Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Co2 được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trước tiên là Kỹ năng sử dụng các dụng cụ chữa cháy là rất cần thiết cho mọi người. Khi phát hiện đám cháy nhỏ nếu không xử lý đúng cách sẽ có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của mình và cả những người xung quanh. Cùng theo dõi bài Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy CO2 đơn giản nhất con gái cũng có thể làm được.
Thông tin bình chữa cháy CO2
1. Cấu tạo bình chữa cháy Co2
Cấu tạo bình chữa cháy : Vỏ bình được làm bằng thép đúc, thân có hình trụ đứng và được phủ lớp sơn màu đỏ.
Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài. Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
Loa phun được làm bằng kim loại hay nhựa cứng, cao su và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng… Hầu hết các bình được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung Quốc sơn màu đen).
Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy. Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.
2. Nguyên lý chữa cháy
Lúc chữa cháy mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, bóp cò thì khí CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,90C. Phun khí CO2 vào đám cháy có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy và dập tắt đám cháy.
3. Tính năng tác dụng của bình CO2
Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong hầm, phòng kín. Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:
4. Phạm vi sử dụng
Bình chữa cháy Co2 thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.
Bình chữa cháy bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.
Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:
CO2 + M = MO + CO
CO là khí độc và rất dễ nổ.
Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy CO2
Khi có đám cháy xảy ra, bạn nên bình tĩnh là điều số 1. Sau đó xảy xét phỏng đoán nhanh và xử lý. Nếu chữa cháy bằng bình CO2 thì xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là. 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò (Tùy theo từng loại bình). Khí CO2 ở nhiệt độ -790C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương. pháp làm lạnh ) sau đó khí CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ. hơn 140/0 thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).
Khi vận hành bình chữa cháy dập lửa thì bạn nên:
Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu h¬ướng gió.
Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.
Những điều cần chú ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2
– Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, phân đạm, than cốc . Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ tạo ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm. – Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp. – Khi phun thi tay phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh. – Khi phun chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải có tranh bị cách điện như ủng, găng tay cao su; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người. – Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí. – Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động. – Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.
Kiểm tra và bảo dưỡng
Bình chữa cháy phải Co2 phải được kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần. Phải có nơi quy định đặt để bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định khi có sự cố cháy xảy ra ai cũng biết và dùng được. Vỏ bình không bị hư hỏng, rò rỉ, ăn mòn, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.
Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại khí đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:
12 tháng 1 lần đối với bình mới.
06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại
Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
Nạp sạc bình chữa cháy CO2 ở đâu giá
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy, mua bán bình chữa cháy giá rẻ tốt nhất. Chúng tôi có 2 cơ sở Dịch vụ nạp bình chữa cháy tại Đà Nẵng – Nạp bình chữa cháy tại TpHCM do công ty Cơ điện & PCCC Lộc Phát với quy trình khắc khe trải qua các công đoạn kiểm tra chặt chẽ đạt tiêu chuẩn PCCC.
Quy trình nạp bình chữa cháy: Nhận bình chữa cháy → Kiểm tra chất chữa cháy và vỏ bình + Phụ kiện của bình → Xúc bình sạch sẽ → Nạp bột chữa cháy → Bơm áp suất → Kiểm tra, kiểm định chất lượng → Bàn giao. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ nạp sạc bình chữa cháy an toàn chất lượng, giá rẻ tốt nhất.
Báo Giá nạp bình chữa cháy mới tại công ty:
Bình chữa cháy dạng bột BC, ABC KG 12.000
Bình chữa cháy dạng khí CO2 KG 15.000
Thông tin mua bán bình chữa cháy CO2 liên hê 0917.492.407:
✩ Bình chữa cháy CO2 MT24 24KG✩ Bình chữa cháy CO2 MT5 5KG✩ Bình chữa cháy CO2 MT3✩ Nạp bình chữa cháy quận tân bình✩ phòng cháy chữa cháy tiếng anh là gì
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Đúng Cách, Chi Tiết Nhất 2022
Bình chữa cháy hiện nay có 2 loại bao gồm: Bình chữa cháy CO2 và bình bột chữa cháy. Mỗi loại có cách sử dụng khác nhau. Do đó, bạn cần nắm rõ cả 2 loại để sử dụng tốt nhất.
Bình chữa cháy CO2 hay còn gọi là bình chữa cháy khí.
