Bạn đang xem bài viết Huớng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Cơ Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Huớng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ tại nhà cho kết quả chính xác nhất
Những ưu điểm và nhược điểm của máy đo huyết áp cơ
Ưu điểm: Máy đo huyết áp cơ có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Mặt khác, máy đo huyết cơ cho kết quả đo chính xác, với độ sai số rất nhỏ nếu như người sử dụng biết đo đúng cách.
Nhược điểm:
– Máy sử dụng khó khi tự đo và nếu như nghe sai một nhịp thì sẽ bị lệch đi 10 số, cách đo hơi phức tạp với người chưa sử dụng vì phải đo bằng quả bóp.
– Máy có thể đưa ra sai số nếu không quen đo, hay thính lực người nghe kém, băng qấn tay không đúng kích cỡ,..
Tuy nhiên nếu gia đình bạn có người đo giúp, hoặc người thân có khả năng đo tốt thì lựa chọn tốt nhất là nên mua máy đo huyết áp cơ để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất.
1. Chuẩn bị trước khi đo.
– Bạn phải cởi bỏ những y phục bó sát để không có áp lực nào khiến dòng máu không lưu thông ảnh hưởng đến kết quả đo.
– Trước khi đo huyết áp, bạn không được sử dụng các đồ uống có ga và có tính kích thích như rượu, cà phê, không được hút thuốc lá. Nếu trong trường hợp vừa đi ra ngoài về thì bạn phải nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát ít nhất nhất trong vòng 5 phút.
– Tư thế đo: thường là tư thế ngồi hoặc nằm, tuy nhiên định kì trong vòng 3 tháng đến 6 tháng bạn nên kiểm tra huyết áp với tư thế đứng ( đặc biệt là những người có nguy cơ bị mắc các bệnh về hạ huyết áp như suy tĩnh mạch, đái tháo đường,…)
– Bạn nên tìm hiểu máy đo huyết áp cơ gồm những bộ phận gì và chức năng của từng bộ phận:
+ Tai nghe mạch đập, có độ khuyếch đại âm thanh lớn giúp ta nghe rõ mạch đập khi đo huyết áp.
+ Đồng hồ báo số đo huyết áp của chúng ta khi đo. Đồng hồ được nối với vòng bít.
+ Quả bóp bằng chất liệu cao su có tác dụng bơm hơi vào vòng bít thông qua hệ thống ống dẫn cao su.
+ Vòng bít làm bằng chất liệu vải có độ bền cao.
2. Cách quấn vòng bít
– Mở vòng bít theo hình tròn và luồn vào bắp tay của bạn sao cho khoảng cách mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 2 – 3 cm . Vòng bít phải đặt chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít đặt cùng hướng với mạch máu, vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu vì sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.
– Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải.
3. Tiến hành đo huyết áp cơ
– Gắn ống nghe lên tai để nghe được mạch đập trong quá trình đo huyết áp.
– Nắm lấy quả bóng cao su bên tay phải và bơm vòng bít lên, tốt hơn hết bạn cần bóp căng khóa tay đến khi tạo được áp lực đến khoảng 20-30mm thủy ngân cao hơn huyết áp. Lới lỏng từ từ bộ truyền động bên tay trái và để lực nén khí trong vòng bít giảm nhẹ, kiểm tra vòng bít khi bạn thực hiện thao tác như vậy.
– Đến khi bạn có thể nghe rõ nhịp đập của tim, đọc chính xác giá trị được chỉ rõ trên vòng bít giá trị này tương đương với áp xuất tâm thu hoặc một huyết áp tối đa.
– Khi áp suất không khí tiếp tục giảm, âm thanh nhịp đập của tim sẽ không còn nghe thấy nữa. Giá trị này được ghi lại tại thời điểm sự liên kết này không còn nghe rõ sẽ cho huyết áp tâm trương hoặc hoặc áp suất tối thiểu.
– Nếu bạn thấy hoài ghi, bạn có thể lặp lại phép đo này sau một khoảng thời gian ít nhất 10 đến 15 phút sau khi kết thúc phép đo đầu tiên.
Những lưu ý khi tiến hành đo huyết áp sử dụng máy đo huyết áp cơ
Môi trường sử dụng:
– Sử dụng sản phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 32 độ C.
– Không để nhiệt kế trực tiếp dưới ánh sang mặt trời hay những nơi bụi bẩn, ô nhiễm.
An toàn:
– Nên kiểm tra sản phẩm theo định kỳ (2 năm/1 lần).
– Nếu bạn không sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi sản phẩm và giữ cho khoang pin sạch sẽ, việc thay thế pin mới phải đảm bảo đúng loại, đúng điện áp.
