Bạn đang xem bài viết Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Hiển Vi Quang Học được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Nguồn ảnh: https://microscopetalk.wordpress.com/microscopes/
Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:
Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.
– Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)
– Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).
– Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
– Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
– Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
– Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)
– Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)
– Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống
– Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang
– Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)
– Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)
– Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.
– Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp.
– Điều chỉnh ánh sáng.
– Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.
– Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.
– Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).
– Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.
– Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.
– Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.
– Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.
– Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
– Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.
9 Kinh Nghiệm Trong Soi Kính Hiển Vi Quang Học
Bạn không thể lấy vi trường nếu kính của bạn tồi, đèn tối, vật kính mốc hay thị kính mờ… Trước khi ngồi vào kính để soi bạn hãy dành một chút thời gian để vẹ sinh kính. Bạn nên dùng một tấm gạc khô và sạch lau đầu vật kính, lau thị kính. Nếu có mốc hãy dùng xylen để lau. Kiểm tra đèn hoặc lau sạch gương (nếu bạn vẫn còn dùng kính lấy ánh sáng bằng gương, chắc giờ chẳng ai dùng loại kính này nữa đâu).
Dù kính của bạn có tốt đến đâu thì bạn cũng không thể soi được nếu tiêu bản của bạn tồi. Với tiêu bản soi tươi có sử dụng dung dịch hãy nhớ đậy lam men lại. Với tiêu bản soi ở vật kính 100 hãy chắc chắn tiêu bản của bạn phải khô và mỏng. Hãy chú ý chọn đúng mặt với tiêu bản soi vật kính 100. Rất nhiều bạn soi nhầm mặt tiêu bản, mặt soi phải là mặt có bệnh phẩm trên đó. Nhiều khi với lam nhuộm, bạn soi vật kính 10 thấy vi trường mà quay sang 100 không thể lấy được vi trường thì khả năng lớn là bạn đã soi ngược mặt.
Ánh sáng là điều quan trọng nhất khi soi kính. Muốn lấy được vi trường bạn phải chọn ánh sáng phù hợp. Mỗi đầu vật kính đòi hỏi một mức độ ánh sáng khác nhau. Không phải lúc nào ánh sáng mạnh nhất cũng tốt. Trước khi soi bạn phải xác định mình sẽ soi ở vật kính bao nhiêu để lựa chọn mức độ ánh sáng cho phù hợp. Với vật kính 10x ánh sáng phải chỉnh ở mức thấp nhất bằng cách hạ tụ quang tối đa, đóng chắn sáng về mức 10x, đèn để ở mức thấp 1-2. Với vật kính 40x ánh sáng chỉnh ở mức trung bình bằng cách nâng tụ quang lên, mở chắn sáng về mức 40x, đèn để ở mức 4-5, khi lấy vi trường xong có thể tăng, giảm độ sáng đèn cho phù hợp. Với vật kính 100x ánh sáng luôn phải ở mức tối đa, nâng tụ quang tối đa, mở chắn sáng tối đa và đèn để ở mức sáng tối đa.
Vật kính 10x kết hợp với độ phóng đại của thị kính 10 lần bạn sẽ phóng đại được vật cần soi lên 100 lần. Vật kính này dùng để soi tươi các loại ký sinh trùng trong phân, đánh giá sơ bộ tiêu bản máu, tủy…
Cách lấy vi trường như sau:
Đặt tiêu bản lên mâm kính, xoay vè vật kính 10, điều chỉnh ánh sáng phù hợp. Mắt nhìn vào mâm kính xoay ốc đại cấp để nâng mâm kính lên tối đa. Mắt nhìn vào thị kính, từ từ dùng ốc đại cấp hạ mâm kính xuống đến khi thấy vi trường, xoay ốc vi cấp để lấy nét cho vi trường. Rât đơn giản phải không, chắc không quá 10s bạn sẽ lấy được. Một số bạn sinh viên của mình khi học về kính hiển vi các bạn ấy cũng chỉ mất 8-9s từ khi đưa tiêu bản lên đến khi lấy xong vi trường.