Bình cứu hỏa CO2 hiện nay có 3 sản phẩm chính được sử dụng trên thị trường, bao gồm:
Bình chữa cháy CO2 MT3 và bình chữa cháy CO2 MT5 là bình chữa cháy xách tay. Chính vì là xách tay nên có độ tiện dụng cao, dễ sử dụng và dễ di chuyển khi cần sử dụng. Phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng và môi trường sử dụng khác nhau.
Quy trình sử dụng bình chữa cháy CO2
Bước 1: Khi xảy ra cháy, nhanh chóng xách bình tới nơi đang có cháy
Bước 2: Có thể cầm van bình để di chuyển hoặc lê kéo bình (người già hoặc phụ nữ).
Bước 3: Sau khi tiếp cận được đám cháy, tiến hành rút chốt hãm an toàn trên bình.
Bước 4: Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m, còn tay kia cầm van bình.
Bước 5: Bóp mạnh van bình cho khí CO2 bình thoát ra ngoài để dập tắt đám cháy.
Bước 6: Giữ chặt van bình cho đến khi đám cháy tắt hẳn, tránh bị bùng phát lại.
Công dụng Môi trường sử dụng
Vì là bình CO2 nên chỉ thích hợp cho việc sử dụng trong phòng kín, buồng hầm.
Khí CO2 dễ bị bay hơi trong không khí nên không đạt hiệu quả khi sử dụng ngoài trời.
Nguyên lý chữa cháy Chú ý khi sử dụng bình CO2
Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
Khi phun phải đợi đám cháy tắt hẳn mới ngừng phun.
Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm.
Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun sục xuống chất lỏng.
Khi chữa cháy, phải cầm vào phần tay cầm bằng nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại, nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
Bình chữa cháy CO2 có thể chữa cháy điện, tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo điện đã được cúp cầu dao.
Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện.
Chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tránh bị ngạt CO2.
Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.
Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.
Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời, nếu phải dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.
Bảo quản bình chữa cháy CO2
Đặt bình ở nơi râm mát, tiện cho việc dễ thấy, dễ thấy và dễ sử dụng.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế những bộ phận bị hỏng hóc trên bình.
Tiến hành mang bình chữa cháy đi nạp sạc lại theo chu kì quy định.
Bình chữa cháy bột cũng có nhiều sản phẩm khác nhau. Bình bột chữa cháy hiện nay có 2 loại là bình chữa cháy ABC và BC. Trong đó, tên gọi ABC hay BC là đặc tính chữa cháy của bình.
Hiện nay bình chữa cháy bột có 6 sản phẩm chính được sử dụng trên thị trường:
Các sản phẩm MFZ / MFZL4 và MFZ8 / MFZL8 là bình chữa cháy xách tay.
Bình chữa cháy MFZ35 / MFZL35 là bình chữa cháy xe đẩy.
Chính vì loại bình xe đẩy nên sẽ có cách sử dụng sẽ hơi khác so với xách tay.
Quy trình sử dụng bình chữa cháy bột như sau
Đối với bình bột xách tay
Xách bình tới nơi có cháy.
Vừa di chuyển vừa xóc bình từ 3 -4 lần cho bột trong bình tơi ra.
Tiến hành giật chốt hãm an toàn trên bình, lựa chọn hướng gió phù hợp.
Giữ bình ở khoảng cách khoảng 1,5m, bóp van bình cho bột phun ra ngoài vào đám cháy.
Nếu khí yếu dần thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Đẩy bình tới nơi có cháy, nếu nơi cháy gần bình thì không cần di chuyển bình.
Vòi phun của bình khá dài (~10m).
Giật chốt hãm an toàn, kéo van trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
Cầm chặt lăng phun thuận theo chiều gió để đảm bảo hiệu quả chữa cháy.
Bóp van hoặc mở van bình cho bột phun ra ngoài chữa cháy.
Công dụng Môi trường sử dụng Nguyên lý chữa cháy Chú ý khi sử dụng bình chữa cháy bột
Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí bình cho phù hợp.
Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (nếu cháy bên ngoài ngoài).
Đứng gần cửa ra vào (nếu cháy trong nhà), khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy.
Tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
Khi chữa cháy, phải giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
Bảo quản bình chữa cháy bột
Đặt bình ở nơi thoáng mát, dễ thấy dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
Tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, có thể gây hỏng bình.
Vì bình bột chủ yếu để bên ngoài trời, vì vậy phải có mái che.
Khi di chuyển cần nhẹ nhàng, tránh cho bình bị va đập mạnh.
Thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần.
