Xu Hướng 6/2023 # Cách Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Tại Nhà Chính Xác Nhất # Top 7 View | Utly.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Tại Nhà Chính Xác Nhất # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cách Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Tại Nhà Chính Xác Nhất được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Máy đo đường huyết hiện nay không còn quá xa lạ đối với các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa sử dụng đúng cách khiến cho kết quả đo chưa được chính xác, sai lệch so với kết quả khi xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Máy đo đường huyết tại nhà là một trợ thủ vô cùng đắc lực đối với bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Bệnh nhân không cần đến bệnh viện, không cần trợ giúp của nhân viên y tế, không cần chờ đợi mấy tiếng đồng hồ để đợi lấy kết quả xét nghiệm máu. Một chiếc máy đo đường huyết nhỏ gọn sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc một cách đáng kể.

Đối với người bệnh tiểu đường, việc theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu là điều vô cùng cần thiết để có thể điều chỉnh chế độ ăn và thuốc điều trị một cách thích hợp. Máy đo đường huyết là một thiết bị đơn giản giúp đo nồng độ Glucose trong máu (hay còn gọi là đường huyết) một cách nhanh chóng tại nhà.

Thông thường, các máy đo đường huyết tại nhà hầu hết gồm 2 phần là phần máy đo điện tử và que thử. Trên que thử, tại đầu tiếp xúc với máu sẽ chứa một lượng nhất định men glucose oxidase (GOD), đây là một loại men chỉ phản ứng với glucose. Khi phản ứng này xảy ra, dựa trên hàm lượng men GOD đã sử dụng để phản ứng với glucose và lượng men GOD còn lại trên que thử, các thông số sẽ được đưa vào phần máy đo điện tử để phân tích và cho ra kết quả về lượng glucose trong máu. Người bệnh chỉ cần đọc kết quả hiển thị trên màn hình điện tử của máy sẽ biết được mức đường huyết của mình đang là bao nhiêu.

Ngoài 2 bộ phận là thân máy và que thử tiểu đường như trên, các máy đo đường huyết thông dụng trên thị trường hiện nay còn đi kèm theo các dụng cụ: bút bắn kim, hộp kim, hộp que thử.

Các bước đo đường huyết tại nhà như sau:

– Chuẩn bị kim: tháo nắp bút bắn kim và gắn kim vào, tháo phần bảo vệ mũi kim ra, đậy nắp bút lại và chọn mức độ bắn của bút

– Chuẩn bị máy: lấy 1 que thử ra và gắn vào máy theo đúng chiều như hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Sát trùng vị trí cần lấy máu bằng 1 miếng bông tẩm cồn 70 độ.

– Dùng bút bắn kim chạm vào đầu ngón tay (hoặc vị trí khác muốn lấy máu), bấm nút cho kim châm vào da để lấy máu.

– Ngay lập tức cầm máy đo đã gắn que thử, chấm phần đầu que thử vào máu (nếu lượng máu đủ, máu sẽ tự động được hút vào que thử và nghe thấy tiếng báo hiệu của máy, nếu máu quá ít thì sẽ phải điều chỉnh lại bằng cách nặn máu ra thêm hoặc phải thực hiện lại thao tác từ đầu)

– Tùy vào từng hãng máy sẽ có thời gian cho kết quả khác nhau, dao động từ khoảng 5-10 giây. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình.

– Sát trùng lại vị trí lấy máu bằng một miếng bông tẩm cồn khác. Bỏ que thử đã dùng ra khỏi máy và bỏ kim đã dùng ra khỏi bút bắn kim (không nên để que thử và kim đã dùng trên máy trong thời gian dài để tránh nhiễm khuẩn)

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy đo đường huyết

– Phải rửa sạch tay và lau khô trước khi tiến hành các thao tác, không được để tay ướt tiếp xúc với que thử sẽ dẫn đến kết quả không chính xác.

– Có nhiều mức độ bắn của bút bắn kim tùy vào từng hãng sản xuất, khi dùng máy lần đầu nên thử bắn ở mức độ trung bình để điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn dựa vào cảm giác đau và lượng máu chảy ra.