Theo mình đây là vật kính khó lấy vi trường nhất. Điều quan trọng như mình đã nói là ánh sáng phải phù hợp. Có 2 cách để lấy vi trường là lấy trực tiếp bằng vật kính 40 và lấy qua vật kính 10. Theo kinh nghiệm của mình nên dùng cách số 2 là lấy qua vật kính 10x sẽ dễ hơn rất nhiều lấy trực tiếp. Cách làm như sau: Bạn lấy vi trường ở vật kính 10 như trên mình đã trình bày. Sau khi lấy được vi trường rồi bạn tăng ánh sáng lên, xoay về vật kính 40, dùng ốc vi cấp điều chỉnh cho rõ nét. Hãy nhớ nguyên tắc của các đầu vật kính trên cùng 1 kính là thấy được vi trường ở vật kính 10x thì cũng sẽ thấy luôn vi trường khi xoay sang 40x. Tuy nhiên có thể có một sự sai khác nhỏ nên sau khi xoay sang 40 bạn chỉ cần xoay nhẹ ốc vi cấp là thấy vi trường. Tuyệt đối lúc này không được dùng ốc đại cấp vì có thể làm vỡ tiêu bản nếu bạn vặn quá tay.
Vật kính 100x thật ra cũng rất dễ soi. Có 2 cách để các bạn lấy vi trường đó là lấy gián tiếp qua vật kính 10 và lấy trực tiếp bằng vật kính 100x. Ở đây mình lại khuyến cáo các bạn nên dùng cách lấy trực tiếp vì sẽ nhanh hơn. Bạn nhỏ một giọt dầu soi lên lam kính phần cần soi, đặt tiêu bản lên mâm kính. Điều chỉnh ánh sáng về mức tối đa, xoay về vật kính 100x. Mắt nhìn vào tiêu bản, dùng ốc đại cấp nâng mâm kính lên tới khi chạm vào đầu vệ kính, nâng thêm 1 chút để đầu vật kính hơi thụt vào trong 1 chút (đừng vặn quá tay mà vỡ tiêu bản). Mắt nhìn vào thị kính, dùng ốc đại cấp hạ mâm kính xuống từ từ tới khi thấy hình ảnh vi trường. Dùng ốc vi cấp điều chỉnh rõ nét. Nếu làm tốt như vậy chắc bạn cũng không mất quá 15s.
Để quan sát vi trường đánh giá tiêu bản, tùy vào loại tiêu bản mà bạn quan sát cả tiêu bản hay chỉ một phần. Nhưng nguyên tắc bạn phải di chuyển tiêu bản theo hình zíc zắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho đến khi đủ lượng vi trường cần soi.
Đây là lỗi lớn nhất mà các bạn kỹ thuật viên hay mắc phải. Các bạn thường xuyên chỉ soi kính bằng 1 mắt. Rất nhiều bạn hỏi mình làm sao để soi được bằng cả 2 mắt, mà soi 2 mắt thì có lợi thế gì? Kính hiển vi thường là loại 2 mắt, người ta làm ra 2 mắt kính thì bạn phải soi bằng cả 2 mắt. Có khi nào bạn soi kính mà bị mỏi mắt chưa? Nếu có thì chắc chắn là bạn đã soi bằng 1 mắt rồi đó. Nếu bạn soi được bằng 2 mắt thì nhìn vào vi trường thấy rất thích mắt, vi trường rất rõ, soi lâu mà không mỏi mắt. Vậy làm sao để soi được bằng cả 2 mắt. Cái này cần có thời gian luyện tập cho mắt bạn điều tiết phù hợp. Đầu tiên bạn để 2 mắt kính xa nhau, sau đó từ từ đưa chính sát gần lại. Lúc đầu bạn nhìn thấy 2 vòng tròn cách xa nhau, dần dần 2 vòng tròn đè lên nhau. Đến khi bạn chỉ thấy còn 1 vòng tròn là được, nhưng chưa chắc đã được đâu, bạn hãy thử nhắm lần lượt từng mắt một lại xem còn thấy vòng tròn đó nữa không? Nếu lần lượt cả 2 mắt vẫn chỉ nhìn thấy 1 vòng tròn đó lúc đó mới được. Bạn đã bao giờ cúi xuống nhìn vào một cái giếng nước chưa? Nếu soi được bằng cả 2 mắt bạn sẽ cảm giác như đang nhìn vào 1 cái giếng đó, nó có chiều sâu, nói chung nhìn rất thích mắt. Thời gian đầu có thể bạn chưa làm được ngay, cần có thời gian để mắt bạn điều tiết được trùng khớp giữa 2 thị kính.
