Bạn đang xem bài viết Công Dụng Tuyệt Vời Của Hoa Cúc Khô Không Phải Ai Cũng Biết! được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hoa cúc là một trong những loài hoa được yêu thích nhất hiện nay, không chỉ bởi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà màu vàng của hoa cúc còn tượng trưng cho sự hạnh phúc, đoàn viên, tinh thần lạc quan, sáng tạo và sự giác ngộ.
Hoa cúc có rất nhiều loại, đó là hoa cúc mâm xôi, hoa cúc họa mi, cúc vạn thọ… với rất nhiều màu khác nhau như màu trắng, màu vàng… nhưng có lẽ, màu vàng được yêu thích hơn cả. Loại hoa cúc là nguyên liệu được dùng để làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, thuộc họ Asteraceae.
Theo truyền thuyết của Trung Quốc thì hoa cúc có nguồn gốc từ nước này, lần đầu tiên được tìm thấy ở khoảng thế kỷ 15 trước công nguyên. Thời đó, hoa cúc chỉ được dùng để làm trà dành cho lớp quý tộc Trung Hoa nên được coi là một trong những loài hoa quý nhất, đã đi vào rất nhiều tác phẩm hội họa của các nghệ nhân. Ở Nhật Bản, cúc cũng được coi là một trong những loài hoa sang trọng, quý phái nhất và thường được trưng bày ở các bữa tiệc, buổi lễ quan trọng.
Theo thời gian, hoa cúc trở nên phổ biến, thân thuộc với con người hơn và được phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam…
Thời gian thu hoạch hoa cúc là vào mùa thu, ngay khi hoa mới nở do để lâu thì cánh hoa dễ bị rụng. Hoa sau khi thu hoạch thì được bảo quản ở nơi có nhiệt độ lạnh và khô đến khi hoa héo khô để lấy nguyên liệu làm trà.
Bên cạnh làm trà, hoa cúc còn là đồ trang trí của rất nhiều nhà dân vào những dịp lễ Tết.
Theo kinh nghiệm của những người sử dụng lâu năm, hoa cúc khô cần được bảo quản ở như khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt để hạn chế tình trạng nấm mốc.
Theo Y học cổ truyền, hoa cúc khô có vị ngọt thanh pha chút vị đắng đặc trưng, có tính mát nên giải độc, giải cảm vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, hoa cúc khô còn được sử dụng trong việc phòng chống chất oxy hóa và chống viêm.
Trong thành phần của loại hoa cúc khô dùng để làm trà có chứa flavones, một chất có tác dụng hạ huyết áp và hạ mức cholesterol trong cơ thể. Từ đó, hạn chế mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, suy tim và ngăn ngừa các triệu chứng như mất ngủ, chóng mặt, mất tập trung khi làm việc…
Đồng thời, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thành phần của hoa cúc khô có chứa chất chống oxy hóa vô cùng mãnh liệt nên rất hiệu quả trong việc điều trị chứng đau thắt ngực và làm dịu các cơn đau do bệnh động mạch vành gây ra.
Cách đây hàng ngàn năm, vua chúa đã biết sử dụng dược liệu làm từ hoa cúc khô để năng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng. Đối với những bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, tiêu chảy, táo bón…thì hoa cúc khô xuất hiện như một vị cứu tinh, do dược liệu làm từ hoa cúc khô có khả năng kích thích hệ tiêu hóa nên người bệnh sẽ giảm ăn uống. Từ đó quá trình điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Những người thường xuyên bị nóng trong, bị nhiệt hay cảm thấy bức bối khó chịu do môi trường xung quanh thì trà hoa cúc là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi theo Đông y, trà hoa cúc có tính mát nên tác dụng giải nhiệt vô cùng hiệu quả. Sau những giờ làm việc căng thẳng trong ngày hè nóng bức thì còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một tách trà hoa cúc. Uống trà từ hoa cúc khô thường xuyên sẽ ngăn ngừa tình trạng mẩn ngứa.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp trà hoa cúc với trà xanh để nâng cao sức đề kháng; tác dụng thanh nhiệt, giải độc hoạt động hiệu quả hơn; thị lực, trí lực được cải thiện và từ đó, nâng cao hiệu suất làm việc.
Nhờ thành phần của mình nên hoa cúc khô có thể chữa được các bệnh cảm cúm ở mức độ nhẹ; đồng thời, hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên.
Do trong thành phần có chứa vitamin A cùng một số sắc tố nên trà hoa cúc có tác dụng cải thiện thị lực vô cùng hiệu quả. Với những người thường xuyên mỏi mắt, đau mắt do tiếp xúc với máy tính nhiều, thị lực giảm, tầm nhìn yếu thì trà hoa cúc là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Từ lâu, ung thư đã trở thành nỗi khiếp sợ và là gánh nặng của rất nhiều người. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này nhưng với những tiến bộ y khoa, con người đã có thể hoàn toàn ngăn ngừa được ung thư.
Hoa cúc khô – dược liệu với vẻ ngoài mộc mạc nhưng ít ai biết rằng, chúng có sức mạnh vô cùng lớn khi ngăn cản được những tác nhân gây ung thư, bởi vì thành phần hoa cúc khô có chứa apigenin – một hợp chất có tác dụng ức chế các tế bào ung thư lan rộng. Theo Đông y, hoa cúc khô rất tốt cho những người mắc các bệnh như ung thư vú, đường tiêu hóa hay tuyến tiền liệt…
Trong xã hội ngày nay, mất ngủ đã trở thành gánh nặng của rất nhiều người. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc. Trà hoa cúc, từ lâu đã được giới Đông y sử dụng như một loại thuốc ngủ. Chỉ với một tách trà hoa cúc trước khi ngủ, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Hoa cúc khô có khả năng kết hợp với rất nhiều loài dược liệu khác nhau. Điển hình là bài thuốc giữa trà hoa cúc và kim ngân hay bồ công anh có tác dụng giải độc, mát gan, giảm mụn nhọt vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan cấp tính. Ngoài ra, sự kết hợp giữa hoa cúc khô và nấm phục linh có thể giúp làn da của bạn trở nên căng sáng, mịn màng hơn.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu dùng trà hoa cúc thì các cơn đau do co thắt tử cung sẽ được thuyên giảm. Trên thị trường hiện nay có bán sản phẩm dầu chiết xuất từ hoa cúc khô, thường được thoa ở phần bụng dưới nhằm làm dịu cơn đau. Nhưng cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm này cho bà bầu vì điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe thai nhi.