Bạn có thể xem video hướng dẫn tại: http://youtu.be/AC-eRzCk-U8
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Cơ?
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ?
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi kiểm tra đo huyết áp là bạn phải chọn được một chiếc máy đo huyết áp có độ chính xác cao, sai số ít. Vì nều như bạn không may hoặc không biết chọn phải một chiếc máy huyết áp không chính hãng, sai số cao thì cho du bạn đo huyết áp đúng cách và đúng theo hướng dẫn thì kết quả cũng không thể chấp nhận được.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại máy đo huyết áp cơ của các hãng nổi tiếng khác nhau như Máy đo huyết áp cơ Alpk2, Microlife…với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng phong phú. Xong để chắc chắn và yên tâm mua được một có kết quả đo chính xác nhất các bạn tham khảo mua tại các địa chỉ uy tín.
Sau khi chọn mua được cho mình một chiếc máy đo huyết áp cơ chất lượng, chính xác các bạn tiến hành cách đo huyết áp bằng máy cơ với 3 bước đơn giản như sau.
Bước 1: Chúng ta xem máy đo huyết áp cơ bao gồm bộ phần gì và chức năng của từng bộ phận.
– Tai nghe mạch đập, có độ khuyếch đại âm thanh lớn giúp ta nghe rõ mạch đập khi đo huyết áp.
– Đồng hồ báo số đo huyết áp của chúng ta khi đo. Đồng hồ được nối với vòng bít.
– Quả bóp bằng chất liệu cao su có tác dụng bơm hơi vào vòng bít thông qua hệ thống ống dẫn cao su.
– Vòng bít làm bằng chất liệu vải có độ bền cao.
– Vòng bít: Quấn vòng bít lên bắp tay người bệnh ( phía trên khủy tay khoảng 2,5 cm ). Quấn vừa phải, không được quấn quá chặt.
– Khóa van hơi ( núm sắt trên quả bóp ) bằng cách vặn núm sắt theo chiều kim đồng hồ, vặn 1, 2 vòng…chú ý vặn vừa tay.
Video hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp cơ?
Bước 3
– Bóp hơi quả cao su: Ta bóp liên tục quả cao su để lấy hơi, khi đó hơi được lấy từ ngoài vào quả bóp. Hơi từ quả bóp được bơm lên vòng bít làm cho kim đồng quay từ mốc 0mmHg tăng dần lên 10mmHg, chúng tôi sẽ bóp hơi cho kim đồng đồ quay vượt chỉ số huyết áp dự kiến của người bệnh.
Ví dụ tiểu sử huyết áp của người bệnh nhân A lá tăng huyết áp, Huyết áp tối đa là 180mmHg và Huyết áp tối thiểu là 90mmHg. Khi ta đo huyết áp cho bệnh nhân A này ta phải bóp hơi để cho kim đồng hồ quay vượt qua mốc 180mmHg. Bóp cho kim đồng hồ chỉ 200mmHg, hoặc 210mmHg, hoặc 230mmHg là được.
– Sau khi thực hiện quá trình bóp hơi xong ta tiến hành xả van hơi ( núm sắt ở quả bóp ) vặn núm sắt ngược chiều kim đồng hồ khoảng 1/4 vòng núm sắt, sao cho kim quay với tấc độ 3mmHg/giây khi xả hơi là được.
Bấy giờ Mắt ta chú ý nhìn kim đồng hồ; Tai ta chú y nghe nhịp mạch đập thông qua 2 ống nghe. Mắt ta nhìn thấy kim đồng hồ chỉ đến số bao nhiêu?( đây là số đo huyết áp tối đa) lúc ta nghe được tiếng mạch đầu tiên đập. Vi dụ trên là lúc kim chỉ mốc 180mmHg là lúc Tai nghe được tiếng mạch đập đầu tiên.
– Kim đồng hồ tiếp tục chạy về mốc 0mmHg, ta vẫn nghe được các tiếng mạch đập nhỏ dần của người bệnh thông qua tai nghe. Khi ta nghe được tiếng mạch đập cuối cùng nhỏ nhất và nhìn vào kim chỉ số đo huyết áp bao nhiêu? ( đây là số đo huyết áp tối thiểu). Vi dụ trên là lúc kim chỉ mốc 90mmHg là lúc Tai nghe được tiếng mạch đập cuối cùng.
