness wall: Là lớp đặt bao quanh chi tiết trước khi bắt đầu infill bên trong. Infill chính là độ rỗng bên trong của chi tiết nhằm tiết kiệm nhựa nhưng vẫn có kết cấu để đảm bảo độ bền ( Thường chọn 1-1.6mm). Bạn có thể chọn thử rồi thay đổi cho phù hợp, sau 1 thời gian in là có thể tự biết cách tối ưu theo từng loại chi tiết

Top và bottom: Chiều dày lớp dưới và lớp trên của chi tiết. Thường cho thấp hơn wall thickness, chỉ cần 3 layer là đủ.

Infill là độ đặc bên trong, thường mặc định là 20%, những chi tiết cần độ bền sẽ set 30-40%. Kiểu pattern chọn grid dạng lưới

: PLA từ 185-210 độ, ABS từ 230-250 độ. Nhiệt độ có sự chênh lệch bởi vì cảm biến nhiệt không phải lúc nào cũng chính xác, nó phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh, cách lắp đầu nhiệt của mỗi nhà cung cấp, do đó bạn chọn mặc định theo giá trị trung bình, nếu thấy chất lượng in chưa tốt có thể đình chỉnh tăng giảm 5độ. Nói chung nhiệt độ in trong khoảng cho phép là ổn, không cần phải thay đổi nhiềuNhiệt độ gia nhiệt đầu đùnNhiệt độ gia nhiệt bàn: Hạn chế sử dụng vì tốn năng lượng, gây sụt áp. Chỉ sử dụng khi inABS, gia nhiệt tầm 50-60 độ là được.

Tốc độ in: Mặc định 50-70mm

Support: là phần đở cho những cụm chi tiết nằm ngoài không gian, không có sự liên tục, nhằm giúp cố định không bị rơi rớt, chảy xệ khi in trên không trung ( tick vào ô nếu muốn support). Support là phần khá quan trọng, và cũng hơi khó chịu trong in3d nếu bạn in các chi tiết phức tạp.

Brim: đây là lớp bám bàn, lớp bao xung quanh đáy chi tiết trước khi in, bạn có thể chọn từ 3-8mm. Cũng không tốn bao nhiêu nhựa, nên cứ chọn lớn tí để in cho yên tâm, tránh trường hợp in lên cao bị tróc bàn, phải bỏ đi.

Prepare để biết tổng thời gian in và khối lượng nhựa tiêu tốn

Bạn lưu file in sang thẻ nhớ, hoặc in qua cáp UsB, nếu qua cáp usb thì bạn phải cắm cáp vào máy trước nó mới hiện lên. Nếu đã cắm mà chưa hiện lên tùy chọn Print with Usb thì chuyển qua tab Monitor rồi chuyển lại tab cũ nó sẽ hiện ra.

Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Zoom

Chú ý: Thông thường trước buổi Học/hội thảo 3 ngày, Uy sẽ gửi Số phòng và Mật khẩu (nếu có) tới Bạn. Trường hợp trước buổi học bạn chưa nhận được thông tin đó, Bạn vui lòng liên hệ lại Uy (hoặc người phụ trách) để được hỗ trợ cụ thể.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ZOOM trên máy tính

MỘT SỐ TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA PHẦN MỀM NÀY BẠN CẦN PHẢI BIẾT

1. Tính năng Mute/ Unmute (tắt/ bật mic)

2. Tính năng Stop Video/ Start Video (tắt/ bật video)

– Screen: chia sẻ màn hình Zoom

– Whiteboard: chia sẻ màn hình bảng trắng (khi người tham gia viết/ vẽ/ …)

– Browser: chia sẻ màn hình website

– New Share: Chia sẻ nội dung thông tin mới

– Pause Share: Dừng màn hình/ nội dung đang được chia sẻ

– Stop Share: Thoát tính năng Share để về màn hình Zoom

4. Tính năng Chat (nhắn tin)

Để sử dụng tính năng Raise Hand, bấm vào nút Participants. Sau đó nhìn sang phần Participants bên tay phải sẽ thấy nút “Raise Hand” ở thanh cuối cùng.

Nhấp vào nút ” Leave meeting ” ở cuối màn hình để kết thúc buổi học.

+ Internet tốc độ đảm bảo và ổn định;

+ Nên sử dụng tai nghe trong quá trình học.

+ Không dùng 2 máy ở cùng một địa điểm; + Trong suốt quá trình tham gia học tập/hội thảo Bạn phải tắt mic trên thiết bị, khi nào cần trao đổi mới bật lên;

Để hiểu rõ hơn về phần mềm ZOOM cũng như cách thức vận hành nó trong hoạt động giảng dạy trực tuyến, đồng thời biết cách tạo và biên soạn bài giảng ngay trên máy tính, bên cạnh đó nếu bạn muốn tạo đề thi trắc nghiệm động cho người học…thì bạn tham khảo kỹ hơn tại Bài viết “Hướng dẫn sử dụng phần mềm ZOOM để xây dựng và vận hành lớp học trực tuyến“.

@PS: Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào, Bạn vui lòng để lại câu hỏi dưới dạng lời bình cho bài viết này ở khung Lời bình bên dưới.

Chúc Bạn thu thập được nhiều thông tin hữu ích từ các buổi hội thảo/buổi học do Uy tổ chức!

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Cura Cho Máy In 3D trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!