Y học cổ truyền thường sử dụng hoa cúc để chữa cảm lạnh kèm theo sốt cao, mệt mỏi và nhức đầu. Đối với những người vừa mới ốm dậy thì trà hoa cúc khô sẽ giúp lấy lại năng lượng cùng một tinh thần căng tràn sức sống.
Cách pha chế trà hoa cúc khô vô cùng đơn giản và bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà:
Lưu ý: Nên sử dụng trà hoa cúc khi còn nóng để có thể đạt được hiệu quả giải cảm cao nhất.
Bạn có đang bất ngờ với tác dụng này của hoa cúc khô không? Ngoài những khả năng tuyệt vời nêu trên thì còn có loài hoa cúc khô có thể dùng để trang trí, đó là hoa cúc bất tử Đà Lạt. Hoa cúc bất tử hay còn được gọi là hoa cúc bất tuyệt – một loài hoa đến từ nước Úc xinh đẹp và được trồng nhiều ở Đà Lạt nước ta. Theo quan niệm của những những người bản địa nước Úc, loài hoa này tượng trưng cho một tình yêu đẹp và vĩnh cửu. Do đó, vào những ngày lễ quan trọng, nhiều người đã tặng hoa này cho bạn tình của mình.
Hoa cúc bất tử sẽ trở nên đẹp hơn khi được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Wow, lại bất ngờ nữa phải không? Sau khi phơi xong, bạn có thể trang trí những cành hoa rực rỡ này trong ngôi nhà của mình.
Một trong những sản phẩm làm từ hoa cúc khô được mọi người tìm mua nhiều nhất hiện nay là trà hoa cúc. Bạn có đang thắc mắc tại sao loại trà này lại có sức hút đến vậy không? Ngay sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về sản phẩm trà hoa cúc.
Trà hoa cúc có thành phần chính là hoa cúc khô, đó là loại hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, thuộc họ Asteraceae. Trà hoa cúc có vị đắng nhẹ, tính mát nên có khả năng thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Bên cạnh đó, trà làm từ hoa cúc còn có tác dụng tăng cường trí lực, giải tỏa stress và phòng ngừa suy nhược thần kinh.
Với nhiều người, trà hoa cúc là một loại thức uống tao nhã, đầy thi vị và rất phù hợp với văn hóa của người Việt Nam chúng ta.
Thành phần chính của trà hoa cúc là bisabolol – hoạt chất có rất nhiều lợi ích với sức khỏe con người.
Theo các nhà khoa học, bisabolol có khả năng chống kích ứng, chống viêm và chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus vô cùng hiệu quả. Đồng thời, hợp chất này còn rất tốt cho gan và tiêu diệt được các tác nhân oxy hóa nên làn da của bạn sẽ trở nên căng mịn, tươi trẻ và rạng ngời hơn.
Bên cạnh bisabolol, trà hoa cúc còn chứa chất apigenin – một hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa lan rộng và khiến chúng trở nên “mỏng manh” hơn trước thuốc ung thư.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, hợp chất flavones có trong trà hoa cúc có tác dụng chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Theo đó, do flavones có thể làm hạ huyết áp và mức cholesterol trong máu nên giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Bên cạnh đó, theo các nhà khoa học, các chất chống oxy hóa có trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu chứng đau thắt ngực và những cơn đau ngực rất tốt.
Với những người thường xuyên chóng mặt, mất ngủ hay nhức đầu thì sử dụng trà hoa cúc đều đặn thì có thể giảm các triệu chứng trên.
Như phân tích ở trên, hoa cúc khô có tác dụng giải cảm rất tốt nên trà hoa cúc cũng vậy, có thể chữa được chứng phong hàn nhẹ hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
Với tính mát của mình nên trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể vô cùng hiệu quả. Từ đó, hạn chế được tình trạng mẩn đỏ do nóng trong người.
Đối với những người thường xuyên sử dụng bia rượu do công việc thì nên uống trà hoa cúc thường xuyên để cơ thể duy trì được trạng thái tốt nhất, do trà hoa cúc rất tốt cho gan và có tác dụng giải bia rượu rất hiệu quả.
Với những người thường xuyên bị các vấn đề về thị lực như mờ mắt, tầm nhìn yếu… thì việc sử dụng trà hoa cúc thường xuyên có thể giúp cải thiện những tình trạng trên. Đối với dân văn phòng, việc tiếp xúc với máy tính thường xuyên là điều không thể tránh khỏi và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đôi mắt, do vậy sử dụng thực phẩm nâng cao sức khỏe đôi mắt là điều rất nên làm. Nếu bạn đang lúng túng trong vấn đề này thì trà hoa cúc là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Mỹ, chất apigenin trong trà hoa cúc có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt trong ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa và ung thư tuyến tiền liệt.
Trong một khảo sát thực tế với 500 bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp uống 4 – 6 lần đều đặn trà hoa cúc mỗi tuần. Sau một thời gian tương đối dài, các nhà nghiên cứu nhận thấy tình trạng ung thư tuyến giáp của họ giảm đi đáng kể so với ban đầu.
Với thành phần của mình, trà hoa cúc có khả năng giảm sự co thắt tử cung trong giai đoạn kinh nguyệt nên đây cũng là bài thuốc chữa đau bụng kinh tương đối hiệu quả. Thực sự là một tin rất vui với nửa còn lại của thế giới phải không?
Giảm cân là một trong những hệ quả gián tiếp của trà hoa cúc khô. Vì trà hoa cúc có tác dụng giảm stress, thư giãn tinh thần, có một giấc ngủ ngon và thanh lọc cơ thể nên bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, không thừa cân với một thân hình mà bạn hằng mong ước.
Nghiên cứu từ các nhà khoa học chỉ ra rằng hoa cúc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đặc biệt là hai loại vi khuẩn streptococcus và staphylococcus.
Bên cạnh đó, trà hoa cúc có khả năng giảm stress; căng thẳng thần kinh do công việc, học tập và trị chứng hôi miệng, khô miệng rất tốt.