– Nên gắn que thử vào máy trước rồi mới chấm vào máu chứ không làm ngược lại.

– Chú ý thông số hiển thị khi đọc kết quả. Mức đường huyết có thể được đọc dưới 2 đơn vị là mmol/L hoặc mg/dL (1 mmol/L = 18 mg/dL). Thông thường mức đường huyết an toàn trong ngưỡng như sau:

Trước bữa ăn: 90-130 mg/dL (5,0-7,2 mmol/L)

Sau bữa ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dL (10 mmol/L)

Trước lúc đi ngủ: 110-150 mg/dL (6,0-8,3 mmol/L)

– Có những loại máy có thể đo cùng lúc 2 hoặc 3 chỉ số: đường huyết, mỡ máu và acid uric trong máu. Nên chú ý phân biệt từng thông số để tránh đọc nhầm.

– Hộp đựng que thử tiểu đường nên được đóng nắp ngay sau khi lấy que ra và sử dụng que thử ngay sau khi lấy ra khỏi hộp. Máy đo, hộp que thử và bút bắn kim nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, độ ẩm như khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Tuyệt đối không sử dụng lại que thử và kim lấy máu.

Cách Đo Huyết Áp Chuẩn Và Chính Xác Nhất Tại Nhà

I. Các loại máy đo huyết áp đang lưu hành trên thị trường

1. Huyết áp kế thuỷ ngân

2. Huyết áp kế cơ

Thiết bị này, khi áp suất của băng quấn tăng sẽ, nó thể hiện qua hệ thống kim chỉ đồng hồ, theo từng mức. Huyết áp kế thủy ngân thường không duy trì tính ổn định. Vì vậy, Huyết áp loại này cần phải chỉnh lại định kỳ, mỗi 6 tháng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta sẽ gặp loại huyết áp kế cơ này ở mọi nơi vì việc đo chỉ số áp huyết sẽ rất thuận tiện và dễ dàng.

4. Dao động kế

Với cách này, sự dao động của huyết áp ở băng quấn của máy đo huyết áp sẽ được ghi nhận trong suốt quá trình mà xả xẹp băng quấn.

II. Huớng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ tại nhà

1. Những ưu điểm và nhược điểm của máy đo huyết áp

+ Nhược điểm:

Máy sử dụng khó khi tự đo, nếu như nghe sai một nhịp, thì sẽ bị lệch đi 10 số, và cách đo hơi phức tạp đối với người chưa từng sử dụng vì phải đo bằng quả bóp.

Nếu không đo quen đo, máy có thể có sai số, hay những ngườu có thính lực kém, hoặc băng qấn tay không đúng kích cỡ, cũng sẽ làm sai lệch kết quả.

Tuy nhiên nếu bạn có người đo giúp, hoặc người thân của bạn có khả năng đo tốt, thì đấy là lựa chọn tốt nhất vì đo bằng máy cơ sẽ có hiệu quả tốt nhất và cho ra chỉ số chính xác hơn so với các loại máy đo huyết áp khác.

2. Chuẩn bị trước khi đo huyết áp

Với những người bệnh cao huyết áp, bệnh huyết áp thấp, hay những người bình thường cũng đều phải thực hiện những bước sau:

+ Bạn không nên mặc quần áo bó sát, vì quần áo quá chật sẽ tạo ra áp lực, khiến cho máu trong cơ thể không lưu thông được và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đo.

+ Trước khi đo huyết áp, thì bạn không được uống các đồ uống có ga, và có cồn như rượu, cà phê, và tuyệt đối không được hút thuốc lá.

+ Tư thế đo: Thông thường tư thế đo chuẩn của là ngồi hoặc nằm, tuy nhiên, theo chu kì thì trong vòng 3 tháng đến 6 tháng, bạn nên đi kiểm tra huyết áp với tư thế đứng 1 lần, đặc biệt là với những người có nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp thấp, và hạ huyết áp. Tuy nhiên người tăng huyết áp cũng cần lưu ý.