Máy đo huyết áp cơ Alpk2 ( Made in japan )
Giá bán: 580K
Bảo hành: 12 tháng
Giao hàng và hướng dẫn sử dụng tại nhà Hà Nội
Máy đo huyết áp cơ Microlife AG1-20 ( Thụy Sĩ )
Giá bán: 365K
Bảo hành: 36 tháng
Giao hàng và hướng dẫn sử dụng tại nhà Hà Nội
Thông tin hướng dẫn sử dụng và mua máy đo huyết áp cơ quý khách vui lòng liên hệ
Thiết Bị Y Tế Quân Y Số 19 Ngách 151A/1 – Ngõ 161 Thái Hà – Hà Nội ĐT: 02462963047 – Hotline: 0936419082
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Điện Tử Tại Nhà
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết ápđiện tử tại nhà giúp kiểm soát và theo dõi được chỉ số huyết áp mà không cần phải đến cơ sở y tế. Mặc dù máy đo huyết áp điện tử tại nhà không khó sử dụng nhưng cần phải hiểu rõ cách đo huyết áp như thế nào cho chính xác.
Máy đo huyết áp điện tử thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, cho kết quả đo nhanh chính xác nên được sử dụng rộng rãi trong tủ thuốc mỗi nhà hiện nay. Máy đo huyết áp điện tử có loại máy đo huyết áp cổ tay và máy đo huyết áp bắp tay.
1. Cách sử dụng máy đo huyết áp cổ tay
Chuẩn bị đo: Bạn phải kiểm tra pin, đeo vòng bít trên cổ tay trần, vị trí màn hình nằm trong mặt cổ tay, kiểm tra vòng bít đã vừa với cổ tay hay chưa, để cổ tay ngang tim khi đỏ, khoảng cách giữa hai lần đo liên tiếp là 2 phút.
Bắt đầu đo: Bạn nhấn nút Start trên máy, máy bắt đầu bơm hơi vào vòng bít, màn hình LDC bắt đầu hiển thị các con số, khi bơm đủ máy tự động tắt và vòng bít bắt đầu xả hơi, lúc này vẫn giữ nguyên tư thế ngồi ban đầu, để nhận kết quả đo
Sau khi đo: Ghi chép lại kết quả đo huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu, nhịp tim hiện thị trên màn hình. Tháo thiết bị đo ra khỏi cổ tay. Vệ sinh máy trước khi cất máy.
2. Cách đo huyết áp bằng máy điện tử bắp tay
Đo huyết áp ở bắp tay phải đảm bảo cánh tay thoải mái, nên cởi áo ngoài nếu không cần thiết. Bạn cũng kiểm tra máy ( pin, vòng bít..) giống như máy đo cổ tay.
Tiến hành đo: Mở vòng bít theo hình tròn, luồn vào bắp tay sao cho khoảng cách mép dưới của bít cách khuỷu tay 3 cm. Vòng bít phải đặc chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít đặt hướng với mạch máu. Vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu, kéo nhẹ vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải.
Trong khi đo: Bạn đặt tay đeo vòng bít lên trên bàn, thoải mái, nhấn nút ” Start” khi đó vòng bít tự động bơm đúng áp suất đo và xả hơi khi đo, sau đó kết quả đo sẽ hiện thị trên màn hình LCD. Kết quả đo tự động lưu vào bộ nhớ. Sau khi đo xong, tháo thiết bị ra và vệ sinh máy trước khi cất.
Những lưu ý khi đo huyết áp
Trong khi đo huyết áp không nên ăn uống cũng như trò chuyện vì làm như vậy sẽ dẫn đến sai lệch về kết quả đo.
Khi đo lần đầu tiên nên đo ở cả 2 tay(nếu dùng máy đo huyết áp điện tử bắp tay), sau đó sẽ chọn cánh tay có chỉ số cao hơn để đo ở những lần sau đó.
Một ngày nên đo 2 lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau khi ăn khoảng 1 giờ.
Cần phải ghi lại tất cả những kết quả đo cũng như ngày giờ đo để tiện trong việc theo dõi.
Video hướng dẫn sử dụng Máy đo huyết áp điện tử cổ tay MediKare-DK39 Plus
Máy Đo Đường Huyết Cá Nhân: Hướng Dẫn Sử Dụng Tại Nhà
Máy đo đường huyết cá nhân là dụng cụ sử dụng tại nhà, dùng để đo lượng đường trong máu.
Tại sao phải đo lượng đường trong máu?
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) bạn cần phải theo dõi lượng đường trong máu. Bác sỹ sẽ sử dụng kết quả đo đường huyết để:
Thay đổi điều trị cho bạn, ví dụ: điều chỉnh liều tiêm insulin hay thuốc uống…
Biết được đường huyết của bạn có nằm trong vùng nguy hiểm hay không? Hạ đường hay đường huyết tăng quá cao.