Vinatea là một trong những thương hiệu trà Việt được ưa chuộng nhất hiện nay với sản phẩm đạt chất lượng cao nhưng giá vô cùng phải chăng. Trà hoa cúc Vinatea với thành phần chính là hoa cúc được làm khô theo cách tự nhiên, quy trình sản xuất, đóng gói đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nên vô cùng an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Một sản phẩm trà được rất nhiều người ưa chuộng tiếp theo là trà hoa cúc Chamomile. Dây chuyền sản xuất, đóng gói trà được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng nên hoàn toàn thân thiện với sức khỏe người dùng.
Trà hoa cúc Chamomile đã được cải tiến qua nhiều năm nên hương vị của nó có phần rất độc đáo. Mẫu mã hộp cũng vô cùng đa dạng nên có thể chiều “gu” thẩm mỹ của bất kỳ ai. Sản phẩm có mức giá phù hợp với phần lớn thu nhập của người Việt Nam.
Trà hoa cúc Kỷ tử với nguyên liệu 100% thảo mộc tự nhiên nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Sản phẩm với rất nhiều công dụng khác nhau như: Cải thiện trí lực, giải tỏa stress, bảo vệ đôi mắt, giải cảm và nâng cao sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm khá cao, set 30 gói trà hiện nay trên thị trường bán với giá khoảng 240.000 VNĐ.
Trà hoa cúc Phúc Long có tốt không? Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, không hóa chất bảo quản với nguyên liệu từ 100% thảo dược thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn sức khỏe người sử dụng. Mẫu mã hộp cũng khá đa dạng nên đáp ứng được phần lớn thị hiếu khách hàng. Tuy nhiên, trà hoa cúc Phúc Long được bán với giá tương đối cao nên chưa phù hợp với thu nhập của một số bộ phận người dân.
Một trong những thương hiệu trà uy tín trên thị trường Việt Nam là Hùng Phát. Trà hoa cúc Hùng Phát với sự pha trộn của một số thảo mộc thiên nhiên nên hương vị trà đa dạng, đáp ứng được phần lớn khẩu vị ẩm thực của người dùng. Thành phần không có chất bảo quản, dây chuyền máy móc hiện đại và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nên sản phẩm an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Trà hoa cúc Hùng Phát được bán với mức giá tương đối rẻ nên phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam.
Thành phần chính của trà hoa cúc Dilmah là loài hoa cúc trắng được trồng ở một khu vực riêng với điều kiện khí hậu Sri Lanka nên trà có hương vị rất riêng. Hoa cúc được hái tươi tại vườn và được làm khô theo cách tự nhiên, dây chuyền sản xuất hiện đại và đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt, gắt gao nên an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Khác với nhiều loại trà dạng gói đang được bán trên thị trường, trà hoa cúc Yeo’s có dạng lon nên có thể sử dụng trực tiếp mà không cần pha. Nhờ tính tiện lợi này nên đây là loại trà được khá nhiều khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là với những người không có nhiều thời gian như dân văn phòng…Tuy nhiên, giá thành trà hoa cúc Yeo’s khá cao.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc là sau bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng. Vì khoảng thời gian này là lúc cơ thể có khả năng hấp thu lượng dinh dưỡng cao nhất, giúp bạn giải tỏa stress và mang lại một giấc ngủ ngon, sâu.
Uống trà hoa cúc có thể giúp bạn tránh được các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, mụn nhọt có thể xảy ra sau khi ăn đồ ăn cay, nóng và nhiều dầu, mỡ.
Nếu bạn là người thường xuyên ăn mặn thì cũng nên sử dụng trà hoa cúc, bởi trà hoa cúc có khả năng nâng cao sức khỏe tim mạch và đường tiêu hóa. Giúp bạn tránh được một số bệnh nguy hiểm có thể xảy ra từ thói quen này.
Lưu ý: Không nên uống trà hoa cúc khi cơ thể đang quá lạnh hoặc quá nóng, bởi lúc này cơ thể rất khó hấp thu chất dinh dưỡng.
Tuy trà hoa cúc mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng với những người có cơ địa mẫn cảm, phụ nữ đang mang thai hay người bị cảm lạnh thì không nên sử dụng sản phẩm này. Bởi vì:
Do có khá nhiều loại trà hoa cúc trên thị trường nên giá thành của chúng cũng tương đối đa dạng. Ví dụ như: Trà hoa cúc Dilmah giá bán khoảng 52.000VNĐ, trà hoa cúc Hùng Phát giá bán khoảng 35.000VNĐ còn trà hoa cúc Vinatea giá bán khoảng 39.000VNĐ.
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều cơ sở, cửa hàng tạp hóa bán trà hoa cúc nên bạn có thể dễ dàng mua sản phẩm này. Tuy nhiên, bên cạnh sự dễ dàng này thì chúng ta thường có thói quen chủ quan khi mua hàng. Đây là cơ hội những đối tượng xấu sẽ nắm bắt để phân phối ra thị trường những hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng. Do vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn nên chọn mua tại những cửa hàng uy tín. Và đặc biệt, phải xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất sản phẩm trước khi thanh toán tiền.
Cách sử dụng hoa cúc khô Cách pha trà hoa cúcĐơn giản nhưng hiệu quả là điều mà trà hoa cúc khô có thể mang lại cho bạn. Cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được là cho hai thìa hoa cúc khô vào một cốc nước nóng rồi đợi trong khoảng thời gian 10 phút. Sau đó, vớt cặn trà ra rồi bắt đầu thưởng thức thôi. Bạn nên sử dụng khoảng 2 – 3 tách nhỏ mỗi ngày, chia đều ra các buổi để hiệu quả mang lại lớn nhất.
Bên cạnh cách đơn giản trên, có một số công thức trà phổ biến khác, hơi phức tạp một tí nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được:
Trà hoa cúc cùng cam thảo:
Nguyên liệu gồm: hoa bạch cúc khô và rễ cam thảo mỗi loại 10gr, 2 thìa đường phèn.
Cách thực hiện: Đầu tiên đun sôi nước, sau đó cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào rồi đun nhỏ lửa trong thời gian khoảng 5 phút. Sau khi đun, loại bỏ phần bã trà và chỉ giữ lại phần nước. Chờ nước nguội rồi cho vào một chai sạch, để ở ngăn lạnh rồi sử dụng dần.
Thức uống này rất phù hợp trong những ngày hè nóng bức.
Trà hoa cúc mật ong:
Nguyên liệu: 10gr hoa bạch cúc khô và khoảng 30ml mật ong.