Kiểm tra sơ bộ bằng thanh báo trên đồng hồ bình chữa cháy, dưới vạch đỏ thì phải nạp lại khí.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế và nạp sạc lại bình theo quy định của pháp luật.
Video cách sử dụng bình chữa cháy
Đại lý phân phối bình chữa cháy
Công ty PCCC Song Thái Tùng – Nhà cung cấp thiết bị PCCC tại Bình Dương.
Chuyên phân phối bình chữa cháy chính hãng
Sản phẩm phòng cháy chữa cháy – Dịch vụ phòng cháy chữa cháy
Hơn 500 sản phẩm thiết bị PCCC chính hãng
Nhập khẩu chính thức, đã được Bộ Công an kiểm định
Có tem kiểm định theo quy định của Bộ Công an
Cam kết chất lượng sản phẩm tốt nhất
7 ngày hoàn trả hoàn toàn miễn phí
Chính sách giao hàng, lắp đặt tận nơi
Giá thành niêm yết chính thức tốt nhất
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH Song Thái Tùng Điện thoại: 0274 2466 686 DĐ: 0988 488 818 – 0912 861 181 Địa chỉ: Số 4/21 KP Hòa Lân 1, P.Thuận Giao, TX.Thuận An, Bình Dương Email: Songthaitung.co@gmail.com
Cách Sử Dụng Khí Co2 Bảo Quản Bò Khô, Bò Một Nắng
Khí bảo quản thực phẩm ứng dụng nhiều trong công nghệ đóng gói hiện nay thay cho chất bảo quản có hại cho sứ khoẻ. Công nghệ này là thay đổi tỉ lệ của thành phần khí bên trong một gói sản phẩm. Có tác dụng dụng tăng hạn sử dụng của sản phẩm một cách tự nhiên. Áp dụng cho rất nhiều sản phẩm đóng gói, trong đó có thịt bò khô, thịt bò một nắng.
Sự thay đổi thành phần khí này thông thường là làm giảm hàm lượng oxy (O2). Hàm lượng Oxy cần được làm giảm đi từ 20,9% xuống 0%. Mục đích của việc này nhằm làm chậm sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí. Đồng thời cũng có tác dụng ngăn ngừa phản ứng oxy hóa. Oxy có thể được thay thế bằng nitơ (N2), thường được coi là khí trơ hoặc carbon dioxide (CO2). Các khí thay thế này có thể làm giảm pH hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Một loại khí khác là Carbon monoxide có thể được sử dụng để bảo quản màu đỏ của thịt.
Việc thay đổi thành phần các khí bên trong bao bì có thể thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật chủ động như bơm khí và hút chân không. Hoặc bằng cách thiết kế các bao bì “thở”. Bao bì thở cho sản phẩm bò khô được biết đến như là bao bì thay đổi cân bằng không khí(EMAP).
Khí bảo quản thực phẩm được sử dụng từ bao giờ?
Công nghệ này được sử dụng từ những năm 1930. Khi các chuyến tàu vận chuyển trái cây sử dụng khí CO2 bơm vào khu vực chứa. Việc này làm tăng tuổi thọ của sản phẩm. Trong những năm 1970, các gói hàng bảo quản bằng việc thay đổi thành phần khí trong bao bì đã được áp dụng. Những sản phẩm tiêu biểu như thịt hun khói và cá trong các cửa hàng bán lẻ ở Mexico. Kể từ đó công nghệ này đã được liên tục phát triển do nhu cầu tiêu dùng.
Khí bảo quản thực phẩm sử dụng cho các sản phẩm nào?
Ba nhóm thực phẩm chính là hoa quả và rau, thịt và các sản phẩm thịt (bò khô, thịt hun khói, bò một nắng), hải sản. Nhiều sản phẩm sử dụng khí bảo quản như thịt đỏ, hải sản. Nhóm trái cây và rau quả chế biến tối thiểu. Mì ống, phô mai, hàng bánh, thịt gia cầm, thịt nấu chín. Các bữa ăn sẵn và thực phẩm khô được đóng gói. Người ta ước tính 25-40% tổng sản lượng rau quả tươi thu hoạch sẽ hư hỏng và phân hủy trong quá trình phân phối nếu không được bảo quản tốt.
Ví dụ, khi đóng gói thịt bò khô, bò một nắng hay thịt hun khói, nồng độ CO2 cao là chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Trong trường hợp rau quả, CO2 không phải là một nhân tố quan trọng vì nồng độ CO2 trên 10% là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của nấm một cách đáng kể. Thế nhưng ở mức cao hơn 10% CO2 là độc tố đối với rau quả.