Cấu Tạo Và Ứng Dụng Kính Hiển Vi 1 Mắt Có Gì Đặc Biệt?
Kính hiển vi 1 mắt là dòng sản phẩm được quan tâm, lựa chọn sử dụng nhiều tại các trường học, viện nghiên cứu. Thiết bị này có những đặc điểm riêng, nổi bật, hỗ trợ người dùng có thể dễ dàng hoàn thành công việc của mình.
Cấu tạo kính hiển vi 1 mắt có gì khác biệt?
Về cấu tạo, thiết bị này được thiết kế đơn giản nhưng khác biệt để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Cùng tìm hiểu sự khác biệt này qua các bộ phận làm việc của kính.
Thiết kế dạng 1 mắt là điểm đặc biệt đầu tiên của sản phẩm kính hiển vi dạng này. Ống kính quang học có chiều sâu, tập trung ánh sáng giúp người dùng có thể quan sát, thao tác với vật mẫu với độ ro ràng nhất. Khi quan sát, bạn có thể theo dõi hình ảnh phóng đại của mẫu vật qua mắt kính này.
Sản phẩm này có cấu tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng linh hoạt, dạng đặt bàn cố định và dạng dùng pin linh hoạt. Với 2 dạng này, người dùng có thể chủ động lựa chọn theo mục đích sử dụng một cách dễ dàng nhất. Đây chính là cấu tạo đặc biệt của dòng sản phẩm này so với các sản phẩm cùng loại khác.
Chân đế của kính hiển vi dạng 1 mắt được cấu tạo chắc chắn hỗ trợ đặt bàn cố định khi sử dụng. Với một số thiết bị dùng pin, chân đế được cấu tạo tối giản giúp trọng lượng của kính giảm xuống, người dùng dễ dàng di chuyển theo mong muốn sử dụng.
Thân kính được cấu tạo dạng cong, với khung được sơn tĩnh điện giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng. Bên cạnh đó, với cấu tạo này, người dùng dễ dàng di chuyển, thao tác.
Bộ phận làm việc chính của kính với vật kính sắc nét, có khả năng nhúng dầu soi hỗ trợ quan sát đến độ chi tiết cao nhất. Nguồn ánh sáng sử dụng với thiết bị này đó chính là ánh sáng đèn Led có thể điều chỉnh, giúp quan sát được tiến hành dễ dàng, thuận tiện nhất. Một số sản phẩm như Kính hiển vi cho sinh viên XSP-06 sử dụng ánh sáng phản chiếu, đây cũng là điểm khác biệt của dòng sản phẩm này.
Với những ưu điểm nổi trội, kính đã trở thành công cụ quen thuộc, không thể thiếu trong giáo dục, nghiên cứu hiện nay. Bên cạnh đó, thiết bị này còn có giá thành phù hợp, với khoảng 2 triệu đồng, bạn có thể sở hữu ngay một thiết bị hiện đại hỗ trợ công việc học tập, nghiên cứu của mình.
Ứng dụng kính hiển vi 1 mắt
Dòng sản phẩm này được cấu tạo và ứng dụng khác biệt so với kính hiển vi 2 mắt, 3 mắt, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc của con người hiện nay. Thiết bị này có ứng dụng chủ yếu trong Giáo dục và nghiên cứu.