Cách thực hiện: Tráng qua hoa cúc khô bằng nước nóng. Sau đó cho lượt nước sôi khác vào rồi đậy kín nắp ấm trong khoảng thời gian 3 phút rồi bắt đầu rót ra ly. Bạn có thể thêm mật ong vào rồi khuấy đều để hương vị thơm và ngon hơn.
Thức uống này rất phù hợp vào buổi sáng để bạn bắt đầu một ngày mới, hoặc trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Rượu hoa cúc là một thức uống theo nhiều người đánh giá là “ngon, bổ, rẻ” nên được đông đảo cánh mày râu ưa chuộng.
– Nguyên liệu:
Hoa cúc tươi khoảng 1kg đem đi phơi khô hoặc sấy khô.
Khoảng 10 lít rượu nếp (từ 45 độ trở lên) (1kg hoa cúc tươi tương ứng với 10 lít rượu).
Bình thủy tinh sạch, khô.
Một tấm khăn sạch.
– Cách tiến hành:
Cho hoa cúc khô đã sơ chế vào nồi đất, nấu trên ngọn lửa nhỏ khoảng nửa tiếng để phần tinh dầu trong hoa tách hết ra ngoài. Sau đó, đổ rượu ngang mặt hoa rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng thời gian 1 tiếng.
Sử dụng tấm khăn sạch đã chuẩn bị để lọc rượu, loại bỏ phần bã và đợi phần rượu nguội.
Đổ phần rượu không đun vào bình thủy tinh rồi cho thêm nước cốt rượu đã để nguội. Lắc đều. Đậy nắp kín, sau khoảng thời gian 3 tháng là rượu hoa cúc có thể sử dụng được.
Theo kinh nghiệm từ người đã làm rượu hoa cúc lâu năm, để hương vị của rượu đậm đà, thơm ngon hơn thì chôn hoa cúc dưới đất trong khoảng thời gian 6 tháng – 1 năm.
Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng các thức uống từ hoa cúc khô là sau bữa ăn, vì đây là lúc cơ thể có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cao nhất.
Không nên dùng trà hoa cúc khi cơ thể đang đói vì chất hóa học có trong trà hoa cúc có thể làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, điều này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Những đối tượng cần đặc biệt chú ý trước khi sử dụng trà hoa cúc khô:
Hiện nay do nhu cầu sử dụng khá lớn nên hoa cúc khô được bán khá nhiều trên thị trường. Bạn có thể mua trực tiếp ở cửa hàng hoặc mua online, nhưng dù mua bằng hình thức nào thì nên chọn mua ở những cơ sở uy tín. Bởi vì bên cạnh những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng thì cũng có những mặt hàng chất lượng kém, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trên thị trường, hoa cúc khô được bán với giá khoảng 44.000VNĐ / lạng, nhưng có thể thay đổi đôi chút ở những cơ sở sản xuất hay phân phối khác nhau.
Top 5 Tác Dụng Của Muối Epsom, Thật Tuyệt Vời! Điều Mà Ai Cũng Phải Biết
Hiện nay, muối epsom đang được các chị em phụ nữ tìm kiếm và ưa chuộng, tuy nhiên loại muối này có gì đặc biệt mà lại khiến cho các cô nàng yêu thích đến như vậy, nó phải chăng cũng giống như muối ăn hàng ngày của chúng ta hay chỉ đơn giản là một cái tên trùng nhau còn lại nó khác nhau về cả hình dáng và định nghĩa?
Muối epsom là một loại hợp chất bao gồm sunfat và magie. Cái tên muối epsom được ra đời từ một khu suối nước mặn trong thị trấn epsom, có thể nói, epsom không phải là một loại muối mà chính là một nguồn magie tự nhiên được tìm thấy trong nước sông. Epsom có cấu tạo giống với muối ăn, nó có vị đắng thya vì vị mặn như muối thông thường.
Muối epsom có giá trị kinh tế cao, giá của nó khaongr 3 -4 USD/ kg và muối epsom là một loại muối được biết đến như là một phương thuốc tự nhiên có thể giảm đau hiệu quả, muối epsom chữa được nhiều bệnh, giảm mệt mỏi, căng thẳng và có công dụng rất hiệu quả trong làm đẹp da và tóc. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đi giới thiệu cho mọi người những tác dụng thần kì của muối epsom ít người biết đến.
Top 5 tác dụng của muối Epsom, thật tuyệt vời!Đây có lẽ là một tác dụng đáng kể đến của muối epsom, tắm nước muối epsom mỗi ngày sẽ giúp bạn trị được các cơn đau nhức mỏi chân tay, đau nửa đầu, đau lưng. Muối epsom có tác dụng giảm căng cứng các cơ cạnh cột sống và các đốt thắt lưng. Tắm nước muối epsom sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi sẽ giúp bạn có thể lấy lại được tinh thần cũng như năng lượng làm việc cho ngày mới tiếp theo.
Muối epsom kháng viêm, giảm đau thắt ngực và cải thiện được hệ tuần hoàn, giảm đau cơ, bị bong gân hoặc bị thương. Ngoài ra, nhiều người còn dùng nước muối epsom ấm để chườm lên vùng bụng hoặc vùng bị đau nhức, cách làm này có tác dụng giúp cho vết thương mau lành, bụng nhanh chóng giảm đau vì muối epsom có thể thaqamr thấu nhanh qua da, cơ thể hấp thụ magie sẽ làm giảm tình trang đau nhức, khó chịu.
Muối epsom được cho là có thể cải thiện được chức năng của enzym cho cơ thể, giữ được các chất lỏng tích tụ trong tế bào, cải thiện tình trạng lưu thông máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch và hình thành cục máu đông trong cơ thể. Muối epsom còn kích thích sản xuất insulin trong cơ thể con người, giúp hạ đường huyết.
Muối epsom còn được biết đến như một loại thuốc nhuận tràng rất tốt cho sức khỏe con người, làm giảm nồng độ axit uric trong máu, tiêu diệt các vi trùng, vi khuẩn gây các bệnh về nấm và ngâm nước muối epsom còn có thể giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng tụ máu quanh vết bầm, vết thương. Nếu bị thương hoặc có vết bầm ở tay chân thì bạn có thể pha loãng 2 muỗng muối epsom với nước ấm để ngân chân.