Biết được thức ăn và tập thể dục sẽ thay đổi đường huyết như thế nào?
Nghiên cứu Diabetes Control and Complications Trial đã chứng minh rằng việc kiểm soát đường huyết bằng cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà đã giúp giảm biến chứng do bệnh đái tháo đường.
Bao lâu bệnh nhân nên thử đường huyết tại nhà?
Tùy theo tình trạng bệnh, cách điều trị, sự cần thiết của việc theo dõi đường huyết thường xuyên hay không mà Bác sỹ sẽ khuyến cáo số lần thử đường huyết khác nhau.
Các thời điểm thử đường huyết trong ngày có thể bao gồm:
Buổi sáng, nhịn đói
Trước khi ăn chiều
Sau ăn sáng, trưa, chiều 1- 2 giờ
Trước khi đi ngủ….
Trước khi tập thể dục
Khi nghi ngờ hạ đường huyết
Sau khi xử lý hạ đường huyết
Mức đường huyết bao nhiêu là tốt?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – The American Diabetes Association:
Đường huyết đói của bệnh nhân: 80- 130 mg/dl
Đường huyết sau ăn 1-2 giờ < 180 mg/dl
Đường huyết trước khi đi ngủ < 160 mg/dl
Tuy nhiên, các mục tiêu này có thể thay đổi tùy theo tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, thời gian sống còn lại, bệnh lý khác ( như bệnh lý tim mạch), và khả năng bị hạ đường huyết của bệnh nhân…
Mục tiêu điều trị phải được cá nhân hoá theo từng bệnh nhân. Bệnh nhân tiểu đường nên khám và tham vấn Bác sỹ chuyên khoa để chọn mục tiêu điều trị thích hợp cho mình.
Máy đo đường huyết cá nhân chính xác không?
Sự chính xác của máy đo đường huyết cá nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
Chất lượng của máy thử đường huyết
Chất lượng của que thử đường huyết
Cách bạn thực hiện việc thử đường huyết như thế nào? Ví dụ: bạn phải rửa tay và để tay khô ráo trước khi thử đường huyết và phải làm đúng theo những hướng dẫn của sử dụng máy đo đường huyết.
Tùy vào số lượng hồng cầu trong máu. Nếu bạn bị mất nước nặng hay thiếu máu, kết quả sẽ ít chính xác.
Những chất như: Vitamin C, Paracetamol ( Panadol, Efferalgan…) và uric acid, có thể làm thay đổi kết quả thử đường huyết một số trường hợp. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng máy và que thử đường huyết để biết những chất nào có thể làm thay đổi kết quả.
Độ cao, nhiệt độ cao hay thấp và độ ẩm có thể gây ra kết quả đường huyết không lường trước được.
Việc bảo quản máy đo đường tại nhà và đặc biệt là que thử đường huyết không đúng cách sẽ làm sai lệch kết quả khi đo, ví dụ: để que thử đường hết hạn sử dụng, không đóng kỹ nắm lọ đựng que sau khi sử dụng, máy hết pin… sẽ làm sai lệch kết quả.
Làm thế nào để chọn máy đo đường huyết ?
Có rất nhiều loại máy đo đường huyết cá nhân trên thị trường, các máy có rất nhiều đặc điểm khác nhau, bạn cần xem xét trước khi mua:
Số lượng máu cần lấy cho một lần thử đường
Mức độ dễ sử dụng
Tốc độ: máy cho kết quả nhanh hay chậm
Kích thước của máy
Khả năng lưu trữ kết quả của máy
Giá thành máy đo đường huyết
Giá que thử đường
Khuyến cáo của bác sỹ trong việc chọn máy đo đường
Cần xem xét đến các chỉ số kỹ thuật của máy: coding, màn hình lớn, đèn màn hình sáng vào ban đêm…
Bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sỹ để chọn máy đo đường huyết thích hợp….
Làm cách nào để biết máy đo đường huyết hoạt động bình thường.
Cách kiểm tra máy đo đường huyết hoạt động bình thường:
Sử dụng dung dịch chuẩn (liquid control):
Mỗi lần thay hộp que thử đường mới, bạn nên dùng lọ dung dịch chuẩn kèm theo máy để kiểm tra.
Hay khi bạn làm rơi máy thử đường
Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ kết quả không chính xác
Để sử dụng dung dịch chuẩn test máy, bạn sử dụng dung dịch này giống như giọt máu, tức là bạn nhỏ ra 1 giọt và cho vào que thử như khi thử máu.
Nếu kết quả nằm trong giới hạn ghi trên lọ que thử ( thường là trong giới hạn bình thường) thì máy thử đường huyết đang hoạt động bình thường.