– Bạn nên tìm hiểu kĩ về máy đo huyết áp cơ, xem nó gồm những bộ phận gì, và chức năng của từng bộ phận là gì:

+ Tai nghe mạch đập, và có độ khuyếch đại âm thanh có lớn, ddue để giúp ta nghe rõ mạch đập khi đo huyết áp không?

+ Đồng hồ báo số đo huyết áp của chúng ta khi đo thế nào? Đồng hồ được nối với vòng bít hay không?

+ Quả bóp bằng chất liệu cao su, và có tác dụng bơm hơi vào vòng bít, thông qua hệ thống ống dẫn cao su.

+ Vòng bít thì được làm bằng chất liệu vải, có độ bền cao.

3. Cách quấn vòng bít của máy đo huyết áp

– khi đặt vòng bít phải đặt chính xác, sao cho, vạch dấu của vòng bít được đặt cùng hướng với mạch máu, tuy nhiên, vòng sắt thì không nên đặt nằm trên mạch máu vì nó sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.

– Nên kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Và siết vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải.

Chú ý: Những người mắc bệnh về huyết áp như: bệnh cao huyết áp và bệnh huyết áp thấp nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.

4. Tiến hành đo huyết áp

– Bạn nắm lấy quả bóng cao su bên tay phải, và bơm vòng bít lên, và tốt hơn hết bạn cần bóp căng khóa tay, cho đến khi tạo được áp lực đến khoảng: từ 20 – 30mm thủy ngân, cao hơn huyết áp. Lúc này lới lỏng từ từ bộ truyền động bên tay trái, và để lực nén khí trong vòng bít giảm từ từ.

– Khi áp suất không khí tiếp tục giảm đi, âm thanh cảu nhịp đập của tim cũng sẽ không còn nghe thấy nữa. và giá trị của huyết áp được ghi lại tại thời điểm mà sự liên kết này, không còn nghe rõ nữa.

– Nếu như bạn thấy hoài ghi về kết quả, bạn có thể lặp lại cách đo này trong một khoảng thời gian liên tục, ít nhất 10 đến 15 phút, sau khi kết thúc lần đo đầu tiên.

5. Những lưu ý khi tiến hành đo huyết áp, cách đo huyết áp chính xác

Một số lưu ý khi đo huyết áp

+ Môi trường

+ Bạn nên sử dụng sản phẩm, trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 32 độ C.

+ Bạn không để nhiệt kế trực tiếp dưới ánh sang mặt trời, hay những nơi có bụi bẩn, ô nhiễm.

Cách kiểm tra máy đo huyết áp an toàn:

Nên kiểm tra sản phẩm theo định kỳ

Nếu bạn ngưng sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài, thì hãy tháo pin ra khỏi sản phẩm, và giữ cho khoang pin sạch sẽ.

Lưu ý: nếu bạn hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh cao huyết áp, bệnh huyết áp thấp, hay những người thường xuyên bị hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp, nên kiểm tra thường xuyên.

III. Sản phẩm điều hòa huyết áp hiệu quả từ thiên nhiên

Máy Đo Đường Huyết Cá Nhân: Hướng Dẫn Sử Dụng Tại Nhà

Máy đo đường huyết cá nhân là dụng cụ sử dụng tại nhà, dùng để đo lượng đường trong máu.

Tại sao phải đo lượng đường trong máu?

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) bạn cần phải theo dõi lượng đường trong máu. Bác sỹ sẽ sử dụng kết quả đo đường huyết để:

Thay đổi điều trị cho bạn, ví dụ: điều chỉnh liều tiêm insulin hay thuốc uống…

Biết được đường huyết của bạn có nằm trong vùng nguy hiểm hay không? Hạ đường hay đường huyết tăng quá cao.

Biết được thức ăn và tập thể dục sẽ thay đổi đường huyết như thế nào?

Nghiên cứu Diabetes Control and Complications Trial đã chứng minh rằng việc kiểm soát đường huyết bằng cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà đã giúp giảm biến chứng do bệnh đái tháo đường.