Giảm căng thẳng, thanh lọc cơ thểKhông đơn giản gì mà chị em phụ nữ lại ưa chuộng muối epsom như thế, muối epsom cung cấp sunfat và magie cho cơ thể con người, có thể làm giảm được những căng thẳng, mệt mỏi và áp lực mà con người phải chịu đựng. Sử dụng muối epsom để tắm sẽ bổ sung magie cho cơ thể, cải thiện và điều hòa được trạng thái, tâm trạng, điều hòa nhịp tum và kích thích sản sinh ra những chất tạo cảm giác thư giãn và thoải mái cho con người.
Thành phần magie và sunfat sẽ thẩm thấu nhanh qua da giúp bạn giảm căng cơ, đào thải những độc tố, kim loại nặng có trong cơ thể ra ngoài một cachs nhanh chóng và an toàn. Bạn có thể tắm hoặc ngâm mình bằng nước muối epsom trong 10 đến 15 phút, những khoáng chất có trong muối sẽ thải chất độc, khiến bạn khỏe khoắn, thanh lọc cơ thể.
Muối epsom là một trong những loại sản phẩm làm đẹp tự nhiên chất lượng và an toàn được nhiều chị em săn lùng và yêu thích. Epsom có thành phần hợp chất có thể tẩy được tế bào chết bám trên làn da hiệu quả, đây là một sản phẩm làm đẹp phù hợp cho những người có làn da thô ráp và khô. Bạn có thể sử dụng muối epsom để điều trị những bệnh về da khó điều trị và hay tái phát.
Ngoài ra người ta còn sử dụng muối epsom trộn với tinh dầu để tắm, tẩy tế bào chết, bụi bẩn và chất nhờn làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Hoặc có thể lấy mặt nạ giấy thấm vào chút nước muối epsom để đắp mặt nạ, làm se lỗ chân lông, giảm mụn đầu đen, mụn viêm, mụn bọc, khiến cho làn da trở nên căng bóng và hạn chế dầu tiết ra.
Muối espom còn được rất nhiều chị em sử dụng để trộn với dầu gội đầu hoặc các loại dầu xả tóc để xoa lên tóc và massage nhẹ nhàng để giúp cho tóc trở nên mượt mà, óng ả tự nhiên. Bạn có thể lấy vài thìa muối espom trộn với nước cốt chanh và nước để trong 24 giờ trước khi sử dụng và tiến hành gội như dầu gội thông thường. Bạn cũng có thể dùng loại hợp chất này để làm kepo xịt tóc giúp mái tóc trở nên khỏe mạnh và kích thích mọc tóc nhanh chóng, an toàn.
Muối epsom có thể là thân thuộc nhưng cũng có thể là khá mới lạ đối với nhiều người . Thông qua bài viết Top 5 tác dụng của muối Epsom, thật tuyệt vời! hi vọng đã giúp các bạn tìm hiểu nhiều hơn về loại muối espom và những tác dụng tuyệt vời của nó.
Tuyệt Chiêu Trị Nám Bằng Nha Đam Không Phải Ai Cũng Biết
Từ trước đến nay, nha đam đã luôn được sử dụng trong công cuộc chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp, nhưng ít ai biết rằng nha đam còn là công thức xóa tan các vết nám da hiệu quả mà ông bà ta hay dùng. Nếu bạn muốn nám triệt tiêu một cách hiệu quả và nhanh nhất thì không thể bỏ qua cách trị nám bằng nha đam được.
Tác dụng của nha đam trong trị nám daNhiều người nghi ngờ tác dụng của nha đam vì nghĩ rằng nguyên liệu này không có tính đặc trị cao, dùng vô thưởng vô phạt nhưng đây chính là sai lầm khiến các chị em bỏ qua bí quyết làm đẹp vừa hiệu quả vừa kinh tế này.
Liên hệ với Bs Trần Ý Nhi – Trưởng khoa Da liễu phòng khám Da liễu Trung Ương về hiệu quả trị tàn nhang của nha đam, bà cho rằng: “Nha đam thực sự có hiệu quả trong việc làm sạch nám tàn nhang, tác dụng này đều xuất phát từ các thành phần trong loài cây này.”
Bên cạnh đó, trong nha đam bao gồm 23 loại acid amin, một số loại acid amin có sẵn trên bề mặt da do vậy khi dùng nguyên liệu này lên da, da sẽ hấp thụ một cách rất dễ dàng. Việc bổ sung acid amin giúp củng cố lớp màng bảo vệ, hình thành sức đề kháng cho làn da được khỏe mạnh hơn. Các loại acid amin này còn giúp sửa chữa các hư tổn bên trong cấu trúc, trả lại cho làn da sự tươi mới và khỏe khoắn.
Những thành phần khác có trong nha đam như: Collagen có tác dụng ngăn ngừa và giảm các vết thâm nám hiệu quả, Anthraquinones Complex giúp trị viêm da, Aloe Emodin giúp chống lão hóa làn da, Barbaloin giúp giữ ẩm cho da… cùng nhiều khoáng chất và vitamin giúp da săn chắc, tươi tắn hơn hay độ PH của gel lô hội cũng gần giống như độ PH của làn da – Chính vì vậy nó giúp điều hòa độ axit trong da và giúp trị nám và tàn nhang hiệu quả hơn.
Một số công thức trị nám da bằng nha đam “rẻ như cho” Trị nám da bằng mặt nạ nha đamPhương pháp đơn giản nhất mỗi khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên để làm đẹp chính là dùng chúng làm mặt nạ đắp mặt, vừa giúp lưu giữ nhưng tinh chất có sẵn vừa có thể thực hiện tại nhà. Với nha đam, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 lá nha đam tươi và thực hiện như sau:
Nguyên liệu: 1 lá nha đam tươi.
Cách làm: Rửa sạch lá nha đam, tách bỏ vỏ và giữ lại phần thịt trắng bên trong. Tiếp đến, rửa sạch mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn ra rồi dùng khăn lau khô. Đắp phần thịt nha đam lên vùng da bị nám và thư giãn trong khoảng 15 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch.
Tần suất: sử dụng 2 lần 1 tuần giúp mang lại hiệu quả trị nám tốt nhất.
Trị nám da bằng nha đam với mật ong
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê mật ong và 100 gram thịt nha đam tươi.
Cách làm: Thịt nha đam đem nấu với 500ml nước. Sau khi nấu xong, bạn chắt nước nha đam và hòa với mật ong để có một hỗn hợp trị nám hiệu quả. Cuối cùng, rửa mặt sạch bằng nước ấm và lấy dung dịch vừa tạo đắp lên những vùng da nám.
