Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Mồng Tơi Tại Nhà. được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mồng tơi có 2 giống phổ biến:
Mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt.
Mồng tơi tía có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ và mồng tơi lá to nhập từ Trung Quốc, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.
1.Chuẩn bị dụng cụ vật tư trồng rau
Nếu ở nhà có mảnh đất sát tường chừng một mét vuông gần tường ngoài nắng thì trồng rau mồng tơi xuống đất cho leo giàn là nhanh và đơn giản nhất.Còn đối với nhà đô thị thì đành phải trồng trong chậu hay khay xốp.
Chuẩn bị chậu, khay xốp, rổ nhưa có miệng càng rộng càng tốt và đáy sâu 12-15 cm, đất trồng rau ( nếu trồng theo phương pháp rau hữu cơ), và đất sạch ( nếu trồng rau an toàn), hạt giống rau mồng tơi , ít đất dinh dưỡng, hũ phân urê.
2. Gieo hạt và tưới nước
Nếu trồng trong khay hay chậu thì cho đất trồng rau vào khay một lớp dầy 8 cm, rải hạt với liều lượng 10 gam hạt cho một khay xốp, rải đều trên mặt khay xong phủ lên lớp đất mỏng 0,5 cm và tưới nước bằng vòi phun nhẹ đủ ẩm, ngày tưới 2 lần khoảng 5-7 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Nếu trồng đất cho leo dàn thì chỉ cần 15-20 hạt rải thành một hàng xong lấp đất lại, tưới nước ngày 2 lần, nhớ kiểm tra coi chừng côn trùng và ốc ăn hạt và lá chúng tôi cây cao 20 cm thì làm giàn hay cây cho rau mồng tơi leo lên giàn.
Rau mồng tơi có thể trồng nơi nhiều nắng hay nắng một buổi, không trồng rau nơi bị che hết ánh nắng cây rau sẽ vóng cao, thân ốm, lá nhỏ lại.
Mùa mưa không tưới nhiều nước dễ làm úng cây rau, mùa nắng thì ngày tưới 2 lần để rau mồng tơi luôn đủ độ ẩm.
2. Bón phân và thu hoạch
Nếu trồng trong chậu hay khay xốp thì khi cây rau mồng tơi có 3- 4 lá thật là có thể tỉa bớt để ăn, khi tỉa nhớ giữ lại cây rau theo hàng để có khoảng cách rau lớn thêm mà không bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng.
Sau khi tỉa thưa lần 1 thì bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế 2-3 cm để rau không bị vàng lá, có thể pha thêm một muỗng cà phê nhỏ phân urê cho 1 lít nước tưới cho rau lúc chiều mát để giúp lá rau mau nở to và xanh hơn.
Sau 25-30 ngày tiếp theo khi rau mồng tơi cao được 35-40 cm là có thể cắt hái lần đầu tiên để dùng, khi cắt dùng dao bén và sạch cắt ngang thân chừa lại cách đất 7-10 cm để rau mồng tơi cho tiếp lá kỳ sau.
Cứ mỗi khi cắt thu hoạch thì bón thêm lớp đất dinh dưỡng và chan thêm nước phân urê như lần đầu.
Riêng rau mồng tơi trồng giàn dưới đất thì phải đợi rau bò ra nhiều nhánh nhiều lá mới có thể cắt lá và đọt non. Hàng tháng bón thêm đất dinh dưỡng một lần để giúp lá rau xanh tốt.
Vì trồng rau tại nhà không dùng thuốc BVTV vì thế nên kiểm tra thường xuyên để bắt sâu và ngắt bỏ lá vàng lá bệnh.
Rau mồng tơi là , nên trồng thêm các loại cải, tần ô hay vài dây mướp hương kế bên giàn mồng tơi thì khu vườn rau tại nhà thêm phong phú. Nếu bạn có hứng thú thì hãy tìm hiểu cách trồng rau tần ô tại nhà cũng rất đơn giản, nếu bạn chưa biết thì xem b ài viết này : https://caynhalavuon.net/p/rau-tan-o-cach-trong-rau-tan-o-tai-nha.html
Rau mồng tơi là một trong những loại rau xanh dễ trồng dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh , dễ tìm mua hạt giống hay cây giống. Mong rằng qua bài viết hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi tại nhà này cùng với một chút chi phí bỏ ra ban đầu, bạn và gia đình sẽ có rau mồng tơi ăn thoải mái trong suốt vụ. Quan trọng hơn, rau của nhà trồng được luôn đảm bảo độ tươi ngon, an toàn vệ sinh mà không lo có thuốc kích thích giống như rau được bày bán ngoài chợ.