Cách kiểm tra khác: mỗi lần khởi động, máy đo đường huyết sẽ tự động kiểm tra, nếu phát hiện bất thường, máy sẽ báo mã code lỗi.
Nhìn vào cuốn hướng dẫn sử dụng bạn sẽ biết máy bị lỗi gì và cách khắc phục.
So sánh kết quả với xét nghiệm tại bệnh viện:
Cách chắc chắn để biết kết quả máy đo đường huyết chính xác hay không, đó là so sánh kết quả với xét nghiệm đường huyết được thực hiện tại bệnh viện ở cùng một thời điểm.
Vị trí lấy máu thử đường huyết bằng máy đo đường huyết cá nhân
Thông thường, bệnh nhân lấy máu để thử đường huyết từ ngón tay. Tuy nhiên, một số loại máy đo đường cũng cho phép mẫu máu được lấy từ những vị trí khác, như bàn tay, cánh tay, vai, đùi hay bắp chân.
Tuy nhiên, những vị trí này cho kết quả ít chính xác hơn so với ngón tay.
Có một số máy thử đường không chấp nhận máu được rút ra từ tĩnh mạch, do vậy bạn không nên rút máu từ tĩnh mạch để thử.
Một số máy có thể chấp nhận máu tĩnh mạch. Bạn nên tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất để biết chính xác.
Tip: Khi lấy máu ở ngón tay, bạn nên lấy máu ở 2 cạnh bên ngón tay, vì mạch máu chạy dọc 2 bên cạnh ngón tay, do đó chúng tay lấy được nhiều máu mà ít đau hơn.
Các đầu dây thần kinh ở ngón tay phân bổ nhiều ở vùng giữa ngón, do vậy nếu lấy ở đây sẽ đau hơn và ít máu hơn. Bạn cũng nên vuốt nhẹ ngón tay từ gốc tới ngọn chi và giữ lại ở vị trí đầu đốt thứ 2 để máu dồn nhiều vào đốt xa, nơi chúng ta lấy máu, sẽ ít đau hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chính xác của máy đo đường huyết.
Bao gồm:
Vùng lấy máu không được rửa sạch
Que thử đường không được bảo quản đúng cách
Lượng hồng cầu trong máu ảnh hưởng đến kết quả
Những chất khác hiện diện trong máu như: uric acid, glutathione, vitamin C, paracetamol…làm thay đổi kết quả đối với một số loại máy
Độ cao, nhiệt độ và hơi ẩm
Coding máy không đúng: mã code trên máu và trên que không tương thích, không thay chip khi thay hộp que mới…
Nhiều que thử đường huyết không phân biệt được đường glucose trong máu với những loại đường khác ( lactose, fructose…) cho kết quả cao giả tạo. Nhìn trên hộp que bạn có thể thấy thành phần thuốc thử là GDH-PQQ hay GDO. Cần thận trọng với những que này.
Mua que thử đường huyết không đúng từ nhà sản xuất sẽ cho kết quả sai
Nếu bạn sử dụng chai oxy già để sát trùng vùng lấy máu, có thể cho kết quả sai
Đưa que vào máy chưa đủ sâu hay máy thử đường hết pin.
Lượng máu lấy thử quá ít cũng cho kết quả sai.
Hiểu những hiển thị trên máy đo đường Glucose
Mỗi máy thử đường huyết sẽ có phạm vi hiển thị kết quả khác nhau, ngoài phạm vi đó, máy sẽ hiển thị những ký tự khác nhau.
Trong sách hướng dẫn sử dụng máy sẽ cho bạn biết phạm vi hiển thị giá trị đường huyết là bao nhiêu.
Thông thường, giá trị hiển thị từ 60- 600 mg/dl.
Như vậy, khi kết quả đo được trong phạm vi từ 60 -600 sẽ hiển thị thành số chính xác, ngoài phạm vi: ví du: kết quả là 51 mg/dl hay 620 mg/dl thì máy sẽ không hiển thị kết quả, mà chỉ hiển thị là LO ( viết tắt chữ LOW = THẤP) khi đường huyết dưới 60 mg/dl.
Và máy sẽ hiển thị HI ( viết tắt chữ HIGH= CAO) khi đường huyết trên 600 mg/dl.Và những hiển thị khác bạn cũng nên biết:
E03, E…..= ERROR: lỗi
Hình viên pin nhấp nháy: Máy hết pin, bạn cần thay pin cho máy…
BÀI VIẾT NÊN ĐỌC
Cập nhật thông tin chi tiết về Huớng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Cơ Tại Nhà trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!