Nitơ được sử dụng như là một chất bổ sung khí. Vì nó ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nó ngăn ngừa oxy hóa. Oxy hóa gây ra bởi sự hiện diện của oxy trong đồ ăn nhẹ đóng gói và các sản phẩm khô bò. Do đó người ta tìm cách tăng lượng ni tơ và giảm lượng oxy trong thành phần khí.
Khí công nghiệp ngày nay được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống sinh hoạt của người tiêu dùng. Đặc biệt là khí CO2 được ứng dụng nhiều trong thực phẩm và đồ uống.
Bao bì chứa khí bảo quản bò khô, bò một nắng
Bao bì chứa khí bảo quản bò khô giúp kéo dài thời hạn sử dụng thịt bò khô, bò một nắng hoặc thịt hun khói. Trong kỹ thuật bảo quản này, không khí xung quanh thịt bò trong bao bì được thay đổi thành một thành phần khác. Sự pha trộn của khí trong gói phụ thuộc vào loại sản phẩm, vật liệu đóng gói và nhiệt độ bảo quản.
Bao bì khí cân bằng cải tiến (EMAP) là công nghệ đóng gói được sử dụng phổ biến nhất mà các sản phẩm thịt hun khói áp dụng. Thông thường không khí chứa O2: 21%, CO2: 0.038%, N2: 78%). Nhưng trong bao bì EMAP người ta chủ động thay đổi thành phần để có O2 ở mức thấp và mức CO2 tăng cao. Loại bao bì này làm chậm lại sự hô hấp bình thường của sản phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng. Tất nhiên có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng của sản phẩm đóng gói. Như kích thước của sản phẩm, mức độ chế biến, sự trưởng thành của sản phẩm.
Các loại khí bảo quản thực phẩm được sử dụng cho thịt hun khói, bò khô và bò một nắng
Oxy giúp giữ màu thịt bò tươi tự nhiên. Nó ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn yếm khí (hiện diện trong một số loại cá và rau quả). Và cho phép trái cây và rau tươi hít thở. Trong trường hợp của trái cây và rau quả, sự vắng mặt của O2 có thể dẫn đến hô hấp khan khí trong bao bì. Việc này lại làm tăng tốc lão hóa và hư hỏng. Tỷ lệ oxy khoảng 12% hô hấp bắt đầu giảm. Do đó oxy được sử dụng ở mức thấp (3-5%) là có hiệu quả tốt nhất.
Sử Dụng Công Nghệ Đá Khô Co2 Vào Bảo Quản Cá Ngừ Và Hải Sản
Hiện nay việc nghiên cứu bảo quản thủy hải sản đánh bắt, đặc biệt là cá ngừ đại dương đang được nghiên cứu để gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu. Công nghệ đá CO2, vật liệu mới (PU), và hoạt chất sinh học Polyphenol là những công nghệ mới cần nghiên cứu sử dụng trong lĩnh vực khai thác hải sản.
Công nghệ bảo quản hải sản bằng đá CO2
Bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá bằng đá khô (đá CO2) thay cho đá cây thông thường giúp tăng chất lượng sản phẩm hải sản như cá ngừ đại dương, đảm bảo VSATTP Công nghệ đá khô được làm từ carbon dioxide sạch (CO2), trước tiên làm lạnh để tạo khí CO2 lỏng, sau đó đi qua các bồn nén áp lực để tạo ra khí đóng băng (dạng tuyết) CO2 rắn và dạng khí (hơi) của CO2. Các “tuyết” sẽ được thủy lực ép thành khối đá khô và bột viên.
Đá khô có độ lạnh nhanh và sâu (tới gần -800C) nên giữ cho sản phẩm hải sản vừa đánh bắt lên được tươi. Đá khô nhỏ, gọn nên việc vận chuyển thuận lợi, kinh tế. Thời gian giữ lạnh của đá khô lâu: ở nhiệt độ thường (25¸350C) thì đá khô sẽ tan hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 18¸20giờ. Khi bảo quản trong thùng xốp giữ nhiệt thì với 50kg đá khô sẽ có mức tiêu hao tương đương 10%/ngày; với 20kg đá khô sẽ có mức tiêu hao tương đương 30%/ngày (lượng đã khô càng nhiều thì mức tiêu hao càng chậm). Khi gặp nhiệt độ cao, đá khô sẽ thăng hoa thành khí CO2 mà không tan chảy ra nước như đá nước thông thường. Khí CO2 có tác dụng chính trong việc ức chế vi khuẩn gram âm. Đây là loại vi khuẩn gây hư hỏng ở nhiệt độ thấp. Ngược lại vi khuẩn gram dương ít bị ức chế và vi khuẩn lactic ít nhạy cảm nhất. Nấm mốc và nấm men cũng bị ức chế nên sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá sẽ được bảo quản lâu hơn. Việc sử dụng đá khô để bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá đã khắc phục được những nhược điểm của đá cây.