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Chân Vịt Tại Nhà
Rau chân vịt rất ưa thích khí hậu mát lạnh, chịu được rét, không chịu nóng. Là cây rau ở xứ lạnh. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18-20 độ C, sinh trưởng chậm khi nhiệt độ là 10 độ C. cây có thể chịu nhiệt độ thấp âm (-10) độ C.
Về nhu cầu ánh sáng: trong thời gian sinh trưởng của thân lá, cây yêu cầu ánh sáng vừa phải, ánh sáng quá mạnh không có lợi cho cây. Rau chân vịt có khả năng chịu bóng râm, vì vậy có thể trồng xen lẫn với những cây cao khác.
Cách trồng rau chân vịt tại nhà
Nơi trồng
Rau chân vịt sinh trưởng tốt ở các vùng khí hậu lạnh và ấm, thậm chí là vùng có sương giá vừa phải.
Đất trồng
Rau chân vịt ưa độ ẩm, đất mùn, đất màu mỡ với nhiều chất hữu cơ. Tuy nhiên, rau vẫn có thể sống tốt trong đất có cát ở những vùng có lượng mưa lớn nhưng phải có hệ thống thoát nước tốt.
Trồng cây
Trước tiên, bạn cần mua hạt giống rau chân vịt chất lượng. Chuẩn bị đất và chậu trồng và chuẩn bị gieo hạt.
Cách 1: Gieo hạt thưa và tỉa lá ăn dần
Gieo hạt rau chân vịt sâu khoảng 6 mm và khoảng cách giữa các hạt là 5 cm. Sau đó tưới nước cho cây và đặt ở khu vực có ánh nắng vừa phải như ở hiên nhà hay ở trên bàn bếp cạnh cửa sổ có ánh sáng.
Khi cây nảy mầm và cao khoảng chừng 10 – 15 cm, tỉa lá to ăn dần. Chú ý tưới nước sạch hàng ngày để cây phát triển nhanh.
Cách 2: Gieo hạt dày và thu hoạch các cây non
Chuẩn bị chậu có đất ẩm để rắc hạt rau chân vịt đều lên mặt đất. Đặt chậu ở khu vực có ánh sáng vừa phải, tương tự như cách gieo hạt thưa.
Trồng xen kẽ
Bạn cũng có thể trồng rau chân vịt cùng các loại rau khác trong cùng một chậu như rau cần tây, rau cải, rau cải xoăn, hành, củ cải, rau diếp và dâu tây.
Phòng sâu bệnh
Bắt ốc sên ăn rau, tưới nước giấm pha loãng để phòng ngừa nấm bệnh gây hại cho cây.
Thời gian thu hoạch thích hợp
Bạn có thể thu hoạch rau chân vịt khi lá của rau dài khoảng 10 – 18 cm và khi cây có từ 6 – 8 lá trở lên.
Tổng hợp
Rau Tần Ô, Cách Trồng Rau Tần Ô Tại Nhà
Tần ô là loại rau mọc quanh năm, thích hợp với mọi khí hậu, tùy theo mỗi địa phương mà loại rau này có những cách gọi khác nhau như: cải cúc, rau cúc, xuân cúc, đồng ô… Đây là một loại rau thuộc họ cúc, thân thảo, có hoa, thường được trồng để thu hoạch thân và lá.
Rau tần ô là loại rau ăn lá được bày bán rất nhiều ở mọi khu chợ trên khắp nước ta. Rau tần ô có chứa khá nhiều vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như: vitamin A, C, E, K, B1, B2, B6, beta carotene, sắt, kẽm, selen, calci , tinh dầu thơm… Theo Đông y, rau cải cúc thường có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có thể điều trị nhiều căn bệnh thường gặp như: viêm họng, viêm phế quản, tán phong nhiệt, ăn không tiêu, nhức đầu kinh niên, đau mắt…
Chuẩn bị:
Khay đựng, nên chọn các loại khay nhựa hoặc khay xốp nhẹ có kích thước 35 x 50 x 15cm để dễ dàng di chuyển, sử dụng được lâu dài.
Đất trồng đất Multi rau ăn lá, QNQ hoặc các loại đất tơi xốp khác.
Hạt giống cải cúc ( tần ô) sạch
Dụng cụ trồng rau: xẻng nhỏ, bình phun phân, lưới che côn trùng…
Thực hiện: Bước 1: Ủ hạt
Cho hạt giống vào nước ấm. Ngâm hạt giống khoảng 2 tiếng với hạt giống vỏ mỏng. Nếu hạt vỏ dày nên ngâm hơn 4 tiếng. Sau đó, đem rửa sạch hạt dưới nước lạnh. Cho hạt giống vào một miếng vải mỏng, cột chặt lại rồi để vào 1 gốc tối. Đợi khoảng 12 tiếng, hạt giống bắt đầu nảy mầm thì gieo được.