Tần suất: Chỉ từ 2-3 lần/ tuần bạn sẽ thấy làn da mịn màng, se khít lỗ chân lông và nhất là những vết nám sẽ mờ dần trông thấy.
Trị nám da bằng nha đam và nước vo gạoHằng ngày trong quá trình vo gạo nấu cơm chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều một lần đụng qua thứ nước đục đục, giàu vitamin và dưỡng chất nhưng lại bị bỏ đi hoang phí này rồi. Hơn nữa, khi kết hợp với nha đam thì sẽ phát huy mạnh mẽ tác dụng trị nám vốn có của nha đam luôn đấy.
Nguyên liệu: Nước vo gạo và thịt nha đam.
Tần suất: sử dụng 3 lần/ tuần
Trị nám da bằng nha đam với nước cốt chanhThêm một công thức trị nám hiệu quả từ quả chanh “quốc dân” siêu đơn giản và dễ tìm trong ngăn tủ lạnh.
Nguyên liệu: 1 quả chanh và 1 ít thịt nha đam.
Cách làm: Chanh tươi vắt lấy nước cốt, cho vài giọt trộn cùng với thịt nha đam theo tỉ lệ 2:1. Rửa sạch vùng da bị nám và dùng hỗn hợp vừa thu được thoa đều lên da, kết hợp với da nhẹ nhàng. Để yên thư giãn trong 20 phút rồi rửa mặt lại với nước là hoàn tất.
Tần suất: sử dụng 2 lần / tuần. Không nên lạm dụng quả chanh khi nó khiến da bạn dễ bắt nắng và khô ráp – nguyên nhân hàng đầu của nám.
Trị nám da bằng nha đam với sữa chua.Thay vì ăn một một hũ sữa chua mà nám vẫn nằm trên mặt thì giờ đây, bạn hãy dành một ít sữa chua với nha đam để tạo thành công thức trị nám ưu việt. Sữa chua chính là một loại thần dược hỗ trợ xử lý nám bên cạnh nha đam đấy.
Nguyên liệu: 2 thìa sữa chua và một ít thịt nha đam.
Cách làm: Xay nhuyễn nha đam cùng 2 thìa sữa chua không đường. Cho hỗn hợp vào bát nhỏ, vệ sinh sạch da mặt bằng nước ấm rồi thoa hỗn hợp lên da, nhẹ nhàng rồi thư giãn 15 đến 20 phút rồi rửa sạch mặt lại với nước ấm.
Tần suất: sử dụng 2 lần / tuần. Làn da bạn sẽ giảm nám, mờ thâm, mịn màng nhanh chóng.
Lưu ý khi trị nám bằng nha đamCó một vấn đề mà Emira Beauty cần nhắc nhở bạn chính là “LẠM DỤNG NHA ĐAM CÓ THỂ GÂY NÁM”. Sự thật là vậy! Nếu lạm dụng nha đam sẽ gây nám da ngược bởi một số nguyên nhân sau:
Ở giữa phần lá xanh và thịt chính là nhựa nha đam – một chất độc cho da. Khi lạm dụng việc đắp mặt nạ nha đam sẽ tích tụ lại độc tố trên da, gây sản sinh ra các sắc tố melanin tối màu trên da tạo thành nám.
Nha đam có tính tẩy mạnh như chanh, có thể tẩy tế bào chết trên da, nếu sử dụng nha đam nhiều thì làn da sẽ nhanh chóng bị bào mòn mà không kịp tạo tế bào mới, nhất là khi bạn kết hợp nha đam với chanh để làm sạch nám, lúc này da dễ bắt nắng và chịu tác động mạnh từ tia cực tím dẫn đến nám. Vì vậy, chỉ nên sử dụng từ 2-3 lần/tuần, và quan trọng nhất, đó là bạn cần rửa lại mặt thật sạch sau mỗi lần đắp mặt nạ để tránh nha đam còn bám lại trên da.
Không được dùng phần vỏ xanh của nha đam để đắp mặt vì chúng có thể gây ngứa rát và kích ứng cho da.
Một số bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì nên kiểm tra độ dị ứng bằng cách thoa một ít lên cổ tay trước khi bôi trực tiếp lên mặt. Nếu bôi nha đam lên mặt thấy da mặt bị nóng rát thì lập tức đi rửa mặt ngay.
Phương pháp tốt nhất để bảo vệ da bị nám vẫn là thoa kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, vì thế đừng quên tận dụng chúng.
Hoa Hòe Và 7 Công Dụng Tuyệt Vời Ít Ai Ngờ Tới
Là một cây thuốc quý và được trồng rất phổ biến ở các vùng nước ta, cây hoa hòe có rất nhiều tác dụng như cầm máu, giảm mỡ máu, kháng viêm, chống loét, chống phóng xạ, chống co thắt,….
Cây hoa hòe là gì?Hoa hòe có vị đắng nhẹ, có mùi thơm đặc trưng. Thông thường, người ta thường dùng hoa hòe khi nụ hoa còn chưa nở để phơi hoặc sấy khô với mục đích làm thuốc để trị một số loại bệnh hoặc pha trà uống nhằm thanh nhiệt, giải độc ngày hè.
7 công dụng của cây hoa hòeTheo Đông y, hoa hòe có tính bình, vị đắng, quả có vị đắng tính hàn, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết, chảy máu cam…ngoài ra hoa hòe còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não. Đặc biệt, trong nụ hoa hòe có chứa thành phần rutin có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa yếu, gầy gò suy nhược cơ thể do bệnh lao, sơ nhiễm.
Hoa hòe chữa bệnh trĩ Hoa hòe tốt cho tim mạchChất oxymatrine trong hoa hòe có thể bảo vệ, cải thiện chức năng của tim, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh và hệ thống tim mạch tổng thể.
Hoa hòe giúp ngủ ngonTheo các chuyên gia nhận định, hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần và giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một cách để cải thiện giấc ngủ là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng.
Hoa hòe giúp trị cao huyết ápHoạt chất rutin (hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon) có trong hoa hòe là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một biện pháp giúp giảm huyết áp, phòng các biến chứng của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.
Hoa hòe chữa các bệnh xuất huyếtBên cạnh tác dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp, hoạt chất rutin (chiếm tới 34% hàm lượng trong hoa hòe) còn có tác dụng giảm tính thẩm thấu các mao mạch và tăng cường độ bền các mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp trĩ ra máu, chảy máu cam và đại tiện ra máu.