Bao lâu bệnh nhân nên thử đường huyết tại nhà?

Tùy theo tình trạng bệnh, cách điều trị, sự cần thiết của việc theo dõi đường huyết thường xuyên hay không mà Bác sỹ sẽ khuyến cáo số lần thử đường huyết khác nhau.

Các thời điểm thử đường huyết trong ngày có thể bao gồm:

Buổi sáng, nhịn đói

Trước khi ăn chiều

Sau ăn sáng, trưa, chiều 1- 2 giờ

Trước khi đi ngủ….

Trước khi tập thể dục

Khi nghi ngờ hạ đường huyết

Sau khi xử lý hạ đường huyết

Mức đường huyết bao nhiêu là tốt?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – The American Diabetes Association:

Đường huyết đói của bệnh nhân: 80- 130 mg/dl

Đường huyết sau ăn 1-2 giờ < 180 mg/dl

Đường huyết trước khi đi ngủ < 160 mg/dl

Tuy nhiên, các mục tiêu này có thể thay đổi tùy theo tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, thời gian sống còn lại, bệnh lý khác ( như bệnh lý tim mạch), và khả năng bị hạ đường huyết của bệnh nhân…

Mục tiêu điều trị phải được cá nhân hoá theo từng bệnh nhân. Bệnh nhân tiểu đường nên khám và tham vấn Bác sỹ chuyên khoa để chọn mục tiêu điều trị thích hợp cho mình.

Máy đo đường huyết cá nhân chính xác không?

Sự chính xác của máy đo đường huyết cá nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

Chất lượng của máy thử đường huyết

Chất lượng của que thử đường huyết

Cách bạn thực hiện việc thử đường huyết như thế nào? Ví dụ: bạn phải rửa tay và để tay khô ráo trước khi thử đường huyết và phải làm đúng theo những hướng dẫn của sử dụng máy đo đường huyết.

Tùy vào số lượng hồng cầu trong máu. Nếu bạn bị mất nước nặng hay thiếu máu, kết quả sẽ ít chính xác.

Những chất như: Vitamin C, Paracetamol ( Panadol, Efferalgan…) và uric acid, có thể làm thay đổi kết quả thử đường huyết một số trường hợp. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng máy và que thử đường huyết để biết những chất nào có thể làm thay đổi kết quả.

Độ cao, nhiệt độ cao hay thấp và độ ẩm có thể gây ra kết quả đường huyết không lường trước được.

Việc bảo quản máy đo đường tại nhà và đặc biệt là que thử đường huyết không đúng cách sẽ làm sai lệch kết quả khi đo, ví dụ: để que thử đường hết hạn sử dụng, không đóng kỹ nắm lọ đựng que sau khi sử dụng, máy hết pin… sẽ làm sai lệch kết quả.

Làm thế nào để chọn máy đo đường huyết ?

Có rất nhiều loại máy đo đường huyết cá nhân trên thị trường, các máy có rất nhiều đặc điểm khác nhau, bạn cần xem xét trước khi mua:

Số lượng máu cần lấy cho một lần thử đường

Mức độ dễ sử dụng

Tốc độ: máy cho kết quả nhanh hay chậm

Kích thước của máy

Khả năng lưu trữ kết quả của máy

Giá thành máy đo đường huyết

Giá que thử đường

Khuyến cáo của bác sỹ trong việc chọn máy đo đường

Cần xem xét đến các chỉ số kỹ thuật của máy: coding, màn hình lớn, đèn màn hình sáng vào ban đêm…

Bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sỹ để chọn máy đo đường huyết thích hợp….

Làm cách nào để biết máy đo đường huyết hoạt động bình thường.

Cách kiểm tra máy đo đường huyết hoạt động bình thường:

Sử dụng dung dịch chuẩn (liquid control):

Mỗi lần thay hộp que thử đường mới, bạn nên dùng lọ dung dịch chuẩn kèm theo máy để kiểm tra.