Bên cạnh đó, việc tận dụng các khí thải CO2 tạo thành sản phẩm có giá trị kính tế và tránh được ô nhiễm tập trung cũng là một vấn đề cần được quan tâm cho một nền kinh tế phát triển theo hướng thân thiện môi trường. Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2, năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần. Phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong nhiều năm qua. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Mặc dù, bình quân đầu người về lượng khí thải CO2 hiện nay chưa cao tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghiệp hóa như hiện nay cùng với sự gia tăng mạnh mẽ các phương tiên giao thông cơ giới cá nhân…, đây là nguồn khí dồi dào để tạo ra sản phẩm đá khô phục vụ cho lĩnh vực khai thác hải sản.
Công nghệ vật liệu mới Polyurethane (PU), tạo hầm bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu cá bền, ít thất thoát nhiệt
– Ứng dụng công nghệ vật liệu mới Polyurethane (PU). PU là vật liệu mới nhưng đã nhanh chóng được sử dụng với số lượng rất lớn trên thế giới. PU được sử dụng rộng rãi vì các tính chất cơ lý của nó thỏa mãn được các yêu cầu vừa phổ biến vừa khắc khe của sản phẩm mà các loại vật liệu tổng hợp khác không có.
– Với đặc tính của keo dán, bám dính rất tốt, cấu trúc dạng bọt rất kín và ít thấm nước nên dễ sử dụng, chống thấm tốt, trọng lượng nhẹ và bền. Đặc biệt là độ cách nhiệt rất tốt, đáp ứng mọi quy cách, hình dạng, ngõ ngách, khả năng chịu nhiệt tốt, sức bám mạnh với thành khuôn mà không cần sử dụng keo hay hóa chất nào khác. Vật liệu nhẹ, kết cấu vững chắc, cường độ chịu nén cao, thích hợp với việc nâng cao độ bền của hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá. Không tham gia phản ứng với các sản phẩm dầu và chậm bắt lửa. Các đặc tính trên phù hợp với yêu cầu của loại vật liệu cách nhiệt cần được ứng dụng trong các hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu khai thác hải sản xa bờ.
– Sản phẩm PU sau khi pha chế bằng máy được phun trực tiếp vào khuôn được thiết kế sẵn trên tàu cá. Việc ứng dụng vật liệu mới PU đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và đã thể hiện tính ưu việt của nó (như đã nêu trên). Chính vì thế ứng dụng PU vào xây dựng hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu khai thác hải sản xa bờ sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác, giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm hải sản được tốt hơn, chất lượng sản phẩm bảo đảm tăng hiệu quả chuyến biển.
Sử dụng hoạt chất sinh học Polyphenol từ thực vật để bảo quản sản phẩm sau khai thác trên tàu cá thay thế cho các kháng sinh bị cẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Ngày nay, nhu cầu sản phẩm hải sản đạt chất lượng, đảm bảo VSATTP là nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Với các quy định nghiêm cấm hoặc hạn chế sử dụng các chất bảo quản, phụ gia tổng hợp gây mất an toàn thực phẩm. Xu hướng trên thế giới hiện nay là sử dụng các hoạt chất sinh học trong tự nhiên để thay thế các chất bảo quản, phụ gia tổng hợp trong bảo quản và chế biến thực phẩm vì các hoạt chất sinh học tự nhiên không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn có tác dụng phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
Chất sinh học dùng trong bảo quản hiện nay chủ yếu là dùng loại Polyphenol được sản xuất ra từ các loại rau, củ ăn được như: hành, tỏi, nấm rơm, trà xanh có thông dụng trên mọi miền của tổ quốc với giá thành rất rẻ. Vì thế việc áp dụng hoạt chất sinh học Polyphenol để kéo dài thời hạn bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá là hoàn toàn khả thi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Co2 trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!