Hoa hòe giúp trị viêm khớpNhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng làm giảm sưng và viêm trên mô hình động vật như chuột và trên bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, muốn điều trị viêm khớp hiệu quả, người bệnh nên kết hợp với các liệu pháp khác cũng như chế độ luyện tập, dinh dưỡng.
Hoa hòe hỗ trợ giảm cânNgày nay, hoa hòe còn được coi là một phương pháp giảm cân an toàn được rất nhiều người áp dụng. Thói quen uống hoa hòe không những góp phần điều chỉnh trọng lượng cơ thể mà còn làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát sự trao đổi chất, giảm hiện tượng bám dính của chất béo trong mô gan.
Các bài thuốc từ hoa hòe
Chữa các loại xuất huyết như đi ngoài ra máu: Dùng hoa hòe đã sao qua (10 -15g) hoặc dùng quả hòe (8 -12g) sắc uống.
Chữa trị sưng đau: Kết hợp quả hòe và khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài.
Chữa viêm loét: Hoa hòe, hoa kim ngân mỗi thứ 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi.
Chữa bệnh chảy máu mũi: Kết hợp hoa hòe và ô tặc cốt lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, tán bột, mỗi lần lấy 1 ít thổi vào lỗ mũi.
Chữa dong kinh, băng huyết, khí hư: Hoa hòe 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9 – 12g với rượu ấm.
Trị mất ngủ: Trộn hoa hòe chung với 40g hạt muỗng, tán bột và uống mỗi lần 5g, ngày 2 lần.
Chữa nôn ói ra máu: Dùng 12g hoa hòe kết hợp với 4g nhọ nồi, tán thuốc thành bột mịn và uống cùng nước sắc từ rễ tranh.
Điều trị cao huyết áp: Kết hợp hoa hòe đã sao vàng và hạt muỗng lượng bằng nhau, nghiền thành bột uống mỗi lần 5g, 2 – 3 lần/ngày.
Chữa huyết áp tăng, thần kinh suy nhược, khó ngủ: Dùng hòe hoa và hạt muồng lượng bằng nhau sao kỹ tán bột, mỗi lần uống 5g, 3 – 4 lần/ngày.
Chữa nhức đầu, chóng váng, tê nhẹ ở ngón tay: Kết hợp nụ hòe, hạt muồng và tâm sen lượng bằng nhau, đem cả 3 sao khô, tán thành bột, mỗi lần uống 5g, 2 – 4 lần/ngày.
Chữa sốt xuất huyết khi bệnh đã thuyên giảm: Kết hợp hoa hòe và hạt muồng sao vàng, tán bột uống mỗi ngày 10 – 20g.
Điều trị bệnh trĩ: Kết hợp quả hoa hòe và khổ sâm với số lượng như nhau, tán thuốc thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít bột trộn chung với nước và bôi ngoài hậu môn giúp giảm sưng đau trĩ.
Lưu ý khi sử dụng hoa hòeHoa hòe có tính hơi lạnh nên những người hay đau bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng, người bị thiếu máu không nên dùng. Nếu cần sử dụng thì nên có sự phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú đều không được tự ý sử dụng.
Không chỉ vậy, bởi vì hoa hòe có tác dụng rất tốt trong điều trị cao huyết áp, giúp hạ áp nhanh chóng nên sẽ rất có hại cho những người cơ địa huyết áp thấp vì dễ gây choáng và chóng mặt.
4 Tác Dụng Của Cao Hổ Cốt Không Phải Ai Cũng Biết
Cao hổ cốt là vật phẩm cực kì quý giá trong dinh dưỡng cũng như y học. Từ lâu, cao hổ cốt luôn được bán với giá rất cao và khó tìm mua. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng của Cao hổ cốt không phải ai cũng biết.
Thông tin chung về cao hổ cốt
Cao hổ cốt còn được biết đến với các tên gọi như cao hổ, cao xương hổ hay hổ cốt là loại cao được nấu và cô đặc từ bộ xương của con hổ, sư tử hoặc báo. Từ lâu, cao hổ cốt được biết đến là một mặt hàng đắt đỏ, chúng được chế biến qua nhiều công đoạn phức tạp và có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như điều trị nhiều chứng bệnh.
Bằng những nghiên cứu mới nhất, nền Y học hiện đại đã phân tích và cho thấy trong thành phần của cao hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính, gelatin của hổ cốt chứa 17 amino acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào hai kinh can và thận. Còn theo y học hiện đại này thì không phải bệnh nào cũng có thể sử dụng coa hổ cốt.
Tác dụng chữa bệnh của cao hổ cốt không phải ai cũng biết
Theo kinh nghiệm dân gian và một số bài thuốc của đông y thì cao hổ cốt có thể điều trị được các bệnh sau:
+ Hóc xương cá:
Nếu trường hợp hóc xương nặng, y tế không thể can thiệp có thể dùng cao hổ cốt tán bột uống với nước lã. Ngay lập tức xương sẽ tự động dời khỏi khe họng.
+ Trị chứng hay quên:
Người già, những người hay quên có thể dùng cao hổ cốt ngâm sữa, nướng khô, bạch long cốt viễn chí. Đem ba vị này tán thành bột, uống với nước sinh khương, uống liên tục 3 ngày, uống lâu càng thêm thông minh.
+ Trị đau nhức chân:
Dù bạn mới đau hay đã lâu, hãy dùng 2 lượng cao hổ cốt nướng vàng gĩa nát 1 lượng Linh dương giác, 2 lượng Bạch thược. Sau đó cả 3 vị dầm vào rượu cho được 7 ngày, mùa lạnh phải để 10 ngày, mỗi ngày uống chén, uống khi đói bụng.
+ Trị đau lưng, đau nhức các khớp:
Bạn dùng Hổ hỉnh cốt, sao với Rượu 3 lượng, Một dược 7 lượng tán bột, lần uống 2 chỉ với Rượu nóng, ngày 3 lần.
Những lưu ý khi dùng cao hổ cốt
Theo y học cổ truyền phương đông, cao hổ cốt có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người mắc các chứng bệnh thuộc thể “âm hư hỏa vượng” không được sử dụng cao hổ cốt. Đó là những người:
+ Người gầy ốm, thường xuyên có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều.