Hay khi bạn làm rơi máy thử đường

Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ kết quả không chính xác

Để sử dụng dung dịch chuẩn test máy, bạn sử dụng dung dịch này giống như giọt máu, tức là bạn nhỏ ra 1 giọt và cho vào que thử như khi thử máu.

Nếu kết quả nằm trong giới hạn ghi trên lọ que thử ( thường là trong giới hạn bình thường) thì máy thử đường huyết đang hoạt động bình thường.

Cách kiểm tra khác: mỗi lần khởi động, máy đo đường huyết sẽ tự động kiểm tra, nếu phát hiện bất thường, máy sẽ báo mã code lỗi.

Nhìn vào cuốn hướng dẫn sử dụng bạn sẽ biết máy bị lỗi gì và cách khắc phục.

So sánh kết quả với xét nghiệm tại bệnh viện:

Cách chắc chắn để biết kết quả máy đo đường huyết chính xác hay không, đó là so sánh kết quả với xét nghiệm đường huyết được thực hiện tại bệnh viện ở cùng một thời điểm.

Vị trí lấy máu thử đường huyết bằng máy đo đường huyết cá nhân

Thông thường, bệnh nhân lấy máu để thử đường huyết từ ngón tay. Tuy nhiên, một số loại máy đo đường cũng cho phép mẫu máu được lấy từ những vị trí khác, như bàn tay, cánh tay, vai, đùi hay bắp chân.

Tuy nhiên, những vị trí này cho kết quả ít chính xác hơn so với ngón tay.

Có một số máy thử đường không chấp nhận máu được rút ra từ tĩnh mạch, do vậy bạn không nên rút máu từ tĩnh mạch để thử.

Một số máy có thể chấp nhận máu tĩnh mạch. Bạn nên tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất để biết chính xác.

Tip: Khi lấy máu ở ngón tay, bạn nên lấy máu ở 2 cạnh bên ngón tay, vì mạch máu chạy dọc 2 bên cạnh ngón tay, do đó chúng tay lấy được nhiều máu mà ít đau hơn.

Các đầu dây thần kinh ở ngón tay phân bổ nhiều ở vùng giữa ngón, do vậy nếu lấy ở đây sẽ đau hơn và ít máu hơn. Bạn cũng nên vuốt nhẹ ngón tay từ gốc tới ngọn chi và giữ lại ở vị trí đầu đốt thứ 2 để máu dồn nhiều vào đốt xa, nơi chúng ta lấy máu, sẽ ít đau hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chính xác của máy đo đường huyết.

Bao gồm:

Vùng lấy máu không được rửa sạch

Que thử đường không được bảo quản đúng cách

Lượng hồng cầu trong máu ảnh hưởng đến kết quả

Những chất khác hiện diện trong máu như: uric acid, glutathione, vitamin C, paracetamol…làm thay đổi kết quả đối với một số loại máy

Độ cao, nhiệt độ và hơi ẩm

Coding máy không đúng: mã code trên máu và trên que không tương thích, không thay chip khi thay hộp que mới…

Nhiều que thử đường huyết không phân biệt được đường glucose trong máu với những loại đường khác ( lactose, fructose…) cho kết quả cao giả tạo. Nhìn trên hộp que bạn có thể thấy thành phần thuốc thử là GDH-PQQ hay GDO. Cần thận trọng với những que này.

Mua que thử đường huyết không đúng từ nhà sản xuất sẽ cho kết quả sai

Nếu bạn sử dụng chai oxy già để sát trùng vùng lấy máu, có thể cho kết quả sai

Đưa que vào máy chưa đủ sâu hay máy thử đường hết pin.

Lượng máu lấy thử quá ít cũng cho kết quả sai.

Hiểu những hiển thị trên máy đo đường Glucose

Mỗi máy thử đường huyết sẽ có phạm vi hiển thị kết quả khác nhau, ngoài phạm vi đó, máy sẽ hiển thị những ký tự khác nhau.

Trong sách hướng dẫn sử dụng máy sẽ cho bạn biết phạm vi hiển thị giá trị đường huyết là bao nhiêu.