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng
Trộn đất với phân xanh đã ủ hoai mục theo tỉ lệ 3:1 sau đó bỏ vào khay nhựa ( thùng xốp)
Bước 3: Gieo hạt
Gieo đều hạt trên khay trồng với mật độ vừa phải, khoảng 40 hạt đến 50 hạt rau cải cúc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trồng theo hàng để rau được phân bố hợp lý và lên đều hơn.
Khi rau lớn, bạn có thể thu hoạch rau sau 25 – 30 ngày sau khi gieo đây chính là thời điểm rau còn non, xanh mướt và có thể ăn sống. Nếu muốn nấu canh, có thể đợi rau lớn thêm từ 40 – 45 ngày sau khi gieo.
Những Tác Dụng Và Tác Hại Của Cây Rau Mồng Tơi
Ăn rau mồng tơi có tác dụng gì
Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể, mồng tơi là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như: người cao tuổi, bị suy nhược cơ thể. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nó vô cùng hữu ích, vì để hình thành một cơ thể sống hoàn thiện đòi hỏi người mẹ phải cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản. Do đó, việc sử dụng những thực phẩm giàu vi lượng là việc làm vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ. Không những vậy, rau mồng tơi còn giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, sản phụ sẽ đỡ đau hơn trong quá trình co bóp tử cung, giúp hạn chế được những can thiệp ngoại khoa không mong muốn. Đồng thời, việc dùng cho phụ nữ sau khi sinh cũng rất tốt vì nó cũng có tác dụng giúp cho người mẹ vừa lợi sữa vừa bổ máu.
Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Chất nhầy là một tính chất đặc biệt khiến cho rau mồng tơi có ý nghĩa đối với một căn bệnh mà ta thường gặp trong đời sống hiện đại ngày nay đó là chứng táo bón. Đối với những người có biểu hiện đã nhiều ngày không đi ngoài hoặc mỗi lần đi đều cảm giác khó khăn, hoặc phân ra được nhưng khô cứng và ít, cảm giác của người mắc phải các triệu chứng này khi đó rất khó chịu, thường xuyên có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn.
Việc sử dụng rau mồng tơi trong vài ngày cũng cho người bệnh những hiệu quả khá tích cực vì chất nhầy có trong rau giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, nó kích thích các nhu động ruột và có tác dụng nhuận trường tốt. Nhưng nếu đối tượng là những người đang bị các bệnh về đại tràng cấp hoặc mạn tính thì việc sử dụng thuốc và điều trị chuyên khoa là điều mà người bệnh không thể bỏ qua.
Một giá trị có lợi khác của chất nhầy có trong mồng tơi là nó làm ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa, điều này có ý nghĩa đối với những đối tượng mong muốn giảm cân hoặc những bệnh nhân có rối loạn mỡ má.
Bên cạnh đó, theo Đông y mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Khi dùng lá tươi nấu canh dùng trong bữa ăn có thể giúp thanh nhiệt, nhuận trường. Ngoài ra, nếu lấy lá tươi giã nát đắp ngoài da ở một số nơi sưng viêm cũng có hiệu quả, ví dụ như sưng vú, nứt vú. Hoặc khi bị bỏng nhẹ ngoài da, phần nước sau khi giã lá mồng tơi cũng có tác dụng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng. Đồng thời việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng. Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Để khắc phục vấn đề này, có thể ăn kèm các thực phẩm giàu trong một số vitamin C khi bạn ăn rau mùng tơi bằng cách kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua. Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
Gây đầy bụng, khó tiêu
Theo kinh nghiệm lâu đời của ông cha ta, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, đay, các loại quả như mướp hương, khoai mỡ, đậu bắp… đều phải nấu chín trước khi ăn để phòng tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…
Những người có tình trạng tỳ vị hư hàn (ăn uống không tiêu, đầy bụng, lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc thường đi cầu phân lỏng), người bị thấp trệ (mình mẩy cảm giác nặng nề, đau nhức xương khớp, bắp thịt khi độ ẩm môi trường tăng), đều không nên dùng hoặc dùng hạn chế.
Để tận dụng được các chất dinh dưỡng trong rau mồng tơi, khi chế biến cần phải nấu vừa chín tới, tức là không để quá chín mà cũng không còn sống.
Sỏi thận
Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi. Nguyên nhân là do rau mùng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Gây mảng bám răng
Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các acid oxalic trong thực phẩm này. Acid oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước, dễ bám vào răng.
Tiêu chảy
Điều mọi người cần lưu ý là những người từ trước đã ít dùng chất xơ thì cũng chỉ nên tăng dần từng ít một chứ không nên tăng nhanh một cách đột ngột sẽ gây rối loạn tiêu hóa; người có tình trạng tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên thận trọng với thực phẩm có nhiều chất xơ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Mồng Tơi Tại Nhà. trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!