Trong Giáo dục, kính hiển vi sinh học giá rẻ trở thành công cụ học tập, khám phá thế giới. Đây trở thành thiết bị được sử dụng nhiều tại các trường học hiện nay. Học sinh có thể thỏa sức khám phá, tìm hiểu nhờ ứng dụng phóng đại của kính.
Trong nghiên cứu, thiết bị này hỗ trợ người dùng phân tích, tìm hiểu các mẫu vật với độ phóng đại lớn, từ đó người dùng có thể căn cứ làm dữ liệu phục vụ cho công việc của mình.
THB Việt Nam là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối chính hãng dòng sản phẩm kính hiển vi, chúng tôi có đội ngũ nhân viên tư vấn am hiểu về sản phẩm, chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được mặt hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Hướng Dẫn Sử Dụng Và Bảo Quản Kính Hiển Vi Sinh Học
Kính hiển vi sinh học là kính hiển vi được sử dụng để quan sát các vật mẫu với kích thước nhỏ. Đây là dòng kính được dùng chủ yếu trong trường học, các phòng khám, bệnh viện với tính năng cho phép quan sát vật thể ở độ phóng đại cực lớn. Kính hiển vi sinh học còn được hỗ trợ với camera giúp ghi lại quá trình quan sát được thuận tiện hơn.
Nếu bạn đang chuẩn bị sử dụng kính hiển vi sinh học, hãy theo dõi bài viết này, THB Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn sử dụng và bảo quản kính hiển vi sinh học đúng cách.
Trước khi sử dụng kính hiển vi , hãy chuẩn bị gang tay, quần áo bảo hộ để chắc chắn rằng bạn an toàn khi sử dụng kính.Nếu mẫu vật quan sát của bạn cần độ phóng đại lớn hãy sử dụng dầu soi cho kính hiển vi để việc quan sát được đảm bảo hơn. Chuẩn bị mẫu vật vào các slide quan sát.
Cách sử dụng kính hiển vi sinh học:
Bước 1: Đặc kính hiển vi của bạn trên mặt phẳng cố định. Nên đặt kính ở mặt phẳng thoáng, cố định, điều này giúp cho quá trình sử dụng kính được dễ dàng hơn.
Bước 2: Kết nối kính với nguồn điện và khởi động kính bằng công tắc nguồn. Đảm bảo an toàn khi sử dụng với điện.
Bước 3: Đặt slide quan sát nằm đúng vị trí đặt mẫu vật. Có thể dùng kẹp cố định slide tránh di chuyển trong quá trình quan sát.
Bước 4: Điều chỉnh độ phóng đại của kính về vạch số 0 sau đó điều chỉnh từ từ đưa mẫu vật vào tiêu điểm lấy nét.
Bước 5: Điều chỉnh thị kính cho khoảng cách giữa 2 mắt phù hợp.
Bước 6: Tiến hành quan sát mẫu, trong quá trình quan sát hãy ghi lại kết quả (nếu cần)
Hướng dẫn bảo quản kính hiển vi sinh học
Kính hiển vi sinh học làm việc chủ yếu với mẫu vật sinh học, một số mẫu vật có kích thước siêu hiển vi phải dùng đến dầu soi để hỗ trợ. Bạn nên lưu ý, sau khi sử dụng kính phải làm sạch bộ phận bàn đặt mẫu vật, thị kính ngâm dầu,.. để đảm bảo chất lượng cho lần sử dụng kế tiếp.
Sử dụng khăn bông sạch và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch các bộ phận của kính.
Bảo quản kính ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
Bảo quản kính trong tủ kính hoặc với túi nilon.
Các bộ phận như thị kính có thể tháo rời và cất vào hộp đựng, không để chung với dung dịch dầu soi.
Bảo dưỡng kính theo định kì để đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Hiển Vi Quang Học trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!