Thông thường, giá trị hiển thị từ 60- 600 mg/dl.

Như vậy, khi kết quả đo được trong phạm vi từ 60 -600 sẽ hiển thị thành số chính xác, ngoài phạm vi: ví du: kết quả là 51 mg/dl hay 620 mg/dl thì máy sẽ không hiển thị kết quả, mà chỉ hiển thị là LO ( viết tắt chữ LOW = THẤP) khi đường huyết dưới 60 mg/dl.

Và máy sẽ hiển thị HI ( viết tắt chữ HIGH= CAO) khi đường huyết trên 600 mg/dl.Và những hiển thị khác bạn cũng nên biết:

E03, E…..= ERROR: lỗi

Hình viên pin nhấp nháy: Máy hết pin, bạn cần thay pin cho máy…

BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Tại Nhà Với 9 Bước

Việc thường xuyên đo đường huyết là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, giúp người bệnh có thể kiểm tra và theo dõi được lượng đường trong cơ thề của mình đang tăng hay giảm. Nếu bạn đã có máy đo đường huyết nhưng lại không biết cách đo đường huyết như thế nào? Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy đo đường huyết đúng cách để có được kết quả chính xác nhất chỉ trong một vài bước đơn giản.

Trước hết chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn loại sản phẩm của hãng: Medisana, Omron…. được đánh giá là tốt và được nhiều người sử dụng, qua đó chúng tôi cũng dựa vào dòng sản phẩm này để hướng dẫn cho các bạn đó là sản phẩm máy đo đường huyết Medisana Meditouch 2.

với những tính năng tuyệt vời như:

– Cho kết quả đo nhanh chóng chỉ trong 5 giây.

– Máy chỉ cần 1 lượng máu thử nhỏ.

– Báo lỗi khi que thử hết hạn hoặc đã bị hỏng.

Thao tác sử dụng và hướng dẫn cách đo với 9 bước đơn giản Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách sử dụng máy đo đường huyết Medisana Meditouch 2. Các bạn hãy yên tâm với những dòng sản phẩm khác cũng sẽ có những thao tác tương tự và chúng tôi sẽ nêu rõ trong các bước.

Bước 1: Rửa tay thật sạch và nên rửa bẳng nước ấm trước khi sử dụng máy đo. Sau đó lau tay thật khô để không làm ướt que thử.

Bước 2: Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra. Có loại bút chỉ cần giật mạnh ra là được (không phải vặn).

Bước 3: Lắp kim lấy máu vào ống bút, lưu ý: cắm cho đến khi kim chạm đáy ống bút, sau đó vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim.

Bước 4: Lắp đầu bút lấy máu vào trở lại, vặn theo chiều kim đồng hồ (một số loại bút chỉ cần ấn vào khi nghe tiếng “bụp” là được)

Bước 5: Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với từng loại da: da mỏng ở mức 1&2, da dày ở mức 4&5, da bình thường ở mức 3.

Bước 6: Lên cò bút bằng cách kéo phần cuối bút cho đến khi nghe thấy tiếng “bíp”.

Bước 7: Lấy que thử cắm vào máy, máy sẽ tự động khởi động. Có thể khởi động máy trước rối gắn que vào sau. Lưu ý: phải đậy nắp hộp que ngay sau khi lấy que ra (không được mở hộp quá 15s)

Bước 8: Tiến hành lấy máu: Xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu chạy về đầu ngón tay cần lấy máu. Đặt đầu ngón tay cần lấy máu áp sát đầu bút lấy máu. Ấn nút, kim lấy máu sẽ đi tới và đâm nhẹ vào dưới da và rút lại ngay lập tức. Sau đó, nặn cho máu ra

Bước 9: Nhỏ giọt máu lên que thử, máu sẽ tự động được hút vào khe nhờ công nghệ Drawing.

Bạn có thể kiểm tra xem lượng đường trong máu ở mức bao nhiêu để có được một chế độ ăn uống hợp lý.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Tại Nhà Chính Xác Nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!