+ Thường xuyên xuất hiện những cơn bốc hỏa, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên.
+ Hai gò má đỏ, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, môi khô miệng khát, đổ mồ hôi trộm.
+ Thường xuyên đi đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, không hoặc ít có rêu lưỡi…
+ Những người bị tăng huyết áp, gan cũng cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm này.
Mọi thông tin chi tiết mời bạn tiếp tục truy cập website: http://toptacdung.com
Cách Sử Dụng Siri Không Phải Ai Cũng Biết
Nếu Google có Google Assistant, Windows có Cortana thì Apple có Siri. Bạn có biết cách sử dụng Siri sao cho hiệu quả chưa? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu ngay bài viết ngay sau đây.
Cách bật Siri trên iPhoneĐể sử dụng Siri, đầu tiên hãy chắc chắn là bạn đã bật Siri trên điện thoại của mình. Thực hiện theo chỉ dẫn sau đây để kích hoạt trợ lý ảo Apple.
Đây có lẽ là một trong những tác vụ đơn giản nhất mà Siri có thể thực hiện và cũng là điều mà ít người dùng nghĩ tới nhất. Để khởi chạy ứng dụng, bạn chỉ cần nói Launch + tên ứng dụng hoặc Open + tên ứng dụng. Hoặc bạn muốn chơi game, chỉ cần nói Play + tên trò chơi. Bạn còn có thể tải các ứng dụng từ App Store hoặc tìm kiếm các ứng dụng phù hợp với sở thích cá nhân trong App Store.
Tạo lời nhắcĐây là một tác vụ mà Siri có thể hoàn thành xuất sắc. Chỉ cần bạn nói Remind me to + yêu cầu và Siri sẽ ngay lập tức thêm vào ứng dụng Reminder trên iPhone của bạn. Nếu bạn muốn Siri nhắc bạn vào một thời điểm cụ thể, chỉ cần đặt lời nhắc có giới hạn thời gian. Ví dụ như “Hey Siri, remind me to go to the market at 3 PM”. (Hey Siri, nhắc tôi đi chợ lúc 3 giờ chiều).
Đặt báo thứcNếu bạn muốn Siri đặt báo thức cho mình, chỉ cần nói “Hey Siri, wake me up at 5:30 AM” (Hey Siri, gọi tôi dậy vào lúc 5 giờ 30 phút sáng). Và cô trợ lý sẽ đặt báo thức vào thời gian 5 giờ 30 phút cho bạn. Nếu muốn nghỉ ngơi trong vòng 40 phút, bạn cũng có thể nhờ Siri báo thức bằng cách nói “wake me up in 40 minutes” (Đánh thức tôi dậy sau 40 phút nữa). Siri sẽ làm như yêu cầu sau 40 phút.
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi báo thức từ 5 giờ 30 phút sáng 6 giờ bằng cách nói “change my 5:30 AM alarm to 6:00 AM” (Đổi báo thức của tôi từ 5 giờ 30 phút sáng 6 giờ sáng).
Thực hiện các phép tínhThậm chí bạn còn không cần dùng đến máy tính vì Siri cũng có thể làm điều đó thay bạn. Tất cả việc bạn cần làm là nói với Siri phép tính bạn muốn thực hiện. Ví dụ “89 plus 25 plus 41.12 plus 168.96” (89+25+41.12+168.96) và bạn sẽ ngay lập tức có câu trả lời từ Siri. Không chỉ dừng lại ở các phép tính toán nhanh, mà ngay cả các phép toán phức tạp cũng không thể làm khó trợ lý ảo Apple.
Thay đổi cài đặtRất ít người dùng biết Siri có khả năng làm việc này. Bạn có thể ra lệnh để Siri tắt WiFi hoặc Bluetooth. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên đưa ra các yêu cầu rõ ràng và đơn giản với Siri. Ví dụ: “Open wallpapers and brightness” (Mở hình nền và độ sáng), hoặc “Open mail settings” (Mở cài đặt mail).
Nếu muốn nghe một bài hát yêu thích nào đó, bạn cũng có thể yêu cầu Siri phát bài hát đó. Bất kể là thể loại hay album của nghệ sĩ nào hay phát tiếp, tạm dừng và bỏ qua điều gì trong album, Siri đều có thể làm được.
Sử dụng các lệnh như “Pause the music” (tạm dừng), “Skip this track” (bỏ qua bài hát này), … để yêu cầu Siri điều khiển nhạc theo ý mình.
Thực hiện cuộc gọiNếu bạn muốn thực hiện cuộc gọi FaceTime với bạn bè, Siri có thể thực hiện điều này cho bạn. Chỉ cần đưa ra yêu cầu “FaceTime + tên liên lạc” hoặc “Make a FaceTime call to + tên liên lạc”. Hoặc chỉ thực hiện cuộc gọi âm thanh với lệnh “FaceTime audio + tên liên lạc”.
Bạn cũng có thể gọi đến các số cụ thể, lấy nhật ký cuộc gọi, xem liệu bạn có cuộc gọi nhỡ nào không, gọi lại số gần đây nhất, kiểm tra thư thoại của bạn với Siri và hơn thế nữa.
Đặt chỗ trướcNếu bạn cần đặt bàn cho cuộc hẹn tối nay. Siri sẵn sàng giúp bạn tìm bàn trống trong khoảng thời gian cụ thể. Nếu bạn đã có ứng dụng OpenTable trong máy, Siri sẽ thực hiện đặt chỗ cho bạn. Nếu không, Siri sẽ cung cấp số điện thoại để bạn gọi đặt chỗ. Quá tiện đúng không?
Tạo sự kiệnBạn muốn thêm một sự kiện vào lịch của mình? Siri có thể làm điều này thay bạn. Chỉ đơn giản đưa ra yêu cầu Siri tạo một sự kiện và trợ lý ảo sẽ thêm tất cả những chi tiết này vào lịch của bạn.
Sau khi nhận thông tin, Siri sẽ yêu cầu bạn xác nhận hoặc hủy. Sau khi được xác nhận, sự kiện này sẽ được đồng bộ hóa với các thiết bị được kết nối. Sau đó bạn không cần phải lặp lại thao tác trên iPad hoặc MacBook của mình.
Tham khảo Tweak Library
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Dụng Tuyệt Vời Của Hoa Cúc Khô Không Phải Ai Cũng Biết! trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!